Lê thiếu nhơn là ai

Đôi lời của Lê Thiếu Nhơn: Sau khi đọc “Về bài viết của Lê Thiếu Nhơn về thơ Nguyễn Duy” trên trang web Hội Nhà văn VN, ngày 27-7-2010, tôi đã gửi phản hồi theo đúng Luật Báo chí. Nhanh như cắt, sáng hôm sau quả là buổi sáng đẹp trời, ông Hữu Thỉnh đã gọi điện thoại cho tôi với giọng tha thiết “cháu thông cảm cho chú” và hoan hỉ hứa hẹn “sắp tới chú sẽ mời cháu ra Hà Nội dự Hội thảo Thơ toàn quốc”, khiến tôi suýt phì cười. [Hình như kỹ nghệ “dỗ ngọt trẻ con” đã chiêu mộ được không ít nhà văn vùng sâu, nhà thơ vùng xa thèm khát được ban phát chút ơn huệ, nên ông Hữu Thỉnh đinh ninh có thể áp dụng cho mọi đối tượng!]. Lúc ấy, tôi cảm ơn thịnh tình của ông Hữu Thỉnh và khẳng định, dù tôi không phải bậc đại trượng phu và dù ông không ngọt lạt đẩy đưa mấy câu xã giao, thì tôi cũng không nhân dịp ông đang rối bời chuẩn bị đại hội nhà văn để tranh thủ tung ra công luận những điều bất lợi cho ông. Thú thật, một người trẻ như tôi mà được một nhân vật lừng lẫy như Hữu Thỉnh hạ mình nói lời mềm mỏng, thì cũng nên lấy làm mãn nguyện. Tuy nhiên, quan hệ tình cảm càng tốt đẹp với nhau bao nhiêu, thì đen trắng đúng sai càng phải sòng phẳng với nhau bấy nhiêu. Nhất là trong trường hợp ông Hữu Thỉnh đang đứng đầu Hội Nhà văn VN, thì cần làm gương cho giới văn nhân cả nước về thái độ ứng xử với tác phẩm phê bình văn học. Không thể vì lợi ích của một người hay của một nhóm người, mà đánh tráo học thuật trở thành học phiệt. Chúng ta sinh hoạt văn chương cũng như chúng ta tham gia giao thông, nếu ai cũng vượt đèn đỏ hoặc đi ngược chiều rồi xuê xoa cho qua chuyện, mà không nhận bất cứ hình thức xử phạt hay nhắc nhở nào, thì luật pháp được sinh ra để làm gì, đạo lý được sinh ra để làm gì? Đành rằng, oan gia nên giải không nên thắt. Đành rằng, sự tha thứ bao giờ cũng giống như món quà vô giá, nhưng sự tha thứ không thể dẫm đạp lên sự minh bạch và sự công bằng. Tiên lễ hậu binh, khi ông Hữu Thỉnh đã được Đại hội VIII bầu làm Chủ tịch Hội Nhà văn VN, tôi thấy đã đến lúc phải công bố thư ngỏ gửi ông Hữu Thỉnh, với mong muốn thái độ tiếp nhận và ứng xử văn chương kiểu chuyên quyền như vậy, sẽ không tái diễn trong nhiệm kỳ thứ ba làm Chủ tịch Hội của ông. Trang web Hội Nhà văn VN rêu rao “Về bài viết của Lê Thiếu Nhơn về thơ Nguyễn Duy” suốt 6 ngày mới chịu rút xuống, tôi xin nhượng bộ, sẽ xóa bài trao đổi này sau khi hiển thị 3 ngày! Có lẽ, đó cũng là một cách chọn lựa hữu hiệu, để tôi và mọi người có thêm cơ hội củng cố niềm tin: tấm hộ chiếu duy nhất đưa chúng ta bước vào thế giới văn chương, không phải danh vọng hay chức vụ, mà là sự tử tế!

CHỦ TỊCH HỘI NHÀ VĂN VN ỨNG XỬ VỚI PHÊ BÌNH THƠ BẰNG MỆNH LỆNH HÀNH CHÍNH?

