Theo em nhân vật trữ tình trong bài thơ trên là ai nhân vật ấy đã gửi gắm tình cảm gì

Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát

Câu 2: Từ “Bàn tay” trong câu thơ “Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về” được hiểu theo nghĩa gốc

Câu 3: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là một người con

Nhân vật ấy muốn bày tỏ tình cảm biết ơn với người mẹ của mình

Câu 4: Biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau: so sánh

Chỉ rõ: Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

`→` Đem đến sự mát mẻ trong giấc ngủ cũng như mej mang đến cho con những điều mới mẻ nhất, bình yên nhất

`→` Cho thấy sự hi sinh cao cả của người mẹ cho con

`→` Cũng cho thấy sự biết ơn của những người con với mẹ của mình

Tuyển tập Bộ đề Đọc hiểu Bài thơ Mẹ của Trần Quốc Minh hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Đọc hiểu Bài thơ Mẹ của Trần Quốc Minh đầy đủ nhất.

Đọc hiểu bài thơ Mẹ của Trần Quốc Minh - Đề số 1

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi ở dưới:

Lặng rồi cả tiếng con ve

Con ve cũng mệt vì hè nắng oi.

Nhà em vẫn tiếng ạ ời,

Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru.

Lời ru có gió mùa thu

Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về.

Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

Đêm nay con ngủ giấc tròn,

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời”

[Mẹ, Trần Quốc Minh, Theo Thơ chọn với lời bình, NXB GD, 2002, tr 28 – 29]

Câu1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

Câu2:Trong bài thơ, những âm thanh nào được tác giả nhắc đến?

Câu3:Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:

Đêm nay con ngủ giấc tròn,

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời

Lời giải

Câu1:

Bài thơ được viết theo thể thơ: lục bát.

Câu2:

- Trong bài thơ những âm thanh được nhắc đến:

+Tiếng ve

+Tiếng ru “ạ ời”

+Tiếng võng kẽo cà

Câu3:

- Biện pháp tu từ: so sánh. [Tác giả so sánh mẹ với ngọn gió]

- Tác dụng: Tác giả so sánh “mẹ” với “ngọn gió”. Ngọn gió đem đến sự mát mẻ cho con trong giấc ngủ cũng như mẹ mang đến cho con những điều đẹp đẽ nhất, bình yên nhất. Biện pháp so sánh cho thấy sự hy sinh cao cả của mẹ dành cho con, đồng thời cũng cho thấy sự biết ơn của những đứa con với người mẹ của mình.

Đọc hiểu bài thơ Mẹ của Trần Quốc Minh - Đề số 2

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:

MẸ

Lặng rồi cả tiếng con ve

Con ve cũng mệt vì hè nắng oi

Nhà em vẫn tiếng ạ ời

Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru

Lời ru có gió mùa Thu

Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về

Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

[Trần Quốc Minh]


Câu 1:Nhân vật trữ tình trong bài thơ trên là ai?

Câu 2:Câu thơ “Lặng rồi cả tiếng con ve”sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Nêu tác dụng của biện pháp đó?

Câu 3:Hãy phân tích cái hay của hình ảnh so sánh “Mẹ là ngọn gió” trong câu thơ cuối.

Câu 4:Ngoài bài thơ trên, em đã từng đọc những câu ca dao, câu thơ nào về mẹ? Hãy ghi lại một số câu thơ mà em yêu thích nói về người mẹ.

Lời giải

Câu 1:Nhân vật trữ tình của bài thơ là một người con đang bày tỏ tình cảm biết ơn với người mẹ của mình.

Câu 2: [Nghệ thuật đảo ngữ [đưa tính từlặng rồilên đầu câu] nhằm nhấn mạnh cái khắc nghiệt của trưa hè, đến cả con ve cũng “lặng” tiếng rồi vì cái nóng quá oi ả.

Câu 3: Đây là câu hỏi kiểm tra năng lực cảm thụ của học sinh về tác phẩm. Có thể chấp nhận nhiều cách bày tỏ khác nhau nhưng phải làm nổi bật được đây là một hình ảnh so sánh đặc sắc về mẹ: “Mẹ là ngọn gió” – ngọn gió mát lành làm dịu êm những vất vả trên đường, ngọn gió bền bỉ theo con suốt cuộc đời. Hình ảnh thơ giản dị nhưng giúp ta thấy được tình thương yêu lớn lao, sự hi sinh thầm lặng, bền bỉ suốt cuộc đời mẹ đối với con.

