So sánh kinh tế hải phòng vs quảng ninh năm 2024

Đó là nhận định đáng chú ý của đại diện Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) trong Hội thảo "Phát triển công nghiệp và đô thị vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" do Ban Chỉ đạo Tổng kết Nghị quyết 54-NQ/TW chủ trì, phối hợp với Tỉnh ủy Bắc Ninh tổ chức vào ngày 19/7 tại Bắc Ninh.

Theo VCCI trong số 11 tỉnh, thành các địa phương thuộc vùng Đồng bằng Sông Hồng, 04 địa phương gồm Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương và Hưng Yên đang có năng lực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài khá tốt.

Kết quả này được thể hiện bằng số dự án và tổng vốn đầu tư tích lũy tính đến hiện tại. Cụ thể, Hải Phòng, Hưng Yên và Hải Dương lần lượt đứng thứ 7, 11 và 12 về số lượng dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài thu hút được. Tính chung cả bốn địa phương tổng số dự án tích lũy là 2.092 chỉ thấp hơn TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội và Bình Dương.

Thành công cao trong thu hút đầu tư và phát triển kinh tế, 4 địa phương Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương và Hưng Yên đã dần hình thành một cực tăng trưởng kinh tế quan trọng của Việt Nam.

Điểm mạnh của cả 4 các địa phương này là đều có vị trí địa lý thuận lợi, nguồn nhân lực dồi dào. Đặc biệt là sự hình thành và phát triển trục hành lang giao thông, đường cao tốc nối giữa Hà Nội với Hải Phòng và Quảng Ninh, đi qua Hưng Yên và Hải Dương.

Về phát triển kinh tế, ngoại trừ thành phố Hải Phòng, 3 địa phương là Hải Dương, Hưng Yên và Quảng Ninh đều có số lượng doanh nghiệp tăng trưởng ổn định trong giai đoạn 2017 đến 2020. So sánh với một số trung tâm kinh tế lớn khác, sự phát triển của doanh nghiệp của cả 03 địa phương đều nhanh hơn so với Đà Nẵng (108,6%) và TP. Hồ Chí Minh (107,3%), khá tương đồng với Hà Nội (107,1%) và chậm hơn so với Bình Dương (114,1%).

Đồng thời trong 4 địa phương, Hải Phòng và Quảng Ninh là 2 địa phương có sự phát triển về hạ tầng logistics tốt hơn đáng kể so với Hải Dương và Hưng Yên.

Đặc biệt là Hải Phòng đã có sẵn hạ tầng giao thông khá phát triển gồm tất cả các hình thức đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và đường hàng không. Hải Phòng cũng đã có sẵn hạ tầng cảng biển và các cảng cạn, nhiều trung tâm logistics đã hình thành và đi vào hoạt động, cùng khoảng 250 doanh nghiệp đăng ký cung cấp dịch vụ logistics, trong đó có nhiều đơn vị thuộc các tập đoàn logistics đa quốc gia.

Dựa trên các yếu tố về phát triển kinh tế nêu trên cùng tham khảo từ nhiều góc nhìn của doanh nghiệp và nhà đầu tư. Đại diện VCCI đã trình bày tham luận với chủ đề "Phát triển doanh nghiệp, thu hút đầu tư vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" - đề xuất thí điểm mô hình liên kết 4 tỉnh Hưng Yên - Hải Dương – Hải Phòng – Quảng Ninh theo trục cao tốc phía Đông trở thành một trung tâm kinh tế năng động, cực tăng trưởng kinh tế của vùng Đồng bằng Sông Hồng.

Việc kết nối kinh tế hành lang cao tốc phía Đông gồm 4 tỉnh nêu trên có ý nghĩa thúc đẩy liên kết kinh tế các địa phương nằm trên trục đường cao tốc từ Hà Nội tới Hải Phòng rồi nối tiếp đến cửa khẩu Móng Cái, với hàm ý về việc xây dựng một mô hình liên kết kinh tế vùng tạo thành một động lực phát triển kinh tế mạnh mẽ, có tốc độ cao, định hướng toàn cầu.

