Thế vận hội đầu tiên được tổ chức ở quốc gia nào và có tên gọi là gì

Nguồn: First modern Olympic Games, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1896, Thế vận hội Olympic, một truyền thống lâu đời của Hy Lạp cổ đại, đã được tái sinh ở Athens 1.500 năm sau khi bị cấm bởi Hoàng đế La Mã Theodosius I. Vào lúc khai mạc Thế vận hội Athens, Vua Georgios I của Hy Lạp và đám đông 60.000 khán giả đã chào đón các vận động viên từ 13 quốc gia đến tham dự cuộc tranh tài quốc tế.

Thế vận hội Olympic lần đầu tiên được tổ chức tại Olympia, thuộc thành bang Elis của Hy Lạp vào năm 776 trước Công nguyên, nhưng nhìn chung mọi người đều chấp nhận rằng Thế vận hội đã tồn tại ít nhất 500 năm tính đến thời điểm đó. Thế vận hội cổ đại, được tổ chức bốn năm một lần, diễn ra trong một lễ hội tôn giáo tôn vinh thần Zeus của Hy Lạp.

Vào thế kỷ thứ VI TCN, các vận động viên đến từ hàng chục các thành phố Hy Lạp, và đến thế kỷ thứ V TCN, họ đến từ khoảng 100 thành phố từ khắp đế chế Hy Lạp. Ban đầu, các cuộc tranh tài Olympic được giới hạn trong các cuộc thi chạy, nhưng sau đó một số sự kiện khác đã được bổ sung, bao gồm đấu vật, đấm bốc, đua ngựa và đua xe ngựa, và các cuộc tranh tài quân sự. Cuộc thi năm môi phối hợp [pentathlon], được giới thiệu vào năm 708 TCN, bao gồm thi chạy, nhảy cao, ném đĩa, ném lao, và đấu vật. Với sự trỗi dậy của Rome, Thế vận hội đã suy tàn, và vào năm 393 SCN, Theodosius I, một Kitô hữu, đã bãi bỏ Thế vận hội như là một phần trong nỗ lực của ông để đàn áp chủ nghĩa ngoại giáo ở Đế chế La Mã.

Với thời kỳ Phục hưng, châu Âu bắt đầu một niềm say mê lâu dài với nền văn hoá Hy Lạp cổ đại, và trong thế kỷ 18 và 19, một số quốc gia đã tổ chức các lễ hội thể thao và văn hóa phi chính thức mang tên “Thế vận hội Olympic”. Tuy nhiên, mãi cho đến năm 1892, vị nam tước trẻ người Pháp Pierre de Coubertin mới nghiêm túc đề xuất khôi phục Thế vận hội như một cuộc tranh tài quốc tế lớn sẽ diễn ra bốn năm một lần. Trong một hội nghị về thể thao quốc tế tại Paris vào tháng 6 năm 1894, Coubertin một lần nữa nêu lên ý kiến này, và 79 đại biểu từ chín quốc gia đã nhất trí thông qua đề xuất của ông. Ủy ban Olympic Quốc tế [IOC] được thành lập, và Thế vận hội đầu tiên được lên kế hoạch tổ chức vào năm 1896 tại Athens, thủ đô Hy Lạp.

Tại Athens, 280 đại biểu từ 13 quốc gia đã tham dự 43 nội dung thi đấu, bao gồm các môn điền kinh, bơi lội, thể dục dụng cụ, đạp xe, đấu vật, cử tạ, đấu kiếm, bắn súng, và quần vợt. Tất cả các đấu thủ đều là nam giới, và một vài trong số những người dự thi là các khách du lịch đã vô tình bắt gặp Thế vận hội và được phép đăng ký. Các cuộc thi điền kinh đã được tổ chức tại sân vận động Panathenaic, vốn được xây dựng từ năm 330 TCN và đã được khôi phục cho Thế vận hội 1896. Đội tuyển Mỹ đã giành chiến thắng 9 trong số 12 cuộc thi này. Thế vận hội 1896 cũng đã mang đến cuộc thi marathon đầu tiên, chạy theo lộ trình dài 25 dặm vốn được thực hiện bởi một người lính Hy Lạp, người đã mang tin về chiến thắng quân Ba Tư từ Marathon đến Athens vào năm 490 TCN. Vào năm 1924, độ dài chặng đua marathon đã được chuẩn hóa ở mức 26 dặm và 385 yard. Rất trùng hợp, một người Hy Lạp, Spyridon Louis, đã chiến thắng cuộc chạy đua marathon đầu tiên tại Thế vận hội Athens 1896.

