Vì sao học sinh phải có ý thức bảo vệ môi trường biển

Ô nhiễm môi trường biển hiện nay vẫn là vấn đề nan giải và cũng là một mối quan tâm khắp thế giới. Các vùng biển trên toàn cầu đang ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng và chưa được khắc phục một cách tối ưu. Cũng chính vì điều ấy đã gây hại cho sức khỏe và hoạt động sống của các sinh vật sống và con người. Vậy ta hiểu ô nhiễm không khí là như thế nào?. Nguyên nhân, thực trạng và hậu quả của chúng là gì?

Ô nhiễm môi trường biển luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt hiện nay

Ô nhiễm môi trường biển là gì?

Ô nhiễm môi trường biển là hiện tượng nguồn nước biển bị biến đổi tính chất [vật lí và hóa học] và thành phần không đúng tiêu chuẩn. Theo chiều hướng xấu, hay còn được gọi là nguồn nước bị nhiễm bẩn. Và nó dễ gây hại cho sinh vật sống và con người.

Vì là thành phần không thể thiếu trong mọi cơ thể sống. Khi nguồn nước bị nhiễm bẩn cũng kéo theo những hậu quả phức tạp.  Đặc biệt hệ sinh thái biển và con người.

Thực trạng  môi trường biển ở Việt Nam hiện nay

Tính tới năm 2018, Việt Nam đã đứng thứ tư trên toàn thế giới về số lượng rác thải nhựa được đổ ra biển với khoảng 1,8 triệu tấn.

Ở một số khu biển ven bờ và cửa sông bị ô nhiễm dầu, các tàu nhỏ chạy bằng xăng dầu đã thải ra biển khoảng 70% lượng dầu thải., chất hữu cơ từ chất thải sinh hoạt, hay các nhà máy, khu công nghiệp thiếu quy hoạch, hệ thống xử lý nước thải còn ít.

Môi trường biển Việt Nam đang ô nhiễm ở mức báo động

Nguyên nhân gây nên ô nhiễm biển hiện nay

Nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường biển có rất nhiều. Nhưng chúng được phân loại và chia thành hai nguyên nhân lớn:

Nguyên nhân tự nhiên:

  • Sự phun trào dung nham của núi lửa dưới lòng đáy biển . Đã gây ra nhiều tác nhân làm các loài sinh vật biển chết hàng loạt, khiến cho nguồn nước cũng bị thay đổi xấu đi.
  • Do sự bào mòn, sạt lở núi đồi.
  • Do triều cường nước dâng cao vào sâu trong đất liền làm ô nhiễm sông ngòi.
  • Hòa tan nhiều chất muối khoáng có nồng độ quá cao. Bao gồm cả chất gây ung thư [ Asen, chất kim loại nặng,…]
  • Do sự phun trào núi lửa, bụi khói bốc lên cao, sẽ bị kéo xuống biển theo các hạt mưa
  • Do hiện tượng băng tan.
Quá trình phun trào dẫn đến ô nhiễm biển

Nguyên nhân nhân tạo

  • Dùng chất nổ, dùng điện, chất độc để đánh bắt thủy hải sản sẽ khiến các loài sinh vật biển chết hàng loạt. Có thể khiến một số loài bị tuyệt chủng. Ngoài ra, nếu việc khai thác này không được kiểm soát thì các xác của các sinh vật biển còn xót lại trên biển sẽ bị phân hủy, sẽ gây ô nhiễm cho nước biển.
  • Ở cácvùng nước lợ, rừng ngập mặn ven biển và các hệ rạn san hô chưa được bảo tồn tốt . Có thể dẫn đến hậu quả xấu như mất cân bằng hệ sinh thái dưới biển. Làm mất đi môi trường sống của một số loài lưỡng cư.
  • Các chất thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nông nghiệp,… chưa qua xử lí từ các nhà máy, khu đô thị,… sẽ được đổ ra sông, theo dòng chảy ra biển làm ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng.
  • Vứt rác thải bừa bãi, thiếu văn hóa trong hoạt động du lịch, sinh hoạt tập thể. Việc nuôi trồng thủy hải sản ở ven biển, công ty, doanh nghiệp cùng với sự phát triển kinh tế cũng kéo theo tình trạng ô nhiễm nước biển từ các chất thải của hoạt động gây ra.
  • Sự cố tràn dầu có lẽ là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển nhiều nhất. Làm nước biển nhiễm một số chất độc hại, gây ra cái chết hàng loạt cho nhiều sinh vật biển.
Ô nhiễm biển từ hoạt động con người đang rất báo động

