Ngầm tràn là gì

Lãnh đạo xã Nghinh Tường [Võ Nhai] cùng thành viên trong Ban chỉ huy PCTT & TKCN xã kiểm tra thực tế tại ngầm tràn xóm Nà Lẹng [đường đi sang xã Sảng Mộc].

Là địa phương có hơn chục ngầm tràn tại các tuyến đường liên xóm, liên xã nên khi xuất hiện trận mưa lớn vào rạng sáng ngày 23-8 vừa qua, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn [PCTT & TKCN] xã Nghinh Tường [Võ Nhai] đã triển khai cấp bách các phương án nhằm đảm bảo an toàn cho người dân trong xã, đặc biệt là tại các khu vực có ngầm tràn.

Anh Hoàng Văn Lợi, Thường trực Đội Xung kích PCTT xã Nghinh Tường cho biết: Trận mưa lớn bắt đầu từ lúc 3 giờ và kéo dài vài tiếng, nên ngay sau đó các thành viên của các tổ xung kích PCTT tại các xóm đã khẩn trương kiểm tra thực tế, đặc biệt là tại các vị trí có cầu, ngầm tràn. Đến 6 giờ sáng cùng ngày, chúng tôi đã kịp thời bố trí người trực chốt chặn tại 5 ngầm tràn có nước ngập sâu ở mức độ nguy hiểm, căng dây cảnh báo và ngăn chặn không cho người và phương tiện di chuyển qua tràn…

Căng dây ngăn người và phương tiện đi qua khi lũ lớn.

Xã Nam Hòa [Đồng Hỷ] có 7 ngầm tràn trên địa bàn, trong trận mưa lớn ngày 23-8 vừa qua, 6 ngầm tràn bị ngập sâu thì đều có lực lượng trực chốt chặn để cảnh báo, không cho người dân đi qua khi chưa đảm bảo an toàn.

Ông Lê Văn Lâm, Chủ tịch UBND xã Nam Hòa thông tin: Trong mỗi đợt nhận được văn bản của tỉnh, huyện dự báo, cảnh báo về thiên tai có thể xảy ra trên địa bàn xã, Ban chỉ huy PCTT và TKCN xã đều phân công nhiệm vụ, lịch trực cho các lực lượng nhằm kịp thời ứng cứu, xử lý các sự cố bất ngờ.

Vì vậy nên khi có mưa lớn xảy ra, các tổ đội đã kịp thời phát hiện tình trạng ngập lụt tại các tràn và nhanh chóng lập chốt chặn, căng dây, đặt biển cảnh báo, nhắc nhở, ngăn không cho người và phương tiện di chuyển qua. Như tràn Ngòi Chẹo trên tuyến Quốc lộ 17, mặc dù có lực lượng cảnh sát giao thông tỉnh túc trực xong xã vẫn bố trí lực lượng tham gia trực tại phía điểm đầu còn lại của tràn để đảm bảo tuyệt đối bảo an toàn cho người dân.

Ngoài ra, Ban chỉ huy PCTT & TKCN xã cũng tuyên truyền, vận động người dân hạn chế ra đường khi mưa lớn; nghiêm cấm người và phương tiện lưu thông trên cầu, ngầm tràn khi nước lũ về… Nhiều năm qua, trên địa bàn xã không xảy ra tai nạn đáng tiếc gây thiệt hại về người và tài sản.

Khi có lũ lớn, việc di chuyển qua các ngầm tràn rất nguy hiểm.

Để chủ động đối phó với các tình huống khi xảy ra mưa bão, hằng năm, Ban an toàn giao thông, Ban chỉ huy PCTT & TKCN các huyện, thành, thị trong tỉnh đều chủ động xây dựng kế hoạch và các phương án “4 tại chỗ” trong PCTT & TKCN trên địa bàn, trong đó chỉ đạo các xã, thị trấn thực hiện nghiêm túc công tác thông tin, cập nhật kịp thời tình hình mưa bão.

Đối với các địa phương có hệ thống sông, suối chảy qua, vào các đợt mưa lớn, nước từ thượng nguồn đổ về, các ngầm tràn đều trong tình trạng ngập, dòng nước chảy xiết và trở thành mối nguy hiểm cho người tham gia giao thông, chính vì thế, các địa phương cần phải lập chốt chặn khi có mưa to, lũ quét và hướng dẫn đường đi an toàn, đảm bảo lưu thông cho người và phương tiện…

Tuy nhiên, những năm qua trên địa bàn tỉnh vẫn có trường hợp người dân gặp nạn, bị đuối nước khi qua cầu tràn, trong đó có trường hợp do không thông thạo địa hình, vô tình di chuyển trong đêm tối đúng lúc mưa to, nước sông lên nhanh nên đã bị lũ cuốn trôi, nhưng cũng có trường hợp chủ quan, cố tình đi qua dù đã thấy cảnh báo.

