Dịch tả lợn châu phi bắt đầu từ khi nào năm 2024

Dịch tả lợn châu Phi [ASF] đã xuất hiện hơn 100 năm về trước nhưng sự nguy hiểm của chúng thì luôn thường trực cho đến tận ngày nay. Mỗi năm dịch tả heo châu Phi lại gây thiệt hại kinh tế không nhỏ đến ngày càng nhiều hơn các quốc gia. Vô hình trung, loại dịch bệnh này đã trở thành một sự ám ảnh đối với cả một ngành công nghiệp chăn nuôi lợn.

Nguồn gốc và lịch sử gây bệnh của ASFV

“Càng biết nhiều về quá khứ, càng chuẩn bị tốt cho tương lai” – Teddy Roosevelt

Để có cái nhìn tổng quan về loại dịch tả với tỉ lệ gây tử vong lên đến con số tuyệt đối này, sơ lược về quá trình hình thành, sức ảnh hưởng và các phương thức đối phó ASFV của các quốc gia là thật sự cần thiết.

Nguồn gốc phát hiện và lịch sử lây lan dịch tả lợn châu Phi

Bản đồ lịch sử di cư của dịch tả lợn châu Phi [source: bit.ly/3PyWfyO]

Thế giới:

· Virus dịch tả lợn châu phi đã từng xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1907 ở châu Phi. Tuy nhiên, nó chỉ được công nhận hồi tố là một loại virus mới chỉ khi nó xuất hiện mạnh mẽ trở lại ở Kenya năm 1921. Tên của loại virus này được đặt dựa vào nơi mà nó xuất hiện đầu tiên.

· Cho đến 1957 virus vượt khỏi ranh giới châu Phi và ca nhiễm đầu tiên được ghi nhận ở Lisbon [Bồ Đào Nha]. Đây cũng là thời điểm bắt đầu của cơn bão dịch tả càn quét khắp châu Âu những năm sau đó.

+ Cuba:

· 1971 dịch tả lợn châu Phi xuất hiện và bùng phát dữ dội khiến hơn 500.000 con lợn bị tiêu hủy để ngăn chặn sự bùng phát diện rộng. Theo FAO thì đây là sự kiện đáng báo động nhất trong năm 1971.

· Nguyên nhân dẫn đến sự di cư này của ASFV được một số tờ báo uy tín của Mỹ cho là có liên quan đến chính trị nước sở tại Cuba nhằm quấy rối và làm suy yếu chính quyền Fidel Castro.

+ Châu Âu:

· 1957 xuất hiện đầu tiên ở Bồ Đào Nha

· 1960s bệnh lan sang các nước khác trong khu vực như Tây Ban Nha và Pháp. Sau hơn 600 ngày áp dụng các chính sách và chiến lược hiệu quả, 1990 Tây Ban Nha tuyên bố ASFV đã được loại trừ khỏi đất nước này.

· Những năm sau đó 2007, 2012, 2013, 2014 dịch tả heo châu Phi bắt đầu lây lan một cách nhanh chóng sang các nước Đông Âu và Bắc Âu. Hầu hết dịch bệnh bùng phát có nguồn gốc lây lan từ lợn rừng di cư sang các khu vực lãnh thổ khác nhau.

· Cơn sốt dịch bệnh bắt đầu từ 2018-2020

+ Châu Á:

· 8/2018 sự khủng hoảng bắt đầu bằng những ca nhiễm đầu tiên ở Liu Ning, Trung Quốc với hơn 38.000 cá thể lợn bị tiêu hủy.

· 2019 loại dịch tả này chính thức bao phủ ngành công nghiệp chăn nuôi ở tất cả các tỉnh thành của Trung Quốc. Đàn lợn giảm 1.000.000 con so với năm 2018. Con số lợn mắc bệnh bị tiêu hủy lên đến vài triệu con.

· Trung Quốc phát hiện biến chủng hoàn toàn mới so với những báo cáo trước đây.

· Từ Trung Quốc, ASFV theo nhiều đường buôn bán không chính thống đã mang dịch bệnh xâm chiếm các quốc gia ở Đông Nam Á [trong đó có Việt Nam].

Việt Nam:

· 19/02/2019 ca nhiễm dịch tả lợn châu Phi đầu tiên được ghi nhận ở Hưng yên. Dịch tả nhanh chóng phủ kín tất cả các tỉnh thành của Việt Nam

· 31/10/2019 cả nước đã phải tiêu hủy hơn 5.700.00 lợn nhiễm bệnh

· 01/06/2022 Việt Nam công bố là quốc gia đầu tiên sản xuất thành công vaccine nhược độc [loại bỏ gene I177L] đầu tiên chống lại chủng “Georgia 2007” và đang trên lộ trình đưa vào lưu hành chính thức.

Bài học lịch sử trong ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi

Tây Ban Nha được xem là một biểu tượng trong việc đối phó và loại bỏ dịch tả lợn châu Phi. Cụ thể:

1960 virus gây bệnh xâm nhập vào Tây Ban Nha. Thời điểm đó, Tây Ban Nha được biết đến là một trong những nước có hệ thống dịch vụ thú y phát triển. Tuy nhiên, lợn vẫn được nuôi theo mô hình thả rông và không có sự kiểm soát về chuồng trại, thức ăn và quá trình sinh sản.

Tây Ban Nha đưa ra những chiến lược và chính sách hiệu quả:

+ Trước dịch: gửi một đoàn chuyên gia sinh học sang châu Phi để nghiên cứu và xác định một cách chuẩn xác loại virus gây bệnh và cách thức lây truyền. Thành tựu đạt được: Tây Ban Nha là nước đầu tiên có các báo cáo về virus DNA mạch kép lây nhiễm thông qua bọ ve và động vật hoang dã.

+ Chính sách ngăn chặn: 1980s Tây Ban Nha gia nhập liên minh châu Âu và nhận được một quỹ tài trợ để chống dịch tả heo châu Phi. Số quỹ được sử dụng để:

· Nâng cấp hệ thống xét nghiệm nhanh virus gây bệnh

· Bồi thường tiền để khuyến khích tiêu hủy lợn bệnh

· Quy hoạch lại cơ sở hạ tầng chăn nuôi: xây hệ chuồng trại và loại bỏ phương pháp nuôi thả rông, lợn được giới hạn trong môi trường chuồng trại, kiểm soát cho ăn, sinh sản.

· Chính sách khuyến khích thông báo xuất hiện của dịch tả cho việc thống kê và bản đồ hóa dịch bệnh

· Sử dụng phương pháp ELISA để phát hiện ASFV bằng kháng thể và tương tác giữa virus & bọ ve. Phương pháp này khắc phục được những nhược điểm của phương pháp Haemadsorption.

+ Sau tiêu hủy: Trước khi bắt đầu gầy đàn trở lại, các hộ chăn nuôi và doanh nghiệp phải đảm bảo:

· Tiêu diệt hoàn toàn bọ ve

· Hoàn tất vệ sinh và khử trùng chuồng trại

· Lợn trước khi đưa và chuồng trại phải được xác định sạch bệnh trong vòng 3 tháng ở một khu kiểm soát riêng biệt.

+ 1995 Tây Ban Nha tuyên bố xóa sổ dịch tả lợn châu Phi

Sự thành công của Tây Ban Nha đến từ việc phối hợp chuỗi các hành động:

· Thống kê công khai và đầy đủ các ca nhiễm

· Kiểm tra gay gắt các con đường lây nhiễm

· Phản hồi dịch nhanh chóng

· Kiểm soát nguồn thức ăn và khu vực nuôi

· Theo dõi diễn biến dựa vào bản đồ dịch bệnh

· Kiểm soát tất cả các hoạt động sản xuất thịt lợn

Bài học từ Tây Ban Nha:

· Cần có một chính sách bồi thường hợp lý: để giảm thiểu tình trạng buôn lậu, giấu dịch diễn ra bởi tâm lí lo sợ thất thoát kinh tế

· Phối hợp vững chắc

· Đầu tư nền tảng khoa học vững chắc

· Nội tại kinh tế tốt

Cấu trúc virus dịch tả lợn châu Phi [ASFV]

Virus gây bệnh dịch tả heo châu Phi là một loại virus DNA sợi kép lớn, nhân lên trong tế bào chất của các tế bào bị nhiễm bệnh. Đây là loại virus duy nhất được biết đến có bộ gen DNA mạch đôi được truyền bởi động vật chân đốt. Tế bào đích của virus là bạch cầu đơn nhân [monocytes] và đại thực bào [macrophages]. Chúng xâm nhập theo cơ chế nội thực bào, nhân lên ở vũng rìa nhân của tế bào chủ và thoát khỏi bằng cơ chế nảy chồi [không gây chết tế bào chủ]. ASFV là loài đặc hữu của châu Phi cận Sahara và tồn tại trong tự nhiên trong suốt chu kỳ lây nhiễm của ve, lợn rừng và lợn rừng. Căn bệnh này được mô tả lần đầu tiên sau khi những người định cư châu Âu đưa lợn đến các khu vực có nhiễm bệnh. Đây là một bệnh truyền nhiễm mới nổi.

Cấu trúc cắt lớp của ASFV

ASFV có tính cảm nhiễm rất ổn định với sự thay đổi của nhiệt độ môi trường và pH khá rộng [13 hoặc 14]. Virus có thể tồn tại 18 tháng trong máu và huyết thanh với điều kiện nhiệt độ phòng. Tuy nhiên, loại virus này rất nhạy cảm với tia tử ngoại, các dung môi hòa tan chất béo và các chất sát trùng như formaldehyde 1% [tiêu diệt trong 6 ngày], NaOH 2% [tiêu diệt trong 1 ngày]. Đặc biệt, virus gây dịch tả lợn châu Phi sẽ bị bất hoạt ở nhiệt độ 60°C trong 30 phút.

Dựa vào protein capsid p72, ASFV xác định được 23 loại kiểu gen hầu hết đều liên quan đến nhau. Tuy nhiên tại Trung Quốc, ZeChen và Shan Gao của Đại học Nankai đã sử dụng trình tự RNA quy mô nhỏ để phát hiện ra virus ở những loài bọ ve cứng ở cừu và gia súc. Các tác giả báo cáo sự tồn tại của một chủng mới khác với tất cả các chủng được báo cáo trước đó trong cơ sở dữ liệu NCBI GenBank và các chủng ASFV.

Cần chú ý, bệnh dịch tả lợn châu Phi khác với bệnh dịch tả lợn cổ điển. Bệnh tả cổ điển do vi rút RNA thuộc Pestis virus, họ Flaviridae gây ra. Virus dịch tả cổ điển sống lâu trong môi trường, phân lợn nhiều ngày và thịt đông lạnh trong nhiều tháng đến nhiều năm.

Con đường lây nhiễm của dịch tả lợn châu Phi

ASFV có thể lây lan thông qua tiếp xúc gần, thịt nhiễm bệnh, phân và thông qua trung gian bọ ve

Ổ bệnh dịch tả heo châu Phi xuất phát điểm từ lợn rừng, ổ dịch tự nhiên thường không có triệu chứng. Chúng có khả năng tồn tại lâu trong môi trường, phân hoặc các dụng cụ, thiết bị chuồng trại. bệnh lây qua những con đường:

+ Trực tiếp: lây nhiễm qua dịch hoặc mô của heo bệnh khi tiếp xúc trực tiếp hoặc ăn phải các phụ phẩm hoặc thịt nhiễm bệnh.

+ Gián tiếp:

· Vector sinh học: vết cắn của loại ve mềm Ornithodoros moubata. Ruồi muỗi các loại động vật hoang dã cũng có thể là tác nhân gián tiếp lưu truyền bệnh.

· Lợn tiếp xúc với rác thải, thiết bị, môi trường bị nhiễm bệnh

Triệu chứng và bệnh tích của dịch tả lợn châu Phi

Đàn heo nhiễm ASFV

Triệu chứng:

Thời gian ủ bệnh của ASFV trong tự nhiên từ 4-19 ngày. Các dòng virus có độc lực cao sẽ gây tử vong với tỉ lệ 100%, các dòng có độc lực thấp chủ yếu gây suy nhược thể trạng của vật nuôi. Thể bán cấp tính và mãn tính thường gặp hơn thể cấp tính.

+ Thể cấp tính:

· Heo sốt cao hơn 400C

· Thở nhanh, sung huyết ở vùng bụng

· Bỏ ăn, mệt mỏi, nằm chồng lên nhau

· Đi, đứng không vững, có hiện tượng co giật

· Chảy dịch mũi trắng có thể lẫn máu, ói mửa

· Heo chết sau 7 ngày kể từ khi có triệu chứng

+ Thể mãn tính:

· Heo gầy, ôm yếu

· Lông xơ xác

· Sẩy thai ở heo nái

· Heo chết sau vài tuần hoặc vài tháng

+ Thể bán cấp tính:

· Giảm tiểu cầu, bạch cầu

· Sung, xuất huyết

· Heo chết trong 4-10 ngày

Bệnh tích

+ Thể cấp tính:

· Dịch tràn màn nâu ở xoang ngực

· Xuất huyết ở nhiều cơ quan và nội tạng

· Lách, hạch sưng và sốt huyết

· Phổi phù chứa nhiều bọt

+ Thể dưới cấp:

· Dịch tràn ở các xoang cơ thể

· Chết đột ngột do suy tim

· Sưng hạch và xuất huyết ở nhiều cơ quan

+ Thể mãn tính:

· Viêm khớp

· Hạch sưng

· Suy thận

Phòng bệnh và chẩn đoán dịch tả lợn châu Phi

Phòng bệnh

Thời điểm hiện tại, vẫn chưa có vaccine thương mại nên việc loại các heo bị nhiễm và nghi nhiễm là biện pháp hiệu quả duy nhất hiện có, ngoài ra cần:

· Vệ sinh chuồng trại thường xuyên

· Không sử dụng thức ăn thừa của người cho lợn

· Tăng đề kháng

· Bảo hộ và vệ sinh dụng cụ, thiết bị chăn nuôi

Việt Nam sẽ trở thành nước đầu tiên cấp phép lưu hành vaccine ASFV vào tháng 08/2022. Vaccine đáp ứng các yêu cầu về chuyên môn, an toàn và hiệu quả miễn dịch kéo dài đến 6 tháng.

Hiện tại có 3 doanh nghiệp có đủ tiềm lực nghiên cứu và sản xuất thành công vaccine ASFV nhược độc chủng được cắt bỏ gene ASF-G-Delta I177L là Navetco, Avac và Dabaco. 100% heo tiêm vaccine được bảo hộ khi công cường độc ở phòng thí nghiệm, con số này là 80% ở điều kiện sản xuất.

Chẩn đoán

Các phương pháp chẩn đoán ASFV phổ biến hiện nay:

· PCR

· Real-Time PCR

· ELISA

· Giải trình tự

Loại mẫu đầu vào:

· Huyết thanh, máu toàn phần

· Mô lách, hạch bạch huyết

· Phân

Hiện tại ABT đang cung cấp trọn bộ giải pháp chẩn đoán ASFV từ sản phẩm lấy mẫu đến tách chiết từ mẫu máu toàn phần, mẫu huyết thanh, các loại mẫu khác and xét nghiệm bằng phương pháp Realtime PCR

Chủ Đề