LÊ THIẾU NHƠN

Tôi vốn trân trọng trang web Hội Nhà văn VN, vì sự quý mến dành cho những người đang vận hành địa chỉ văn chương này. Thế nhưng, sau khi đọc “Về bài viết của Lê Thiếu Nhơn về thơ Nguyễn Duy”, tôi không thể không trao đổi lại đôi điều. Nội dung nguyên văn trên trang web Hội Nhà văn VN ngày 25-7-2010 như sau: 

“Ngày 22/7/2010 Website Hội Nhà văn Việt Nam có đưa bài “Nguyễn Duy lấp lánh trang đời mỗi dày mỗi kịch” của Lê Thiếu Nhơn.Trong thời gian này Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam đang họp khẩn trương chuẩn bị Đại hội lần thứ VIII, công việc quá bộn bề nên Tổng Biên tập, nhà thơ Hữu Thỉnh, không có điều kiện đọc tất cả các bài trước khi đưa lên. Sau khi nhận được hồi âm của bạn đọc, Tổng Biên tập đã đọc kỹ bài báo và cho rằng, phê bình văn học là chuyện bình thường, nhưng bài viết nói trên đã tỏ ra thiếu công tâm và khách quan, mang tính phủ nhận quá trình sáng tạo và cống hiến của tác giả cho văn học Việt Nam mấy chục năm qua. Ban Biên tập Website Hội Nhà văn Việt Nam chân thành xin lỗi nhà thơ Nguyễn Duy và bạn đọc.T/M Ban Biên tập

Nhà thơ Hữu Thỉnh”

Trước hết, tôi xin nói ngay rằng, bài viết “Nguyễn Duy lấp lánh trang đời mỗi dày mỗi kịch”, tôi không gửi cho trang web Hội nhà văn VN. Ngay khi đưa bài viết của tôi lên web, thì những người thực hiện cũng ghi chú là copy từ lethieunhon.com. Nói rõ hơn, nếu không tính những trang web văn chương khác, thì bài viết của tôi đã được in đầy đủ trên tờ báo văn học nghệ thuật chuyên nghiệp nhất và uy tín nhất hiện thời tại miền Nam là tờ Văn Nghệ TPHCM, số ra ngày 15-7-2010. Vì vậy, tôi hết sức ngạc nhiên, không hiểu vì sao những dòng  chữ thiếu cân nhắc ấy lại được hân hạnh ký tên ông Hữu Thỉnh - Chủ tịch Hội nhà văn VN.

1. Nếu “Nguyễn Duy lấp lánh trang đời mỗi dày mỗi kịch” thực sự thuộc loại “tỏ ra thiếu công tâm và khách quan, mang tính phủ nhận quá trình sáng tạo và cống hiến của tác giả cho văn học Việt Nam mấy chục năm qua” thì không lẽ những người làm báo Văn Nghệ TPHCM từ Tổng biên tập Nguyễn Chí Hiếu cho đến Thư ký Tòa soạn Từ Kế Tường và những biên tập viên như Phan Ngọc Thường Đoan, Trần Hữu Dũng.. đều là những người ngây ngô và ngớ ngẩn cả hay sao? Những người làm báo Văn Nghệ TPHCM đều là hội viên Hội nhà văn VN. Nếu ông Chủ tịch Hội cảm thấy năng lực của họ kém quá thì nên nhẹ nhàng khuyên nhủ họ trả lại cái thẻ hội viên, chứ sao lại dùng lời lẽ nặng nề thế? 


Trước sự cố ngoài ý muốn, tôi đành chân thành xin lỗi các đồng nghiệp báo Văn Nghệ TPHCM. Vì một bài viết bé mọn của tôi mà lòng tự trọng nghề nghiệp của các anh, chị bị tổn thương sâu sắc!

2. Bài viết “Nguyễn Duy lấp lánh trang đời mỗi dày mỗi kịch” thuộc sở hữu của tôi. Trang web Hội Nhà văn VN tự ý lấy bài của tôi đưa lên, tôi không có thắc mắc gì. Rồi nghe phản hồi của bạn đọc nào đấy, trang web Hội nhà văn VN nhanh nhẹn bỏ xuống, tôi cũng không thắc mắc gì. Tuy nhiên, thưa ông Hữu Thỉnh, với biện giải “trong thời gian này Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam đang họp khẩn trương chuẩn bị Đại hội lần thứ VIII, công việc quá bộn bề nên Tổng Biên tập, nhà thơ Hữu Thỉnh, không có điều kiện đọc tất cả các bài trước khi đưa lên” thì vô tình hay cố ý cũng đã sỉ nhục trình độ những người giúp việc cho ông rồi. Ông có thể cho ông cái quyền đó, vì ông là cấp trên của họ. Còn bài viết của tôi không hề thuộc phạm vi “cấp dưới” của ông, tại sao ông tự cho mình cái quyền phán xét hống hách như vậy?


