Miên tử là ai

Your browser is no longer supported. Update it to get the best YouTube experience and our latest features. Learn more

Remind me later

Từ điển phổ thông

cây bông

Từ điển trích dẫn

1. [Danh] Cây bông, cây gạo hoặc cây gạo rừng. ◎Như: thứ mọc như cỏ gọi là “thảo miên” 草棉 quả to như quả đào, chín thì nứt sợi bông ra, người ta dùng guồng kéo ra, xe làm sợi để dệt vải, thứ như thân cây gọi là “mộc miên” 木棉 [lat. Bombax ceiba] cao bảy tám trượng, mùa xuân nở hoa kết quả, trong quả có bông, dùng làm chăn đệm được.

Từ điển Thiều Chửu

① Cây bông, thứ mọc như cỏ gọi là thảo miên 草棉 quả to như quả đào, chín thì nứt sợi bông ra, người ta dùng guồng kéo ra, xe làm sợi để dệt vải, thứ như thân cây gọi là mộc miên 木棉 cao bảy tám trượng, mùa xuân nở hoa kết quả, trong quả có bông, dùng làm chăn đệm được.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cây bông;
② Bông. 【棉布】miên bố [miánbù] Bông.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cây bông [ quả chín thì nứt ra, hột được bao bằng một lớp xơ, kéo ra thành sợi bông để dệt thành vải ].

Tự hình 2

Cậu Hai Miêng lúc nhỏ với cha mẹ [ngồi].

Huỳnh Công Miêng là con lãnh binh Huỳnh Công Tấn - tay sai đắc lực của thực dân Pháp trong việc đàn áp các nghĩa quân. Dân xứ Nam Kỳ thời đó coi lãnh binh Tấn như cái gai trong mắt.

Gia đình có thế lực, nhiều tiền của, năm Hai Miêng 17 tuổi được cha đưa sang Pháp học trường La Seyne gần Toulouse. Học 4 năm, không đỗ bằng cấp gì nhưng nói trôi chảy tiếng Pháp nên cậu Hai về nước được làm thông ngôn, sau làm tri huyện - quan đứng đầu trong huyện.

Tiếp đó, Pháp cho cậu phục vụ dưới trướng Tổng đốc Trần Bá Lộc với mong muốn Huỳnh Công Miêng giống cha đàn áp những người Việt chống đối sự cai trị. Khi Bá Lộc đem quân ra Khánh Hòa dẹp khởi nghĩa Mai Xuân Thưởng, Hai Miêng cũng đi theo.

Vốn hay bênh vực kẻ yếu, ghét cường hào ác bá nên khi chứng kiến tổng đốc bắt mẹ Mai Xuân Thưởng để người này ra hàng, Hai trả chức cho Pháp, chọn cuộc sống giang hồ ngồi ghe chu du khắp Nam Kỳ lục tỉnh. Thừa hưởng gia tài đồ sộ của cha để lại, Hai Miêng phá phách, coi tiền như rác. Hằng ngày cậu đi đá gà, uống rượu, hối me [một hình thức cờ bạc]...

Công tử Hai Miêng được giang hồ gọi là "miễn tử lưu linh" bởi cậu được miễn sưu thuế, đi đâu mặc tình không ai được phép "hỏi giấy"... Vang danh khắp nơi, từ dân thường đến quan lại đều tỏ ra e ngại công tử chịu chơi này.

Cậu Hai như bao gã giang hồ khác thích võ nghệ, luyện côn quyền, múa kiếm và rất thông thạo các món ấy. Lúc đi đánh bạc ở Đồng Tháp ngang qua vườn xoài, cậu hỏi mua. Chủ nhà nói chờ để lấy cây sào tới hái, công tử chỉ cười rồi nhún mình phóng lên cây vặt liền mấy quả chín.

Khu vực Cầu Kho, xã Tân Hòa xưa, nhà của cậu Hai Miêng. Ảnh: Panoramio

Cuối thế kỷ 19, người Nam Kỳ trong các hội hè thường kể nhiều giai thoại về cậu Hai Miêng, trong đó có chuyện Pháp cho đào ao giữa trường đua ngựa bắt dân phu tỉnh Gò Công phục dịch. Một lần Hai Miêng đi ngang qua đã nổi nóng khi thấy dân phu làm việc nặng nhọc còn bị đánh. Cậu xông vào nắm đầu tên cai mã tà đấm đá, những tên còn lại đều bị bạt tai. Nhóm này bị công tử giang hồ bắt đội đất thay dân chạy lên chạy xuống. Sẵn roi, cậu thẳng tay quất, dân phu Gò Công được dịp hả hê. Từ đó họ bớt bị hà hiếp.

