Lá bàng bánh tẻ như thế nào

Uống nước lá bàng có tác dụng gì là vấn đề mà bạn đang quan tâm hiện nay? Bạn muốn sử dụng lá bàng đúng cách để phát huy hiệu quả chữa bệnh. Vậy thì đừng bỏ qua những chia sẻ của Genk STF dưới đây để giải đáp được câu hỏi uống nước lá bàng có tác dụng gì.

Xem thêm:

  • VTV2 – Hành trình cùng bạn số 2: Hành trình chữa bệnh và ước mơ của cô gái 17 tuổi ung thư thận
  • Tác dụng bất ngờ của ớt trong việc chữa ung thư mà mọi người không nên bỏ qua
  • Uống phấn hoa mật ong vào lúc nào tốt nhất? Cần lưu ý những gì?

  • 1. Những thông tin tổng quát về cây bàng
    • 1.1. Tên gọi
    • 1.2. Đặc điểm cây bàng
    • 1.3. Bộ phận của bàng dùng làm dược liệu
    • 1.4. Thành phần hóa học
  • 2. Uống nước lá bàng có tác dụng gì?
    • 2.1. Tác dụng của  bàng theo Y học cổ truyền
    • 2.2. Tác dụng của lá bàng theo Y học hiện đại
  • 3. Những bài thuốc sử dụng nước lá bàng chữa bệnh
    • 3.1. Chữa viêm loét dạ dày với lá bàng
    • 3.2. Uống nước lá bàng có tác dụng gì – Chữa viêm họng
    • 3.3. Chữa cảm sốt, đau đầu bằng lá bàng
  • 4. Một số bài thuốc khác từ lá bàng
    • 4.1. Bài thuốc chữa nhiệt miệng, loét miệng
    • 4.2. Chữa bệnh viêm âm đạo, viêm lộ tuyến từ lá bàng
    • 4.3. Bài thuốc từ lá bàng chữa sâu răng, viêm nướu
    • 4.4. Bài thuốc trị ghẻ và mụn nhọt
    • 4.5. Chữa chàm ở trẻ em
    • 4.6. Dùng lá bàng chữa các bệnh phụ khoa
    • 4.7. Chữa phong tê thấp, đau nhức xương khớp
  • 5. Những lưu ý khi sử dụng lá bàng chữa bệnh

1. Những thông tin tổng quát về cây bàng

Cây bàng đã quá quen thuộc với người Việt vì đã xuất hiện từ rất lâu đời. Để hiểu rõ hơn về loại cây này, các bạn hãy theo dõi những thông tin dưới đây.

1.1. Tên gọi

Cây bàng còn có nhiều tên gọi khác nhau tùy theo từng vùng miền hay đất nước. Có thể kể đến như Bàng biển, Quang lang, Chambok Barang, Badamier. Tên khoa học của cây bàng là Terminalia Catappa và thuộc họ Bàng – Combretaceae.

Lá bàng bánh tẻ như thế nào
Cây bàng đã có từ rất lâu nên không hề xa lạ với người dân Việt

Đến nay, vẫn chưa tìm được chính xác nguồn gốc của cây bàng. Có ý kiến cho rằng, Ấn Độ chính là nơi đầu tiên tìm thấy cây bàng. Thế nhưng, cũng có nhiều nhận định khác lại cho rằng bán đảo Mã Lai hay New Guinea… mới là nơi xuất hiện nguồn gốc của cây bàng.

1.2. Đặc điểm cây bàng

Bàng là cây có tán lá rộng nên mục đích chính là để lấy bóng mát. Thân cây to và khi trưởng thành có thể cao đến 25 mét. Tán cây xòe rộng vì đặc điểm cành cây mọc vòng nên nhìn giống như một cái lọng.

Lá bàng với mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông mịn màu hung nhạt. Lá cây có hình thìa, đầu lá tròn. Phiến lá có động rộng 10 – 13cm, chiều dài khoảng 20 – 30 cm. Hoa bàng với những bông dài khoảng 15 – 20cm và có nhiều lông mịn ở trên cán bông. 

