Mộng thịt là gì

1. Bệnh mộng thịt là gì? – Mộng thịt là sự tăng sinh kết mạc nhãn cầu ở góc trong hoặc góc ngoài mắt từ rìa hướng vào trung tâm giác mạc. Bệnh có thể tiến triển chậm trong nhiều năm hoặc tiến triển rất nhanh xâm lấn qua vùng rìa giác mạc và tiến vào vùng trung tâm giác mạc [đồng tử] làm giảm thị lực. Phần mộng thịt nhô lên có thể phá hủy màng phim nước mắt gây cảm giác kích thích, xốn cộm, chảy nước mắt sống và tổn thương biểu mô giác mạc. – Phân loại mộng: Theo Cornand [1989] phân ra làm 3 độ:

+ Độ I: Mộng vượt quá rìa 1-2mm, đầu mộng gồ lên trên giác mạc, thân mộng không dày, chứa vài mạch máu chạy theo

hướng vào giác mạc.

+ Độ II: Mộng đang ở hình thái hoạt động, đầu mộng xâm lấn vào giác mạc 2-4mm, có thể thấy đảo Fuchs, thân mộng dày nhiều mạch máu giãn.


+ Độ III: Là hình thái tiến triển của mộng, đầu mộng xâm lấn quá rìa 4mm vào giác mạc gây ảnh hưởng tới thị lực, thân mộng dày đỏ, mạch máu dày đỏ và giãn rộng.

2. Nguyên nhân gây bệnh mộng thịt là gì? – Hiện có rất nhiều giả thuyết về nguyên nhân và cơ chế gây

bệnh mộng thịt, trong đó có thuyết về vi chấn thương, về tia cực tím, về sự rối loạn tế bào mầm ở vùng rìa …song chưa có giả thuyết nào tỏ ra thuyết phục hoàn toàn. Những nghiên cứu sinh học phân tử gần đây cho rằng gen p53 có liên quan đến việc hình thành khối u cũng như hình thành mộng.

3. Những yếu tố nào ảnh hưởng và làm tăng nguy cơ mắc mộng thịt ?
3.1 Có rất nhiều yếu tố nguy cơ mắc mộng thịt như: -Sống khu vực khí hậu nóng, khô -Làm công việc ngoài trời nhiều

-Thường xuyên tiếp xúc với gió, bụi, phấn hoa hay các chất gây kích ứng, khô mắt

4. Biểu hiện thường gặp của bệnh mộng thịt là gì? – Khi mộng thịt ở độ I: ít gây ra các triệu chứng chủ quan khó chịu. Ở độ II và III: mộng thịt gây cộm đỏ khó chịu ở mắt, gây giảm thị lực và loạn thị. – Các triệu chứng ở mắt như nóng rát ở trong mắt, sợ ánh sáng khi tiếp xúc với các tác nhân lạnh hay nóng, hoặc như có cảm giác có dị vật ở trong mắt, chảy nước mắt.

– Các triệu chứng này tăng lên khi mộng thịt ở giai đoạn viêm nhiễm, đi kèm với các kích thích đau bởi các loét nhỏ ở trên giác mạc xung quanh đầu mộng. Mộng thịt có thể gây mờ đục giác mạc chu biên, làm thay đổi film nước mắt và co kéo cũng làm hạn chế vận nhãn.

5. Những biến chứng xảy ra nếu không điều trị mộng thịt là gì? – Đục giác mạc – Thị lực giảm

– Loạn thị

6. Chẩn đoán xác định bệnh mộng thịt như thế nào? – Mộng thịt nguyên phát là mộng chưa mổ lần nào, xuất hiện ở vùng khe mi vị trí 3h và 9h. Đó là một khối tăng sinh hình tam giác và luôn phát triển đi về hướng giác mạc. Mộng thịt dính chặt vào giác mạc theo suốt chiều dài của nó và dính chặt nhất là ở đầu mộng. Điều này cũng dễ chẩn đoán phân biệt với mộng giả.

– Mộng thịt tái phát: sau phẫu thuật một hoặc nhiều lần. Đó là sự tăng sinh mô sợi dưới kết mạc và dính chặt vào các mô liên kết. Nó khác biệt với quá trình thoái hoá trong mộng nguyên phát.

7. Phẫu thuật mộng thịt được chỉ định và chống chỉ định khi nào? – Chỉ định phẫu thuật khi: + Mộng thịt độ II trở lên có thể phẫu thuật hoặc bệnh nhân cảm thấy khó chịu nhiêu ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày. – Chống chỉ định phẫu thuật:

+ Người bệnh có các viêm nhiễm cấp tính ở mắt như: viêm kết mac, viêm loét giác mạc, viêm màng bồ đào, viêm túi lệ,…, hoặc bệnh toàn thân.

