Xiaojie nghĩa là gì

Nhân vật Lin Xiaojie trong chương trình truyền hình "Giá trị của một cô gái chiến thắng", kể về cuộc sống và sự nghiệp của một cô nàng bị xem là "gái ế". Ảnh: asianfanatics

Quan niệm chung trong xã hội đối với các cô gái là hãy lấy chồng đi, tốt nhất là trước tuổi 25, nếu không sẽ trở thành "gái ế".

"Tôi không chấp nhận quan niệm này", Li Yue, 34 tuổi, làm việc tại một tổ chức phi chính phủ Bắc Kinh nói. "Thực là nực cười. Anh nói tôi là gái bị bỏ lại, nhưng ai bỏ tôi lại? Tôi không cảm thấy mình ế. Tôi chỉ đang sống cuộc sống mình muốn mà thôi".

"Tôi thực sự bức xúc", Wang Man, 31 tuổi, nhân viên một tổ chức phi chính phủ cứu trợ đói nghèo, cũng bày tỏ thái độ tương tự. "Đến bây giờ, dù không quan tâm, tôi vẫn nghĩ có một âm mưu đằng sau đó. Đó là sự thống trị phụ nữ, họ bảo chúng tôi phải làm gì, ở đâu, khi nào. Mọi người đang cố ép chúng tôi hy sinh bản thân để chăm sóc chồng con và những người già cả".

Tại Trung Quốc, số nam giới dưới 30 tuổi nhiều hơn số nữ giới cùng độ tuổi này 20 triệu người, theo các thông tin chính thức, chủ yếu là do nạn phá thai chọn giới tính bởi quan niệm sùng con trai hơn con gái của nhiều bậc phụ huynh. Vậy thì tại sao hiện tượng "gái ế" lại phổ biến đến vậy?

Có phải những người đàn ông tuyệt vọng không thể lọt vào mắt xanh của những cô gái ngày nay? Theo quan điểm truyền thống, đàn ông phải có thu nhập cao hơn để chăm lo cho phụ nữ, có nghĩa là khi phụ nữ kiếm được ngày càng nhiều tiền thì họ càng tự giải phóng bản thân khỏi hôn nhân.

Quảng cáo

Khi cụm từ gái ế - shengnu - khiến những phụ nữ như Liu hay Wang phản kháng ngày càng mạnh mẽ, một sự đáp trả đã xuất hiện. Các cô gái nói rằng "vâng, chúng tôi là shengnu, nhưng là sheng với ý nghĩa 'chiến thắng', chứ không phải là ế".

Cách chơi chữ này dựa trên thực tế là chữ "sheng" có rất nhiều nghĩa khác nhau trong tiếng Trung, phụ thuộc vào ký tự viết ra là gì: hoặc là "ế" hoặc là "chiến thắng" [hoặc "thành công"]. Tiếng Trung Quốc có rất nhiều từ đồng âm khiến việc chơi chữ trở thành một trò tiêu khiển rất phổ biến.

Nỗ lực tái định nghĩa từ "shengnu" càng được tiếp sức nhờ một chương trình truyền hình bắt đầu phát sóng từ tháng 7 năm ngoái với tựa đề "Giá trị của một cô gái chiến thắng". Chương trình kể về cuộc sống lãng mạn và sự nghiệp của cô nàng độc thân Lin Xiaojie, một nhân vật hư cấu do diễn viên Đài Loan Trần Kiều Ân thủ vai. Cô gái tên Lin xinh đẹp và cá tính thường xuyên gặp trục trặc khi hẹn hò với các chàng trai quyến rũ, nhưng cô có sự nghiệp rất thành công.

Dù bị một số người chê là vớ vẩn, chương trình vẫn gây được ảnh hưởng rộng rãi trong việc truyền bá khái niệm "phụ nữ chiến thắng" như sự thay thế mang tính động viên về tinh thần đối với những phụ nữ độc thân, và giúp họ tự tin hơn.

"Trong loạt chương trình này, sự biến hóa hoàn hảo của nhân vật Lin Xiaojie từ một gái ế thành một phụ nữ chiến thắng chỉ ra rằng trong thế giới đang chuyển động này, hãy mạnh mẽ và chịu trách nhiệm về số phận của mình thay vì để người khác điều khiển tương lai của bạn", trang iQiyi.com, một trong web phim Trung Quốc lớn, kết luận về ý nghĩa của chương trình.

Quảng cáo

Trang này đưa ra 10 lời khuyên thực tế đối với các cô gái trẻ, trong đó có "Đừng hư hỏng nhưng cũng đừng ngoan hiền quá. Hãy học cách làm ngơ những đồng nghiệp. Và đừng sa vào tình yêu với sếp".

Thậm chí các cả phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc, vốn lâu nay vẫn cảnh báo các cô gái trẻ về những lợi bất cập hại của việc trở thành "gái ế", nay cũng đang dần dần ủng hộ quan điểm mạnh mẽ của họ.

Trang blog chính thức của People’s Daily gần đây đăng một bài viết nêu quan điểm rằng, phụ nữ "ế" không việc gì phải thất vọng.

"Phụ nữ ế, đừng bi quan. Ở Trung Quốc số nam giới dưới 30 tuổi nhiều hơn nữ giới đến 20 triệu người. Thế thì tại sao lại có nhiều gái ế như thế được?", bài viết có đoạn. "Phải chăng phụ nữ đặt ra những tiêu chuẩn chọn bạn đời quá cao?".

"Các cô gái tự do và có thể tự đứng trên đôi chân của mình. Khi Trung Quốc đang hiện đại hóa nhanh chóng, shengnu có thể trở thành một khái niệm mang tính tích cực".

Đối với Liu, "chiến thắng" tốt hơn là "ế", "nhưng tôi chưa bao giờ nghĩ độc thân là một chiến thắng hay một kiểu tranh đấu", cô nói. "Chúng tôi có quyền chọn lựa những gì chúng tôi muốn làm. Vì thế chúng tôi có thực sự cần phải dùng một từ như thế để mô tả một điều bình thường không?".

Wang cũng đồng tình với ý kiến trên. "Tôi đã nghe về cụm từ này nhưng tôi không nghĩ gì đến chuyện thất bại hay chiến thắng cả", cô nói. "Đó chỉ là một cách sống. Nếu tôi phải lựa chọn, tất nhiên tôi sẽ chọn vinh quang nhưng vẫn cảm thấy có đôi chút mệt mỏi".

Trong khi đó, vẫn còn rất nhiều phụ nữ trên 25 tuổi đang sống dưới áp lực lớn của chuyện phải lấy chồng. Độ tuổi kết hôn trung bình của phụ nữ ở Trung Quốc là 20, vì thế cơ hội cho những phụ nữ trên 25 thoát khỏi cái mác này là rất mong manh.

Không quan tâm "shengnu" là gái ế hay gái chiến thắng, nhiều phụ nữ trẻ độc thân ở Trung Quốc chọn quan điểm trung dung. "Tôi không hoàn toàn tự hào về chuyện độc thân", Zhou Wen, 27 tuổi, chưa kết hôn, thư ký của một công ty marketing ở Bắc Kinh nói. "Nhưng ít nhất cũng nên cho rằng đó là một từ không mang sắc thái gì đặc biệt, không hoàn toàn quá tệ".

Nhân Mã [theo NY Times]

Học tiếng Trung không chỉ là học các cấu trúc câu,ngữ pháp từ vựng mà còn phải áp dụng vào đời sống, làm sao để giao tiếp tốt và không gây ấn tượng xấu trong lần gặp đầu tiên. So với cách gọi tên của người Việt thì cách gọi tên trong tiếng Trung có sự khác biệt. Vậy, hôm nay tự học tiếng Trung tại nhà sẽ cùng bạn học cách gọi tên của người Hoa nhé!

Đối với những nơi trang trọng hay người chúng ta kính trọng thì bạn có thể sử dụng 生 xiān shēng – ông, tiên sinh, 小姐 xiǎo jiě cô vào sau họ của đối phương.