Đặc điểm quả hình bầu dục, nhẵn, 2 bên rìa quả dẹt và phần giữa thì phình to, hơi nhọn ở phía đầu quả. Quả có chiều rộng khoảng 3cm, dài 4cm và độ dày khoảng 15mm. Bên trong quả có xơ và chứa cơm vàng đỏ. Hạt bàng có nhân trắng ở bên trong và độ rộng của hạt khoảng 15mm với đặc điểm là có nhiều tinh dầu. Mùa quả bàng sẽ rơi vào tháng 8 đến tháng 10.

1.3. Bộ phận của bàng dùng làm dược liệu

Bộ phận của bàng được sử dụng để chữa bệnh chủ yếu là lá, vỏ và hạt bàng. Trong đó, lá và vỏ bàng có thể thu hái quanh năm. Còn hạt bàng chỉ được thu hái khi vào mùa của quả bàng. 

1.4. Thành phần hóa học

Thành phần Tanin trong vỏ bàng và lá bàng khá dồi dào. Theo đó, lượng Tanin Catechic và Tanin Pyrogalic trong vỏ thân chứa đến 25 – 35%.  Còn lượng Tanin trong vỏ cành chỉ chứa 11%. Ngoài ra, trong lá bàng còn chứa Flavonoid, Saponin, Phytosterol.

Nhân hạt bàng có chứa lượng dầu béo màu vàng nhạt hoặc lục nhạt lên đến 50%. Dầu có mùi giống dầu hạnh nhân, có vị thơm dễ chịu và có thể ăn được. Tuy nhiên, lượng nhân hạt chỉ chiếm 10% toàn quả. Vì thế, mỗi nhân hạt chỉ chiếm được khoảng 5% lượng dầu béo ở mỗi quả bàng. Trong khi đó, công đoạn tách hạt không hề đơn giản mà đòi hỏi nhiều công sức nên việc bào chế để có dầu hạt bàng vẫn chưa phổ biến.

2. Uống nước lá bàng có tác dụng gì?

Đến nay, cả Y học hiện đại và Y học cổ truyền đều nghiên cứu về tác dụng của lá bàng đối với sức khỏe con người.

2.1. Tác dụng của  bàng theo Y học cổ truyền

Theo Y học cổ truyền, lá bàng có tính mát nên mang đến nhiều lợi ích cho người dùng, đó là:

  • Lá bàng được dùng để chữa lỵ, cảm sốt, tê thấp và giúp ra mồ hôi.
  • Lá bàng dùng tươi hoặc xào nóng đắp lên vùng bị đau nhức để cải thiện.
  • Búp non của lá bàng được phơi khô, tán mịn. Sau đó, sắc nước đặc để điều trị, phòng ngừa sâu răng. Ngoài ra, bột lá bàng khô khô còn được dùng để trị mụn.

Ngoài lá bàng, Đông y còn sử dụng hạt bàng nấu nước uống để điều trị trĩ chảy máu, tiêu chảy máu. Bên cạnh đó, tác dụng chữa hủi cũng mang lại hiệu quả khi dùng nhựa non trộn với dầu hạt bông rồi đem nấu chín.

Lá bàng bánh tẻ như thế nào
Uống nước lá bàng có tác dụng gì?

2.2. Tác dụng của lá bàng theo Y học hiện đại

  • Lá bàng được dùng để điều trị xuất tinh sớm, loãng tinh dịch, giúp các cơ quan sinh sản nam giới được điều hòa chức năng. Tác dụng của lá bàng cũng làm tăng cường sinh lý ở nam giới.
  • Lá bàng có khả năng giảm nhức đầu, chống say xe và giảm tình trạng buồn nôn khi đi tàu xe.
  • Vỏ thân cây bàng khi bỏ lớp vỏ đen bên ngoài đi sẽ có tác dụng làm săn da, lợi tiểu, cường tim.

3. Những bài thuốc sử dụng nước lá bàng chữa bệnh

Như đã chia sẻ ở trên, các bạn đã biết uống nước lá bàng có tác dụng gì. Tuy nhiên, sử dụng như thế nào mới mang lại hiệu quả cao thì mọi người hãy tham khảo một số bài thuốc dưới đây:

3.1. Chữa viêm loét dạ dày với lá bàng

Lá non của bàng có chứa lượng Flavonoid khá lớn, với tác dụng chống viêm, giảm đau, kháng khuẩn và làm lành các vết thương. Do đó, lá bàng non còn có tác dụng chữa viêm loét dạ dày tá tràng, tiêu chảy, kiết lỵ theo bài thuốc dưới đây:

  • Lấy những lá bàng non hoặc lá bàng bánh tẻ đem rửa sạch.
  • Cho toàn bộ lá bàng đã chuẩn bị vào nồi cùng khoảng 1 lít nước rồi đun cho sôi thật kỹ.
  • Khi nước đã sôi, bạn hạ nhỏ lửa ở mức vừa và đun thêm khoảng 30 phút thì tắt bếp.
  • Chắt lấy phần nước thuốc và dùng để uống mỗi ngày.

