Tiểu đường thai kỳ ăn bánh bông lan trứng muối được không

Những nghiên cứu ngày nay đã đánh bại suy nghĩ người bị tiểu đường thì phải kiêng đường hoàn toàn. Các nhà khoa học cho biết bệnh nhân tiểu đường ăn đồ ngọt được. Chỉ cần chọn cách ăn thông minh, bạn hoàn toàn có thể tận hưởng món yêu thích mà vẫn giữ đường huyết trong ngưỡng mục tiêu.

Đối với người bệnh tiểu đường, khoảng thời gian vào các ngày nghỉ lễ hoặc các dịp đặc biệt thường rất khó khăn cho họ, vì họ được mời quá nhiều món ăn tráng miệng. Các món ngọt ở khắp mọi nơi, nào là bánh sinh nhật, bánh donut, rồi bánh kem,…

Điều quan trọng cần chú ý là những món ngọt thường chứa rất nhiều tinh bột chỉ trong một phần bánh nhỏ, nên tiểu đường ăn đồ ngọt được nhưng bạn chỉ được ăn một ít thôi. Bạn có thể thêm một món ngọt trong bữa ăn nhưng phải bỏ đi một món tinh bột khác trong thực đơn của bạn. Ví dụ, nếu bạn muốn ăn bánh bí ngô thì đừng nên dùng bánh mì cuộn hoặc khoai lang làm món chính.

Mẹo cho món tráng miệng để người bị tiểu đường ăn đồ ngọt vẫn an toàn

Hãy thử áp dụng các mẹo nhỏ này. Chúng sẽ giúp bạn kiểm soát được sự thèm ăn ngọt của bạn mỗi lần nhắc đến món tráng miệng:

  • Quyết định trước bạn sẽ ăn bao nhiêu, ăn vào lúc nào và cách đối phó với những lời mời mọc.
  • Chia sẻ bớt phần ăn của mình với người khác, và bỏ bớt phần nước sốt bên trên hoặc phần kem phủ có hàm lượng calo cao.
  • Bạn có thể mang theo đồ ăn riêng như bánh quy, bánh táo, hoặc bánh pudding ít hoặc không đường đến các buổi tiệc.
  • Để ý xem có ai khác ở bữa tiệc cũng đang phải tuân thủ khẩu phần ăn như bạn không. Tránh xa những món ngọt và rủ họ đi dạo một vòng khi món tráng miệng đang được phục vụ.
  • Và nếu bạn quyết định ăn món tráng miệng, thì hãy nhớ giảm bớt phần tinh bột trong bữa ăn để giữ đường huyết ở mức ổn định.

Có rất nhiều cách để làm món ngọt trở nên phù hợp với bệnh của bạn, thâm chí có thể làm món ăn trở nên ngon hơn nữa. Bạn có thể thử giảm bớt lượng đường và tăng cường sử dụng quế, hạt nhục đậu khấu, vani, các loại hương liệu và gia vị tự nhiên khác. Hoặc thay một nửa lượng chất béo trong công thức của bạn bằng si rô táo hoặc quả mận khô khi làm sô cô la, bánh kem hoặc bánh quy. Bên cạnh đó, có một số chất làm ngọt ít calo [đường kiêng] vẫn giúp bạn cảm giác được vị ngọt mà không chứa nhiều calo và carbohydrate như đường thông thường. Ví dụ như lá cây cỏ ngọt, aspartame, xylitol, sorbitol, mannitol, maltitol, isomalt… Bạn có thể thay chúng vào công thức bánh hoặc nước của mình.

Những mẹo vặt này sẽ giúp công thức chế biến món ăn của bạn phù hợp hơn với tình trạng bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, bạn chỉ được ăn một phần nhỏ và luôn nhớ rằng một khi bạn quyết định ăn món tráng miệng, hãy cắt giảm bớt lượng tinh bột trong bữa chính của bạn để đảm bảo lượng đường huyết ở mức ổn định nhé.

Nếu không muốn phải nấu nướng phức tạp, bạn có thể chọn bánh, đồ uống dành cho người ăn kiêng hoặc thêm một số tinh dầu vào nước lọc để đỡ nhạt miệng hơn. Đây cũng là một cách để người tiểu đường ăn đồ ngọt thông minh và nhanh gọn đấy.