8. Phương pháp điều trị Mộng thịt hiện nay như thế nào? – Điều trị nội khoa không có hiệu quả về thực thể đối với mộng thịt, chỉ làm giảm triệu chứng trong những đợt viêm kích thích mà phẫu thuật là cần thiết. – Phẫu thuật mộng thịt có nhiều phương pháp khác nhau nhưng chưa có phương pháp nào thực sự hoàn hảo như cắt mộng đơn thuần hoặc di chuyển hướng đi của mộng, cắt mộng có ghép kết mạc hoặc giác mạc lớp, cắt mộng có kết hợp áp thuốc chống chuyển hóa [như Thiothepa, 5FU, Mytomycin C].

* Tìm hiểu về Phẫu thuật ghép kết mạc tự thân: Phẫu thuật ghép kết mạc tự thân là một dạng của ghép bề mặt ngoài nhãn cầu nhờ một mảnh ghép kết mạc rời lấy từ kết mạc nhãn cầu phía thái dương trên và khâu đính vào củng mạc ở vị trí vừa cắt bỏ mộng thịt. Ghép kết mạc tự thân đầu tiên được sử dụng cho mộng thịt tiến triến triển và tái phát, nhưng bây giờ nó đã được chấp nhận trở thành một phương pháp chọn lựa cho điều trị mộng thịt nguyên phát.

9. Phòng bệnh mộng thịt bằng cách nào? – Tránh tiếp xúc với các môi trường kích thích như gió, bụi, khói, cát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

– Dùng kính, mũ, nón khi ra ngoài để cản bớt ánh nắng và tránh tiếp xúc trực tiếp với tia tử ngoại, sẽ hạn chế tỷ lệ mắc bệnh.

Mộng thịt dân gian thường gọi là màng mây mắt hình rẻ quạt, là nếp kết mạc và mô xơ mạch hình quạt câm lấn vào bề mặt giác mạc. Mộng thịt thường do thoái hóa của kết mạc nhãn cầu dưới tác dụng của tia cực tím [ánh nắng].

Mộng thịt là gì?

Mộng thịt thực chất là một dạng u nhưng không phải ung thư, thường có màu hồng nhạt, hơi gồ lên và có thể nhìn thấy mạch máu ở trên. Bệnh thường bắt đầu ở góc trong [phần tròng trắng] của mắt và lan hướng vào trung tâm mắt [lòng đen].

Đầu mộng có thể chạm đến phần giác mạc che phủ 1 phần con ngươi. Bệnh lý này có thể xảy ra trên một hoặc cả hai mắt, ảnh hưởng đến những người thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Mộng thịt thường thấy ở người trưởng thành trong độ tuổi từ 20 – 40, khá hiếm gặp ở trẻ em. Bệnh phổ biến ở nam nhiều hơn nữ.

Triệu chứng của bệnh mộng thịt

Mộng thịt thường không có nhiều triệu chứng nghiêm trọng ngoài những cảm giác cộm xốn như có dị vật trong mắt. Triệu chứng cụ thể thường thấy của bệnh như đỏ mắt, mờ mắt, ngứa mắt, kích ứng mắt, mắt khô, cảm giác có vật lạ ở trong mắt.

Mộng thịt khi xâm lấn vào giác mạc nhiều sẽ gây suy giảm thị lực.

Nguyên nhân gây mộng thịt

Tuy chưa xác định được nguyên nhân gây ra mộng thịt nhưng một số nhà khoa học cho rằng nó có thể là kết quả của việc tiếp xúc thường xuyên, nhiều giờ dưới ánh sáng mặt trời và gió, những người sống trong vùng khí hậu nhiệt đới hoặc khí hậu khô.

Có nhiều yếu tố khiến nguy cơ mắc mộng thịt cao như:

  • Sống ở các nước gần đường xích đạo, tiếp xúc với ánh sáng mặt trời thường xuyên hơn.
  • Làm các công việc ngoài trời.
  • Các chất gây kích ứng mắt như bụi, gió, phấn hoa và khói có thể gây khô mắt.

Điều trị mộng thịt

Để chẩn đoán được bệnh mộng thịt, bác sĩ cần làm các xét nghiệm bổ sung như:

Kiểm tra thị lực bằng cách yêu cầu bạn đọc bảng chữ.

Đo giác mạc được sử dụng để đánh giá sự thay đổi độ cong của giác mạc.