3.2. Uống nước lá bàng có tác dụng gì – Chữa viêm họng

Bạn có thể áp dụng bài thuốc từ lá bàng dưới đây để cải thiện triệu chứng của viêm họng:

  • Rửa sạch 7 – 10 lá bàng non hoặc búp bàng non rồi để ráo.
  • Cho lá bàng cùng 250ml nước đun sôi để nguội và 1 ít muối hạt rồi đem xay nhuyễn.
  • Dùng rây lọc để thu được nước cốt. Bạn dùng nước này uống mỗi ngày. Bạn có thể cho nước bàng vào chai, đậy nắp lại và bảo quản trong tủ lạnh để dùng dần.

3.3. Chữa cảm sốt, đau đầu bằng lá bàng

Bài thuốc từ nước lá bàng nếu áp dụng đúng cách sẽ mang lại tác dụng chữa đau đầu, cảm sốt khá tốt. Để gia tăng hiệu quả, người ta thường kết hợp lá bàng với một số thảo dược khác.

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Lá bàng phơi khô: 15g.
  • Mỗi vị thuốc 10g, bao gồm: Kinh giới khô, vỏ quýt khô.
  • Bạc hà khô: 12g.

Cách làm

  • Với các vị thuốc đã chuẩn bị, bạn hãy cho vào ấm, thêm nước và sắc sôi thật kỹ cho đến khi được nước đặc thì tắt bếp.
  • Gạn phần nước thuốc và chia làm 2 lần. Lần đầu, bạn uống khi vừa nấu xong. Lần thứ 2 sẽ uống trước khi ăn khoảng 15 phút.

Áp dụng đều đặn mỗi ngày, bạn sẽ thấy các triệu chứng của bệnh dần thuyên giảm.

4. Một số bài thuốc khác từ lá bàng

Ngoài cách uống nước lá bàng, bạn có thể dùng lá bàng theo những cách khác để điều trị một số bệnh nhằm mang lại hiệu quả cao.

4.1. Bài thuốc chữa nhiệt miệng, loét miệng

Với bài thuốc này, bạn chỉ cần rửa sạch lá bàng non rồi nấu với nước cho thật đặc. Sau đó, dùng nước này ngậm nhiều lần mỗi ngày trong khoảng 1 phút thì nhổ ra. Làm thường xuyên và đều đặn sẽ giúp tình trạng nhiệt miệng, loét miệng được cải thiện.

4.2. Chữa bệnh viêm âm đạo, viêm lộ tuyến từ lá bàng

  • Đem rửa sạch 10 lá bàng non rồi đun cùng 1 lít nước. Trong quá đun, bạn nhớ cho thêm 2 thìa muối hạt vào để đun.
  • Cần đun sôi thật kỹ để các dưỡng chất từ lá bàng tiết ra nước. 
  • Gạn phần nước lá bàng để nguội rồi cho vào bơm tiêm. Sau đó, bơm vào âm đạo để điều trị bệnh với mỗi lần 3 – 4ml.

Áp dụng bài thuốc đều đặn mỗi ngày 3 lần để phát huy tác dụng tốt nhất.

4.3. Bài thuốc từ lá bàng chữa sâu răng, viêm nướu

Đem rửa sạch búp bàng non rồi đem sắc với nước. Để phát huy hiệu quả, bạn cần sắc nước lá bàng thật đặc. Sau đó, dùng nước này khi còn ấm và ngậm mỗi lần khoảng 1 – 2 phút sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng sâu răng, viêm nướu.

Lá bàng bánh tẻ như thế nào
Sử dụng lá bàng đúng cách giúp chữa sâu răng, viêm nướu

4.4. Bài thuốc trị ghẻ và mụn nhọt

Bài thuốc này chỉ cần đun sôi lá bàng non với nước sạch. Sau đó, đợi nước nguội bớt thì ngâm vùng da bị mụn nhọt, ghẻ vào nước thuốc trong khoảng thời gian 20 phút.

