Tiểu đường thai kỳ ăn bánh bông lan trứng muối được không

Tiểu đường thai kỳ ăn bánh bông lan trứng muối được không
Tiểu đường thai kỳ ăn bánh bông lan trứng muối được không

Những nghiên cứu ngày nay đã đánh bại suy nghĩ người bị tiểu đường thì phải kiêng đường hoàn toàn. Các nhà khoa học cho biết bệnh nhân tiểu đường ăn đồ ngọt được. Chỉ cần chọn cách ăn thông minh, bạn hoàn toàn có thể tận hưởng món yêu thích mà vẫn giữ đường huyết trong ngưỡng mục tiêu.

Đối với người bệnh tiểu đường, khoảng thời gian vào các ngày nghỉ lễ hoặc các dịp đặc biệt thường rất khó khăn cho họ, vì họ được mời quá nhiều món ăn tráng miệng. Các món ngọt ở khắp mọi nơi, nào là bánh sinh nhật, bánh donut, rồi bánh kem,…

Điều quan trọng cần chú ý là những món ngọt thường chứa rất nhiều tinh bột chỉ trong một phần bánh nhỏ, nên tiểu đường ăn đồ ngọt được nhưng bạn chỉ được ăn một ít thôi. Bạn có thể thêm một món ngọt trong bữa ăn nhưng phải bỏ đi một món tinh bột khác trong thực đơn của bạn. Ví dụ, nếu bạn muốn ăn bánh bí ngô thì đừng nên dùng bánh mì cuộn hoặc khoai lang làm món chính.

Mẹo cho món tráng miệng để người bị tiểu đường ăn đồ ngọt vẫn an toàn

Hãy thử áp dụng các mẹo nhỏ này. Chúng sẽ giúp bạn kiểm soát được sự thèm ăn ngọt của bạn mỗi lần nhắc đến món tráng miệng:

  • Quyết định trước bạn sẽ ăn bao nhiêu, ăn vào lúc nào và cách đối phó với những lời mời mọc.
  • Chia sẻ bớt phần ăn của mình với người khác, và bỏ bớt phần nước sốt bên trên hoặc phần kem phủ có hàm lượng calo cao.
  • Bạn có thể mang theo đồ ăn riêng như bánh quy, bánh táo, hoặc bánh pudding ít hoặc không đường đến các buổi tiệc.
  • Để ý xem có ai khác ở bữa tiệc cũng đang phải tuân thủ khẩu phần ăn như bạn không. Tránh xa những món ngọt và rủ họ đi dạo một vòng khi món tráng miệng đang được phục vụ.
  • Và nếu bạn quyết định ăn món tráng miệng, thì hãy nhớ giảm bớt phần tinh bột trong bữa ăn để giữ đường huyết ở mức ổn định.

Có rất nhiều cách để làm món ngọt trở nên phù hợp với bệnh của bạn, thâm chí có thể làm món ăn trở nên ngon hơn nữa. Bạn có thể thử giảm bớt lượng đường và tăng cường sử dụng quế, hạt nhục đậu khấu, vani, các loại hương liệu và gia vị tự nhiên khác. Hoặc thay một nửa lượng chất béo trong công thức của bạn bằng si rô táo hoặc quả mận khô khi làm sô cô la, bánh kem hoặc bánh quy. Bên cạnh đó, có một số chất làm ngọt ít calo (đường kiêng) vẫn giúp bạn cảm giác được vị ngọt mà không chứa nhiều calo và carbohydrate như đường thông thường. Ví dụ như lá cây cỏ ngọt, aspartame, xylitol, sorbitol, mannitol, maltitol, isomalt… Bạn có thể thay chúng vào công thức bánh hoặc nước của mình.

Những mẹo vặt này sẽ giúp công thức chế biến món ăn của bạn phù hợp hơn với tình trạng bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, bạn chỉ được ăn một phần nhỏ và luôn nhớ rằng một khi bạn quyết định ăn món tráng miệng, hãy cắt giảm bớt lượng tinh bột trong bữa chính của bạn để đảm bảo lượng đường huyết ở mức ổn định nhé.