Ơ hay, thật là chuyện kỳ khôi! Con gà của nhà tôi, ông bắt sang nhốt vào nhà ông, rồi chính ông lại cầm gậy đuổi đánh con gà vì bộ lông chói mắt, rồi chính ông lại vòng tay khom lưng xin lỗi thiên hạ vì con gà có tiếng gáy chói tai? Tôi rất khâm phục sự ứng xử mã thượng của ông, nhưng ông Hữu Thỉnh ơi, xin ông tạm ngưng cơn hả hê đuổi đánh và cũng xin tạm ngưng cơn ngây ngất được chấp nhận lời xin lỗi, cho tôi nói một câu: con gà ấy của nhà tôi đấy!

3. Tôi không hề ý niệm xấu nào khi viết “Nguyễn Duy lấp lánh trang đời mỗi dày mỗi kịch”, vì giữa tôi và ông Nguyễn Duy không hề có thù hằn gì. Tôi viết về Nguyễn Duy vì thơ Nguyễn Duy có chứa đựng nhiều giá thị chênh vênh thẩm mỹ đáng trao đổi, không chỉ với người viết mà còn với người đọc. Thưa ông Hữu Thỉnh, hơn ai hết ông phải biết rằng, thời buổi kinh tế thị trường, người ta chỉ để mắt đến nồi canh, niêu cơm. Thậm chí, nếu còn một chút trí nhớ ít ỏi, thì người ta cũng cố gắng nhớ số tài khoản trong ngân hàng, chứ mấy ai nhớ đến thơ ca có ích lợi gì đâu! Hình như chính ông viết rất bi thống “thơ mỗi ngày càng ít người đọc hơn, con vẫn chọn thứ vũ khí này để bênh vực mẹ”, và thử ngoảnh lại hai nhiệm kỳ ông làm Chủ tịch thì Hội nhà văn VN vừa qua có được bao nhiêu cuốn sách phê bình thơ! Tôi đã bỏ công đọc thơ Nguyễn Duy, tôi đã bỏ sức viết về thơ Nguyễn Duy, còn ông chỉ cần liếc mắt qua đã hùng hồn tuyên bố: “tỏ ra thiếu công tâm và khách quan, mang tính phủ nhận quá trình sáng tạo và cống hiến của tác giả cho văn học Việt Nam mấy chục năm qua”. Thưa ông, ông không cần phân tích ý nào của tôi, cũng như không cần bắt bẻ câu nào của tôi, thì ông dựa vào đâu để buông ra một đánh giá ngạo nghễ như một mệnh lệnh hành chính như vậy? Ông đáng tuổi cha, tuổi chú của tôi nhưng trước quyền hưởng thụ văn chương thì mọi người đều bình đẳng như nhau. Xin ông nhớ cho rằng, một bà bán nước vối ở chợ Đồng Xuân, hay một bà bán bún bò Huế ở chợ Đông Ba, hoặc một bà bán hủ tíu ở chợ Bến Thành đều có quyền hưởng thụ văn chương tương đương ông Chủ tịch Hội nhà văn VN. Do đó, ông không thể quan liêu lấy thế  Chủ tịch Hội nhà văn VN để lấn át quyền được tiếp cận tác phẩm và phê bình tác phẩm của tôi! Trước một ý kiến mới mẻ có khả năng tạo ra dư luận khác nhau, ngay cả cơ quan quản lý Nhà nước cũng không bao giờ dùng biện pháp công nhiên ủng hộ người nọ và xuống tay trù dập người kia. Hơn nữa, trong trao đổi văn học nghệ thuật không có chân lý độc tôn, những người lịch lãm và tinh tế không ai cho phép mình là tiếng nói cuối cùng một cách chủ quan và cưỡng bức! 

Thưa ông Hữu Thỉnh! Ông bà ta đã cảnh tỉnh, đất để lâu ắt sinh cỏ, người sống lâu dễ sinh tật. Tôi thực sự nhìn vào độ tuổi 68 của ông để có chút ái ngại khi trao đổi thẳng thắn. Coi như một lần kính lão đắc thọ, tôi xin nhắc dùm ông, ở đất nước Việt Nam đang từng ngày vươn lên dân chủ và văn minh, Nguyễn Duy không phải là thần thánh, cho nên những gì Nguyễn Duy viết ra không phải là pháp lệnh bắt buộc mọi người phải tuân thủ và tôn thờ. Hay ông nhầm Nguyễn Duy là đại thi hào Nguyễn Du?  Bên cạnh việc khái quát những thành công, tôi chỉ ra vài khiếm khuyết trong thơ Nguyễn Duy "người rất yêu Nguyễn Duy có thể bào chữa thơ ông đã đạt đến mức giản dị, còn người ít yêu Nguyễn Duy có thể đánh giá thơ ông nhiều chỗ dễ dãi" thì ông lại bảo “tỏ ra thiếu công tâm và khách quan”. Tôi nhận định “Nguyễn Duy tạo được miền thơ riêng” và có những câu thơ thao thức muốn dân tộc mình sánh ngang các cường quốc năm châu, thì ông lại bảo “mang tính phủ nhận quá trình sáng tạo và cống hiến của tác giả cho văn học Việt Nam mấy chục năm qua”. Thái độ ấy là học thuật hay học phiệt, thưa ông? Nếu tôi bắt chước kiểu trao đổi học thuật bằng văn bản chính trị của ông, thì trước những dòng luộm thuộm mà ông đã công bố trên trang web Hội Nhà văn VN, tôi chỉ cần nói lại ngắn gọn “tư tưởng thù địch, luận điệu sai trái” thì cuộc đối thoại sẽ đi đến đâu? Và khi điều ấy xảy ra, thì nghĩa là chúng ta đã đào huyệt để chôn nền văn học Việt Nam rồi! 

4. Thưa ông Hữu Thỉnh, ông ngang nhiên bêu riếu bài viết của tôi cũng chỉ với một mục đích duy nhất là bảo vệ vị trí ngất ngưởng giữa không ít  ngộ nhận của Nguyễn Duy. Những người yêu thơ và có khả năng thẩm thơ đều không khó khăn gì để nhận ra, thơ Nguyễn Duy có thành tựu nhưng không phải toàn bích. Ông miệt thị bài viết của tôi, vì tôi không ca ngợi những câu tấu nói đầy hằn học với xã hội của Nguyễn Duy như “thần tượng giả lèo xèo phi thịt mỡ, ợ lên thum thủm cả tim gan”, hoặc “miếng quá độ nuốt vội vàng sống sít, mất vệ sinh bội thực tự hào” chăng? Ông muốn tôi khen nức nở những câu lớn lối mỉa mai của Nguyễn Duy như “ào ạt xuống đường các tập đoàn quân buôn, buôn hàng lậu – buôn quan, buôn thánh thần, buôn tuốt…, quyền lực bày ra đấu giá trước công đường”, hoặc “lãnh chúa sứ quân san sát vùng cát cứ, lúc nhúc cường hào đầu trâu mặt ngựa, luật pháp như đùa như có như không có, một người đi chật cả con đường” để các cây bút thơ trẻ học tập chăng? Ông muốn tôi biểu dương những câu đay nghiến vết thương cộng đồng của Nguyễn Duy như “Mẹ liệt sĩ gọi con đội mồ lên đi kiện, ma cụt đầu phục kích nhà quan” hoặc “Biển Thái Bình bồng bềnh thuyền định mệnh, nhắm mắt đưa chân không hẹn ngày về” chăng? Hay ông muốn tôi trầm trồ những câu giễu cợt nanh độc “giả vờ lĩnh lương, giả vờ làm việc, tội lỗi dửng dưng, lạnh lùng gian ác vặt, Đạo Chích thành tôn giáo phổ thông”?  Hay ông muốn tôi nhiệt liệt cổ vũ cho những câu thô tục mà người đọc phát ngượng như “những phường buôn cứt bán cho chó, nợ không trả thì làm gì nào” chăng?

Thưa ông Hữu Thỉnh, ông yêu mến hay khiếp hãi Nguyễn Duy là chuyện cá nhân của ông, tôi không cần biết. Thế nhưng, muốn bênh vực thơ Nguyễn Duy xin ông dành thời gian đọc thơ Nguyễn Duy thật kỹ lưỡng. Ông hãy đọc cả những câu hô hào kiểu khẩu hiệu “những người tốt đang cần liên hiệp lại” và những câu lục bát kiểu xẩm già “na ơi, hãy mở mắt ra, mà xem trăng thế mới là trăng suông” thì ông sẽ hiểu vì sao Alfred De Musset căn dặn chúng ta: “Theo đuôi quần chúng, và muốn kêu to hơn cả những người cầm quyền, là một công việc đáng buồn!” 

5. Thưa ông Hữu Thỉnh!

Bỏ qua chuyện bài viết của tôi bị [hay được?] các ông tự động đưa lên, tự động bóc xuống rồi tự động chê bai, tôi vẫn xin chúc mừng ông đã mở ra một trang mới cho lịch sử báo chí Việt Nam. Với những dòng thiếu cân nhắc “Về bài viết của Lê Thiếu Nhơn về thơ Nguyễn Duy”, trang web Hội Nhà văn VN do ông làm Tổng Biên tập đã lập kỷ lục là đơn vị truyền thông đầu tiên xin lỗi nhân vật trong một bài phê bình văn học nghệ thuật. Xưa nay, báo chí chỉ xin lỗi khi xâm phạm bí mật đời tư, khi đụng chạm mồ mả ông bà, khi lẫn lộn chức tước tổ tiên, chứ chưa bao giờ xin lỗi vì đã phê bình tác phẩm của nhà thơ! Ngày xưa, các cụ ta tranh luận nảy lửa “nghệ thuật vị nghệ thuật” và “nghệ thuật vị  nhân sinh”, có tờ báo nào phải nhảy chồm ra xin lỗi đâu!

Nói thật nhé, theo hiểu biết nông cạn của tôi, thì chuyện kỳ khôi kiểu "chân thành xin lỗi nhà thơ Nguyễn Duy" của trang web Hội nhà văn VN, truyền thông thế giới cũng chưa từng xảy ra. Ngay cả những tờ báo xu thời nhất và rẻ rúng nhất, khi cảm thấy quan điểm nào đó hơi thái quá, cũng chỉ dành những lời vàng ngọc để xin lỗi những người nắm giữ quyền sinh tồn của họ mà thôi!

Vài dòng thiện chí xin trao đổi lại với ông. Chúc ông sức khỏe, để càng ngày càng tận tụy sứ mệnh phát dương quang đại nền văn chương nước nhà!Sài Gòn, 27-7-2010

dân đen  

Hoan hô Lê Thiếu Nhơn. Trẻ người mà đàng hoàng.

Mũi Né  

"Bài viết của anh như một họng súng nhằm thẳng vào những quan chức, những thành viên hội đồng này nọ cưỡi ngựa xem hoa rồi ngồi phán xanh rờn. Đến khi bị bóc mẽ thì họ dùng quyền lực để lấn át. Thật vô liêm xỉ!"Hi,hi,LTN đã thành Nguyễn Viết Xuân rùi nhé.!He,he,nghe nói Nguyễn Duy từng ký giấy giới thiệu cho một tay tên Đỗ hay họ  Đỗ nào đó hươ bút ...nhọn ra tống tiền giới thương gia  ở chợ An Đông Sài-Gòn, ...ớn quá.Chẳng khác chi chuyện mấy tay đầu gấu ngày nay  cử đàn em cầm kim tiêm có Sida bên trong ... đi tống tiền người lương thiện. Kinh thật!Kinh ở chỗ từng là một trong những đỉnh cao  thơ ca,quan chức thơ ca cấp TW của nền VH đương đại của đất nước VN .Eo ôi,đã từng được  đề bạt tới "cấp bậc" thơ ca cỡ này thì dĩ nhiên tên tuổi  đã nằm vào diện sẽ được đặt tên đường cái để muôn đời hậu thế ngưỡng vọng tôn vinh thôi.Người sắp được sắc phong thành thần nhân thơ ca bổng chốc có người không lúi húi nhang đèn khấu đầu phủ phục tung hô vạn tuế thì thôi mà lại còn ngước mặt trỏ tay chỉ chọt phê bình này nọ nên HT phải rối rít xin lỗi ,xin lỗi là phải rùi!Chắc trong  chỗ sâu xa  HT cũng sợ có ngày tới lượt thơ  của mình cũng giống như ND vừa qua  thì bỏ vợ ...mồ côi nên phải cắt micro "lũ bây" từ trong trứng nước?!

He,he,cao kiến,cao kiến.Bái phục,bái phục!

