Vì sao phát sinh nhà siêu mỏng siêu méo mới

Được biết, vào cuối năm 2016, UBND TP Hà Nội đã có Chỉ thị 20 về tăng cường quản lý đất đai, quy hoạch kiến trúc, cấp phép xây dựng, xử lý đất không đủ điều kiện mặt bằng xây dựng. Thực hiện chỉ thị, các Quận, huyện giải quyết dứt điểm các nhà “siêu mỏng, siêu méo” và không để phát sinh thêm trường hợp mới.

>>>XEM THÊM:Mua nhà ở xã hội được ưu đãi ra sao?

Thế nhưng, theo khảo sát cho thấy, hiện nay trên nhiều tuyến đường như tuyến Vành đai 2, đoạn Nhật Tân - Xuân La - Bưởi - Cầu Giấy; đường Nguyễn Văn Huyên... có những ngôi nhà mọc lên với hình thù kỳ dị.

Theo Sở Xây dựng Hà Nội, trên địa bàn Hà Nội trước đây có hơn 300 nhà siêu mỏng siêu méo nhưng hiện tại còn 132 trường hợp.

Ảnh hưởng của nhà “siêu méo, siêu mỏng” với đô thị

Nhà “siêu méo, siêu mỏng” không những gây mất hình ảnh mĩ quan đô thị mà còn ảnh hưởng đến đời sống người dân. Ngoài việc sinh hoạt không đảm bảo thì các công tác phòng cháy chữa cháy khó khăn gây nguy hiểm cho gia đình lẫn người xung quanh vì nhà siêu mỏng thường không có lối cửa thoát hiểm.

Người dân vẫn muốn sống trong một không gian đất chật người đông và xem đó là nhà “của mình” thay vì ở một khu căn hộ, chung cư giống như rất nhiều hộ gia đình khác ở Hà Nội. Mặc dù biết các căn hộ chung cư hiện đại mang lại rất nhiều lợi ích cuộc sống như an ninh đảm bảo, không gian thoải mái rộng rãi phù hợp với gia đình nhiều người.

Lý do xuất hiện nhà “siêu méo, siêu mỏng”

Nguyên nhân dẫn đến các nhà "siêu mỏng, siêu méo" là do mở đường qua các khu dân cư cắt vào nhà dân nên tạo ra nhà "siêu mỏng, siêu méo", những khu đất không đủ tiêu chuẩn xây dựng, những ngôi nhà phản cảm, gây bức xúc trong dư luận…

Mặc dù, chính quyền đã ngăn chặn, không để người dân xây dựng nhà cao tầng, chỉ cho phép xây ki-ốt bán hàng, nhưng để các trường hợp này tồn tại như hiện nay thì nguy cơ nhiều người dân sẽ dùng mọi cách “biến” thành nhà siêu mỏng. Từ đó, việc xử lý, giải quyết vấn đề này sẽ trở nên rối rắm.

Sở, ngành và UBND các quận đã có nhiều cố gắng, nỗ lực trong việc xử lý nhà “siêu mỏng, siêu méo” nhưng kết quả còn hạn chế bởi đây là công việc rất khó khăn, phức tạp, nhất là đối với những trường hợp người dân đã sinh sống ổn định. Chính vì vậy, khi bắt đầu lập dự án, nếu phát hiện những thửa đất sau giải phóng mặt bằng không đủ điều kiện xây dựng các ngành chức năng, chính quyền địa phương cần khuyến khích, tạo điều kiện cho các hộ dân hợp thửa, hợp khối, kiên quyết thu hồi toàn bộ diện tích đối với trường hợp không thực hiện.

>>> XEM THÊM: Ùn tắc nghiêm trọng: Hà Nội xén dải phân cách tuyến đường ‘đẹp nhất Việt Nam’

BT.H

Theo Homedy Blog Thị trường

Tuyến đường vành đai 2, khởi công vào tháng 4/2018 có tổng vốn đầu tư khoảng 9.400 tỷ đồng; đường có chiều dài gần 43,6km, đi qua địa bàn 4 quận: Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Đống Đa, Thanh Xuân [Hà Nội].

Đường vành đai 2 là công trình giao thông trọng điểm, có ý nghĩa quan trọng bậc nhất của Thủ đô, giúp giảm ách tắc cho một số khu vực trên địa bàn nội đô. Hiện thành phố đã thông xe đoạn trên cao từ Ngã Tư Sở đi Ngã Tư Vọng. Tuy nhiên, sau giải phóng mặt bằng để lại một số tồn tại như nguy cơ vi phạm trật tự xây dựng, nhà “siêu méo siêu mỏng.”

Tại tuyến đường vành đai qua địa bàn quận Hai Bà Trưng thuộc các phường Minh Khai, Trương Định, Đồng Tâm, vào ngày 13/4, thấy hai bên đường cảnh quan kiến trúc đã cơ bản ổn định. Song, một số vị trí, có những ngôi nhà bị cắt xén nham nhở, với bức tường vôi xám lộ ra mặt đường Minh Khai rất xấu xí. Cùng với đó qua khảo sát có hàng chục ô đất được gia chủ sử dụng vật liệu nhẹ quây lại hoặc thực hiện xây dựng trên phần đất nhỏ, có hình thù không bắt mắt.

Lý giải về việc này, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận Hai Bà Trưng cho rằng nguyên nhân là do quá trình giải phóng mặt bằng mở rộng đường vành đai 2, nhiều hộ gia đình đã bị mất một phần diện tích. Song, diện tích của các hộ dân còn lại không vi phạm các quy định về xây dựng của Nhà nước.

Chính quyền cũng không thể hoặc chính hộ dân cũng không có nhu cầu mở rộng thêm diện tích thửa đất của mình. Điều này, dẫn tới diện tích còn lại của hộ dân có thể bị bé hoặc méo mó. Đây là một thực tế không thể tránh được sau giải phóng mặt bằng.

[Quản lý trật tự xây dựng ở Hà Nội: Còn bất cập về cơ chế, chính sách]

Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận Hai Bà Trưng cho biết thêm qua rà soát trên tuyến đường vành đai 2 qua địa bàn đoạn tuyến từ cầu Mai Động đến ngã Tư Vọng thuộc địa phận 3 phường Minh Khai, