Quy định hay quy ước về văn hóa doanh nghiệp năm 2024

Theo đó, trong Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành đều chưa có quy định về văn hóa doanh nghiệp.

Tuy nhiên văn hóa doanh nghiệp là yếu tố quan trọng trong hầu hết các doanh nghiệp hiện nay.

Văn hóa doanh nghiệp là tập hợp các giá trị, niềm tin, hành vi, thái độ được chia sẻ, đặc trưng cho các thành viên và ban lãnh đạo trong cách hoạt động, thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh. Văn hóa doanh nghiệp được hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Văn hóa doanh nghiệp có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp, bao gồm:

- Định hướng cho hành vi của nhân viên: Văn hóa doanh nghiệp định hướng cho nhân viên trong cách hành xử, giao tiếp, làm việc,... giúp họ hiểu rõ sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi của doanh nghiệp và thực hiện công việc một cách hiệu quả.

- Tạo động lực cho nhân viên: Văn hóa doanh nghiệp tạo động lực cho nhân viên làm việc, gắn bó với doanh nghiệp, giúp họ cảm thấy được tôn trọng, phát huy hết khả năng của mình.

- Thu hút và giữ chân nhân tài: Văn hóa doanh nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp thu hút và giữ chân nhân tài. Những nhân tài sẽ lựa chọn làm việc tại những doanh nghiệp có văn hóa doanh nghiệp phù hợp với bản thân.

- Tạo lợi thế cạnh tranh: Văn hóa doanh nghiệp là một trong những yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Những doanh nghiệp có văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ sẽ có khả năng thu hút khách hàng, đối tác, tạo ra sự khác biệt so với các doanh nghiệp khác.

Các loại hình văn hóa doanh nghiệp hiện nay gồm những loại hình văn hóa nào?

Hiện nay có 09 loại hình văn hóa doanh nghiệp phổ biến và các loại hình văn hóa doanh nghiệp này sẽ được áp dụng với từng doanh nghiệp có tổ chức khác nhau sao cho phù hợp.

1 Văn hóa Adhocracy – Văn hóa sáng tạo

Văn hóa sáng tạo là loại hình văn hóa khuyến khích mọi nhân viên đưa ra sáng kiến, đổi mới trong cơ cấu được tổ chức một cách linh hoạt. “Adhocracy” được kết hợp từ hai chữ “Ad hoc” và “bureaucracy” mang ý nghĩa thể hiện tính linh hoạt cao, không bị ràng buộc bởi quy trình và chính sách quản lý.

2 Văn hóa phân cấp

Văn hóa phân cấp hay còn gọi là “văn hóa kiểm soát” là một loại văn hoá doanh nghiệp phổ biến ở Mỹ, đặc trưng bởi sự phân cấp và kiểm soát chặt chẽ, áp dụng cho môi trường làm việc có cấu trúc và định hướng theo quy trình.

3 Văn hóa thân thiện

Văn hóa thân thiện là môi trường làm việc cởi mở, mọi người giành tình cảm chân thành và giúp đỡ nhau như một gia đình.

4 Văn hóa cạnh tranh

Văn hóa cạnh tranh là văn hóa nhấn mạnh vào kết quả đạt được của doanh nghiệp, tập trung vào tỷ suất lợi nhuận, đảm bảo sự hài lòng của khách hàng và tăng tính cạnh tranh so với các đối thủ.

5 Loại hình văn hóa doanh nghiệp hướng về mục đích

Trong loại hình văn hóa doanh nghiệp mục đích, tất cả sẽ cùng hướng về những mục tiêu có ý nghĩa lớn lao của tổ chức. Đó có thể là những mục tiêu liên quan đến tính bền vững, môi trường hay nhân quyền. Mọi người sẽ cùng đồng lòng vì những giá trị đó thay vì chỉ lo tìm kiếm lợi nhuận thông thường.

6 Loại hình văn hóa doanh nghiệp lãnh đạo

Loại hình văn hóa doanh nghiệp lãnh đạo nhấn mạnh vào tầm quan trọng của khả năng lãnh đạo và cách công ty phát triển đội ngũ nhân sự của mình.