Ngọc Thụy  

Hoan hô anh Lê Thiếu Nhơn! Bài viết của anh gửi chủ tịch Hội Nhà văn Hữu Thỉnh quá hay! Gãy gọn, khúc triết và xác đáng. Tôi nghĩ, đọc xong bài viết của anh, Hữu Thỉnh chỉ còn nước xin từ chức Chỉ tịch mới mong giữ lại được chút liêm xỉ cho mình. Bài viết của anh như một họng súng nhằm thẳng vào những quan chức, những thành viên hội đồng này nọ cưỡi ngựa xem hoa rồi ngồi phán xanh rờn. Đến khi bị bóc mẽ thì họ dùng quyền lực để lấn át. Thật vô liêm xỉ!

CTHNV  

Tôi, Hữu Thỉnh, U80. chủ tịch HNV VN khóa 8, thành khẩn tiếp thu ý kiến phản hồi của nhà thơ LTN, và hứa sẽ nghiêm khắc kiểm điểm đ/c Hữu Thỉnh, chủ tịch HNV VN khóa 7, như vừa rồi đã nghiêm khắc kiểm điểm các đ/c âm thanh trong đại hội.

He he, cái còm của nhà chị Hồ Xuân Lan, ý lộn, Thúy Lan này vẻ như không mấy thanh tao. Cơ mà thú vị. Trong các hội hè, cũng nên dấm ớt pha vào vài câu thanh thanh tục tục kiểu "cọc nhổ đi rồi lỗ bỏ không".

HOA TỬ HUYỀN 

1. Đúng là có một thời vì này vì nọ, người ta đôn cao những nhà thơ, nhà văn này nọ là lá cờ đầu, là ngọn tầm vông...làm họ ảo tưởng và ngộ nhân về tài năng của mình.2. Những sáng tác văn học một thời đó cần được nhìn nhận lại trong tính lịch sử cụ thể của nó, tránh hắt chậu nước vất cả đứa trẻ đáng yêu trong đó.

3. Bài viết của anh Nhơn về thơ của Nguyễn Duy là chừng mực, thấu đáo nhưng có lẽ anh cũng nên bao dung với người già hơn chăng? Các "nhà văn nhớn" cũng cần biết những giới hạn của mình, đừng giẫy nẩy lên như đỉa phải vôi khi có ai đó chỉ ra những điều chưa được ở tác phẩm của mình bởi tài năng cũng cần sự dang dở để hoàn thiện, có thấy ai chết đâu mà lo.

Thúy Lan  

He,he,cái chuyện này ngộ quá.Ông Hữu Thỉnh luôn muốn mọi người đều ...rên sướng [có Hữu Thỉnh giữ vai trò tăng âm] khi đọc thơ của Nguyễn Duy cả hay sao,cho dù cái...ấy trong thơ của Nguyễn Duy có nhiều lúc ,nhiều chỗ không đủ  độ cứng ,không đủ  kích cở về chiều...lớn lẫn chiều dài?Đó là chưa nói đến chuyện cứ một ...kiểu,một hướng mà làm tới mãi,từ lúc còn hơ hớ xuân thì cho tới lúc cả hai phải uống thêm thuốc ...cường dương cường âm khi tiếp xúc  văn học cùng nhau.
Thơ mềm như củ khổ qua thối mà cứ buộc em...rên sướng vào cái micrô của Hữu Thỉnh là sao nhỉ?Xin xá mấy bác vậy!

NAH  

Can phai co bai viet nhu cua Le Thieu Nhon, de tranh su de dai, mot chieu, chi biet hit ha ca ngoi tho Nguyen Duy nhu nhieu tay phe binh eo la da lam!

