Dưa lưới là gì

Theo WikiPedia, dưa lưới [Cucumis melo L.] thuộc họ Bầu bí [Cucurbitaceae] là rau ăn quả có thời gian sinh trưởng ngắn, trồng được nhiều vụ trong năm với năng suất khá cao.

Dưa lưới có quả hình ôval, da quả màu xanh, khi chín thương phẩm ngả xanh vàng và có các đường gân trắng đan xen như lưới nên có tên gọi là vân lưới. Thịt quả dưa vân lưới thường màu vàng da cam nghiêng vàng đỏ.

Dưa lưới hiện nay đang được trồng phổ biến rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc...

Ở Việt Nam dưa lưới mới được trồng một số năm gần đây tại các khu có áp dụng công nghệ cao như TP HCM, Bình Dương tuy nhiên chất lượng đặc biệt là độ ngọt vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu người dùng.

Dưa lưới có mấy loại?

Dưa lưới 2 loại này có sự khác nhau:

Dưa lưới ruột vàng: Dưa có phần vỏ ngoài màu xanh thẫm, trên vỏ đan xen những gân sáng trắng dày vào nhau giống như lưới.

Theo kinh nghiệm của những người trồng dưa thì các đường gân trắng các nhiều thì trái dưa lưới càng ngọt. Phần ruột, cùi dưa có màu vàng cam đẹp mắt, người ta thường ăn phần cùi nhiều nhất và bỏ phần hạt dưa.

Dưa lưới ruột xanh: Phần vỏ của dưa lưới ruột xanh có màu nâu khi chín, trên vỏ cũng có rất nhiều gân màu trắng xám đan nhiều lớp. Bên trong ruột dưa màu xanh lá non, càng vào ruột dưa [vị trí gần hạt dưa] thì màu sắc cùi lại càng nhạt dần.

Cả dưa lưới ruột xanh và dưa lưới ruột vàng đều có hương vị cực kỳ hấp dẫn. Khi ăn có vị ngọt và thanh mát, mọng nước, hương thơm dịu nhẹ.

Dưa lưới ruột vàng

Trong trái dưa lưới có rất vitamin C, A, B cùng nhiều dưỡng chất quan trọng khác có tác dụng hữu hiệu trong làm đẹp da, sáng mắt, ngăn ngừa ung thư, bảo vệ tim mạch, giảm căng thẳng, tốt cho thai nhi…

Dưa lưới giá bao nhiêu?

Dưa lưới đang trở thành cây trồng ưa thích của nông dân, tại Tiền Giang năm nay nông dân rất phấn khởi vì giá ở mức cao, cho thu nhập “khủng”.

Dưa lưới còn được gọi là dưa vua bởi trồng rất khó ở điều kiện khí hậu VN. Hiện trên thị trường giống dưa phổ biến nhất là các giống dưa AB, Chu Phấn, Bảo Khuê, Taki, dưa Hà lan, Tú Thanh.

Riêng dưa AB mới chỉ xuất hiện trên thị trường khoảng 1 năm nay nhưng đã chiếm trọn cảm tình của người Việt bởi ngọt, dòn và thơm.

Tại thời điểm này, dưa lưới loại 1 giá trên 40.000 đồng/kg, dưa loại 2 giá trên 35.000 đồng/kg. Với mức giá này, một công đất [1.000m2] trồng dưa lưới cho thu nhập trên 200 triệu đồng/năm, gấp hơn 10 lần so với trồng dưa hấu.

Cách nhận biết dưa lưới Việt Nam và dưa lưới Trung Quốc

Do nhu cầu dưa lưới ở thị trường nước ta cao, nguồn cung trong nước không đáp ứng được nhu cầu nên số lượng trái cây này từ Trung Quốc nhập vào Việt Nam cũng không ngừng gia tăng.

Để nhận biết đâu là dưa lưới Việt Nam, đâu là dưa lưới Trung Quốc không quá khó, bạn có thể tham khảo:

Dưa lưới Việt Nam: hình dáng bên ngoài của quả này tương đối tròn, phần vỏ chằng chịt các đường gân trắng.