Pierre de Coubertin trở thành chủ tịch IOC năm 1896 và đã dẫn dắt Thế vận hội qua những năm đầu khó khăn, khi nó thiếu sự ủng hộ rộng rãi và bị lu mờ bởi các hội chợ thế giới. Năm 1924, Thế vận hội Olympic thành công thực sự đầu tiên đã được tổ chức tại Paris, với hơn 3.000 vận động viên, trong đó có hơn 100 phụ nữ, đến từ 44 quốc gia. Thế vận hội mùa đông đầu tiên cũng được tổ chức vào năm đó. Năm 1925, Coubertin nghỉ hưu. Thế vận hội đã được coi là cuộc thi thể thao quốc tế quan trọng nhất. Tại Thế vận hội mùa hè 2000 tại Sydney, hơn 10.000 vận động viên đến từ 200 quốc gia đã tham dự, trong đó có gần 4.000 phụ nữ. Năm 2004, Thế vận hội mùa hè đã quay trở lại Athens, với hơn 11.000 vận động viên tranh tài với nhau đến từ 202 quốc gia. Trong một khoảnh khắc tự hào đối với người Hy Lạp và thú vị cho khán giả, cuộc thi ném tạ đã được tổ chức tại địa điểm của Thế vận hội Cổ đại ở Olympia.

Thế vận hội Olympic là một sự kiện luôn được tất cả các quốc gia trên thế giới quan tâm và mong chờ. Vậy Thế vận hội Olympic là gì, tổ chức mấy năm 1 lần?  Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về sự kiện này qua bài viết dưới đây nhé!

Thế vận hội Olympic là một sự kiện luôn được tất cả các quốc gia trên thế giới quan tâm và mong chờ.

Thế vận hội Olympic là gì?

Thế vận hội [chữ Hán: 世運會] hay Olympic [tiếng Hy Lạp: Ολυμπιακοί Αγώνες/ Olympiakoí Agónes, tiếng Anh: Olympic Games, tiếng Pháp: Jeux olympiques], còn có tên gọi cũ là Thế giới vận động hội, hiện nay gọi là Thế vận hội Olympic. Đây là một sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh, là ngày hội tranh tài ở nhiều môn thể thao giữa các quốc gia trên toàn thế giới.

Thế vận hội gồm Thế vận hội mùa hè và Thế vận hội mùa đông được tổ chức xen kẽ, cách nhau 2 năm [vào các năm chẵn]. Đây là một đại hội thể thao không chỉ là đua sức thể lực mà còn mang ý nghĩa biểu trưng cho tinh thần đoàn kết, hòa bình của toàn nhân loại. Tuy nhiên, thông thường, khi nhắc đến Thế vận hội Olympic, người ta thường mặc định là đang nói đến Thế vận hội mùa hè. 

Olympic được tổ chức mấy năm 1 lần?

Thế vận hội Olympic mùa hè được tổ chức 4 năm/lần bắt đầu từ năm 1896, trừ những năm diễn ra chiến tranh thế giới [như Chiến tranh thế giới thứ II]. Thế vận hội mùa đông ra đời muộn hơn khá nhiều, vào năm 1924, và được tổ chức riêng cho những môn thể thao mùa đông. Mới đầu nó được tổ chức cùng năm với Thế vận hội mùa hè, nhưng từ năm 1994, Thế vận hội mùa đông và Thế vận hội mùa hè diễn ra xen kẽ cách nhau 2 năm.

Lịch sử ra đời và ý nghĩa của Thế vận hội Olympic

Ngày hội thể thao thế giới Olympic hiện nay vốn bắt nguồn từ các cuộc thi đấu thể thao thời Hy Lạp cổ đại từ năm 776 TCN cho đến khi Hoàng đế La Mã là Theodosius I cấm đoán vào năm 394. Đại hội Olympic [cổ đại] là lễ hội nổi tiếng nhất trong bốn lễ hội quốc gia của Hy Lạp cổ đại [ba lễ hội kia là lễ Isthmian, Pythian và Nemean]. Nó thường được tổ chức vào mùa hè, cứ bốn năm một lần tại đền thờ thần Zeus ở thành phố Olympia. Người chiến thắng đầu tiên trong Đại hội Olympic là Koroibos.

Thế vận hội hiện đại ngày nay được khởi xướng bởi Nam tước người Pháp Pierre Frèdy de Coubertin. Olympic được tổ chức lần đầu tiên vào cuối thế kỷ 19. Ủy ban Olympic quốc tế [IOC] đã trở thành cơ quan chủ quản của Phong trào Olympic, với Hiến chương Olympic xác định cấu trúc và cơ quan có thẩm quyền của nó.

Đại hội thể thao Olympic hiện đại bắt đầu vào năm 1896 tại Aten [Athens], Hy Lạp, hai năm sau khi nhà sư phạm và tư tưởng người Pháp - Pierre de Coubertin đề xuất rằng thế vận hội Olympic của người Hy Lạp cổ đại cần được hồi sinh để tôn vinh nền hòa bình thế giới. Cho đến ngày nay, Thế vận hội Olympic vẫn giữ được giá trị truyền thống đó khi đây là ngày hội thể thao lớn nhất hành tinh, quy tụ các vận động viên giỏi đến từ hàng trăm quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Không chỉ tranh tài trong các môn thi đấu các vận động viên, các đoàn thể thao chính là những nhân tố góp phần thúc đẩy liên kết, hợp tác giữa các quốc gia, tôn vinh hòa bình, bác ái và tinh thần cao thượng của nhân loại. 