Mùa mưa lũ năm nay dự báo sẽ diễn biến phức tạp, chính vì vậy, bên cạnh việc chủ động của các địa phương trong việc lập chốt chặn tại các ngầm, cầu tràn khi có mưa to thì người dân cũng cần nêu cao tinh thần cảnh giác, tránh tâm lý chủ quan với thiên tai. Lãnh đạo  địa phương và người dân ở những vùng có nhiều ngầm tràn kiến nghị ngành Giao thông bổ sung thêm thiết bị cảnh báo, hệ thống lan can hoặc dây xích 2 bên ngầm tràn để phòng khi có người, phương tiện bị nước cuốn trôi khi lũ về đột ngột…

Thanh Phong
baothainguyen.vn

Laocaitv.vn - Trên địa bàn tỉnh Lào Cai hiện vẫn còn tồn tại khá nhiều ngầm tràn và đây là những vị trí tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm trong mùa mưa lũ. Trên thực tế, thời gian vừa qua đã có trường hợp người dân gặp nạn khi vượt qua ngầm tràn vào thời điểm lũ về. Việc nâng cao cảnh giác khi qua các ngầm, đập tràn là thực sự cần thiết, để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của người dân trong mùa mưa bão.

Vượt ngầm vào thời điểm mưa lũ là vô cùng nguy hiểm.

Tại ngầm Khánh Yên Hạ, huyện Văn Bàn, những ngày vừa qua, do ảnh hưởng của cơn bão số 3, mưa lớn tại khắp các địa phương trong tỉnh, dẫn tới lũ đầu nguồn đổ về, chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ, nước lũ đã dâng cao cả mét. Người dân bản địa thì đã quá quen thuộc với những hình ảnh như thế này và họ biết rằng, vượt ngầm vào thời điểm này là vô cùng nguy hiểm. Tuy nhiên, với không ít người từ nơi khác đến, do chủ quan, không lường trước hết được những nguy cơ có thể xảy ra, nên họ vẫn đi qua. Ông Mai Hồng Ngọc, thôn Pắc Sung, xã Khánh Yên Hạ, huyện Văn Bàn cho biết: "Nước ở đây nhìn thế thôi nhưng chảy rất siết, nó tràn lên cả hơn mét, không thể đi qua được, kể cả ô tô 10 tấn. Chúng tôi ở đây thấy có người lạ đi qua thì cũng ko cho qua đâu, trước chưa có đường tránh thì bảo quay về, còn bây giờ có đường tránh rồi thì chỉ cho họ, đi xa một tý nhưng nó an toàn".

Những năm gần đây, các vụ tai nạn gây thiệt hại về người, về của, do vượt ngầm tràn mùa lũ vẫn diễn ra khá thường xuyên, mặc dù đã có sự cảnh báo của người dân bản địa, của các lực lượng chức năng và cấp ủy chính quyền các địa phương, nhưng nhiều trường hợp tai nạn đáng tiếc vẫn xảy ra do sự thiếu cảnh giác của người dân. Tại ngầm tràn Nậm Mả, xã Võ Lao, “điểm đen” về giao thông mỗi khi mùa lũ về. Vào những thời điểm mưa lũ, chính quyền, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn xã Võ Lao luôn cử cán bộ chốt chặn để cảnh báo cho bà con đi qua đây. Tuy nhiên, vì một số nguyên nhân, việc cảnh báo vẫn chưa thực sự phát huy được hiệu quả tối đa. Ông Hà Ngọc Kiểm, Phó Chủ tịch UBND xã Võ Lao, huyện Văn Bàn chia sẻ: "Nhân dân cũng đề nghị có những cảnh báo, nhất là về ban đêm, mưa lũ đêm về đột xuất, lực lượng công an viên có thể chưa có mặt kịp. Biển cảnh báo thì chúng tôi đã lắp đặt rồi, nhưng chúng tôi đề nghị các cấp chính quyền lắp đặt các thiết bị cảnh báo, ví dụ như đèn, đề từ xa bà con biết là có nguy hiểm để tránh."

Ngầm Văn Sơn – Phú Nhuận, không có đường tránh, người dân phải di chuyển qua bằng các phương tiện tự chế là bè, mảng, mặc dù biết tiềm ẩn không ít nguy cơ mất an toàn.