TRÀM XANH  

"Ban Biên tập Website Hội Nhà văn Việt Nam chân thành xin lỗi nhà thơ Nguyễn Duy và bạn đọc.T/M Ban Biên tậpNhà thơ Hữu Thỉnh”VIẾT NHƯ THẾ NÀY LÀ SAO NHỈ?LTN VỪA CÓ MỘT BÀI MANG ĐẦY TÍNH SAI PHẠM HOẶC TỘI PHẠM ĐỐI VỚI THƠ ND VÀ BẠN ĐỌC CHĂNG?"BẠN ĐỌC" Đà BỊ HẠI NHƯ THẾ NÀO TỪ BÀI VIẾT NÀY MÀ HỮU THỈNH PHẢI ĐÍCH THÂN NÓI NHỮNG LỜI "NHẬN TỘI"  BẤT CẨN VỀ MÌNH NHƯ THẾ?LTN LÀ GIAN TẾ KHI VIẾT BÀI VIẾT NÀY SAO?TÔI CŨNG LÀ MỘT TRONG NHỮNG BẠN ĐỌC VÌ Đà TỪNG ĐỌC BÀI VIẾT NÀY CỦA LTN.TÔI CHẲNG THẤY CÓ VẤN ĐỀ GÌ MÀ HỮU THỈNH PHẢI "XIN LỖI" BẠN ĐỌC,TẤT NHIÊN LÀ CÓ CẢ TÔI TRONG ĐÓ,CẢ.CHẲNG NHỮNG THẾ,TÔI CÒN THẤY HỮU THỈNH RẤT ĐỂU GIẢ ,GIAN MANH VÀ ÁC ĐỘC KHI NÓI LỜI XIN LỖI BẠN ĐỌC NHƯ VẬY.VÌ QUA LỜI XIN LỖI NÀY,HỮU THỈNH NGẤM NGẦM THÔNG ĐIỆP CÙNG  BẠN ĐỌC RẰNG LTN CHÍNH LÀ KẺ BẤT LƯƠNG,LÀ KẺ ĐANG CHỐNG LẠI BẠN ĐỌC CÒN MÌNH THÌ TRƯỚC SAU LUÔN  LÀ MỘT GIA NÔ  ĐẦY LÒNG TẬN TỤY   VÀ TRUNG THÀNH VỚI "BẠN ĐỌC".RÕ RÀNG LÀ MỘT CHIÊU THỨC TƯ DUY VÀ LỜI LẼ CỦA MỘT KẺ ĐANG THỰC HIỆN HÀNH VI "ÍCH KỶ HẠI NHÂN".XIN TRÍCH ĐIỀU 60 HIẾN PHÁP HIỆN HÀNH RA ĐÂY ĐỂ HỮU THỈNH BIẾT LÀ MÌNH Đà VI PHẠM HIẾN PHÁP QUỐC GIA NHƯ THẾ NÀO KHI VIẾT MẤY DÒNG "CÁO PHÓ" NÓI TRÊN ĐỐI VỚI BÀI VIẾT CỦA LTN: "CÔNG DÂN CÓ QUYỀN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC,KỸ THUẬT,PHÁT MINH,SÁNG CHẾ,SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KỸ THUẬT,HỢP LÝ HÓA SẢN XUẤT;SÁNG TÁC ,PHÊ BÌNH VĂN HỌC,NGHỆ THUẬT ...".NÓI CỤ THỂ HƠN,LÀ MỘT NGƯỜI ĐANG CÒN ĐỦ QUYỀN CÔNG DÂN,LTN CÓ QUYỀN "PHÊ BÌNH VĂN HỌC,NGHỆ THUẬT" ĐỐI VỚI BẤT KỲ TÁC PHẨM NÀO,CỦA BẤT KỲ AI VÀ NHƯ THẾ NÀO ĐÓ THEO SỰ CẢM NHẬN RIÊNG CỦA MÌNH.HỮU THỈNH VÔ TÌNH HAY CỐ TÌNH VI PHẠM HIẾN PHÁP KHI VIẾT RA MẤY DÒNG "XIN LỖI"  MANG TÍNH KẾT TỘI [VU HỌA] LTN CÙNG RĂN ĐE DẰN MẶT NHỮNG CÔNG DÂN VIỆT NAM CẦM BÚT KHÁC NHƯ VẬY? 

RÕ RÀNG CHỦ TỊCH HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM HỮU THỈNH ĐÃ CÓ HÀNH VI VI PHẠM HIẾN PHÁP CỦA NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRONG VỤ VIỆC  NÀY.

Toi thay Le Thieu Nhon co cot cach cua nguoi viet chan chinh,ban doc nay : ne.

hngho  

Hoan hô chú Nhơn cái, mà hoan hô cái bài về Nguyễn Duy ấy

NAH  

bai viet cua Le thieu Nhon ve tho Nguyen Duy rat hay. Trao doi voi Huu Thinh nhu vay cung dich dang.

DongA Ngoc Ngoc  

"HÃY YÊU NGÀY TỚI DÙ QUÁ MỆT KIẾP NGƯỜI"                                                 [Trịnh Công Sơn]

Và Trịnh Công Sơn đã rất đúng khi ít mất thời gian[không phải không có] vào những suy nghĩ rời xa các tác phẩm của chính mình. Ông ấy biết thời gian là gì nên yêu thời gian. Và thời gian cũng yêu ông ấy lâu, rất lâu nữa.