Ở Bạc Liêu thời ấy dân chúng rất ngán hai địa chủ tên Thời và Vận. Trong đó, ông Thời có con gái tên Hai Sáng rất hung ác, xem dân như cỏ rác nên không ai dám nói đụng đến tên cô. Các từ "buổi sáng", "hồi sáng mai" đều phải đổi sang "buổi sớm", "sớm mơi"... Hay chuyện, một lần đi thuyền ngang nhà địa chủ Thời, cậu Hai Miêng tức khí bắt cô Hai Sáng trói trên cột buồm. Nghe danh cậu Hai, ông Thời phải lần mò xuống thuyền xin tha và chuộc con gái bằng cả bao tiền. Từ đó, cả ông này và chủ Vận đều bớt hống hách với dân làng.

Ngay cả với người Pháp, Hai Miêng cũng ương ngạnh, không khuất phục. Những lúc túng tiền cậu ghé dinh tham biện, chủ tỉnh "mượn đỡ" để xài. Nể tình cha cậu, các quan Tây cũng giúp đỡ ít nhiều, có người thành quen nên khi thấy mặt cậu Hai, bảo: "Tiền dưới kho cậu xuống mà lấy".

Khác với cha, cậu Hai Miêng ăn ở rất rộng rãi với mọi người, hay chia sẻ tiền của với anh em, bè bạn và những kẻ dưới tay. Vì điều này, du côn khắp xứ đều kiêng nể, kính phục, cậu tới đâu cũng được dân ủng hộ, thương mến.

Tại Gò Công và vùng Sài Gòn Chợ Lớn, nhiều thơ và bài vè về Hai Miêng xuất hiện và lưu truyền khá phổ biến. Dân gian coi gã giang hồ ngang dọc đầy khí khái là hình tượng tự do tự tại mà người dân hướng đến giữa thời buổi nhiễu nhương. "Nam Kỳ có cậu Hai Miêng, con quan lớn Tấn ở miền Gò Công. Cậu Hai là bực anh hùng, ăn chơi đúng bực anh hùng liệt oanh! Nam Kỳ lục tỉnh nổi danh…"

Đình Nhơn Hòa, nơi thờ tự gã giang hồ Hai Miêng. Ảnh: S.H

Cuộc đời lừng lẫy giang hồ, lấy bài bạc làm tiêu khiển nhưng cuộc đời Hai Miêng cũng kết thúc vì nó. Năm 1899, cậu Hai đánh bài với giang hồ Kèo Vàng [người Hoa] ở bến Bình Đông. Bị thua khá nhiều, cậu Hai cay cú đập bàn đòi lại tiền. Một cuộc "tả lùi thùi" [đả lôi đài] không công bằng xảy ra sau đó khiến công tử giỏi võ và có "kim bài miễn tử" bị chục người đánh tơi tả.

Bị ném ra đường, Hai Miêng "dính" thêm trận phục kích của 40 tay đâm thuê chém mướn do "cô Hai Sáng" từ Bạc Liêu thuê để trả thù. Chúng sẵn dao xắt chuối tập kích khiến cậu Hai Miêng phải bỏ mạng - chấm dứt cuộc đời khảng khái, đầy giai thoại ở tuổi 38.

Dân khu vực quanh vùng Cầu Muối vì tôn kính gã giang hồ trượng nghĩa đã đưa bài vị cậu vào thờ cúng ngay trong ngôi đình của làng. Hình tượng Hai Miêng cũng là khởi đầu cho tính cách người Sài Gòn hào hiệp, sẵn lòng giúp đỡ người khốn khó.

XEM THÊM:

Sơn Hòa [Vnexpress]

Mấy hôm nay chùa Duệ có lễ hội, mẹ rủ mình vào chùa thành tâm bái phật. Sau khi đi gần xong các ban ở trong chùa, đến ban Sơn Trang, lúc đấy mình vẫn như thường lệ ngoan ngoãn đứng sau lưng mẹ, chờ mẹ khấn xong, đang đứng thì thấy một “sư thầy” gọi mình và bảo: “Cô ơi, cô nhặt hộ cái tờ tiền dưới đất lên, cảm ơn cô”. Nghe tiếng nói theo phản xạ mình quay lại, không thấy ai xung quanh, chắc “thầy” gọi mình thật, thế là liền cúi xuống nhặt tờ tiền dưới đất và nhét vào hòm công đức, một tờ 500 đồng màu đỏ. “Sư thầy” thấy mình đã nhặt tiền liền vội cất bước đi luôn. Mình cũng chẳng nghĩ ngợi gì nữa. Cuối cùng mình và mẹ cũng lễ xong, đáng ra sẽ qua vườn ngoài bái lạy bồ tát rồi về thì mẹ bảo mình hay là nán lại một chút xem văn nghệ. Bữa nay hội chùa nên các thầy mời đoàn văn công về hát. Đoàn văn công toàn các cụ, các bà nhưng hát khá nhiều bài mẹ thích. Mình nói thật là chỉ muốn về nhà nhanh nhanh để đọc mấy cuốn sách mới mua lúc chiều, cơ mà thấy mẹ đặc biệt hào hứng nên cũng đành miễn cưỡng đứng lại. Đơ đơ một lúc ngoài hành lang màng nhĩ như muốn lủng luôn, âm thanh nhạc hát bên ngoài quá to rồi, mình đành lụi cụi vào phía trong ngồi. Lúc đấy ở đầu kia gian nhà, đối diện với mình chính là “sư thầy” khi nãy nhờ mình nhặt tiền lên. Ngoại hình có phần khiến người ta hơi e ngại. Vị ấy dáng người cao gầy, cổ tay và ngón tay hai bên đều đeo đến mấy chục cái vòng bạc, vòng đồng, tràng hạt và nhẫn. Chính xác là mấy chục đấy vì nhìn nhiều không kể xiết, những chiếc vòng xếp lại gần nhau cuốn quanh cổ tay chắc cũng dài đến khoảng mười lăm cenntimet, cộng thêm quả đầu trọc và tai đeo khuyên vàng tròn… thật sự là nếu “thầy” không mặc áo nâu thì mình chắc chắn sẽ nghĩ là băng đảng xã hội đen trà trộn vào quấy nhiễu @@. Ayza, suy nghĩ như vậy thật thất lễ, thất lễ quá. Mẹ thấy mình ngồi ngơ ngơ nhìn chăm chú về đằng xa thì bảo mình đợi ở đấy, mẹ đi ghi tên công đức cho chùa. Bóng ảnh cao gầy của “sư thầy” phía trước đang chăm chú giở từng trang của quyển lịch xé treo trên tường, mắt mình cứ thế nhòa dần đi, nước mắt thấm đẫm vạt áo. Mọi ký ức dần ùa về và mình nhớ ra chú ấy.

Cách đây khoảng hai năm, khi đó mình còn làc sinh viên năm 2 đại học, lúc nghỉ hè mình có xin mẹ cho mình được vào chùa quét dọn. Mình thích không khí thanh tịnh trong chùa, thích tiếng trống chiều chuông sớm, thích nhìn kinh kệ thi văn. Hồi đấy mỗi sáng sớm mình đều dạy từ 5h sáng, phi thường chăm chỉ. Công việc cũng không nặng nhọc gì nhưng rất nhiều. Thay hoa, quét sân các kiểu, v.v… làm đến 8-9h sáng vẫn chưa xong. Cũng mệt nhưng thanh thản. Mình nhớ có một hôm đang dọn dẹp thì mình thấy một chú mặc áo phông đen bó sát, quần jean bạc màu, trên người đeo rất nhiều vòng tay, vòng cổ đi vào chùa vừa đi vừa nói lớn. Nhìn qua cái mình run luôn, không dám ngó nghiêng nữa, cặm cụi quay lại với cái chổi. Mình cứ nghĩ là đầu gấu trong chợ tìm vô gây sự chớ. A di đà phật. Thế rồi một lúc lâu sau khi mình dọn xong sân trong đi ra thì thấy “chú đầu gấu” vẫn ở đấy, không những không làm loạn lung tung mà còn giúp người nhà chùa một số việc lặt vặt, động tác vụng về nhưng tâm tư tỉ mỉ. Shock thật… Mình đi vào cất chổi rồi hỏi nhỏ bác Nhâm về người đàn ông kỳ lạ đó. À bác Nhâm là một bác gái tuổi khoảng gần năm mươi, bác sống ở trong chùa để lo việc khói nhang, hương quả,v.v.. bác thương mình lắm. Thấy mình tò mò, mặt mũi trông còn có vẻ lo sợ bác liền cười rồi nói nhỏ bảo chú này không bình thường đâu, đầu óc có vấn đề, cứ lúc nào rảnh lại vào chùa loanh quanh, trông vậy thôi nhưng nghe lời với ngoan lắm… Mình quay ra nhìn người đàn ông đó ở phía xa xa, lòng có chút quặn lại.