Hậu quả của ô nhiễm môi trường biển

Việc ô nhiễm mỗi trường biển gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như:

  • Làm suy thoái đa dạng sinh học biển, đặc biệt là hệ sinh thái san hô.
  • Phá hoại môi trường sống và làm tuyệt chủng một số loài sinh vật, hải sản. Làm giảm nguồn lợi từ biển, trữ lượng hải sản giảm.
  • Làm mất mỹ quan, kéo theo nhiều hệ lụy cho ngành du lịch.
  • Làm hỏng những thiết bị máy móc, thiết bị khai thác tài nguyên và vận chuyển đường thủy.
  • Tác động tiêu cực và kìm hãm sự phát triển kinh tế biển, tác động xấu đến sinh kế của triệu ngư dân.

Ngoài ra, ô nhiễm môi trường biển còn liên quan mật thiết đến nhiều nguồn ô nhiễm khác như là ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm môi trường đất,…gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con người và sinh vật ở mọi mặt.

Xem thêm: Dịch vụ hút hầm cầu tại Đà Nẵng có chất lượng thi công hàng đầu hiện nay.

Các biện pháp bảo vệ môi trường biển

Đứng trước sự nguy hiểm và hậu quả khôn lường do ô nhiễm môi trường biển gây nên, chúng ta phải có những biện pháp để ngăn tình trạng này như:

  • Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động khai thác biển. Nghiêm cấm đánh bắt thủy hải sản bằng điện, chất nổ, hóa chất độc hại.
  • Xử phạt nặng những hành vi khai thác quá mức, tràn lan, không đúng tiêu chuẩn và pháp luật.
  • Xây dựng nhiều hệ thống xử lí nước thải, chất thải tốt, đạt chuẩn trước khi thải ra.
  • Tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát về môi trường. Xây dựng hệ thống quan trắc, đánh giá phạm vi và mức độ của nguồn gây ô nhiễm để xử lí kịp thời và nhanh chóng
  • Đánh vào yếu tố kinh tế trong việc bảo vệ môi trường biển như lệ phí xả thải, lệ phí ô nhiễm. Đặc biệt là khâu cấp phép và thu hồi giấy khai thác,…
  • Cần có sự phối hợp giữa các vùng, ngành, hay giữa các quốc gia cùng giúp đỡ để xử lí và khắc phục kịp thời những vấn đề môi trường biển, đại dương bị ô nhiễm.
  • Việc xây dựng các hệ thống đê, mương,… để kiểm soát tình trạng thiên tai, lũ lụt,…cần dùng một số nguyên liệu có khả năng khử độc, khử khuẩn có nguồn gốc từ thiên nhiên để làm sạch môi trường [như vôi, than hoặc tính,..]
  • Tuyên truyền, nâng cao ý thức của mỗi người dân về việc bảo vệ môi trường biển. Tích cực phát động những hành động như dọn dẹp vệ sinh, rác thải ở các vùng biển.
Bảo vệ môi trường biển luôn có vai trò quan trọng

Tóm lại

Biển và đại dương được các nhà khoa học công nhận là cội nguồn của sự sống trên Trái đất. Vì vậy ta có thể thấy được tầm quan quan trọng của biển đối với mọi sinh vật sống. Bảo vệ biển là bảo vệ môi trường chung của nhân loại, là bảo vệ tương lai của loài người.

Nguồn //xulychatthai.com.vn/

Sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên: Trong số những lợi ích mà biển mang lại, các yếu tố môi trường biển, các Hệ sinh thái và Đa dạng sinh học đóng vai trò đặc biệt quan trọng, luôn đan xen giữa lợi ích trước mắt và lâu dài theo đúng nghĩa của nó. Đây là nguồn tài nguyên tái tạo, là nền tảng đối với phát triển bền vững các ngành kinh tế sinh thái [ecosystem-based economy] của đất nước. Cho nên, có thể nói sự “trường tồn của biển cả” sẽ phụ thuộc vào việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên biển.

Giảm thiểu suy thoái và ô nhiễm môi trường biển và vùng ven biển: Chú trọng phòng ngừa và ngăn chặn ô nhiễm biển kết hợp với xử lý ô nhiễm, cải thiện môi trường và bảo tồn thiên nhiên; tăng cường bảo tồn Đa dạng sinh học, chú trọng sử dụng hợp lý các tài nguyên thiên nhiên và kết hợp phát huy nội lực với tăng cường hợp tác quốc tế trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Tăng cường thực thi Luật Bảo vệ môi trường [2004] liên quan tới quy định các hành vi huỷ hoại môi trường bị nghiêm cấm trong các điều 14-16, 20-29,... áp dụng cho vùng biển.