Mỗi người sẽ nạp vào lượng carbohydrate khác nhau mà đường huyết không bị ảnh hưởng. Khi người tiểu đường ăn đồ ngọt, thời gian đầu luôn phải kiểm tra đường huyết thường xuyên. Tốt nhất bạn nên theo dõi lượng đường mỗi hai giờ sau khi ăn và điều chỉnh sao cho lượng đường huyết không bị dao động quá nhiều. Dần dần, bạn sẽ tìm ra lượng đồ ngọt mình ăn bao nhiêu là phù hợp.

Người bị tiểu đường ăn đồ ngọt thật sự không phải là một việc bị cấm hoàn toàn. Bạn có thể thực hiện các mẹo nhỏ này và thi thoảng tự thưởng cho bản thân một món ngọt ưa thích. Tuy nhiên, dù ít hay nhiều các món ngọt đều sẽ có tác động đến bệnh tình của bạn. Vì vậy, đừng bao giờ lạm dụng đồ ngọt, hãy ăn với lượng hạn chế và có kiểm soát chặt chẽ nhé!

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Phạm Thị Yến - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng. Bác sĩ đã trên 10 năm kinh nghiệm khám và điều trị trong lĩnh vực Sản Phụ khoa.

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể khi mang thai. Nếu không được kiểm soát chặt chẽ, tiểu đường thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé. Dưới đây là những thực phẩm nên ăn và nên kiêng khi bị tiểu đường thai kỳ.

Tiểu đường thai kỳ thường được phát hiện từ tháng thứ 4 của thai kỳ và thường Những ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ đối với mẹ và thai nhi như sau:

Đối với mẹ

  • nguy cơ bị tiền sản giật hoặc sản giật.
  • Nhiễm khuẩn, nhiễm nấm tái lại nhiều lần.
  • Có thể bị sảy thai nhiều lần hoặc thai chết lưu không rõ nguyên nhân.
  • Nguy cơ khó sinh do thai to, mẹ bị đa ối.
  • Tăng nguy cơ băng huyết sau sinh.

Đối với thai nhi:

  • Có nguy cơ dị tật bẩm sinh.
  • Sang chấn khi sinh, do thai to.
  • Tăng tỷ lệ tử vong thai và trẻ sơ sinh.
  • Tăng nguy cơ sinh non gây suy hô hấp sau sinh
  • Hạ đường huyết, hạ canxi. Nguy cơ bị đái tháo đường tuyp 2 trong tương lai cao.

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp ổn định đường huyết làm giảm nguy cơ biến chứng do tiểu đường thai kỳ gây ra. Dưới đây là gợi ý những thực phẩm nên ăn và nên kiêng khi bị tiểu đường thai kỳ:

Dinh dưỡng cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

Phụ nữ mang thai có dấu hiệu đường huyết các nên có chế độ ăn giảm lượng đường đưa vào cơ thể, cung cấp đủ năng lượng. Cụ thể như sau:

  • Nên ăn chia nhiều bữa nhỏ ngoài 3 bữa chính có thể thêm từ 2-3 bữa phụ. Tránh ăn quá nhiều ở một bữa gây tăng đường huyết sau ăn và hạ đường huyết khi xa bữa ăn.
  • Thịt nạc, cá nạc, đậu hũ, sữa chua không đường, sữa không béo và không đường.
  • Gạo lứt, các loại đậu, rau xanh, củ quả, cà chua, dầu oliu và ăn các loại trái cây ít có vị ngọt.

  • Hạn chế ăn những thực phẩm gây tăng đường huyết như: Bánh kẹo, trái cây ngọt[ như Na, Mít...], kem, chè... Hạn chế ăn nhiều tinh bột.
  • Thực phẩm chế biến sẵn có chứa nhiều muối như: Thịt khô, mì gói, xúc xích,, đồ ăn đóng hộp....
  • Hạn chế ăn mặn, hạn chế lượng natri đưa vào cơ thể

Chủ Đề