Hôm nay, sau hơn hai năm mình gặp lại gương mặt của chú ấy, vẫn dáng vẻ đáng sợ như vậy nhưng nhìn kỹ sẽ nhận ra hết thảy cử chỉ đều rất đơn thuần, ngô nghê. Chú đấy vẫn đang lật giở mấy trang lịch trên tường, có cảm giác như không quan tâm không gian xung quanh  quá ồn ã và phiền loạn.

Tại sao mình lại khóc? Mình cũng không biết…

Chỉ là khi thấy chú ấy khoác trên mình tấm áo nâu giống tăng ni, vụng về rót ấm trà trên bàn uống một ngụm thì trong lòng mình bỗng thấy kinh hỉ vô cùng, thật sự rất vui, vui đến mức không kìm được nước mắt… Xã hội ngoài kia đáng sợ là vậy, một người tâm tư đơn thuần như chú có thể an yên ngồi đấy nhấp một tuần trà, chú không biết cháu mừng đến mức nào đâu. Cuối cùng chú cũng có thể nương nhờ nơi cửa phật thanh tịnh, ít nhất thì chú cũng có một chốn dung thân, một nơi để yên lòng buông bỏ thế tục, bụi trần. Một người có vẻ ngoài giống lưu manh nhưng sâu thẳm bên trong lại ẩn chứa tâm tư lan thảo. Mình rất sợ người đời ngó qua ngoại hình của chú sẽ buông lời dèm pha; đến khi thấu rõ sự tình, hoàn cảnh lại có phần khi dễ. Mình mừng vì một người tuệ năng khiếm khuyết lại có thể thành tâm một lòng quy phật. Phật pháp vô biên, phật tổ từ bi xin hãy chữa lành, xoa dịu cho những chúng sinh đáng thương, khổ nạn này. Mình biết lúc đấy chú nhìn thấy mình khóc nhưng chắc chú không biết mình khóc vì mừng cho chú đâu. Vừa mừng vừa thương…

Mẹ cuối cùng cũng quay lại, cầm một túi lộc chùa dúi vào tay mình rồi cười bảo hai mẹ con ra lễ bồ tát rồi về, mình đứng dậy đi theo mẹ, lúc quay lại thì thấy “chú đầu gấu” đang nói chuyện gì đó với một vị sư thầy, hình như là thầy Cầu-trụ trì chùa Duệ, vẫn hàm răng đen bị mẻ, vẫn vẻ mặt ngô nghê, vẫn đôi mắt trong không vương tạp niệm…

Ngẫm lại thì thấy, thế gian có  lắm kẻ vẻ ngoài đạo mạo nhưng tâm địa khó lường, suy cho cùng còn không bằng một góc của những người thiếu sót vài mặt nhưng tâm tình thiện lương.

Chắc mẹ cũng phát hiện ra mình khóc, lúc dắt xe về mình hỏi mẹ có thấy “sư thầy” mà đeo rất nhiều vòng trên người không, mình kể rằng hai năm trước mình từng gặp vị ấy, rất đáng thương, bây giờ vị ấy đi tu rồi, mình mừng lắm, mừng đến mức phát khóc luôn. Mẹ bảo hình như không phải đi tu đâu nhưng lần nào mẹ vào lễ chùa thì cũng gặp chú ấy, mẹ cũng biết là chú ấy không được bình thường. Cả mình và mẹ đều không rõ “chú đầu gấu” đã đi tu chưa nên lúc đầu khi gọi chú ấy là “sư thầy” mình mới để trong ngoặc kép. Dù sao nhìn chú ấy như bây giờ-áo nâu, túi vải- đặc biệt ổn, mình cũng thấy yên tâm.

Ở trong chùa đàm đạo kinh thư, sáng nghe tiếng chuông, chiều nghe tiếng mõ, lúc rảnh rỗi nhấp ngụm trà, khi nhàn hạ ngắm hoa rơi. Chắp bái hai tay, xoay vòng tràng hạt, thời gian thong thả, đạm bạc trôi. Cuối cùng sẽ có một ngày, hết thảy duyên nghiệp nợ nần trên thế gian đều được hoàn trả đủ. “Không cầu trăng sáng trong tay, không cầu hoa thơm đẫm áo, chỉ nguyện tháng năm đơn giản mà hạnh phúc, bình lặng mà thanh tịnh”.A …mi… đà… phật.

Video liên quan

Chủ Đề