Mã cổ phiếu Vietnam Airlines là gì

Theo báo cáo tài chính bán niên 2021, sau khi bị đại dịch gây tổn thương, lần đầu tiên Vietnam Airlines đã bị âm vốn chủ sở hữu hơn 2.750 tỉ đồng - Ảnh: NAM TRẦN

Tổng công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines [mã chứng khoán HVN] vừa kiến nghị xem xét doanh nghiệp là trường hợp đặc biệt, được duy trì niêm yết cổ phiếu trên HoSE trong giai đoạn ngắn có thể bị âm vốn chủ sở hữu.

Căn cứ quy định của Luật chứng khoán, một trong những điều kiện để hủy niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán là doanh nghiệp bị lỗ lũy kế vượt quá vốn điều lệ trên báo cáo tài chính kiểm toán năm gần nhất.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất bán niên 2021, tính đến ngày cuối quý 2 vừa qua, Vietnam Airlines lỗ lũy kế hơn 17.770 tỉ đồng, trong khi vốn điều lệ xấp xỉ 14.183 tỉ đồng. Trải qua khó khăn của đại dịch, lần đầu tiên hãng bay này bị âm vốn chủ sở hữu hơn 2.750 tỉ đồng.

Như vậy, sức khỏe tài chính của Vietnam Airlines đang gặp "nguy hiểm". Nếu đến ngày 31-12-2021 khoản lỗ lũy kế vẫn vượt quá số vốn điều lệ, thì cổ phiếu HVN sẽ rơi vào diện hủy niêm yết bắt buộc.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Nguyễn Thế Minh - giám đốc phân tích, Chứng khoán Yuanta Việt Nam - nhận định, nếu như Vietjet Air có nguồn thu từ chuyển nhượng máy bay và các hoạt động tài chính, Bamboo Airways đắp khoản lỗ nhờ hoạt động tài chính, thì Vietnam Airlines lại là doanh nghiệp nhà nước và chỉ tập trung một mảng vận tải hàng không. 

Vì vậy, theo ông Minh, việc hồi phục của Vietnam Airlines phụ thuộc rất lớn vào năng lực kiểm soát dịch COVID-19 và tiến độ mở cửa trở lại nền kinh tế Việt Nam.

Vì Vietnam Airlines là doanh nghiệp nhà nước, có khả năng được "tài trợ" thanh khoản, khả năng sống và hồi phục lớn hơn nhiều doanh nghiệp khác, nên theo ông Minh, vẫn có thể xem xét kiến nghị đặc cách; tuy nhiên "cần thận trọng, vì đây có thể là tiền lệ xấu cho các doanh nghiệp khác".

Còn chuyên gia Đinh Thế Hiển cho rằng nếu Vietnam Airlines được đặc cách thì sẽ làm ảnh hưởng đến hình ảnh thị trường chứng khoán Việt Nam trong mắt nhà đầu tư trong nước và thế giới, bởi tính chuẩn mực, ổn định và tuân thủ luật lệ không được đảm bảo.

Khi đó không tránh khỏi trường hợp nhà đầu tư ỷ lại, nghĩ "đầu tư vào đây chẳng sợ gì hết, được can thiệp", ông Hiển nói và cho biết điều này không phù hợp cơ chế thị trường.

Theo ông Nguyễn Thế Minh, nếu không được đặc cách, cổ phiếu của Vietnam Airlines nhiều khả năng sẽ chuyển từ sàn HoSE xuống sàn UPCoM, khi đó giá cổ phiếu nhiều khả năng sẽ biến động vì các quỹ đầu tư bán ra. 

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng gặp khó trong việc tăng vốn, khó phát hành thêm cổ phiếu, phải lấy vốn từ ngân sách. 

Việc chuyển xuống sàn chứng khoán có tiêu chí thấp hơn cũng khiến doanh nghiệp gặp bất lợi khi huy động vốn qua kênh trái phiếu, như có thể không có người mua, lãi suất phải trả cho nhà đầu tư cao, hình ảnh thương hiệu bị ảnh hưởng.

Nhằm bù đắp thâm hụt dòng tiền, cải thiện vốn chủ sở hữu, mới đây Vietnam Airlines đã chào bán 800 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, từ ngày 5-8 đến 14-9, với giá 10.000 đồng/cổ phiếu, rẻ hơn 2,5 lần so với thị giá.

Thông qua thương vụ này, hãng bay bán thành công 796 triệu cổ phiếu, thu về số tiền 7.961 tỉ đồng, còn gần 4 triệu cổ phiếu không có người mua.

Bảo vệ các hãng hàng không, đừng hy sinh lợi ích của hành khách

BÔNG MAI

Theo thông báo của HoSE, cổ phiếu HVN sẽ bị chuyển sang diện kiểm soát từ ngày 3/11. Lý do là lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm nay của cổ đông công ty mẹ Vietnam Airlines âm 8.458 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 30/6 âm 17.808 - vượt quá vốn điều lệ thực góp căn cứ báo cáo tài chính hợp nhất soát xét bán niên 2021.

Từ ngày 3/11, cổ phiếu HVN sẽ bị hạn chế thời gian giao dịch, chỉ được giao dịch trong phiên chiều. Căn cứ giải trình của công ty, HoSE sẽ thông báo việc cổ phiếu được giao dịch toàn thời gian trở lại dưới dạng chứng khoán bị kiểm soát. Trước đó từ giữa tháng 4, cổ phiếu Vietnam Airlines đã bị đưa vào diện cảnh báo.

Tại báo cáo tài chính soát xét 6 tháng đầu năm của hãng bay này, Deloitte Việt Nam nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục của Vietnam Airlines, phụ thuộc vào sự hỗ trợ tài chính của Chính phủ và được gia hạn các khoản vay từ ngân hàng, tổ chức tín dụng, các khoản phải trả cho nhà cung cấp, cho thuê, cũng như diễn biến dịch Covid-19.

Tính đến giữa năm nay, nợ ngắn hạn của Vietnam Airlines vượt quá tài sản ngắn hạn với số tiền 34.664 tỷ đồng, các khoản phải trả quá hạn 14.805 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu âm gần 2.800 tỷ đồng.

Hồi cuối tháng 9, Vietnam Airlines thông báo phát hành thành công gần 800 triệu cổ phiếu để bổ sung tăng vốn điều lệ gần 8.000 tỷ đồng. Trong giải trình gửi HoSE, Vietnam Airlines đang đàm phán quyết liệt với nhà cung cấp, đặc biệt là các chủ sở hữu tàu bay, các cơ sở bảo dưỡng ở nước ngoài để giảm giá, giãn hoãn thanh toán giúp hãng vượt qua giai đoạn khó khăn.

Vietnam Airlines tin tưởng thị trường sẽ sớm phục hồi giúp các hãng từng bước ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh trong bối cảnh các địa phương dần kiểm soát tốt dịch bệnh, các chuyến bay nội địa bắt đầu được nối lại.

    Đang tải...

  • {{title}}

Anh Tú

Video liên quan

Chủ Đề