Dưa lưới Trung Quốc: hình dáng bên ngoài của quả thon dài, hình bầu dục, trái to, các đường gân sẽ thưa hơn 1 chút so với dưa lưới nước ta. Trường hợp nếu dưa lưới Trung Quốc có sử dụng chất bảo quản thì để trong tủ lạnh 1 thời gian, vỏ dưa bị héo và thâm đen, vỏ mềm và thối dần.

Dưa lưới Việt Nam có trọng lượng trung bình 1 – 2kg, trong khi đó do Trung Quốc có khí hậu và thổ nhưỡng hợp với sự phát triển của các giống cây dưa lưới khác nhau nên quả có trọng lượng nặng hơn.

Dưa lưới Trung Quốc có trọng lượng trung bình từ 3 – 5 kg trong thời điểm chính vụ, 2.5 – 3kg trong thời điểm trái vụ.

Xét về mùi vị thì dưa lưới Việt Nam và Trung Quốc cũng có sự khác biệt nhất định. Dưa lưới Việt Nam có cùi dày, khi ăn giòn và có vị ngọt thanh.

Dưa lưới Trung Quốc cùi mềm và khi ăn rất ngọt. Để nhận biết được dưa có chứa hóa chất, đường hóa học hay không bạn chỉ cần bổ dưa, để nguyên trong vài tiếng, nếu thấy dưa bị nhũn thì tuyệt đối không nên ăn.

Kinh nghiệm mua mua dưa lưới

Đối với những người chưa có kinh nghiệm thì nếu ra chợ rất khó có thể biết được đâu là quả dưa lưới ngon, đâu là quả không ngon. Nếu bạn muốn mua những trái dưa ngọt thơm, giòn giòn thì cần chú ý vào 1 số đặc điểm như sau:

• Xem cuống dưa: Theo kinh nghiệm từ các chị em nội trợ thì những trái dưa có phần cuống xanh thì hầu như chưa đủ độ chín nên không được ngọt và thơm nhiều. Bạn nên chọn những quả dưa lưới không có cuống, phần cuống có vết lõm hình tròn có các dấu răng cưa, những quả này đã chín và ăn ngọt thơm.

• Xem vỏ dưa: Đối với những quả dưa lưới ngon thì vỏ nổi gồ lên chứ không trơn mịn. Bạn thử ấn nhẹ vào vỏ dưa, nếu thấy đàn hồi thì chứng tỏ dưa chín, nếu vỏ cứng thì dưa chưa chín. Bạn không nên chọn những quả mà vỏ bị dập, vỏ có vết thâm…

Mùi thơm: dây cũng là dấu hiệu nhận biết mà bạn dễ dàng có thể mua được dưa lưới ngon. Bạn cầm trái dưa đưa lên mũi ngửi. Những trái dưa ngon sẽ có mùi thơm ngọt và dịu nhẹ.

Mua ở cửa hàng uy tín: Để mua được dưa lưới ngon và sạch thì bạn nên mua ở các siêu thị lớn hoặc cửa hàng chuyên cung cấp trái cây uy tín.

Trang chủ TIN TỨC TRỒNG TRỌT Cây dưa lưới Athena là gì?

Facebook Twitter Linkedin

Cây dưa lưới Athena là loại dưa phổ biến nhất được trồng thương mại và trồng trong vườn nhà. Quả dưa lưới Athena là giống dưa lai được đánh giá cao nhờ năng suất sớm ổn định cũng như khả năng bảo quản và vận chuyển tốt. Bạn quan tâm đến việc trồng dưa Athena? Hãy đọc để tìm hiểu về cách trồng và chăm sóc dưa Athena.


Quả dưa lưới Athena

Tìm hiểu về dưa lưới Athena

Nguồn gốc dưa lưới Athena

  • Cây dưa Athena là loại dưa lai được trồng ở miền Đông Hoa Kỳ.
  • Quả dưa đỏ thực sự là loại trái cây khá nhạt, chủ yếu được trồng ở châu Âu.
  • Dưa vàng trồng ở Hoa Kỳ là một cái tên khá chung chung cho tất cả các loại dưa lưới, dưa xạ - hay còn gọi là dưa chuột xạ hương.

