Trẻ bị dị ứng sữa khám ở đâu

Dị ứng đạm sữa bò là một dạng dị ứng thực phẩm phổ biến ở trẻ em, trong đó có nhiều trẻ sơ sinh mắc bệnh gây ra nhiều phản ứng bất thường ảnh hưởng tới nhiều cơ quan trong cơ thể. Chứng bệnh này có liên quan đến hoạt động bất thường của hệ miễn dịch, khiến cơ thể nhạy cảm với thành phần đạm trong sữa bò.

1. Tìm hiểu về chứng dị ứng đạm sữa bò

Khi cơ thể có phản ứng quá nhạy cảm với thành phần đạm trong sữa bò thì được gọi là dị ứng đạm sữa bò, tình trạng này rất thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh. Những trẻ bị dị ứng đạm sữa bò nếu hấp thu lượng lớn thực phẩm này có thể có nhiều phản ứng nặng nguy hiểm.

Dị ứng đạm sữa bò khá phổ biến và thường gặp ở trẻ nhỏ

Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do cơ thể nhận diện sai đạm sữa bò là chất có hai và có có phản ứng chống lại loại đạm này. Phản ứng dị ứng làm tăng tiết 1 số chất và gây ra phản ứng xấu cho cơ thể.

Trẻ uống càng nhiều sữa bò thì kháng thể miễn dịch chống lại đạm sữa bò IgE càng được tiết ra nhiều, phản ứng dị ứng cũng càng rõ ràng hơn.

Theo các nghiên cứu, chứng dị ứng này có liên quan đến di truyền, nghĩa là nếu cha mẹ có tiền sử mắc dị ứng đạm sữa bò hoặc các dạng dị ứng khác, trẻ sinh ra có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với các trẻ khác.

2. Nhận biết triệu chứng dị ứng đạm sữa bò ở trẻ

Tình trạng dị ứng đạm sữa bò có thể gây ra rất nhiều triệu chứng khác nhau với mức độ từ nhẹ đến nặng tùy từng mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe của trẻ. Triệu chứng thường thấy nhất là những triệu chứng hô hấp, triệu chứng trên da và của hệ tiêu hóa và đa phần xuất hiện sau khoảng 2 - 48h sau khi uống sữa bò.

Trong sữa uống ở trẻ em thường lấy nguồn đạm từ sữa bò

2.1. Triệu chứng dị ứng đạm sữa bò tức thời

Những triệu chứng này xuất hiện khá sớm sau khi trẻ uống sữa bò, bao gồm:

  • Khó thở.

  • Sưng môi, mặt và lưỡi.

  • Chàm trên da là một dạng dị ứng gây viêm da dị ứng.

  • Da phát ban, nổi mề đay, ngứa, nổi mẩn đỏ.

  • Nôn mửa sau khi trẻ bú sữa.

  • Có dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy.

2.2. Triệu chứng dị ứng đạm sữa bò muộn

Những triệu chứng này thường xuất hiện muộn hơn sau khi trẻ uống sữa bò, tuy nhiên thường nặng và kéo dài hơn. Trẻ có các triệu chứng sau cần được sớm đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được can thiệp điều trị, giảm triệu chứng nguy hiểm:

Chứng dị ứng đạm sữa bò có thể gây đau bụng, khó chịu cho trẻ

  • Đau quặn bụng.

  • Chàm, ngứa, mẩn đỏ.

  • Sổ mũi, ho kéo dài, thở khò khè.

  • Quấy khóc nhiều

  • Nôn mửa, trào ngược dạ dày.

  • Táo bón.

  • Đi cầu nhiều lần, trong phân lỏng có máu.

Triệu chứng dị ứng đạm sữa bò khiến trẻ không thể ngủ sâu giấc, thường thức giấc hoặc quấy khóc cả đêm, cơ thể mệt mỏi thiếu năng lượng. Trẻ bị dị ứng nếu bú mẹ có thể có triệu chứng nặng hơn và nguy hiểm nếu không được điều trị dị ứng sớm.

Các triệu chứng của dị ứng đạm sữa bò giống với các bệnh dị ứng khác và có thể nhầm lẫn sang các bệnh lý thông thường, do vậy cha mẹ không nên chủ quan tự điều trị, cần đưa trẻ sớm tới cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác và can thiệp.