Tuy nhiên, VCCI nhận định, để trở thành một cực tăng trưởng mới – một trung tâm kinh tế năng động của vùng Đông Bắc Bộ thì cả bốn địa phương cần đẩy mạnh các hoạt động liên kết xúc tiến thương mại, đầu tư, mở rộng không gian kinh tế, cần đổi mới phương pháp, thay vì xúc tiến đầu tư riêng cho từng tỉnh thì cần đẩy mạnh việc xúc tiến đầu tư chung cho cả vùng.

Bên cạnh đó, các địa phương cần thúc đẩy liên kết dịch vụ hậu cần logistics, liên kết trong cải thiện môi trường kinh doanh, phát triển du lịch, dịch vụ cũng như đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực. Đồng thời, các địa phương cần xây dựng dữ liệu chung về các doanh nghiệp phụ trợ, nhà cung cấp của bốn địa phương trong vùng; kết nối các doanh nghiệp trong vùng, kết nối hệ thống các khu công nghiệp trong vùng để nâng cao vị thế, cơ hội trong chuỗi sản xuất, cung ứng cho các tập đoàn lớn.

Vùng đồng bằng sông Hồng gồm 11 tỉnh, thành: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam. Trong đó, hạt nhân phát triển vùng là vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng Thủ đô Hà Nội và vùng Duyên hải Bắc Bộ.

Đồng bằng sông Hồng cùng với Đông Nam Bộ là một trong hai vùng tập trung chủ yếu vốn đầu tư phát triển toàn xã hội, ước tính đồng bằng sông Hồng chiếm khoảng 30% vốn đầu tư phát triển toàn xã hội của cả nước.

Đây cũng là một trong hai vùng thu hút được nhiều vốn FDI nhiều nhất tại Việt Nam. Tính đến hết tháng 8/2021, trên địa bàn các địa phương vùng đồng bằng sông Hồng hiện có 11.460 dự án FDI còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư đăng ký 121,05 tỷ USD (chiếm 33,6% tổng số dự án và 30,2% về số vốn so với cả nước).

Đông Triều là thị xã trẻ nằm ở cửa ngõ phía Tây của tỉnh Quảng Ninh. Diện tích tự nhiên gần 396,6 km2, dân số trên 17 vạn người, với 11 dân tộc anh em chung sinh sống trên địa bàn 15 xã và 6 phường. Đông Triều, là vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi có bề dày truyền thống yêu nước và đấu tranh cách mạng, nơi gắn liền với cội nguồn của nữ tướng Lê Chân vị tướng tài ba thời kỳ hai bà Trưng, là quê gốc nhà Trần một trong những triều đại phong kiến hùng mạnh nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đông Triều cũng là nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của khu mỏ, góp phần dệt nên truyền thống bất khuất, kiên trung, kỷ luật, đồng tâm vùng Mỏ. Hơn thế nữa, Đông Triều nằm ở vị trí đầu mối giao thông quan trọng. Từ đây có các đường giao thông thủy, bộ và đường sắt kết nối với các trung tâm lớn như Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nội và các tỉnh khác. Trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, nằm trong vùng trọng điểm kinh tế Bắc bộ (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh), trên hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, với vị trí của mình, Đông Triều đã và đang đóng một vai trò ngày càng quan trọng, mở ra nhiều cơ hội để phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, trong đó kinh tế du lịch, dịch vụ là một trong những thế mạnh.