Quản lý tổng hợp và thống nhất đối với biển và hải đảo: thông qua áp dụng và thực thi các giải pháp và giải quyết các vấn đề mang tính liên ngành, liên cơ quan, liên vùng, liên kết với cộng đồng và các bên liên quan [stakeholder] và quản lý không gian biển [marine spatial management] dựa trên cách tiếp cận hệ sinh thái [ecosystem-based approach]. Mục đích chung của quản lý tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo là: đảm bảo phát triển đa ngành, sử dụng đa mục tiêu [tối ưu hoá] và bảo đảm đa lợi ích [các bên cùng có lợi] giữa nhà nước, lĩnh vực tư nhân, các bên liên quan và cộng đồng địa phương, cũng như giảm thiểu mâu thuẫn lợi ích giữa các ngành trong quá trình khai thác, sử dụng các hệ thống tài nguyên - môi trường biển, ven biển và hải đảo.

Tăng cường kiểm soát môi trường biển và vùng ven biển: Phương thức này bao gồm các công cụ pháp lý liên quan đến hệ thống kiểm tra, kiểm soát, cưỡng chế thực thi [kiểm soát liên ngành], chủ yếu như: tiêu chuẩn môi trường, đánh giá tác động môi trường [ĐTM] và đánh giá môi trường chiến lược [ĐMC], quan trắc - cảnh báo môi trường, xác định các điểm nóng môi trường hoặc ô nhiễm, các loại giấy phép và biện pháp kiểm soát sử dụng đất ven biển và mặt nước biển và hải đảo.

Quan trắc - cảnh báo môi trường: Tiến hành quan trắc định kỳ và lập lại để đánh giá hiện trạng và xu thế diễn biến chất lượng môi trường biển, kịp thời cảnh báo để xử lý và có biện pháp cải thiện chất lượng môi trường. Ngoài hệ thống quan trắc môi trường biển quốc gia, gần đây Chính phủ đang đầu tư xây dựng hệ thống giám sát môi trường biển bằng Rada tích hợp [18 trạm dọc biển, đảo].

Các công cụ kinh tế và chính sách: Xây dựng và áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường biển, như: lệ phí ô nhiễm, lệ phí xả thải, phí sử dụng biển, phí sản phẩm, lệ phí hành chính, thuế, cấp phép và thu hồi giấy phép khai thác, sử dụng biển, đảo, các quỹ môi trường biển và các khoản trợ cấp khác.

Thực tế cho thấy các quy định xử phạt của Việt Nam còn nhiều khác biệt và chồng chéo. Nhiều hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường biển còn chưa được đề cập đến. Các mức độ vi phạm đã cố gắng chi tiết hoá nhưng chưa đầy đủ, mức độ xử phạt còn thấp và còn thiếu qui định về sử dụng các công cụ pháp lý - kinh tế như những biện pháp hữu hiệu để kiểm soát và ngăn ngừa ô nhiễm biển. Cho nên cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến bảo vệ môi trường biển.

Tham vấn của các bên liên quan và tuyên truyền: Về bản chất, tài nguyên biển - ven biển thuộc loại tài nguyên chia sẻ [shared resources] cho nên việc sử dụng nó làm gia tăng mâu thuẫn lợi ích giữa các cộng đồng hưởng dụng các hệ thống tài nguyên này. Vì thế, cần một giải pháp quan trọng là phải tranh thủ càng nhiều càng tốt sự tham vấn của các bên liên quan và lôi cuốn được khả năng tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động quản lý môi trường biển và ven biển. Vấn đề này thực hiện đơn lẻ ở từng khu vực, chưa đại trà.
Thúc đẩy tiến trình xây dựng “Thương hiệu biển Việt Nam”: xây dựng “Hướng dẫn xác định và cấp chứng chỉ xanh cho các vùng biển, ven biển, hải đảo”, cũng như “Nhãn sinh thái biển cho các sản phẩm và dịch vụ kinh tế biển”,... Triển khai thường xuyên hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành, các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội và người dân địa phương về quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển, ven biển và hải đảo. Tổ chức hàng năm Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam [1-7/6] và hưởng ứng Ngày Đại dương Thế giới [8/6]. Xây dựng và truyền thông điệp về ý thức biển cả của dân tộc Việt Nam qua câu nói bất hủ của Bác Hồ [1959]: “Biển cả của ta do nhân dân ta làm chủ!”.

Video liên quan

Chủ Đề