Địa hình ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu nước ta

Địa hình là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khí hậu nước ta. Hướng nghiêng, hướng núi, độ cao địa hình ảnh hưởng đến khí hậu Việt Nam.

1. HƯỚNG NGHIÊNG

Địa hình nước ta có hướng nghiêng chung là tây bắc – đông nam, thấp dần ra biển, tạo điều kiện các khối khí có thể tác động sâu vào trong lục địa. Kết hợp với vai trò Biển Đông, làm khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương, điều hòa hơn.

2. HƯỚNG NÚI

- Hướng vòng cung của các cánh cung ở Đông Bắc tạo điều kiện gió mùa Đông Bắc xâm nhập sâu vào lãnh thổ nước ta, khiến các địa phương phía Bắc nhiệt độ xuống thấp.

- Hướng tây bắc – đông nam:

+ Dãy Hoàng Liên Sơn có tác dụng ngăn bớt ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc đến Tây Bắc làm cho vùng này có mùa đông ngắn hơn Đông Bắc.

+ Dãy Trường Sơn Bắc vuông góc với gió Tây Nam thổi đầu mùa hạ, đã gây mưa cho Nam Bộ và Tây Nguyên; sau khu vượt núi, các khối khí bị biến tính trở nên khô nóng cho sườn đông [ven biển miền Trung], nhiệt độ cao. Ngược lại, mùa đông thì sườn đông lại ở vị trí đón gió nên có độ ẩm cao; sườn tây [Tây Nguyên] là mùa khô - nóng. Đây là sự đối lập mùa mưa và mùa khô giữa 2 sườn đông – tây Trường Sơn [sự phân hóa Đông – Tây].

+ Dãy núi Hoành Sơn, Bạch Mã có tác dụng ngăn bớt ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc xuống phía Nam, làm cho nhiệt độ ở phía Nam cao hơn phía Bắc, tạo ra sự phân hóa Bắc – Nam.

3. ĐỘ CAO ĐỊA HÌNH

- Nước ta có địa hình đồi núi thấp chiếm ưu thế nên tính chất nhiệt đới của khí hậu vẫn được bảo toàn.

- Theo quy luật đai cao cứ lên cao 100m thì nhiệt độ giảm 0,6 độ C. Vì vậy, những vùng núi cao có nhiệt độ thấp hơn nền nhiệt độ trung bình của cả nước. Điển hình là dãy núi Hoàng Liên Sơn cao đồ sộ với đỉnh Panxipang cao 3143m – là khu vực duy nhất của nước ta có đầy đủ ba đai cao của khí hậu [đai nhiệt đới gió mùa, đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi, đai ôn đới gió mùa trên núi].

- Địa hình Việt Nam trải dài qua nhiều vĩ độ[ khoảng 15 độ] làm cho thiên nhiên phân hóa theo chiều bắc nam. Mùa đông ở miền bắc Việt Nam có mùa đông lạnh nhưng giảm dần về cường độ và phạm vi ảnh hưởng về phía nam.

- Địa hình Việt Nam phân hóa theo độ cao: Càng lên cao nhiệt độ càng giảm. Điều này chứng minh rằng ở miền bắc đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi có độ cao từ 600-700m lên đến 2600m. NHưng ở miền nam đai cận nhiệt đới gió mùa từ 900-1000m lên đến 2600m, đai gió mùa trên núi có độ cao từ 2600m.

- Địa hình cao làm phân hóa khí hậu giữa 2 sườn. Ở miền bắc Việt Nam códãy Hoàng Liên sơn. Nhờ dãy Hoàng Liên Sơn mà mùa đông của Đông Bắc Bộ thì có khí hậu lạnh nhưng ở Tây Bắc thì mùa đông đến chậm hơn và ít chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc hơn.

Hướng nghiêng chung của địa hình và hướng núi có ảnh hưởng rất lớn đến đặc điểm khí hậu:

– Do địa hình nước ta có hướng nghiêng chung là Tây Bắc – Đông Nam, thấp dần ra biển, kết hợp với các loại gió thịnh hành trong năm tạo điều kiện gió biển có thể tác động sâu vào trong lục địa.

– Hướng núi có ảnh hưởng lớn đến nhiệt độ và lượng mưa:

+ Hướng vòng cung của các cánh cung ở Đông Bắc tạo điều kiện gió mùa Đông Bắc xâm nhập sâu vào lãnh thổ nước ta, khiến các địa phương phía bắc nhiệt độ xuống thấp. Hướng vòng cung của Trường Sơn Nam cũng gây nên tính song song với hướng gió của bộ phận Duyên Hải khiến nhiều khu vực có lượng mưa thấp.

+ Hướng Tây Bắc – Đông Nam:

Hướng Tây Bắc – Đông Nam của dãy Hoàng Liên Sơn có tác dụng ngăn ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc đến khu Tây Bắc làm cho vùng này có mùa đông ngắn hơn khu Đông Bắc.

Hướng tây bắc – đông nam của dãy Trường Sơn Bắc vuông góc với gió tây nam  khiến sườn đông chịu ảnh hưởng của gió tây khô nóng vào mùa hạ, nhiệt độ lên cao, ít mưa; sườn tây mưa . Mùa đông thì sườn đông lại ở vị trí đón gió nên có mưa nhiều; ngược lại sườn tây [Tây Nguyên] là mùa khô.

+ Hướng Tây – Đông của dãy núi Hoành Sơn, Bạch Mã có tác dụng ngăn ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc xuống phía Nam, làm cho nhiệt độ ở phía Nam cao hơn phía Bắc.

– Các địa điểm nằm ở sườn đón gíó của các dãy núi có lượng mưa lớn, nằm ở sườn khuất gió lượng mưa nhỏ hơn.

– Độ cao của địa hình là nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng đến khí hậu đặc biệt là chế độ nhiệt.

– Theo qui luật đai cao cứ lên cao 100m thì nhiệt độ giảm 0,60C. Vì vậy những vùng núi cao có nhiệt độ thấp hơn nền nhiệt độ trung bình của cả nước.

* Độ cao của địa hình là nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng đến phân hóa khí hậu, đặc biệt là chế độ nhiệt:

– Địa hình đồi núi thấp chiếm ưu thế nên tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu vẫn được bảo tồn ở vành đai chân núi

+ Đai nhiệt đới gió mùa [ 600-700m ở miền Bắc, 900- 1000m ở miền Nam]…

+ Đai cận nhiệt gió mùa trên núi [ 600,700m -2600m ở miền Bắc, 900, 1000m – 2600 m ở miền Nam]…

+ Đai ôn đới gió mùa trên núi[ >2600m]…

– Theo quy luật đai cao,cứ lên cao 100m thì nhiệt độ giảm khoảng 60C. Vì vậy những vùng núi cao của nước ta có nhiệt độ thấp hơn mức trung bình cả nước Vi dụ….

Theo Trường THPT Chuyên Võ Nguyên Giáp – Quảng Bình

Video liên quan

Chủ Đề