Ảnh tư liệu, bao gồm việc chụp hình trước và sau để theo dõi tốc độ tăng trưởng của mộng thịt.

Khi bị các triệu chứng nhẹ, mộng thịt không cần điều trị. Tuy nhiên, khi người bệnh cảm thấy khó chịu, bác sĩ sẽ tìm cách xử lý bằng cách:

  • Dùng thuốc nhỏ mắt bôi trơn, nước mắt nhân tạo hoặc thuốc mỡ.
  • Có thể dùng thuốc nhỏ mắt làm co mạch để giảm triệu chứng đỏ mắt và thuốc nhỏ mắt steroid làm dịu viêm dùng trong thời gian ngắn.

Với tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn, mộng thịt có thể làm cản trở tầm nhìn, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật loại bỏ mộng thịt khi thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ không có tác dụng. Phẫu thuật cũng có thể được chỉ định vì lý do thẩm mỹ hoặc nếu nó ngăn chặn tầm nhìn.

Tuy nhiên, mộng thịt có thể tái phát và phát triển mạnh hơn sau khi phẫu thuật. Mắt cũng có thể dễ bị khô và kích thích sau đó. Vì thế, bệnh nhân chỉ nên phẫu thuật khi: Các phương pháp điều trị khác thất bại; thị lực giảm; bạn khó chịu vì lý do thẩm mỹ hoặc do ý kiến từ người khác về mắt đỏ, mộng thịt ngừng tiến triển.

Phẫu thuật mộng thịt thường mất khoảng 30 – 45 phút. Trong quá trình phẫu thuật, mộng thịt sẽ được cắt bỏ và thay bằng kết mạc tự thân hoặc màng ối được bảo quản đặc biệt. Nếu không được ghép chỗ mộng thịt đã cắt bỏ, nguy cơ tái phát tăng lên đến 50%.

Ngăn ngừa bệnh mộng thịt

Ngăn ngừa bệnh mộng thịt bằng lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà như:

  • Đeo kính râm khi đi ra ngoài.
  • Cho phép mắt được nghỉ ngơi trong bóng râm sau một thời gian dài ở ngoài trời.
  • Sử dụng thuốc nhỏ mắt hoặc nước mắt nhân tạo để dưỡng ẩm mắt.
  • Tránh bụi gió, khói và phấn hoa.
  • Khi bị bệnh, hãy đến các bệnh viện mắt uy tín để bác sĩ khám và điều trị.

Tài liệu tham khảo

This post is also available in: English [English]

Mộng mắt là gì?

Mộng thịt, hay còn gọi là mắt người lướt sóng, là một tình trạng làm màng bao phủ phần trắng của mắt chuyển màu đục. Bệnh thường ảnh hưởng đến những người dành nhiều thời gian ngoài trời, đặc biệt là những người lướt sóng, do đó nó có tên là mắt người lướt sóng. Mộng thịt ở mắt là một u, không phải ung thư, thường có màu hồng nhạt, hơi gồ lên và có thể nhìn thấy mạch máu ở trên. Nó thường bắt đầu ở góc bên trong của mắt và lan hướng ra ngoài trung tâm mắt.

Khối u có thể chạm đến phần giác mạc che phủ con ngươi. Vấn đề này có thể xảy ra trên một hoặc cả hai mắt. Khi nó ảnh hưởng đến cả hai mắt, nó được gọi là mộng thịt song phương. Vậy có nên cắt mộng mắt không? Hãy cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây.

Hình ảnh mộng thịt ở mắt

Mức độ phổ biến của mộng thịt ở mắt

Mộng thịt thường thấy ở người trưởng thành từ 20–40 tuổi và khá hiếm gặp ở trẻ em. Bệnh dường như phổ biến ở nam giới hơn nữ giới. Mộng thịt có thể được quản lý bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những dấu hiệu và triệu chứng của mộng thịt ở mắt là gì?

Mắt bị mộng thịt thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nghiêm trọng nào. Bạn sẽ cảm giác có dị vật trong mắt. Các triệu chứng phổ biến của mộng thịt thường nhẹ:

  • Đỏ mắt
  • Mờ mắt
  • Ngứa mắt
  • Kích ứng mắt
  • Mắt khô. Cảm giác có vật lạ ở trong mắt.

Nếu khối u chạm vào giác mạc, biến chứng mộng thịt mắt có thể sẽ gây ra suy giảm thị lực.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có dấu hiệu, triệu chứng nêu trên hoặc bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa và tình trạng bệnh ở mỗi người là khác nhau và bác sĩ có thể giúp bạn lựa chọn được phương pháp điều trị thích hợp nhất.