Chuyện có thật: Sau khi bị LTN "bóc mẽ", ND tỏ ra xấu hổ với đồng nghiệp vì lâu nay lão tự xem mình là nhà thơ lớn. Tại ĐH Nhà văn vừa qua, ND đã bớt "hoắng" như dạo trước. Ngay lúc ăn uống, lão cũng tìm qua bàn các chị, các mợ ngồi cho đỡ ngượng. Không ngờ các mợ cũng đem bài của LTN ra bàn, ND bảo: "Không phải nó nói tôi đâu, nó muốn xóa sổ thế hệ chúng ta đó!". Các chị, các mợ ề à cho xong. Còn bàn bên cạnh, các nhà thơ khác nghe được đã cười khinh bĩ, thậm chí có người nói: "ND là cái đinh gì, mà tự nhận mình đại diện cho một thế hệ!"
Chuyện thật 100%. Nếu ND cần, thì tôi sẽ công khai tên thật và tiếp tục khẳng định ND chỉ là nhà thơ xoàng, trong văn chương lẫn đời sống!

Trần Ngọc 

Sai lầm của Hữu Thỉnh khi ngớ ngẩn giỡn mặt với "khẩu thần công" LTN, tôi cam đoan 99% do sức ép của Nguyễn Duy. Vì sao Hữu Thỉnh sợ Nguyễn Duy. Trước hết, Hữu Thỉnh có phẩm chất một nhà thơ, nhưng không có phẩm chất một nhà lãnh đạo, đó là Hữu Thỉnh rất kém về năng lực dám đương đầu và chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa hơn có lẽ phải nhìn vào cái nhà số 43 Đồng Khởi mà Nhà nước cấp cho báo Văn Nghệ làm trụ sở phía Nam. Vị trí 43 Đồng Khởi nằm vào khu đất kim cương, thời Hữu Thỉnh làm TBT báo Văn Nghệ còn Nguyễn Duy làm trưởng cơ quan đại diện tại TPHCM, đã ngang nhiên cho thuê mặt bằng [ Nhà nước cấp cho báo làm việc, chứ có cấp cho anh đem kinh doanh đâu!]. Các nhà văn, nhà thơ khi đến chi nhánh 43 Đồng Khởi thì cũng không có chỗ ngồi. Vậy số tiền thu được từ phi vụ cho thuê 43 Đồng Khởi có được xử lý minh bạch không? Chẳng ai dám tin Hữu Thỉnh và Nguyễn Duy là hai người có khả năng minh bạch về tài chính. Do đó, Hữu Thỉnh bao giờ cũng sợ Nguyễn Duy phần lớn vì... 43 Đồng Khởi! 
Hiện nay, nói 43 Đồng Khởi là chi nhánh báo VN là nói cho vui. 43 Đồng Khởi đã bị cho thuê làm nhà sách ngoại văn tầng dưới và làm trụ sở báo điện tử Tổ Quốc ở tầng trên. Cái gọi là báo VN ở 43 Đồng Khởi chỉ có mỗi cái bàn cho cô phát nhuận bút hàng ngày ngồi tạm thôi!

Phan Long 

Mới đọc hôm qua, quay lại đã thấy 20 chục cái comment. Ý kiến của các bạn đều hay, riêng tôi muốn đính chính lại dùm bạn Nguyễn Thanh Hoa rằng: Nguyễn Duy viết giấy giới thiệu cho Nguyễn Đỗ đi tống tiền doanh nghiệp và bị bắt quả tang ở chợ An Đông. Chuyện này, báo Công An TPHCM có bài "Đồ Đỗ đi lừa" nêu rõ khi bị công an túm cổ, Nguyễn Đỗ còn xòe ra tờ giấy có Nguyễn Duy ký bảo lãnh để dọa nạt lung tung. Sau đó, ông Chim Trắng viết cái "nói lại cho rõ" trên báo Văn Nghệ TPHCM là Nguyễn Đỗ đi lừa do báo Văn Nghệ chỗ Nguyễn Duy tiếp tay, chứ không phải báo Văn Nghệ TPHCM!

Lê Bình Tri  

Làm lớn quen rồi nói chi người ta cũng dạ. Gặp tên "trời đánh" LTN thì dính chưởng thôi. Nhưng cái thói quan trường của HT không dễ gì mà từ bỏ.

Phân trang 1/3  1 2 3  

Video liên quan

Chủ Đề