Trường hợp vết thương không thể ngâm được vì nằm ở những vị trí khó ngâm thì bạn chỉ cần giã nát lá bàng non đã rửa sạch rồi đắp lên vết thương. Áp dụng mỗi ngày sẽ giúp sát khuẩn và mang lại hiệu quả cao.

4.5. Chữa chàm ở trẻ em

Sử dụng lá bàng để chữa chàm ở trẻ em, cha mẹ có thể lựa chọn 1 trong 2 cách sau:

  • Cách 1: Đem lá bàng non hoặc búp non rửa sạch rồi đun sôi với nước. Khi nước sôi thì tắt bếp, đợi nước nguội bớt thì tắm cho bé trong vài ngày liên tục.
  • Cách 2: Rửa sạch búp bàng non rồi đem ngâm nước muối pha loãng để loại bỏ hết vi khuẩn, bụi bẩn. Sau đó, đem búp bàng non giã nát cùng vài hạt muối. Lọc lấy phần nước cốt và bôi lên vùng da bị chàm của bé sau khi đã làm sạch vùng da đó.

4.6. Dùng lá bàng chữa các bệnh phụ khoa

Đem rửa sạch 10 – 15 lá bàng  rồi cho vào nồi cùng 1 lít nước và thêm 3 thìa cà phê muối. Đun sôi thì hạ nhỏ lửa và đun như vậy thêm khoảng 30 phút thì tắt bếp.

Gạn phần nước lá bàng đem rửa vùng kín. Áp dụng mỗi ngày 1 – 2 lần sẽ giúp giảm viêm  nhiễm, nấm ngứa… hiệu quả.

4.7. Chữa phong tê thấp, đau nhức xương khớp

Với bài thuốc chữa phong tê thấp, đau nhức xương khớp, bạn có thể áp dụng theo một trong những cách sau:

  • Cách 1: Lá bàng non còn tươi, rửa sạch, giã nát rồi đắp vào chỗ đau nhức.
  • Cách 2: Bạn dùng búp bàng non, đem đun nóng rồi đắp vào vùng xương khớp bị đau nhức. Tuy nhiên, cần chú ý đến độ nóng của lá bàng để tránh bị bỏng da.

5. Những lưu ý khi sử dụng lá bàng chữa bệnh

Uống lá bàng có tác dụng gì đã được giải đáp trên đây. Tuy nhiên, khi sử dụng các bài thuốc từ nước lá bàng, các bạn cần lưu ý một số vấn đề sau để mang lại hiệu quả cao và an toàn cho sức khỏe:

  • Lá bàng trước khi đem nấu nước cần phải được rửa sạch để loại bỏ hết vi khuẩn, bụi bẩn. Như vậy, mới đảm bảo an toàn khi sử dụng.
  • Các bài thuốc sử dụng lá bàng thì nên lựa chọn lá bàng non sẽ chứa nhiều dưỡng chất hơn. Những lá bàng già có ít dưỡng chất nên hiệu quả không cao.
  • Nước lá bàng cần dùng hết trong ngày. Không nên để qua đêm sẽ giảm tác dụng và có thể gây đau bụng, rối loạn tiêu hóa.
  • Khi kết hợp sử dụng bài thuốc từ lá bàng thì mọi người cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, nghỉ ngơi, tập luyện thể dục đều đặn và khoa học nhằm mang lại hiệu quả cao.
  • Tùy cơ địa mỗi người mà hiệu quả của bài thuốc từ lá bàng sẽ nhanh chậm khác nhau. 
  • Bài thuốc từ lá bàng chỉ thích hợp chữa bệnh cho những người mới mắc bệnh với các triệu chứng nhẹ. Còn khi bệnh đã nặng và nghiêm trọng thì nên đi thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán, đưa ra phương hướng điều trị phù hợp.

Kết luận

Những thông tin của bài viết đã giúp mọi người hiểu đặc điểm của cây bàng cũng như uống nước lá bàng có tác dụng gì. Việc sử dụng nước lá bàng cần tuân thủ một số lưu ý nhất định nhằm mang lại hiệu quả cao và đảm bảo an toàn cho người dùng.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: Bản tin tối VTC1 ngày 10/08/2016: Sản xuất thành công Fucoidan sulfate hóa cao với sản phẩm GENK