Cần đưa trẻ đi viện nếu có triệu chứng dị ứng nặng

Nhiều trường hợp trẻ bị dị ứng đạm sữa bò nhưng triệu chứng không quá nặng và điển hình nên cha mẹ không chú ý. Khi vẫn duy trì cho trẻ ăn uống thực phẩm gây dị ứng này, lâu dài có thể khiến trẻ bị thiếu máu, thiếu sắt, mệt mỏi kéo dài, chậm lớn, thường xuyên quấy khóc,…

3. Cha mẹ cần xử trí thế nào khi trẻ bị dị ứng đạm sữa bò?

Khi trẻ có các phản ứng nghi ngờ do dị ứng đạm sữa bò, bác sĩ sẽ khám và chỉ định làm test kiểm tra. Kết quả giúp chẩn đoán chính xác triệu chứng trẻ gặp phải là do dị ứng đạm sữa bò, dị ứng khác hay bệnh lý khác, từ đó có thể can thiệp điều trị hiệu quả.

Trong trường hợp không có sữa mẹ, trẻ bị dị dị ứng đạm sữa bò vẫn cần bổ sung dinh dưỡng có từ sữa. Nguồn sữa có thể chọn là sữa công thức chứa đạm thủy phân tích cực từ 2 - 4 tuần. Khi duy trì chế độ ăn tốt, chọn đúng loại sữa phù hợp, triệu chứng dị ứng sẽ được cải thiện.

Nhiều trường hợp trẻ bị dị ứng đạm sữa bò tạm thời, có thể cho trẻ thử dùng lại lượng nhỏ sau một khoảng thời gian. Nếu không có triệu chứng lạ, trẻ có thể duy trì uống sữa công thức thông thường có đạm sữa bò, ngược lại cần duy trì sữa công thức chứa đạm thủy phân.

Tình trạng dị ứng đạm sữa bò ở trẻ thường tự hết khi trẻ lớn

Hầu hết tình trạng dị ứng đạm sữa bò ở trẻ không kéo dài, có thể bắt đầu sớm và thường tự khỏi sau khi trẻ được 1 - 4 tuổi. Khi đó, trẻ vẫn có thể uống sữa hoặc ăn chế phẩm từ sữa có chứa đạm sữa bò mà không gặp triệu chứng bất thường.

Nuôi con bằng sữa mẹ đầy đủ trong ít nhất 6 tháng đầu tiên sau sinh là cách tốt nhất để phòng ngừa dị ứng đạm sữa bò ở trẻ nhỏ cũng như đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ phát triển. Nếu trẻ không may có các triệu chứng bệnh, không nên quá hoảng hốt mà cần đưa trẻ đến cơ sở y tế sớm để thăm khám. Khi đã kiểm soát được triệu chứng dị ứng đạm sữa bò, trẻ sẽ được hướng dẫn chế độ ăn với loại sữa phù hợp để tránh dị ứng tái phát.

Nếu bạn cần tư vấn chi tiết hơn, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn cụ thể từ chuyên gia dinh dưỡng. Các chuyên gia của MEDLATEC luôn sẵn sàng hỗ trợ 24/7.

5 địa chỉ khám chữa bệnh Dị ứng - Miễn dịch trẻ em tốt tại Hà Nội - [Ảnh minh họa]

Bệnh về dị ứng, miễn dịch ngày càng có xu hướng xuất hiện nhiều ở trẻ nhỏ, đặc biệt là bệnh dị ứng [như dị ứng thuốc, dị ứng thức ăn, viêm mũi dị ứng, phản ứng quá mẫn với Vacxin, dị ứng mắt, dị ứng do côn trùng đốt…]

Tuy nhiên, những kiến thức về nhóm bệnh này chưa nhiều, việc tuyên truyền cho phụ huynh cũng chưa được tốt, cộng thêm biểu hiện một số bệnh giống với bệnh da liễu thông thường, nên nhiều trường hợp các bố mẹ lại đưa trẻ đến khám với bác sĩ da liễu. Như vậy, hiệu quả điều trị không được cao, thời gian cũng lâu hơn, có khi không điều trị đúng bệnh sẽ khiến tình trạng nặng hơn.

Nếu bé nhà bạn đang gặp phải vấn đề về dị ứng, miễn dịch nhưng chưa biết khám ở đâu, thì có thể tham khảo danh sách gợi ý dưới đây. Tuy theo tình trạng, hoàn cảnh của từng bé mà các bố mẹ có thể chọn một cơ ở y tế phù hợp.

1. Bệnh viện Nhi Trung ương

Địa chỉ: số 18/879 La Thành, Đống Đa, Hà Nội

Bệnh viện Nhi Trung ương có nhiệm vụ khám chữa bệnh có bệnh nhân dưới 15 tuổi. Đây cũng là một địa chỉ có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực dị ứng miễn dịch ở nước ta. Lý do chọn bệnh viện Nhi để thăm khám cho bé:

  • Là bệnh viện chuyên sâu về Nhi khoa hàng đầu cả nước, có nhiều chuyên khoa.
  • Bệnh viện có chuyên khoa Dị ứng - Miễn dịch – Khớp, thăm khám và điều trị chuyên sâu về bệnh dị ứng miễn dịch ở trẻ nhỏ. Hàng năm, khoa sẽ phối hợp với bệnh viện, trung tâm dị ứng miễn dịch lâm sàng bệnh viện Bạch Mai, cùng các bác sĩ, chuyên gia từ Hội Hen Dị ứng Miễn dịch nhi khoa Châu Á Thái Bình Dương [APAPARI] tổ chức Hội thảo cập nhật các vấn đề dị ứng miễn dịch trong nhi khoa.
  • Đội ngũ bác sĩ dị ứng miễn dịch trẻ em đầu ngành như: PGS Lê Thị Minh Hương, PGS Nguyễn Thị Diệu Thúy.

Các bố mẹ có thể đưa bé đến khoa Khám của bệnh viện và đăng ký khám chuyên khoa Dị ứng miễn dịch. Hoặc, khám tại Khoa điều trị tự nguyện C, hiện nay bác sĩ Nguyễn Thị Diệu Thúy có lịch khám vào một số ngày trong tuần tại đây.

2. Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng - Bệnh viện Bạch Mai

Địa chỉ: Nhà A2, A4 tầng 2 khu A - số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội

Cho đến thời điểm hiện tại, trung tâm có vị trí đầu ngành Dị ứng - Miễn dịch trong một bệnh viện lớn và lâu đời hàng đầu của cả nước.

Hàng ngày Trung tâm có 70-100 bệnh nhân điều trị nội trú. Hàng ngàn bệnh nhân mỗi năm đến khám và điều tri nội trú, hàng trăm bệnh nhân nặng do dị ứng thuốc [sốc phản vệ, AGEP, DRESS, h/c Stevens-Jonhson, h/c Lyell…],hen phế quản nặng, lupus ban đỏ hệ thống, bệnh mô liên kết hỗn hợp, xơ cứng bì hệ thống… được chữa khỏi. Nhiều phương pháp điều trị mới được áp dụng [giảm mẫn cảm nhanh, pulse therapy glucocorticoid và cyclophosphamid].

Có thể nói, trung tâm là đơn vị thăm khám, điều trị và nghiên cứu chuyên sâu hàng đầu cả nước về dị ứng, miễn dịch. Có thể xử trí nhiều mặt bệnh, nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau. Tuy nhiên, dù trung tâm có tiếp nhận bệnh nhân nhi, nhưng nếu bé nhà bạn còn quá nhỏ [sơ sinh đến 4 tuổi] nên đưa bé đến bệnh viện Nhi để khám.

Trung tâm là nơi đã và đang công tác của những chuyên gia hàng đầu về chuyên khoa Dị ứng miễn dịch lâm sàng như:

  • GS. TS Nguyễn Năng An
  • GS. TS. Đào Văn Chinh
  • PGS. TS Nguyễn Văn Đoàn
  • TS Phạm Huy Thông

3. Phòng khám số 1 - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Địa chỉ: số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội

Phòng khám số 1 còn gọi là Trung tâm Y khoa số 1, Phòng khám chuyên gia bệnh viện đại học Y Hà Nội. Hoạt động giống như các phòng khám theo yêu cầu tại bệnh viện Nhi trung ương, Bạch Mai… Các bác sĩ, chuyên gia đầu ngành được mời từ Bạch Mai, bệnh viện đại học Y, viện Nhi hàng tuần sẽ có lịch khám vào một số ngày nhất định tại đây.

Hiện nay, số lượng bệnh nhân tại phòng khám rất đông, bố mẹ nên liên hệ từ ngày hôm trước [sau 13h30] để hỏi lịch khám cũng như đặt lịch hẹn trước cho bé. Lưu ý thêm, tuy thuộc bệnh viện công lập, nhưng phòng khám số 1 hoạt động tương tự như phòng khám theo yêu cầu nên chi phí khám có thể cao hơn và không áp dụng BHYT.

Nhóm bệnh dị ứng, miễn dịch lâm sàng tại phòng khám cũng đang được đẩy mạnh, bệnh nhân tìm đến ngày càng đông nhờ sự uy tín của các bác sĩ. 

  • PGS. TS Nguyễn Thị Vân - Nguyên Phó khoa Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng - Bệnh viện Bạch Mai
  • PGS. TS Hoàng Thị Lâm - Phó trưởng bộ môn Dị ứng - Miễn dịch Lâm sàng - Đại học Y Hà Nội

4. Phòng khám đa khoa Vietlife

Địa chỉ: số 14 Trần Bình Trọng, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Tuy là phòng khám nhưng cơ sở hạ tầng tại Vietlife rộng rãi, khang trang, thiết bị đầy đủ, trong đó có cả những máy móc hiện đại mà nhiều nơi khác chưa có.

Các bệnh lý về Nhi khoa đang là một trong những thế mạnh tập trung của phòng khám, ngày càng có nhiều bệnh nhi được khám và điều trị tại đây, trong đó có cả nhóm bệnh dị ứng, miễn dịch trẻ em.

Nhóm bệnh dị ứng miễn dịch ở cả người lớn và trẻ em được phân về kkhoa Nội tổng hợp của phòng khám, bác sĩ Đỗ Trương Thanh Lan sẽ trực tiếp thăm khám và điều trị cho bệnh nhân, tuy nhiên không phải ngày nào bác cũng có lịch, để chắc chắn bố mẹ bé nên liên hệ trước. Thông tin về bác sĩ Đỗ Trương Thanh Lan:

  • Nguyên Phó trưởng bộ môn Dị ứng miễn dịch lâm sàng - Đại học Y Hà Nội
  • Bác sĩ tại khoa Dị ứng miễn dịch lâm sàng - Bệnh viện Bạch Mai

Bác sĩ Lan biên soạn và tham gia biên soạn sách, tài liệu và tiến hành đề tài nghiên cứu:

  • Sách đào tạo bác sĩ đa khoa: Nội bệnh lý - Phần Dị ứng - miễn dịch - lâm sàng [tham gia biên soạn]; Tài liệu: Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống
  • Đề tài: Tình hình dị ứng do thuốc ở nước ta và đề xuất những biện pháp can thiệp [tham gia đề tài]
  • Tư vấn về tình trạng dị ứng trên vnexpress

5. Bệnh viện Quốc tế Việt Pháp

  • Địa chỉ: số 01 Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội

Bệnh viện Việt Pháp là bệnh viện quốc tế, chất lượng cao. Khoa Nhi là mũi nhọn tập trung hàng đầu hiện nay của đơn vị này. Tuy nhiên, chi phí khám chữa bệnh tại đây khá cao, bố ẹ bé cũng nên cân nhắc và tìm hiểu trước.

Khoa Nhi là khoa được tập trung nhiều hàng đầu tại bệnh viện, với đội ngũ bác sĩ trong và ngoài nước, các bác sĩ đã và đang công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Hữu Nghị…

Đối với trẻ gặp vấn đề về dị ứng, miễn dịch các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, nếu tình trạng nặng, cần nhập viện thì bố mẹ cũng có thể yên tâm vì dịch vụ ở đây rất tốt. Ngoài ra, bệnh viện còn có chuyên khoa Hô hấp - Dị ứng, trong trường hợp cần thiết, các bác sĩ cả 2 khoa sẽ phối hợp để hiệu quả điều trị cao nhất có thể.
Hiện nay, bệnh viện có các bác sĩ chuyên khoa như:

PGS. TS Phạm Thị Xuân Tú

  • Bác sĩ tại Khoa Hô hấp, Khoa Sơ sinh Bệnh viện Saint Paul
  • Bác sĩ nội trú bệnh viện, Khoa Sơ sinh, Bệnh viện Hautepierre, Strasbourg, Cộng hòa Pháp
  • Bác sĩ Khoa Sơ sinh, Bệnh viện Nhi Trung ương, Việt Nam

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Trung Hà

  • Trưởng khoa Nhi và Sơ Sinh, Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội
  • Bác sĩ Nhi khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương
  • Trưởng khoa Nội, Bệnh viện quân đội, thuộc Quân khu II, Hà Tuyên

Video liên quan

Chủ Đề