Giải pháp tăng cowngf thuận lợi hóa thương mại năm 2024

Sáng 10/9, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) đã đến dự và chủ trì Hội nghị toàn thể "Bước kế tiếp trong tạo thuận lợi thương mại tại Việt Nam", do Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân, Hội đồng tư vấn cải cách TTHC của Thủ tướng phối hợp với Liên minh tạo thuận lợi thương mại toàn cầu (GAFT) và Tổng cục Hải quan tổ chức.

.

Cải cách TTHC diễn ra mạnh mẽ

.

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng, Chủ tịch Hội đồng tư vấn Cải cách TTHC cho biết, ngay từ khi thành lập Chính phủ giai đoạn 2016-220, cải cách TTHC nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và xây dựng nền hành chính kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động, phục vụ người dân và doanh nghiệp là những trọng tâm ưu tiên của Chính phủ.

.

"Chúng tôi xác định đây chính là chìa khóa của tăng trưởng", Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP nhấn mạnh.

.

Mục tiêu được đưa ra là xây dựng Chính phủ kiến tạo, hành động, hướng tới người dân, doanh nghiệp. Từ đó, có rất nhiều việc làm được cụ thể hóa, từ cải thiện cơ chế, chính sách, cắt bỏ rào cản, điều kiện kinh doanh bất hợp lý, thủ tục kiểm tra chuyên ngành không cần thiết... theo đúng tinh thần Chính phủ kiến tạo.

.

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP, trong nửa đầu nhiệm kỳ qua, việc cải cách TTHC đã diễn ra mạnh mẽ, quyết liệt, Việt Nam dần vượt qua ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, tạo nên kết quả tăng trưởng ấn tượng. Trong năm 2017, kết quả tăng trưởng GDP của Việt Nam là 6,81%, tỷ lệ tăng trưởng của Việt Nam năm 2017 là tiền đề quan trọng để Việt Nam tăng trưởng về quy mô, bảo đảm nợ công, các chỉ số CPI được chủ động và kiểm soát, tăng trưởng cả về chỉ số công nghiệp, thương mại, du lịch...

.

Một điều đáng mừng được Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP nhấn mạnh, trong 8 tháng, có 87.448 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 878,6 nghìn tỷ đồng (số doanh nghiệp và số vốn đăng ký đều tăng so với cùng kỳ năm 2017).

.

Tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 8 tháng năm 2018 là trên 108 nghìn doanh nghiệp.

.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP đưa ví dụ minh họa thực tế, năm 2016 riêng lĩnh vực hàng hóa xuất nhập khẩu tốn 28,8 triệu ngày công với chi phí 14.200 tỷ đồng, từ đó thấy rằng thủ tục kiểm tra chuyên ngành còn rào cản nhất định. Đến năm 2017, chi phí thông quan trực tiếp tại cửa khẩu cho 1 lô hàng giảm 19 USD. Ước tính với trên 11 triệu tờ khai của năm 2017, doanh nghiệp tiết kiệm được trên 200 triệu USD cho thủ tục thông quan (tương đương hơn 4.000 tỷ đồng); tiết kiệm 16 triệu giờ lưu kho đối với 5,36 triệu tờ khai xuất khẩu và tiết kiệm 34 triệu giờ lưu kho đối với 5,72 triệu tờ khai nhập khẩu.

.

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, năm 2018, Việt Nam sẽ cắt bỏ 50% của 6.213 điều kiện kinh doanh, đến nay việc cắt bỏ đã đạt 31,27%. Còn lại các Bộ chuyên ngành đang hoàn thiện để trình Chính phủ để hoàn thành chỉ tiêu 50% theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng.

.

Thông qua Hội nghị toàn thể "Bước kế tiếp trong tạo thuận lợi thương mại tại Việt Nam", Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP chia sẻ, vấn đề trong hội thảo hôm nay thực sự có ý nghĩa bởi sẽ đánh giá thật kĩ lưỡng các cơ hội, thách thức và tìm ra những giải pháp cốt lõi cho cho Việt Nam trong quá trình thực hiện các cam kết quốc tế trong bối cảnh thương mại mới. Bên cạnh đó, truyền đạt được tinh thần Chính phủ là hướng tới phục vụ người dân, doanh nghiệp, lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp là mục tiêu phục vụ.

.

Bảo lãnh thông quan - một giải pháp cho môi trường thương mại mới

.

Theo ông Eric Miller, Cố vấn cao cấp của GAFT, GATF đã chọn Việt Nam là quốc gia đang phát triển đầu tiên ở châu Á để hỗ trợ thực hiện Hiệp định Tạo thuận lợi Thương mại của WTO (WTO TFA) bằng cách giới thiệu hệ thống bảo lãnh Thông quan hiện đại áp dụng cho các hoạt động thương mại xuất nhập khẩu. Tại Việt Nam, việc triển khai hệ thống thông quan hiện đại sẽ là cơ sở giải quyết vấn đề quản lý nhà nước về hàng hóa. Đây là biện pháp tạo thuận lợi thương mại có thể cung cấp cho các Bộ, ngành quản lý thương mại một cơ sở để thực hiện các thủ tục hành chính hiện đại hóa và dựa trên quản lý rủi ro.

.

"Bảo lãnh thông quan là giải pháp chủ chốt giúp Việt Nam thực hiện các hiệp định thương mại và môi trường thương mại mới", ông Eric Miller chia sẻ.

.

Hệ thống bảo lãnh thông quan theo ông Eric Miller là hình thức hợp đồng đặc biệt bởi bên bảo lãnh do Bộ Tài chính phê duyệt, bảo đảm cho việc thực hiện các nghĩa vụ theo quy định pháp luật. Bảo lãnh thông quan hoạt động để bảo đảm một cơ chế xử phạt chặt chẽ hơn mà quan đó có nghĩa vụ thực hiện các yêu cầu tuân thủ thương mại cho hàng nhập khẩu được bảo đảm.

.

Ông Ngô Minh Hải, Phó Cục trưởng, Cục Quản lý Giám sát Hải quan cho biết, trong bối cảnh hội nhập, ngành Hải quan nhận thức sâu sắc nếu không áp dụng CNTT, không áp dụng biện pháp quản lý mới thì khó có thể hoàn thành nhiệm vụ. Trong những năm qua, Hải quan là ngành đi đầu trong áp dụng CNTT vào thông quan điện tử.

.

Hiện nay, trong hệ thống quản lý của cơ quan Hải quan, tất cả hàng hóa xuất nhập khẩu đều được mã hóa; từ năm 2014, cơ quan Hải quan đã áp dụng tự động hóa hải quan, các doanh nghiệp có thể khai báo, nhận kết quả... ngay tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, ngành Hải quan xác định phải không ngừng áp dụng công nghệ mới để thực hiện nhiệm vụ hiệu quả giảm thời gian thông quan hàng hóa, giảm chi phí cho doanh nghiệp.

.

3 hướng tham mưu sắp tới

.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng ghi nhận những ý kiến tại hội nghị bàn về các giải pháp và hướng đi sắp tới cho quá trình tạo thuận lợi thương mại tại Việt Nam… Đây sẽ là những thông tin hữu ích để VPCP, Hội đồng tư vấn cải cách TTHC của Thủ tướng cùng các Bộ chuyên ngành xem xét, nghiên cứu, tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ những cơ chế chính sách phù hợp để tiếp tục tạo thuận lợi thương mại, cải thiện môi trường kinh doanh.

.

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP, trong thời gian tới, VPCP, Hội đồng tư vấn cải cách TTHC của Thủ tướng sẽ tập trung tham mưu cho Chính phủ theo 3 hướng cơ bản: Thứ nhất, phải xây dựng thành công Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số và nền kinh tế số tại Việt Nam, lấy người dân, doanh nghiệp làm trọng tâm. Đây sẽ là giải pháp giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế không chỉ nhanh mà còn bền vững và đặc biệt là đảm bảo một môi trường đầu tư, kinh doanh minh bạch, hiệu quả - điều kiện tiên quyết để tạo thuận lợi thương mại.

.

"Văn phòng Chính phủ sẽ đi đầu thực hiện mô hình cơ quan phi giấy tờ, liên thông và chia sẻ thông tin tối đa để giảm tần suất yêu cầu người dân, doanh nghiệp và các bên liên quan", Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP nhấn mạnh.

.

Đối với hướng đi thứ hai, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP cho biết, để quá trình nói phải đi đôi với làm, cải cách phải tạo ra sự cắt giảm thực sự các rào cản hiện tại, vừa qua Hội đồng tư vấn đã công bố lần đầu tiên Bộ chỉ số về chi phí tuân thủ TTHC (APCI), bóc tách từng nguyên nhân, công đoạn, khu vực, hành vi gây tốn kém chi phí của doanh nghiệp. Từ năm thứ hai, Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân chủ trì vận hành quá trình đo lường này vì APCI là tiếng nói thực tiễn của doanh nghiệp.

.

Cũng theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP, hướng đi thứ ba là quá trình cải cách không thể thiếu việc học hỏi, áp dụng các kinh nghiệm quốc tế hay, đã được các quốc gia khác thực hiện thành công và hiệu quả để rút ngắn thời gian cho Việt Nam.