Đặc biệt, tại một số khu vực ngầm tràn không có đường tránh như tại khu vực ngầm Văn Sơn – Phú Nhuận, hầu như mùa mưa lũ năm nào, người dân cũng phải buộc di chuyển qua bằng các phương tiện tự chế là bè, mảng, mặc dù biết tiềm ẩn không ít nguy cơ mất an toàn. Ông Trần Xuân Long, Chủ tịch UBND xã Phú Nhuận, huyện Bảo Thắng cho biết: "Chúng tôi cử lực lượng công an viên túc trực, nếu nước ứ thì cho bà con đi mảng qua, nhưng nước chảy xiết thì cấm tuyệt đối. Đây là tuyến đường duy nhất, không còn đường tránh nào khác, nên chúng tôi cũng rất mong có giải pháp nâng cấp ngầm hay làm cầu cứng để khắc phục tình trạng này".

Đa số các trường hợp tai nạn khi qua ngầm tràn đều do tâm lý chủ quan, chính vì vậy, trong khi chờ đợi các cấp, các ngành có kế hoạch nguồn lực để triển khai xây dựng các cầu kiên cố, bản thân người dân phải đề cao cảnh giác với thiên tai, không nên “đánh cược” với số phận khi cố vượt qua ngầm tràn trong những ngày mưa lũ.

Thu Hường – Minh Dũng

Mùa mưa lũ, mực nước sông, suối, ngầm tràn nước dâng cao, là mối nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông. Tuy nhiên, do ý thức chủ quan trong khi hệ thống biển cảnh báo chưa đầy đủ, nhiều người vẫn điều khiển phương tiện qua các ngẩm tràn, tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Ngầm tràn nối hai xóm Làng Chảo và Đồng Nghè 2 của xã Động Đạt

Ngầm tràn nối hai xóm Làng Chảo và Đồng Nghè 2 của xã Động Đạt, huyện Phú Lương được xây dựng từ những năm 1980. Ngầm tràn qua suối bao năm nay đã đảm bảo đi lại, sinh hoạt và giao thương cho hơn 300 hộ dân xung quanh, thế nhưng mỗi một mùa mưa, khi nước từ thượng nguồn đổ về, ông Hoàng Văn Minh, Bí thư chi bộ xóm Làng Chảo lại canh cánh nỗi lo về an toàn tính mạng của nhân dân khi di chuyển qua ngầm.

Ông Minh chia sẻ: “Sau mỗi trận mưa lớn, tất cả ngầm này đều ngập trên đầu người. Mỗi một năm bị ngập từ 3 đến 4 lần ở mức nước cao, khi ngập thì tất cả khu vực người dân ở 2 phía không đi lại được.”

Ngầm tràn nối 2 xóm Đồng Tâm và Khe Nác chỉ xe máy mới có thể đi qua

Cách khu vực ngầm tràn Làng Chảo không xa, ngầm tràn nối 2 xóm Đồng Tâm và Khe Nác cũng được xây dựng hàng chục năm nay. Người dân địa phương kể lại rằng việc ngã xe, rơi hàng hóa hay trượt chân đã trở thành chuyện thường ngày khi đi qua khu vực ngầm, thế nhưng đó chưa phải là hậu quả nghiêm trọng nhất có thể xảy ra ở vị trí này khi mùa mưa bão đến. Biết rằng mất an toàn, song được biết đây là con đường độc đạo của hàng trăm hộ dân ở Khe Nác - một xóm đặc biệt khó khăn của xã Động Đạt, huyện Phú Lương.

Ông Dương Văn Phong, trưởng xóm Đồng Tâm cho biết: “Xe ô tô và xe tải chưa thông được vì rất nguy hiểm, mùa mưa lũ nước dâng cao bà con không thể đi lại. Chính quyền địa phương và xóm đều cảnh báo bà con mưa lũ không nên đi qua ngầm tràn khi nước đang chảy xiết.”

Địa hình đồi núi phức tạp, bởi vậy mà đến nay xã Động Đạt, huyện Phú Lương còn tới 15 ngầm tràn nằm rải rác ở các xóm. Chính quyền địa phương hàng năm đều triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn lưu thông.

Ông Phạm Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND xã Động Đạt cho biết: “Trước hết là việc cảnh báo, thứ 2 là Ban phòng chống lụt bão của xã phân công cho từng xóm để cắm biển cảnh báo các khu vực nguy hiểm, và phân công cho từng bộ phận trực tại các điểm này, cảnh báo người dân không qua lại, để đảm bảo an toàn.”

Trước khi những cây cầu được xây dựng, thiết nghĩ chính quyền cơ sở cần tiếp tục tăng cường các giải pháp cụ thể để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho nhân dân trong mùa mưa bão, đặc biệt khi mực nước dâng cao tại các khu vực ngầm tràn trên địa bàn./.

Phương Thảo

Video liên quan

Chủ Đề