So sánh kinh tế hải phòng vs quảng ninh năm 2024

So sánh kinh tế hải phòng vs quảng ninh năm 2024

1. Vị trí địa lý

Vị trí địa lý thuận lợi

So sánh kinh tế hải phòng vs quảng ninh năm 2024

Thị xã Đông Triều nằm ở trung tâm của tam giác kinh tế trọng điểm trong vùng là Hạ Long, Hải Phòng và thành phố Hà Nội. Nằm ở phía Tây của tỉnh Quảng Ninh, thị xã Đông Triều không chỉ là cửa ngõ tiếp giáp với các tỉnh/thành phố khác của Việt Nam mà còn là cửa ngõ đón du khách quốc tế, vì hầu hết khách du lịch đều đến từ sân bay Nội Bài và đi qua Đông Triều để đến với di sản nổi tiếng thế giới - vịnh Hạ Long. Những lợi thế về vị trí địa lý sẽ cho phép Thị xã phát triển các hoạt động kinh tế, cải thiện sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Quốc lộ 18 chạy qua Thị xã và tỉnh lộ 332 và 333 cũng đan chéo Thị xã cùng với các liên kết đường sắt và đường sông khác. Là trung tâm của ba trung tâm kinh tế lớn, thị xã Đông Triều có một vị trí chiến lược quan trọng trong miền Bắc Việt Nam.

2. Các yếu tố tự nhiên

Tài nguyên thiên nhiên phong phú

So sánh kinh tế hải phòng vs quảng ninh năm 2024

Thị xã Đông Triều được hưởng lợi từ nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Tài nguyên khoáng sản phong phú chủ yếu là than đá, đất sét, cát giúp tạo đà cho phát triển công nghiệp xi măng, gốm sứ, vật liệu xây dựng và năng lượng. Ngoài ra, thị xã Đông Triều còn là một vùng đất có ý nghĩa lịch sử lớn lao đối với người dân Việt Nam, là trung tâm văn hóa của nhà Trần nói riêng và của Phật giáo Việt Nam nói chung.

Trữ lượng than nằm chủ yếu ở các xã: Hồng Thái Tây, Hồng Thái Đông, Hoàng Quế, Yên Thọ, Tràng Lương, Bình Khê và phường Mạo Khê. Theo Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam, Đông Triều sẽ vẫn là một trung tâm sản xuất than với kế hoạch mở rộng và xây dựng mới các mỏ trong 15 năm tới.

Thị xã cũng rất giàu các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác như đất sét, cao lanh và đá vôi. Đất sét được sử dụng để sản xuất gốm, sành sứ và làm gạch phân bố dọc theo xã Hồng Thái, tập trung chủ yếu ở thôn Bắc Mã (Bình Dương), các xã Việt Dân, Tân Việt, Tràng An, Yên Thọ.

Mỏ cao lanh với trữ lượng khoảng 7.000 tấn tại thôn Đức Sơn, xã Yên Đức đã ngừng khai thác được 10 năm. Trữ lượng đá vôi được phân bố chủ yếu ở xã Hồng Thái Tây, Yên Đức và chủ yếu sử dụng để sản xuất xi măng. Mỏ đá vôi Tân Yên có trữ lượng lên đến 350 triệu m3.

Giàu các di sản văn hóa tầm cỡ Quốc gia

So sánh kinh tế hải phòng vs quảng ninh năm 2024

Nguồn tài nguyên quan trọng khác của thị xã Đông Triều còn là sự phong phú của các di sản văn hóa cấp Quốc gia, một vài trong số đó giữ vai trò vô cùng quan trọng. Nhà nước đã công nhận Khu di tích lịch sử nhà Trần ở Đông Triều với 14 điểm di tích nổi tiếng là di tích Quốc gia đặc biệt, bên cạnh đó là các di tích được xếp hạng Quốc gia như: chùa Bắc Mã, đình – chùa Hổ Lao, chùa Mỹ Cụ, di tích danh thắng Yên Đức. Điều này tạo ra tiềm năng lớn về du lịch, đặc biệt là du lịch tâm linh và du lịch sinh thái.

3. Kinh tế và đầu tư

Trụ cột vững chắc trong lĩnh vực năng lượng

So sánh kinh tế hải phòng vs quảng ninh năm 2024

Trong lịch sử, các ngành kinh tế chính của thị xã Đông Triều là công nghiệp khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng và nhiệt điện đã giúp Thị xã đạt được sự tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây. Khai thác tài nguyên thiên nhiên chiếm khoảng 70% tổng giá trị sản xuất của Thị xã trong năm 2013, trong đó khai thác than và sản xuất vật liệu xây dựng như đất sét và cát là các nguồn lực chủ yếu.