Mụn thịt trong mắt gây ngứa ngáy khó chịu

Nguyên nhân nào gây mộng thịt trong mắt?

Nguyên nhân chính xác gây ra mộng thịt không được biết đến. Một số nhà khoa học cho rằng nó có thể là kết quả của việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, dẫn đến khô mắt. Bệnh khá phổ biến ở những người tiếp xúc rất nhiều với ánh sáng mặt trời và gió như những người làm việc ngoài trời, những người sống trong vùng khí hậu nhiệt đới hoặc khí hậu khô.

Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc mộng thịt?

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ mắc mộng thịt như:

  • Sống ở các nước gần đường xích đạo, tiếp xúc với ánh sáng mặt trời thường xuyên hơn
  • Làm các công việc ngoài trời
  • Các chất gây kích ứng mắt như bụi, gió, phấn hoa và khói có thể gây khô mắt.

Chẩn đoán & điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán mộng thịt ở mắt?

Bác sĩ có thể chẩn đoán mộng thịt bằng cách quan sát mộng thịt xuất hiện trong mắt hoặc khám mắt và mí mắt. Xét nghiệm chuyên biệt hầu như không cần thiết.

Nếu bác sĩ cần làm các xét nghiệm bổ sung, có thể bao gồm:

  • Kiểm tra thị lực mắt bằng cách yêu cầu bạn đọc bảng chữ
  • Đo giác mạc được sử dụng để đánh giá sự thay đổi độ cong của giác mạc
  • Ảnh tư liệu, bao gồm việc chụp hình trước và sau để theo dõi tốc độ tăng trưởng của mộng thịt.

Những phương pháp nào dùng để điều trị mộng thịt?

Mộng thịt trong mắt thường không cần điều trị nếu các triệu chứng nhẹ. Với các triệu chứng cực kỳ khó chịu của mộng thịt, bạn có thể hỏi bác sĩ cách chữa mộng mắt với:

  • Thuốc nhỏ mắt bôi trơn, nước mắt nhân tạo hoặc thuốc mỡ
  • Sử dụng thường xuyên thuốc nhỏ mắt làm co mạch
  • Thuốc nhỏ mắt trị mộng thịt có chứa steroid làm dịu viêm dùng trong thời gian ngắn.

Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn hoặc nếu mộng thịt làm cản trở tầm nhìn, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để loại bỏ các mộng thịt nếu thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ không có tác dụng.

Phẫu thuật cũng có thể được sử dụng để loại bỏ sự tăng trưởng vì lý do thẩm mỹ hoặc nếu nó ngăn chặn tầm nhìn. Tuy nhiên, có một rủi ro là mộng thịt tái phát và phát triển mạnh hơn sau khi phẫu thuật. Mắt cũng có thể dễ bị khô và kích ứng sau đó.

Bạn nên thảo luận với bác sĩ về phẫu thuật nếu:

  • Các phương pháp điều trị khác thất bại
  • Thị lực có nguy cơ giảm
  • Bạn khó chịu vì lý do thẩm mỹ hoặc do ý kiến từ người khác về mắt đỏ.

Phẫu thuật cắt mộng mắt thường mất 30–45 phút. Trong quá trình phẫu thuật, các mộng thịt sẽ được gỡ bỏ và thay bằng kết mạc [mô bề mặt mắt] hoặc màng ối được bảo quản đặc biệt [nhau thai]. Nếu không được vá chỗ trống, nguy cơ tái phát tăng lên đến 50%.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý mộng thịt?

Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với mộng thịt:

  • Đeo kính râm khi bạn đi ra ngoài
  • Cho phép mắt được nghỉ ngơi trong bóng râm sau một thời gian ở ngoài trời
  • Sử dụng thuốc nhỏ mắt hoặc nước mắt nhân tạo để dưỡng ẩm mắt
  • Tránh bụi, gió, khói và phấn hoa.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất. Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

Hãy quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của bản thân và gia đình mình ngay hôm nay.

Pacific Cross Việt Nam cung cấp các chương trình bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm du lịch phù hợp với từng yêu cầu và ngân sách của khách hàng.

Cho dù là chương trình bảo hiểm cho cá nhân bạn, cho gia đình bạn hoặc doanh nghiệp của bạn, chúng tôi ở đây để đảm bảo rằng bạn nhận được sản phẩm bảo hiểm tốt nhất.

Nếu bạn chưa chắc chắn về chương trình bảo hiểm nào phù hợp với nhu cầu của mình, hãy sử dụng Chương trình Lựa Chọn Bảo Hiểm của chúng tôi hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí qua email: .

Nguồn tham khảo

Video liên quan

Chủ Đề