Nếu không muốn phải nấu nướng phức tạp, bạn có thể chọn bánh, đồ uống dành cho người ăn kiêng hoặc thêm một số tinh dầu vào nước lọc để đỡ nhạt miệng hơn. Đây cũng là một cách để người tiểu đường ăn đồ ngọt thông minh và nhanh gọn đấy.

Mỗi người sẽ nạp vào lượng carbohydrate khác nhau mà đường huyết không bị ảnh hưởng. Khi người tiểu đường ăn đồ ngọt, thời gian đầu luôn phải kiểm tra đường huyết thường xuyên. Tốt nhất bạn nên theo dõi lượng đường mỗi hai giờ sau khi ăn và điều chỉnh sao cho lượng đường huyết không bị dao động quá nhiều. Dần dần, bạn sẽ tìm ra lượng đồ ngọt mình ăn bao nhiêu là phù hợp.

Người bị tiểu đường ăn đồ ngọt thật sự không phải là một việc bị cấm hoàn toàn. Bạn có thể thực hiện các mẹo nhỏ này và thi thoảng tự thưởng cho bản thân một món ngọt ưa thích. Tuy nhiên, dù ít hay nhiều các món ngọt đều sẽ có tác động đến bệnh tình của bạn. Vì vậy, đừng bao giờ lạm dụng đồ ngọt, hãy ăn với lượng hạn chế và có kiểm soát chặt chẽ nhé!

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Phạm Thị Yến - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng. Bác sĩ đã trên 10 năm kinh nghiệm khám và điều trị trong lĩnh vực Sản Phụ khoa.

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể khi mang thai. Nếu không được kiểm soát chặt chẽ, tiểu đường thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé. Dưới đây là những thực phẩm nên ăn và nên kiêng khi bị tiểu đường thai kỳ.

Tiểu đường thai kỳ thường được phát hiện từ tháng thứ 4 của thai kỳ và thường Những ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ đối với mẹ và thai nhi như sau:

Đối với mẹ

  • nguy cơ bị tiền sản giật hoặc sản giật.
  • Nhiễm khuẩn, nhiễm nấm tái lại nhiều lần.
  • Có thể bị sảy thai nhiều lần hoặc thai chết lưu không rõ nguyên nhân.
  • Nguy cơ khó sinh do thai to, mẹ bị đa ối.
  • Tăng nguy cơ băng huyết sau sinh.

Đối với thai nhi:

  • Có nguy cơ dị tật bẩm sinh.
  • Sang chấn khi sinh, do thai to.
  • Tăng tỷ lệ tử vong thai và trẻ sơ sinh.
  • Tăng nguy cơ sinh non gây suy hô hấp sau sinh
  • Hạ đường huyết, hạ canxi. Nguy cơ bị đái tháo đường tuyp 2 trong tương lai cao.

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp ổn định đường huyết làm giảm nguy cơ biến chứng do tiểu đường thai kỳ gây ra. Dưới đây là gợi ý những thực phẩm nên ăn và nên kiêng khi bị tiểu đường thai kỳ:

Tiểu đường thai kỳ ăn bánh bông lan trứng muối được không

Dinh dưỡng cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

Phụ nữ mang thai có dấu hiệu đường huyết các nên có chế độ ăn giảm lượng đường đưa vào cơ thể, cung cấp đủ năng lượng. Cụ thể như sau:

  • Nên ăn chia nhiều bữa nhỏ ngoài 3 bữa chính có thể thêm từ 2-3 bữa phụ. Tránh ăn quá nhiều ở một bữa gây tăng đường huyết sau ăn và hạ đường huyết khi xa bữa ăn.
  • Thịt nạc, cá nạc, đậu hũ, sữa chua không đường, sữa không béo và không đường.
  • Gạo lứt, các loại đậu, rau xanh, củ quả, cà chua, dầu oliu và ăn các loại trái cây ít có vị ngọt.