7 Loại hình văn hóa doanh nghiệp vì khách hàng

Loại hình văn hóa doanh nghiệp này đặt sự hài lòng của khách hàng làm trung tâm. Đây là loại văn hóa doanh nghiệp sẽ chú trọng vào mục tiêu tập thể của công ty.

8 Loại hình văn hóa doanh nghiệp dựa trên vai trò

Trong loại hình văn hóa doanh nghiệp dựa trên vai trò, nhân viên sẽ trực tiếp quản lý và điều hành các dự án dựa trên chuyên môn hơn là vị trí của họ trong tổ chức. Công ty sẽ ít khi so sánh công việc này được thực hiện bởi một quản lý hay một nhân viên bình thường.

9 Loại hình văn hóa dựa trên tác vụ

Trong một vài trường hợp, văn hóa dựa trên tác vụ sẽ đối lập hoàn toàn với văn hóa dựa trên vai trò. Những thành viên trong nhóm sẽ cùng tìm ra vấn đề cần giải quyết, sắp xếp các công việc cần làm, sau đó phân công theo khả năng của từng người chứ không phải theo chức danh công việc.

Văn hoá doanh nghiệp giống như đời sống tinh thần của một doanh nghiệp. Để tồn tại và phát triển về mọi mặt, doanh nghiệp phải xây dựng văn hoá doanh nghiệp phù hợp, đầy đủ và thực hiện nó một cách nghiêm túc.

Văn hoá doanh nghiệp là gì?

Văn hoá là khái niệm rất rộng, hiểu đơn giản, văn hoá bao gồm tất cả những sản phẩm mà con người tạo ra trong đời sống.

Văn hoá thường tồn tại và gắn liền trong một phạm vi nhất định: Văn hoá dân tộc, Văn hoá gia đình…. Trong phạm vi một doanh nghiệp, một tổ chức kinh tế, hay đơn giản là một đơn vị, hội nhóm tập thể, văn hoá cũng sẽ tồn tại.

Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ giá trị văn hoá được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, từ đó trở thành quy tắc, tập quán quen thuộc ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp đồng thời chi phối tình cảm, cách suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích.

Văn hoá doanh nghiệp tạo nên sự khác biệt của một doanh nghiệp so với tất cả các doanh nghiệp khác. Để tạo ra sự khác biệt này, doanh nghiệp phải xây dựng văn hoá dựa trên hai yếu tố:

- Định hướng, chiến lược của công ty (sứ mệnh, tầm nhìn)

- Những giá trị mà công ty đang có (giá trị)

Định hướng, chiến lược của công ty

Những giá trị mà công ty đang có

- Các mục tiêu cụ thể mà công ty đặt ra, bao gồm mục tiêu xuyên suốt trong quá trình hoạt động và mục tiêu cụ thể theo từng giai đoạn.

- Đội ngũ nhân sự

- Môi trường làm việc, văn hoá giao tiếp trong công ty

- Hình thức và phương pháp làm việc

- Khách hàng

Trên đây cũng là những nội dung mà văn hoá doanh nghiệp sẽ được thể hiện ra đối với những cá nhân, tổ chức bên ngoài.

Quy định hay quy ước về văn hóa doanh nghiệp năm 2024

Văn hoá doanh nghiệp (Ảnh minh hoạ)

Xây dựng văn hoá doanh nghiệp như thế nào?

Văn hoá doanh nghiệp có thể được hình thành từ khi doanh nghiệp mới thành lập. Nhưng qua quá trình kinh doanh và hoạt động, để văn hoá doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực và hiệu quả, doanh nghiêp phải có phương án xây dựng văn hoá doanh nghiệp. Cụ thể, mỗi doanh nghiệp sẽ trải quá trình xây dựng văn hoá như sau:

Bước 1: Xác định những mục tiêu, định hướng của doanh nghiệp.

Bước 2: Tập trung soạn thảo, xây dựng và thực hiện các khía cạnh của văn hoá doanh nghiệp:

+ Quy chế, quy định của công ty;

+ Khẩu hiệu (slogan);

+ Tầm nhìn;

+ Sứ mệnh;

+ Giá trị cốt lõi;

+ Triết lý kinh doanh;

+ Đội ngũ nhân sự.