Câu 4:Chỉ cho điểm tối đa nếu học sinh ghi lại được chính xác từ hai câu thơ hoặc ca dao trở lên, nếu ghi được 1 câu thì cho 0,25 điểm
-Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
[Ca dao]
- Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Miệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương
[Ca dao]
-Chỉ mẹ là nguồn vui, ánh sáng diệu kì
Chỉ mình mẹ giúp đời con vững bước
- Mẹ ru cái lẽ ở đời
Sữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồn
[Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa– Nguyễn Duy]

Đọc hiểu bài thơ Mẹ của Trần Quốc Minh - Đề số 3

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Lặng rồi cả tiếng con ve

Con ve cũng mệt vì hè nắng oi

Nhà em vẫn tiếng ạ ời

Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru

Lời ru có gió mùa thu

Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về

Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

[Mẹ, Trần Quốc Minh,Theo Thơ chọn và lời bình, NXB Giáo dục, 2002]

Câu 1:Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

Câu 2:Từ“Bàn tay”trong câu thơ“Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về”được hiểu theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?

Câu 3:Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? Nhân vật ấy muốn bày tỏ tình cảm gì?

Câu 4: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời

Lời giải:

Câu 1.Thể thơ: Lục bát

Câu 2.“Bàn tay” được hiểu theo nghĩa gốc.

Câu 3.Nhân vật trữ tình trong bài thơ là người con đang bày tỏ tình cảm biết ơn với người mẹ của mình.

Câu 4.Biện pháp tu từ:

+ Ẩn dụ:“giấc tròn”: Cách nói ẩn dụ “giấc tròn” không phải chỉ là giấc ngủ của con mà mang ý nghĩa cuộc đời con luôn có mẹ theo sát bên nâng bước con đi, che chở cho con, dành tất cả tình yêu thương.

+ So sánh: “Mẹ là ngọn gió”: Đây là một hình ảnh so sánh đặc sắc về mẹ: “Mẹ là ngọn gió” – ngọn gió mát lành làm dịu êm những vất vả trên đường, ngọn gió bền bỉ theo con suốt cuộc đời.

→ Hình ảnh thơ giản dị nhưng giúp ta thấy được tình thương yêu lớn lao, sự hi sinh thầm lặng, bền bỉ suốt cuộc đời mẹ đối với con.

Đọc hiểu bài thơ Mẹ của Trần Quốc Minh - Đề số 4

Đọc ngữ liệu và thực hiện những yêu cầu sau:

Mẹ

Lặng rồi cả tiếng con ve

Con ve cũng mệt vì hè nắng oi

Nhà em vẫn tiếng ạ ời

Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru

Lời ru có gió mùa thu

Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về

Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

Trần Quốc Minh [sgk tiếng Việt 2]

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2: Chỉ ra hai biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng 7 và 8 và nêu tác dụng của hai biện pháp tu từ đó?

Câu 3: Nêu nội dung chính của văn bản.

Câu 4: Từ văn bản trên rút ra bài học gì cho bản thân.

Lời giải

Câu 1. PTBĐ: Biểu cảm

Câu2. Biện pháp tu từ dòng 7: nhân hóa, dòng 8: so sánh

Tác dụng: Diễn tả công lao to lớn của mẹ, nhiều hơn rất nhiều lần so với những vì sao ở ngoài kia.

Câu3. Nội dung: Nói về sự hi sinh và tình yêu của người mẹ

Câu4. Bài học: biết ơn, thương yêu và kính trọng đấng sinh thành của chúng ta

Đọc hiểu bài thơ Mẹ của Trần Quốc Minh - Đề số 5

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Lặng rồi cả tiếng con ve

Con ve cũng mệt vì hè nắng oi.

Nhà em vẫn tiếng a ời

Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru.

Lời ru có gió mùa thu

Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về.

Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

[Mẹ, Trần Quốc Minh, Theo Thơ chọn với lời bình,

NXB Giáo dục, 2002, tr. 28-29]

Câu 1:Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

Câu 2: Từ “Bàn tay” trong bài thơ là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?

Câu 3: Nhân vật trữ tình trong bài thơ trên là ai, nhân vật ấy muốn bày tỏ tình cảm gì?

Câu 4:Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ sau:

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời

Lời giải:

Câu 1:Bài thơ được viết theo thể thơLục bát

Câu 2:Bàn tay:Nghĩa gốc

Câu 3:Nhân vật trữ tình của bài thơ là một người con

Đang bày tỏ tình cảm biết ơn với người mẹ của mình.

Câu 4: Biện pháp tu từ: So sánh “Mẹ là ngọn gió”

“Mẹ là ngọn gió” - ngọn gió mát lành làm dịu êm những vất vả trên đường, ngọn gió bền bỉ theo con suốt cuộc đời. Hình ảnh thơ giản dị nhưng giúp ta thấy được tình thương yêu lớn lao, sự hi sinh thầm lặng, bền bỉ suốt cuộc đời mẹ đối với con.

Video liên quan

Chủ Đề