Trong ngành than, các doanh nghiệp tập trung vào mảng khai thác trong chuỗi giá trị, mà đứng đầu là các hoạt động khai thác than và kinh doanh thương mại. Với việc phát triển thêm các sản phẩm gần đây, như xây dựng nhà máy nhiệt điện đã góp phần gia tăng giá trị của thị xã Đông Triều bên cạnh hoạt động khai thác than. Trong hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng, các doanh nghiệp trên địa bàn hiện đang sản xuất các sản phẩm có giá trị thấp như gạch, ngói trực tiếp từ nguồn nguyên liệu thô và không qua xử lý nhiều. Các sản phẩm có giá trị cao hơn sẽ có khả năng làm tăng giá trị của các nguồn tài nguyên này.

Nông nghiệp vẫn là xương sống của lực lượng lao động

So sánh kinh tế hải phòng vs quảng ninh năm 2024

Sản xuất nông nghiệp cũng là một lĩnh vực quan trọng khi chiếm đến 41% lực lượng lao động của Thị xã, theo số liệu năm 2013. Tuy nhiên, do hầu hết các sản phẩm hiện đang sản xuất có giá bán thấp như gạo, nên ngành nông nghiệp chỉ góp một phần rất nhỏ trong tổng giá trị sản xuất so với tỷ lệ lao động trong ngành này của thị xã Đông Triều.

Tiềm năng du lịch không thể tranh cãi

So sánh kinh tế hải phòng vs quảng ninh năm 2024

Hơn nữa, với các di sản văn hóa phong phú của mình, thị xã Đông Triều có thể tận dụng sự quan tâm tới du lịch trong nước ngày càng cao của người dân khi mức sống ngày càng tăng cao. Mức thu nhập cao cũng cho phép du khách trong nước tìm đến những địa điểm du lịch thuận tiện và thoải mái hơn khi đi du lịch. Ngay cả đối với du khách nước ngoài, Thị xã hiện có một số điểm du lịch hấp dẫn, có thể kể đến như làng quê Yên Đức hay các sản phẩm thủ công ở các làng nghề truyền thống.

Quảng Ninh đứng thứ mấy về kinh tế?

Năm 2023 sắp khép lại, Quảng Ninh trở thành một điểm sáng về phát triển kinh tế khi tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước đạt 11,03% (gấp đôi bình quân chung của cả nước), đứng đầu Vùng đồng bằng sông Hồng, đứng thứ 3 cả nước và là năm thứ 9 liên tiếp (từ năm 2015 đến nay) đạt mức tăng trưởng kinh tế hai ...

GDP tỉnh Quảng Ninh xếp thứ mấy?

Theo số liệu công bố ngày 27/11 của Cục Thống kê tỉnh, tổng GRDP ước năm 2023 của Quảng Ninh tăng 11,03%, đứng đầu khu vực đồng bằng sông Hồng, đứng thứ ba toàn quốc và lập kỳ tích 9 năm liền tăng trưởng 2 con số (2015 - 2023).

Tỉnh Bắc Ninh đứng thứ mấy cả nước?

Trong đó, tỉnh Bắc Ninh đứng đầu cả nước về tỉ trọng kinh tế số trên GRDP là 56,83%; đứng thứ 2 là Thái Nguyên với tỷ trọng kinh tế số trên GRDP là 42,92%; tiếp đó là Bắc Giang (42,13%); Hải Phòng (29,48%); Vĩnh Phúc (22,87%)...

Quảng Ninh giàu thứ mấy miền Bắc?

Quảng Ninh là tỉnh giàu nhất miền Bắc. và xếp thứ 2 cả nước sau bà Rịa Vũng Tàu. và Cao hơn gấp đôi so với bình quân Chung của cả nước.