  • Hạn chế ăn những thực phẩm gây tăng đường huyết như: Bánh kẹo, trái cây ngọt( như Na, Mít...), kem, chè... Hạn chế ăn nhiều tinh bột.
  • Thực phẩm chế biến sẵn có chứa nhiều muối như: Thịt khô, mì gói, xúc xích,, đồ ăn đóng hộp....
  • Hạn chế ăn mặn, hạn chế lượng natri đưa vào cơ thể <6g / ngày.
  • Giảm ăn các thực phẩm nhiều chất béo như: Lòng đỏ trứng, bơ, bơ sữa trâu, thực phẩm chiên xào, rán, mỡ động vật, phủ tạng động vật...
  • Hạn chế đồ uống có chứa cồn, chất kích thích như rượu, bia, chè, cà phê... Nước ép trái cây ngọt, nước có ga, nước đóng sẵn có chứa hương liệu...

Ngoài việc thực hiện một chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế đường, chất béo, muối tăng cường protein, vitamin và khoáng chất. Thường xuyên tập luyện, vận động giúp tiêu hao năng lượng dư thừa giúp giảm nguy cơ đái tháo đường thai kỳ và ổn định đường huyết.

Những mẹ bầu không có chống chỉ định việc vận động thì nên thường xuyên tập vận động Những hoạt động thể dục mẹ bầu có thể tham gia như:

  • Đi bộ: Rất tốt cho bà bầu mỗi ngày có thể duy trì đi bộ khoảng 40 phút. Đi bộ thường xuyên giúp tiêu hao năng lượng dư thừa, giảm nguy cơ đái tháo đường. Đi vừa phải không nên đi cố khi cảm thấy mệt.
  • Bơi lội: Là môn thể thao tổng hợp, giúp bà bầu vận động toàn bộ cơ thể.
  • Tập yoga: Giúp luyện thở, cung cấp lượng oxy cho cơ thể, thư giãn giải tỏa căng thẳng và mệt mỏi.

Tiểu đường thai kỳ ăn bánh bông lan trứng muối được không

Tập yoga: Giúp luyện thở, cung cấp lượng oxy cho cơ thể, thư giãn giải tỏa căng thẳng và mệt mỏi

  • Khiêu vũ: Giúp giảm căng thẳng mệt mỏi, giúp tinh thần thoải mái. Phòng ngừa nguy cơ đái tháo đường tăng huyết áp thai kỳ, tiêu hao năng lượng và ổn định đường huyết.

Một thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường hợp lý giúp việc kiểm soát đường trong máu tốt hơn, làm giảm những nguy cơ biến chứng nguy hiểm cho mẹ và con trước, trong và sau khi sinh. Tăng cường ăn các thực phẩm nên ăn và hạn chế tối đa những thực phẩm không nên ăn kết hợp với một chế độ tập luyện hợp lý giúp mẹ bầu kiểm soát tốt lượng đường huyết. Ngoài ra, thai phụ cần khám thai định kỳ thường xuyên để biết được tình trạng kiểm soát đường huyết và được bác sĩ tư vấn đầy đủ.

Chương trình Thai sản trọn gói tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec giúp khách hàng thực hiện đầy đủ các mốc khám thai và các xét nghiệm cần thiết trong quá trình mang bầu, bao gồm xét nghiệm tầm soát tiểu đường thai kỳ. Khách hàng đăng ký Thai sản trọn gói được chăm sóc, kiểm tra sức khỏe mẹ và bé trước khi sinh - trong khi sinh và sau khi sinh một cách đầy đủ, tận tâm.

Quý Khách có nhu cầu tư vấn và liên hệ đăng ký đặt lịch khám có thể liên hệ hệ thống Bệnh viện, phòng khám Vinmec trên toàn quốc

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM: