23.5.1994 âm lịch là ngày nào năm 2024

Sở dĩ, hôm nay mình lên đây, vì có một thứ làm mình ;_;, không giải tỏa thì BYKK sẽ còn nằm yên đấy mất. Mình tin chắc, ở đây, những ai đã theo dõi trên WS từ những năm 2006, 2007 đều biết đến Beijing Story ( Câu chuyện Bắc Kinh – Bắc Kinh cố sự), cùng với bộ phim Lan Yu ( Lam Vũ). Ừ, mình đã khóc cùng với Câu chuyện Bắc Kinh những năm đầu của lứa tuổi 20 của mình. Câu chuyện đã in sâu vào lòng mình đến mức khiến mình vĩnh viễn có thể nhớ từng chi tiết, dù đã rất lâu rồi mình đã không còn dám mở ra từng trang giấy in của nó nữa. Ngày đó, dưới sự biên dịch của scipio từ bản tiếng Anh, tác giả được ghi là “Vô danh”. Thực sự thì ngày đó truyện TQ chưa nhiều như bây giờ, và cũng rất hiếm hoi người lên baidu để tìm kiếm chút thông tin gì. Cho đến hôm nay, mình vẫn cứ mặc định rằng tác giả của “Câu chuyện Bắc Kinh” là một người ẩn danh nào đấy.

Thì, mình nhận được một thông tin từ lingsan, làm mình sửng sốt như hóa đá. Cả hai cùng nhìn nhau câm lặng như sét đánh. Sau đó lập tức bò lên đây để giải tỏa.

23.5.1994 âm lịch là ngày nào năm 2024

Hiện nay trên mạng, trong phần ghi tên tác giả, mọi người đều biết tác giả của ‘câu chuyện Bắc Kinh’ là Tiểu Hòa. Nhưng, Tiểu Hòa này thực sự làm người ta đặt ra rất nhiều nghi vấn, nhiều dấu hỏi, Tiểu Hòa là ai? Nam hay nữ? Câu chuyện này từ đâu mà đến? Vì sao nó lại chân thật đến mức làm cảm động lòng người đến vậy? Nghe như là, người viết đã trút hết tất cả nỗi lòng mình vào câu chuyện, thật như đang kể câu chuyện đời của mình.

Theo những gì mình thu lượm được, thì bút danh của tác giả là Tiểu Hòa, tên thật đương nhiên là không ai rõ ( thế nên mới có mấy đứa đang ngồi đây suy đoán). Giới tính ghi là nữ, tuổi chừng hơn 40. Nếu theo đúng như Bắc Kinh cố sự, có lẽ sinh vào sau những năm 60.

Vậy, Tiểu Hòa là ai?

Tiểu Hòa được cho là tác giả của “Câu chuyện Bắc Kinh”, cũng đã từng dùng bút danh “đồng chí Bắc Kinh “. Trước đây cũng có tác phẩm điện ảnh “Lam Vũ” chuyển thể từ “Câu chuyện Bắc Kinh” mà đạo diễn Quan Cẩm Bằng chế tác không lột tả được hết câu chuyện tình cảm đầy bi thương và sâu đậm của Hãn Đông và Lam Vũ, hoàn toàn không thể khiến người xem cảm thấy được sự xúc động đến tận tâm can như đã có đối với nguyên tác.Dù thế nhưng bộ phim với danh nghĩa một bộ phim đồng tính vào thời điểm đó cũng làm cho nó nổi danh không ít. Nhưng chuyện này cũng không thể trách Quan Cẩm Bằng, dù sao ông cũng đã có một tác phẩm nổi tiếng là “Dũ khoái lạc dũ đọa lạc” ( Càng khoái lạc càng sa đọa) hay còn gọi là “Hold you tight” . Cũng không thể trách được tác phẩm nguyên tác của “Đồng chí Bắc Kinh”,bởi vì cô đã đem một câu chuyện đồng tính bình thường viết thành một câu chuyện kinh điển đầy sức ám ảnh chân thực đến thế, thật khiến người ta gợi nhớ đến tác phẩm của Vương Sóc đã được chuyển thành phim “Nhất bán thị hỏa diễm nhất bán thị hải thủy” (Một nửa là lửa đỏ một nửa là biển xanh).

Thôi đành chỉ có thể trách ai là người biên kịch mà thôi, từ một câu chuyện cảm động như vậy, lại có thể biến thành câu chuyện có phần hời hợt lướt qua.

Tuy vậy, cho đến nay, rất nhiều người đối với giới tính của Tiểu Hòa cảm thấy có sự không rõ ràng và bắt đầu đặt một dấu hỏi nghi ngờ, thì căn cứ vào thời điểm ra mắt năm 1998 của “Câu chuyện Bắc Kinh” lưu hành trên mạng, có rất nhiều người đối với cái chết của Lam Vũ thực sự cảm thấy bất mãn, có người thậm chí còn viết tiếp phần sau tuy nhiên hầu hết đều “không thể đỡ được”. Theo như mình nhớ thì nội dung đó là, Hãn Đông trong thời gian bị bệnh có quen một nữ y tá tên là Linh Tuệ, biết được Lam Vũ đã chết thì cực kỳ thương tâm, bệnh càng nặng hơn. Nhưng Linh Tuệ đối với Hãn Đông không hề chê trách, sau đó hai người rời bỏ đất nước mà di cư sang Canada, mong bắt đầu một cuộc sống mới ( cái này xin phép,mình cũng muốn ném dép thật >_<).

Vừa hay trước khi khởi quay, nhà chế tác cũng đã trăm phương nghìn kế để tìm ra tác giả, cuối cùng cũng tìm được một người phụ nữ đã di dân sang Canada nhiều năm tên là Linh Tuệ. Bà không trực tiếp ra mặt, mà chỉ nhờ mẹ đang ở Bắc Kinh cùng một người bạn tốt đến ký hợp đồng về vấn đề tác quyền. Theo như bà nói, câu chuyện này vốn là một câu chuyện có thật, Hãn Đông đã kể lại chính câu chuyện của mình và bà đã biên tập lại, nên cũng khó trách sao các bạn trên mạng cũng đã không khó khăn trong việc tìm ra Lam Vũ đích thật là ai.

Sau việc đó nhiều năm, cái người chỉ xuất hiện thoáng qua trong phần kết tưởng như dư thừa của “Câu chuyện Bắc Kinh” ấy ( phần ba năm sau) lại xuất hiện trong đời thật. Vậy rốt cuộc, tác giả là một người phụ nữ, hay Hãn Đông mới là người thật sự đứng sau câu chuyện này? Tác giả hết sức bí ẩn đã kích thích lòng hiếu kỳ của đa số độc giả. Trong lúc mọi sự còn chưa rõ ràng, lại có một tin đồn là cái biệt danh “Đồng chí Bắc Kinh” đã chuyển thành “Tiểu Hòa”, sau đó cho đăng lên hai bộ truyện mới là “Thanh sơn chi luyến” ( Mối tình Thanh Sơn) và “Kháng cự đích dụ hoặc” ( Sự hấp dẫn của kháng cự). “Thanh Sơn chi luyến” đã được xuất bản ở Đài Loan. Nó nói về cuộc tình trong ngục của hai người con trai vốn bị tù tại Thanh Sơn. Và, nó lại là một câu chuyện có kết thúc buồn.

Do tất cả tin tức đều không đáng tin cậy hoặc hầu hết đều không thể chứng thực được xuất phát từ đâu, cho nên đến cuối cùng “Câu chuyện Bắc Kinh ” có thật là do Tiểu Hòa viết ra hay không, tạm thời cho đến giờ cũng chưa thể đưa ra kết luận. Nhưng sau này, xem qua cách hành văn cũng như phong cách viết, tính cách nhân vật và cách xây dựng câu chuyện thì vẫn có thể tìm ra được cái bóng của Hãn Đông và Lam Vũ, nên chúng ta cũng có thể tin tưởng được một chút rằng, đây có thể chính là tác giả của “Câu chuyện Bắc Kinh “. Nhưng đó không phải vấn đề chính, mà là hai bộ truyện viết về đồng tính sau, là “Thanh Sơn chi luyến” và “Kháng cự đích dụ hoặc” đã có sự mô tả tính cách nhan vật mãnh liệt hơn, những cảnh giường chiếu cũng được mô tả trần trụi hơn, thậm chí thái độ đối diện với xã hội và cuộc đời cũng hiện thực hơn.

Cho đến giờ, Tiểu Hòa đã viết những tác phẩm là “Câu chuyện Bắc Kinh “, “Thanh Sơn chi luyến”, “Thanh hoành truyện”, “Huy tử”, “Kháng cự đích dụ hoặc”, “Hướng tả khán vãng hữu tẩu”, “Mặc khế thất hữu”, “Mộng trung hồng phấn”, “Thải hội phường”. Phong cách viết của Tiểu Hòa thiên về tiểu thuyết đồng tính xu hướng hiện thực, giai đoạn trước còn mơ hồ thấy cái bóng của sự lý tưởng hóa, sau này các tác phẩm đã chuyển sang xu hướng hiện thực hơn rất nhiều. Điểm khiến Tiểu Hòa được yêu thích và đánh giá cao là năng lực dẫn dắt câu chuyện, các chi tiết được xử lý cẩn thận vô cùng khách quan và khả năng nắm bắt tâm lý tốt dù là nhỏ nhất của nhân vật.

Còn giờ đây, chúng ta vào một phần quan trọng, đó là, Tiểu Hòa là ai? Tiểu Hòa thật sự là một người như thế nào? Tiểu Hòa cùng nhân vật trong “Câu chuyện Bắc Kinh ” có quan hệ như thế nào? Lam Vũ chết thật hay vẫn còn sống? Tác giả bài viết dưới đây đặt ra giải thuyết và giải thích về lý do mình đưa ra giả thuyết đó, và theo mình nó cũng khá có lý.

Phân tích “tên” của Tiểu Hòa và Lam Vũ, chúng ta có thể thấy được một trò chơi chữ ở đây

Lam (蓝) → Lam (篮) → bỏ ‘Mãnh’ (皿) → ra chữ Tiểu (筱)

Mãnh (皿) → viết giống chữ “Tứ’ (四) → ‘Tứ’ đọc giống chữ ‘Tử’

Như vậy chữ Tiểu = chữ Lam bỏ đi bộ ‘Mãnh’ = Lam không ‘Mãnh’ = Lam không ‘Tử’ → Lam không chết

Mẹ Lam Vũ nguyên quán tại Hàng Châu. Theo tiếng Hàng Châu, chữ ‘Hòa’ đọc giống như chữ ‘Hoạt’ (sống)

Nói cách khác. Bút danh ‘Tiểu Hòa’ ám chỉ rằng ‘Lam Vũ’ không chết và vẫn còn sống!

“Câu chuyện Bắc Kinh’ được viết dưới cái nhìn của Trần Hãn Đông, các tên địa danh trong truyện ít nhiều gì cũng đã bị thay đổi, ví dụ như ‘Bắc đại’ (Đại học Bắc Kinh) được viết là ‘Nam đại’. Hình như tác giả đã cố ý đảo ngược địa danh. Vì thế chúng ta cũng có thể suy đoán rằng, sự thực trong ‘Câu chuyện Bắc Kinh’ cũng đã bị đảo lộn.

“ Tôi và Lam Vũ đều thức dậy trễ. Tôi có một buổi hẹn quan trọng chỉ lo lỡ dịp, Lam Vũ lại là một người không thích muộn màng. Chúng tôi vội vàng hấp tấp xuống giường, rửa mặt súc miệng, sau đó mạnh ai nấy đi. Vừa lúc ra cửa, Lam Vũ mỉm cười bảo tôi hôn em, tôi bèn hôn em một cái qua quýt cho xong chuyện.

Đúng rồi! Sáng nay em bảo tôi hôn em, rất ít khi em muốn như vậy, nhất định là em ám chỉ gì đó cho tôi…”

Câu này… Lam Vũ ám chỉ Hãn Đông hay tác giả ám chỉ độc giả rằng kết cục của câu chuyện (Lam Vũ chết) chỉ là hư cấu, giả định của người viết.

Tiểu Hòa đã từng bình luận về ‘Câu chuyện Bắc Kinh’ như sau: “Bi kịch làm xúc động lòng người, tạo nên hình tượng hoàn mỹ của nhân vật trong tâm độc giả, ngoài ra còn khiến câu chuyện phảng phất mang bóng dáng của hiện thực.”

‘Phảng phất mang bóng dáng của hiện thực’ – chưa chắc đã là ‘đúng với hiện thực’. Vậy sao ta ko thể nghĩ là nhân vật trong tiểu thuyết là ‘có thực’, câu chuyện là ‘có thực’ nhưng kết cục chỉ là ‘giả thuyết’.

Nên, mình nghĩ, nếu như Lam Vũ chưa chết, thì Tiểu Hòa đã chính xác ám chỉ điều đó. Mà, nếu như Lam Vũ thực sự đã chết rồi, thì Tiểu Hòa chính là một bút danh để tưởng niệm Lam Vũ, nghĩa là, Lam Vũ sẽ sống mãi trong tâm tưởng của những người từng đã một lần biết qua “Câu chuyện Bắc Kinh”.

Còn một giả thuyết khác, cũng mạn phép đưa lên cho các bạn cùng nhau xem xét suy ngẫm và đưa ra ý kiến của mình.

Xin lưu ý, tất cả chỉ đơn thuần là giả thuyết chúng mình thu thập được, hoàn toàn không phải lời khẳng định gì cả.

Tại thời điểm bộ phim Lam Vũ được khởi quay, đạo diễn Quan Cẩm Bằng đã từng gặp qua người có tên là Trần Hãn Đông. Đối với vấn đề tác quyền, ông không có hứng thú, nhưng cũng không hề muốn mình tiếp xúc với giới truyền thông, cũng như bản thân mình bước ra ánh sáng. Và từ đó về sau, không cách nào có thể liên lạc với ông được nữa.

Với Lam Vũ, là sinh viên khoa kiến trúc của Đại học Thanh Hoa, ban A năm 87. Đích thực có một sinh viên như vậy. Cậu sinh năm 1971 tại một tỉnh nào đó vùng Đông Bắc ( có thể là Thanh Hải). Mẹ cậu là người thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang. Bố cậu là người tỉnh Cát Lâm ( hoặc Thiên Tân, vẫn chưa xác định), đã từng học tại Đại học Công nghiệp ( hoặc ĐH Công nghiệp Tây Bắc/ ĐH Công nghiệp Cam Túc).

Theo hồ sơ còn lưu lại tại Đại học Thanh Hoa, đích xác là từ năm 87 đến năm 89 có duy nhất một học sinh nam họ Lam theo học. Cũng theo hồi ức của thầy dạy và bạn học, thì người học trò đó rất tuấn tú, thành tích học tập cũng hết sức xuất sắc.

Còn Trần Hãn Đông theo như lời tự thuật, là sinh viên Đại học Bắc Kinh , học về văn học Trung Quốc. Sau này mới đi ra buôn bán. Việc này rất khó mà kiểm chứng được. Cha anh mất năm 89 tại Bắc Kinh.

Theo như “Câu chuyện Bắc Kinh” thì tai nạn giao thông bi thảm dẫn đến cái chết của Lam Vũ vào tháng 11 năm 1994, nghe là tai nạn do va chạm giữa xe tải và xe taxi. Và theo như điều tra cụ thể, thì chính xác là vào 27/11/1994 tại cầu Đào Nhiên Đình ở Bắc Kinh có xảy ra một vụ va chạm giữa một xe tải và một xe taxi, làm bốn người tử vong. Còn trong câu chuyện nguyên bản thì chỉ có một mình Lam Vũ qua đời. Thế nên về cái chết của Lam Vũ, có thể cậu không phải chết do tai nạn, mà là do Linh Tuệ đã sửa lại, thậm chí có thể là đã mất từ trước đó, vào 21/9 có một vụ bắn giết ở Kiến Quốc Môn, nhưng giờ đã không thể tra xét thực hư được nữa. Còn Trần Hãn Đông vẫn sống ở một nơi nào đó trên thế giới này, tuy rằng Lam Vũ đã chết, nhưng cậu vẫn còn sống mãi trong trái tim anh. Cầu mong cho hai người họ, vĩnh viễn hạnh phúc, ở một nơi nào đó …

Bởi vì tác giả “giấu mặt” Trần Hãn Đông có nhắc đến một đoạn như thế này ” Khi tuổi còn rất trẻ, cha anh có quan hệ với giai cấp lãnh đạo, đảm nhận chức vị trọng yếu bên ngành xuất nhập khẩu”. Về phần này khá dễ dàng để điều tra. Mặt khác, tại đoạn viết về Đại học Thanh Hoa, thì rất nhiều điều mô tả về khoa kiến trúc ở đây đều hết sức chính xác. Nếu như một người chưa từng học qua ở đây, chắc chắn sẽ không thể miêu tả chính xác đến vậy. Tỷ như là, năm 1987, sinh viên khoa kiến trúc ở tại lầu 8, điều này đâu phải ai cũng biết, nếu như không nói là, rất khó để mà biết được. Bởi vì hiện nay, tầng 8 này đã được sửa sang lại biến thành KTX dành cho nữ sinh.

Còn có nữa là, chúng ta đích thực xác thực được rằng ” vào năm 1987 khoa kiến trúc có một học sinh nam họ Lam nhìn rất tuấn tú, và cũng là một sinh viên vô cùng xuất sắc ưu tú.

Giám chế Trương Vĩnh Ninh trên mạng đã đọc được câu chuyện này, ông hết sức cảm động, và đã mang cuốn tiểu thuyết này đến Hồng Kong tìm đạo diễn Quan Cẩm Bằng, nội dung chuyển thể do Ngụy Thiệu Ân. Ông đã nói rất rõ rằng, “Câu chuyện Bắc Kinh” đây là một câu chuyện “người thật việc thật”, ông cũng đã mất rất nhiều thời gian, hết sức vất vả khó nhọc để đi tìm tác giả.Ông cũng ở trên mạng đăng rất nhiều những lời thông báo tìm người để tìm kiếm tác giả.

Một năm sau đó, một nhà xuất bản ở Hong Kong sau khi đã xem xong cuốn tiểu thuyết, đã gọi điện cho giám chế Trương Vĩnh Ninh ngỏ ý muốn gặp tác giả để xuất bản sách này, ông đã trả lời rằng : “Tôi đã tìm được tác giả “Linh Tuệ” rồi. Sau đó, tôi đã gọi điện cho cô ấy. Cô ấy nói mình chính là tác giả Linh Tuệ. Tôi đã hỏi lại ‘ Thật cô là Linh Tuệ?’. Bởi trong điện thoại bên kia đầu dây là một giọng nữ còn rất trẻ khiến tôi kinh ngạc :’Cô là tác giả hay là bạn gái của tác giả? Hay là đã có chuyện gì?’. Cô ấy khẳng định chính mình là tác giả. Tôi đã hỏi, làm sao cô ấy có thể viết ra được một câu chuyện đồng tính chân thực, trần trụi , sâu sắc, xúc động đến vậy ? Lại am hiểu rất sâu sắc nữa. Cô ấy nói tới nói lui một hồi, cuối cùng đã thẳng thắn thừa nhận “Bắc Kinh cố sự” hay “Bắc Kinh chi thu” chính là một câu chuyện có thật, mà cố sự ấy, chính là do một con người bí ẩn có tên là “Trần Hãn Đông” đã ngồi kể lại cho cô nghe hết sức rõ ràng, tỉ mỉ, chi tiết. Rồi Linh Tuệ biên tập lại và đăng lên trên mạng. Cô nói rằng, Trần tiên sinh ấy nhấn mạnh rằng, mong muốn mình ẩn thân trong bóng tối, không bị xuất đầu lộ diện, đối với vấn đề bản quyền hoàn toàn không có đòi hỏi gì, chỉ đề nghị không nên nhắc tới mình. Mặt khác, khi ký kết hợp đồng, là do mẹ cô cùng với một người bạn tốt thay mặt mà đến, thông qua chuyển phát nhanh, chúng tôi cùng ký hợp đồng. Tôi đã mua được bản quyền của “Bắc Kinh cố sự” như thế đấy. “

Giám chế Trương Vĩnh Ninh còn nói rằng, trong tay họ còn cócòn có lời giải thích của chính tác giả rằng : “Thứ nhất, cuốn tiểu thuyết này tôi đã đưa lên ở trang nào, vào lúc nào. Thứ hai, chúng tôi có hợp đồng chuyển tiểu thuyết thành tác phẩm điện ảnh. Thứ ba, nhà sản xuất có một biên lai thu tiền do mẹ tác giả ký”. Tôi cho rằng cả ba điều này đều có hiệu lực về mặt pháp luật. Ở đây tôi cũng muốn nói ra, để nói rằng bộ phim này được làm một cách hợp pháp. Đạo diễn Quan Cẩm Bằng cũng nói hết sức rõ ràng, nếu như không xin phép được, chúng tôi đã không thể quay được bộ phim này”.

Tiểu thuyết “Câu chuyện Bắc Kinh” do Group Power Workshop Limited ủy quyền cho NXB Touhan xuất bản.

Bằng chứng thời gian trong truyện:

Bắt đầu câu chuyện, Lam Vũ nói cho Hãn Đông biết cậu hơn 16 tuổi gần 17 tuổi, học sớm 1 năm và nhảy 1 lớp, sắp vào đại học.

Tính từ lúc cậu và Hãn Đông quen nhau đến năm xảy ra sự kiện Thiên An môn đã trải qua 2 lần giao thừa (lần 1 vào cuối chương 4, lần 2 (chính là năm xảy ra sự kiện Thiên An môn) vào cuối chương 7 )

Thời gian cậu nhập học dễ dàng có thể tìm được, chắc là tháng 9 năm 1987 >> Lam Vũ sinh vào khoảng năm 1971.

Đoạn cuối tiểu thuyết không nói Lam Vũ chết năm bao nhiêu tuổi. Nhưng hãy thử tính theo thời gian trong truyện. Sau sự kiện Thiên An môn (4/6/1989), phương Tây bắt đầu áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế, kho hàng của Hãn Đông bị thiêu hủy.

Sau đó tuyết rơi, Hãn Đông giúp đỡ Lưu Chinh >>> kho hàng bị thiêu khoảng tháng 7 đến 11 năm 1989.

Lưu Chinh nợ Hãn Đông 1 món nợ ân tình, hơn 4 năm sau thì trả lại, chính là khoảng tháng 1 đến tháng 6 năm 1994, khi Hãn Đông phải vào tù.

Hãn Đông ngồi tù 3 tháng. tầm tháng 4 đến tháng 9 năm 1994, lúc này Hãn Đông quen Lam Vũ đã hơn 7 năm, phù hợp với 1 câu trong truyện: “Chúng tôi đã quen nhau được bảy năm.” (chương 28) “Một ngày tháng Ba, Lanyu gọi tôi đến chỗ em. Chúng tôi cùng nhau rồi nói chuyện. “

“Tháng Tư. Tôi nhận được giấy thông báo vì có liên quan đến vụ Tsu Hang, sổ sách của công ty tôi cũng sẽ bị kiểm tra. Tôi đang trong thời kì khó khăn không thể lường trước được.”

“Tháng sau tôi bị bắt.”

(chương 26)

Như vậy thời gian Hãn Đông bị bắt chính xác là khoảng tháng 5 tháng 6 năm 1994.

Ba tháng sau tức tháng 8 tháng 9 năm 1994, Hãn Đông ra tù. Cuối mùa thu năm đó, Lam Vũ chết. Lúc đó là tháng 11 năm 1994. Như vậy Lam Vũ chết năm 23, 24 tuổi. Vậy còn Hãn Đông? Theo như lời kể trong truyện thì hãn Đông hơn Lam Vũ 10 tuổi, tức khoảng 33,34 tuổi.

Như vậy, chúng ta có thể nói rằng, “Câu chuyện Bắc Kinh” là một câu chuyện hồi ức bi thương đau khổ của Trần Hãn Đông. Nói về cuộc đời ư, mỗi người chúng ta chẳng phải cũng như anh sao, cũng đều có những câu chuyện của riêng mình. Ghi chép lại, hồi tưởng lại, đối với tuổi thanh xuân đã qua đi không bao giờ hối hận, có thể thương cảm, có thể bi ai, trong tâm luôn có một thứ tình cảm thuần khiết trong sáng, chân thành và lãng mạn. Chúng ta lớn lên trong thời điểm này, đối với quan điểm truyền thống phản đối đồng tính, luôn muốn đòi hỏi sự tự do, bình đẳng, thái độ cùng cách sống không muốn bị ràng buộc. Đối với những khái niệm coi đồng tính không phải tình yêu, là tội ác, là xấu xa, thật buồn cười. Đồng tính dị tính chẳng có gì khác biệt, cũng như là có người hút thuốc có người không hút, có người ăn chay có người không ăn chay mà thôi. Không phải là ngoài bản thân mình, thì những người khác đâu có quyền gì can thiệp vào đời sống riêng tư của người khác đến vậy. Đồng tính thì sao? Mà dị tính thì sao chứ? Tại sao dị tính có thể cùng nhau khoác tay vui đùa, còn đồng tính thì phải che giấu? Phải ở trong góc khuất, chịu bao nhiêu thống khổ.

Yêu một người, sao mà đến nói ra lời cũng không được thốt nên lời thế?

Về hình ảnh chúng mình tìm được, đây có thể được coi như “di ảnh” của Lam Vũ.

23.5.1994 âm lịch là ngày nào năm 2024

Lam Vũ ngoài đời thật.

Đây là hình của sinh viên Lam Vũ học tại đại học Thanh Hoa. Sau khi điều tra tư liệu, được biết cha cậu nguyên quán Cát Lâm, mẹ là người Hàng Châu, Lam Vũ sinh tháng 12 năm 1971 ở tỉnh Thanh Hải, chết tháng 11 năm 1994 năm 23 tuổi. Điều này vô cùng phù hợp với những gì chúng ta được biết về Lam Vũ trong truyện.

Như vậy, đến đây, cũng chỉ có thể khẳng định rằng, Lam Vũ và Hãn Đông là những nhân vật có thật, còn, họ là ai, họ còn sống hay không, giờ họ đang ở đâu và như thế nào, đến giờ vẫn còn là một câu hỏi bỏ ngỏ. Bạn cũng như mình, hãy cứ tin vào điều mình muốn tin, vậy đó.

Sa Thủy – lingsan. ( mà công lao phần lớn là của lingsan, mình chỉ loi choi theo thôi XD).

PS1:Sẽ có một bài phỏng vấn tác giả, bọn mình sẽ biên tập đưa lên sau, nếu như bạn nào có hứng thú .

PS2: “Câu chuyện Bắc Kinh” còn có một câu chuyện tiếp theo. Liệu mình có nên biên tập XD? Vì câu chuyện này có cái kết là HE :”>. Vì thế nên mình cũng hơi lung lay trước giả thuyết Lam Vũ chưa chết. Mình cũng không tin đâu, nhưng đích thực là Tiểu Hòa có viết đấy.

PS3: Bài viết là của chúng mình. Những đoạn trích dịch là bọn mình tổng hợp từ những nguồn thông tin trên mạng và sự suy luận của bản thân. Chân thành cám ơn các bạn.

PS4:Cuối cùng, phải xin lỗi ( cúi rạp mình) vì sự trễ nải của mình 2 tuần rồi. Lý do thì dù có nói gì cũng chỉ là ngụy biện, beta lingsan đang ốm & bị một núi công việc chất chồng, còn mình thì đang trong giai đoạn chuẩn bị cho một kỳ thi quan trọng, nhưng chúng mình hứa sẽ sớm đưa Bạch Y Kiếm Khanh quay lại thôi. Cám ơn Vân Vân, cám ơn Hiên và các bạn thật nhiều là nhiều nhé :”>.