>> Xem thêm trồng rau nhà lưới khi trồng dưa lưới tại nhà.


Dưa lưới Athena

Đặc điểm dưa lưới Athena

  • Dưa lưới Athena là một phần của nhóm dưa lưới Reticulatus được biết đến với vỏ hình lưới.
  • Chúng được gọi xen kẽ là dưa đỏ hoặc dưa chuột tùy theo vùng.
  • Khi những quả dưa này chín, chúng dễ dàng trượt ra khỏi cây và có mùi thơm đặc trưng.
  • Quả dưa lưới Athena có hình bầu dục, màu vàng cam, dưa chín sớm có màng lưới thô và chắc, thịt màu vàng cam.
  • Trọng lượng trung bình của những quả dưa này là khoảng 5-6 pound [cộng thêm 2 kg].
  • Dưa Athena có khả năng chống chịu trung gian đối với bệnh héo rũbệnh phấn trắng.

>> Tham khảo sử dụng lưới che nắng cho rau để tạo bóng mát cho dưa lưới.

Chăm sóc dưa lưới Athena

Hướng dẫn trồng dưa lưới Athena

Quả dưa lưới Athena đã sẵn sàng để thu hoạch trong khoảng 75 ngày kể từ ngày cấy hoặc 85 ngày kể từ ngày gieo thẳng và có thể được trồng ở các vùng USDA 3-9. Athena có thể được bắt đầu bên trong hoặc gieo trực tiếp 1-2 tuần sau đợt sương giá cuối cùng cho các khu vực của bạn khi nhiệt độ đất đã ấm lên ít nhất 70 F. [21 C]. Hoặc bạn có thể sử dụng màng che nhà kính nếu không muốn chờ đợi lâu.


Hướng dẫn trồng dưa lưới Athena

  • Gieo ba hạt cách nhau 18 inch [46 cm] và sâu nửa inch [1 cm].
  • Nếu bắt đầu gieo hạt trong nhà, hãy gieo vào khay cắm tế bào hoặc chậu than bùn vào cuối tháng 4 hoặc một tháng trước khi cấy ra ngoài.
  • Trồng ba hạt trên mỗi ô hoặc chậu. Đảm bảo giữ cho hạt nảy mầm ít nhất là 80 F. [27 C.].
  • Giữ cho luống hoặc chậu hạt luôn ẩm nhưng không bị bão hòa.
  • Làm mỏng cây con khi chúng có bộ lá đầu tiên.
  • Dùng kéo cắt những cây con trông yếu nhất, để lại những cây con mập nhất để cấy.
  • Trước khi cấy, giảm lượng nước và nhiệt độ cây con nhận được để cứng cây .
  • Cấy chúng cách nhau 18 inch [46 cm.]
  • Thành các hàng cách nhau 6 inch [15 cm.].

>> Tham khảo sử dụng bạt phủ luống để ngăn cỏ dại cho dưa lưới.


Chăm sóc dưa lưới Athena

Chăm sóc dưa lưới Athena

  • Nếu bạn đang ở khu vực phía bắc, bạn có thể muốn nghĩ đến việc trồng dưa Athena trong các lớp phủ hàng để giữ cho chúng luôn ấm áp, điều này sẽ giúp cây trồng sớm hơn với năng suất cao hơn.
  • Các lớp phủ hàng cũng bảo vệ các cây non hình thành côn trùng như bọ dưa chuột.
  • Loại bỏ các tấm che hàng khi cây có hoa cái để chúng có thể thụ phấn.
  • Dưa vàng Athena sẽ dễ dàng tuột khỏi quả nho khi chín; chúng sẽ không chín khỏi cây nho.
  • Hãy thu hạch dưa lưới  Athena vào buổi sáng và sau đó cho vào tủ lạnh ngay.

>> Dưa lưới có thể trồng tại sân thượng bằng chậu nhựa trồng dưa lưới. 

Video liên quan

Chủ Đề