Ví dụ:

赵先生 /Zhào xiān shēng/ : ông Triệu, Triệu tiên sinh

赵 小姐 /zhào xiǎo jiě/: cô Triệu

王先生 /wáng xiān shēng/: ông Vương, Vương tiên sinh

李小姐 /lǐ xiǎo jiě/: cô Lý

Hoặc sau khi được giới thiệu tên và chức danh, bạn có thể xưng hô với người đối diện bằng chức danh, nghề nghiệp mà họ đang làm để thể hiện sự tôn trọng.

Ví dụ:

李总 /Lǐ zǒng/: giám đốc Lí

谢老师 /Xiè lǎoshī/: cô giáo Tạ

王总 /Wáng zǒng/: giám đốc Vương

Nếu bạn gặp người lớn tuổi, bạn có thể căn cứ vào độ tuổi để chọn ngôi xưng phù hợp nhé!

Ví dụ 阿姨 /ā yí/: cô 叔叔 /shū shu/: chú 大叔 /dà shū/: chú 大哥 /dà gē/: anh 大姐 /dà jiě/: chị 老奶奶 /lǎo nǎinai/: bà

老爷爷 /lǎo yéye/: ông

Tải TỪ ĐIỂN TRUNG VIỆT HÁN NÔM cho ANDROID

Tải TỪ ĐIỂN TRUNG VIỆT HÁN NÔM cho iOS

ĐI PHÔTÔ VÀ FAX BẰNG TIẾNG HÁN. Qingwen, shangwu zhongxin zai nar? 请问, 商务中心在哪儿? Xin hỏi, trung tâm thương vụ ở đâu? Xiaojie, zhe neng fa chuanzhen ma? 小姐, 这能发传真吗? Cô ơi, ở đây có fax được không? Qing nin ba chuanzhen hao xie shang 请您把传真号写上. Mời anh viết số fax lên đây Nin fuyin ji fen? 您复印几份? Anh photo mấy bản? Ni shoudao chuanzhen hou qing tongzhi wo. 你收到传真后请通知我 Khi nhận được fax, cô hãy thông báo cho tôi biết. Yi huir wo lai qu 一会儿我来取

Lát nữa tôi đến lấy

Tìm hiểu thêm về các dịch vụ bằng tiếng Trung

Xem thêm: các địa điểm du lịch tại Trung Quốc không thể bỏ qua

Related

Xem thêm:  Tiếng hoa hằng ngày bài 3 sửa máy thu thanh

Nếu bạn cần từ điển Trung Việt cho điện thoại, chúng tôi khuyên dùng từ điển dưới đây:


Tải TỪ ĐIỂN TRUNG VIỆT HÁN NÔM cho ANDROID


Tải TỪ ĐIỂN TRUNG VIỆT HÁN NÔM cho iOS

Tags: đi photo bằng tiếng hoa

0184 – 小姐 – xiǎojiě – Giải nghĩa, Audio, hướng dẫn viết – Sách 1099 từ ghép tiếng Trung thông dụng [Anh – Trung – Việt – Bồi]

《小》字的笔顺动画演示

《小》字的笔顺分步演示(一笔一画写汉字)

《姐》字的笔顺动画演示

《姐》字的笔顺分步演示(一笔一画写汉字)

Giải nghĩa

  • Hán Việt: Xem trên sách bản cứng
  • Phát âm bồi:  Xem trên sách bản cứng
  • Pinyin:  Xem trên sách bản cứng
  • Phồn thể:   Xem trên sách bản cứng
  • Nghĩa tiếng Anh:  Xem trên sách bản cứng
  • Nghĩa tiếng Việt:  Xem trên sách bản cứng
  • 有位小姐找你
  • 有位小姐找你
  •  Yǒu wèi xiǎojiě zhǎo nǐ
  •  dẩu uây xéo chỉa cháo nỉ
  •  There’s a young lady looking for you
  •  Một người phụ nữ đang tìm kiếm bạn

Thư mục:   Các chữ vần X, Phần 02 [0101 - 0200], Sách 1099 từ ghép tiếng Trung thông dụng [Anh - Trung - Việt - Bồi]

Sorry, comments are closed for this item.

Video liên quan

Chủ Đề