Những sự thật thú vị về Olympic

  1. Thế vận hội Olympic hiện đại diễn ra lần đầu tiên vào năm 1896 và cho đến năm 2020, đã có 31 kỳ Thế vận hội diễn ra thành công. 
  2. Ở Hy Lạp cổ đại, trong các kỳ Olympic, các vận động viên không cần phải lo lắng về vấn đề tài trợ, bảo vệ, hay trang phục... bởi họ thi đấu hoàn toàn trong tình trạng khoả thân.
  3. Thế vận hội Olympic thời cổ đại có thể kéo dài 5 - 6 tháng.
  4. Phụ nữ được phép tham gia thi đấu trong Thế vận hội Olympic kể từ năm 1900.
  5. Từ 1924 - 1992, Thế vận hội Olympic mùa đông và mùa hè được tổ chức trong cùng một năm. Ngày nay, chúng được chia ra các chu kỳ riêng biệt và được tổ chức thay thế nhau cứ hai năm một lần.
  6. Cho đến nay, mới chỉ có bốn vận động viên đã giành được huy chương cả ở Olympics mùa đông và mùa hè. Và cũng chỉ có một vận động viên người Đức là Christa Ludinger-Rothenburger, đoạt huy chương trong cùng một năm.
  7. Các ngôn ngữ chính thức của thế vận hội là Tiếng Anh và Tiếng Pháp, ngoài ra còn có ngôn ngữ chính thức của nước chủ nhà.
  8. Từ 1912 - 1948, Olympic đã từng có môn thi cho các hoạ sĩ, nhà điêu khắc, kiến ​​trúc sư, nhà văn, và nhạc sĩ... Họ cũng đã thi đấu giành huy chương trong các lĩnh vực tương ứng của họ.
  9. Trong Thế vận hội Berlin 1936, hai vận động viên nhảy sào người Nhật cùng giành được vị trí thứ hai. Thay vì thi đấu một lần nữa họ đã cắt hai huy chương bạc và đồng thành hai nửa và nối hai nửa khác nhau vào để mỗi người đều có một chiếc huy chương nửa bạc nửa đồng.

  1. Đuốc Olympic được thắp theo cách thức cũ trong một nghi lễ cổ xưa tại đền thờ của Hera, ở Hy Lạp: Các nữ diễn viên, mặc trang phục của nữ tư tế Hy Lạp, sử dụng một chiếc gương parabol và ánh nắng mặt trời để đốt đuốc.
  2. Chúng ta thường thấy đuốc Olympic được mang bởi các vận động viên chạy tiếp sức, nhưng trên thực tế, nó đã được di chuyển bằng khá nhiều phương tiện như thuyền, trên máy bay, trên lưng ngựa, trên lưng một con lạc đà, qua tín hiệu radio, dưới nước, và trên một chiếc cano.
  3. Thế vận hội London 2012 là Olympic đầu tiên mà ở đó tất cả các nước tham gia đều gửi đến các vận động viên nữ.
  4. Năm vòng tròn biểu tượng của Olympic được thiết kế bởi Baron Pierre de Coubertin, người đồng sáng lập Thế vận hội Olympic hiện đại - đại diện cho năm châu lục sống trên thế giới. Sáu màu - xanh biển, vàng, đen, xanh lá, đỏ và nền màu trắng - được lựa chọn vì cờ của mỗi quốc gia đều có chứa ít nhất một trong số những màu này.
  5. Linh vật chính thức đầu tiên của Olympic là Waldi, chú chó giống Dachshund, xuất hiện ở Thế vận hội năm 1972 tại Munich.
  6. Thế vận hội 2016 ở Rio sẽ đánh dấu lần đầu tiên Olympic được tổ chức ở Nam Mỹ.
  7. Trong suốt thời gian 17 ngày của Olympic mùa hè 2016, 10.500 vận động viên đến từ 205 quốc gia sẽ đại diện cho 42 môn thể thao và tham gia vào 306 cuộc tranh tài ở Rio.
  8. Thế vận hội Olympic lần thứ 32 diễn ra tại Nhật Bản vào năm 2020 đã bị hoãn lại 1 năm [tổ chức vào năm 2021] do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

Hy vọng rằng qua bài viết trên đây, bạn đã biết được Thế vận hội Olympic là gì cũng như biết được một số fact thú vị về sự kiện thể thao quốc tế này. Để tham khảo thêm những thông tin thú vị khác về Olympic, hãy truy cập ngay META.vn nhé! Hẹn gặp lại bạn trong các bài viết sau. 

Bạn đang xem: Thế vận hội Olympic là gì? Olympic mấy năm 1 lần?

Chuyên mục: Tra cứu thông tin

Video liên quan

Chủ Đề