Bước 3: Đánh giá lại quá trình thực hiện văn hoá doanh nghiệp;

Bước 4: Củng cố, điều chỉnh các khía cạnh của văn hoá doanh nghiệp.

Văn hoá doanh nghiệp có thể thay đổi không?

Văn hoá doanh nghiệp có thể thay đổi theo thời gian, những người lãnh đạo doanh nghiệp có thể điều chỉnh một hoặc toàn bộ các nội dung của văn hoá doanh nghiệp như đã nêu.

Văn hoá doanh nghiệp sẽ có những giá trị cốt lõi xuyên suốt nhưng cách thể hiện nó hoặc một trong những nội dung của nó cần được thay đổi để phù hợp hơn. Trong đó, yếu tố khách quan (thị trường, công cụ sản xuất…) sẽ tác động mạnh đến việc thay đổi này.

Ví dụ: Thời điểm năm 2020, dịch COVID - 19 đang bùng phát phát mạnh mẽ ảnh hưởng đến thị trường. Hiện nay, công nghệ thông tin cũng đang ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp.

Để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp phải có sự điều chỉnh về tầm nhìn, chiến lược kinh doanh của mình phù hợp với xu thế đang diễn ra. Việc thay đổi này sẽ kéo theo những thay đổi khác về quy chế nội bộ, nhân sự, đối tượng khách hàng…Và từ đó, văn hoá doanh nghiệp sẽ thay đổi.

Văn hoá doanh nghiệp của một số tập đoàn, doanh nghiệp lớn hiện nay.

Doanh nghiệp, tập đoàn

Nôi dung Văn hoá doanh nghiệp

Google

Chú trọng các chính sách cho nhân viên, tạo sự thoải mái cho nhân viên khi làm việc. Bên cạnh đó, luôn cải tiến văn hoá doanh nghiệp để phù hợp với sự nâng tầm về cả quy mô và chất lượng của đội ngũ nhân viên.

Facebook

Văn hóa làm việc tự do, bình đẳng và không có khoảng cách cấp bậc. Hình thức làm việc theo nhóm được ưu tiên, tạo điều kiện để mọi người giao tiếp mở.

Vingroup

- Mục tiêu kinh doanh: Con người tinh hoa - Sản phẩm/dịch vụ tinh hoa - Cuộc sống tinh hoa - Xã hội tinh hoa".

- Giá trị cốt lõi: " TÍN - TÂM - TRÍ - TỐC - TINH - NHÂN".

- Văn hóa làm việc tốc độ cao, hiệu quả và tuân thủ kỷ luật đã thấm nhuần trong mọi hành động của cán bộ nhân viên.

FLC group

Tầm nhìn: Trở thành một Tập đoàn có tiềm lực, năng động, có sức cạnh tranh mạnh mẽ, luôn luôn hướng đến chinh phục các mục tiêu cao hơn và là sự lựa chọn hàng đầu của mọi đối tác và khách hàng.

Sứ mệnh: FLC cam kết không ngừng đổi mới, thúc đẩy đầu tư một cách toàn diện nhằm phát triển, cung cấp các sản phẩm – dịch vụ chất lượng cao, giá cả hợp lý và thân thiện môi trường, góp phần mang lại những giá trị tốt nhất cho khách hàng. Từ đó xây dựng lòng tin, mối quan hệ gắn bó với khách hàng và đối tác để đi lên bền vững.

Mục tiêu

- Trở thành Tập đoàn kinh tế đa ngành, đa lĩnh vực có thương hiệu mạnh tại Việt Nam và từng bước vươn ra thị trường quốc tế.

- Không ngừng đổi mới nâng cao chất lượng sản phẩm – dịch vụ.

- Quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, giảm thiểu chi phí và rủi ro, tận dụng mọi tiềm năng, cơ hội.

- Tăng cường hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước nhằm thúc đẩy tiềm năng và nâng cao vị thế.

Như vậy, mỗi doanh nghiệp sẽ có những yếu tố văn hoá khác nhau. Văn hoá doanh nghiệp có thể được thay thế một số nội dung tuỳ thuộc vào ý chí chủ quan của nhà lãnh đạo và yếu tố khách quan bên ngoài.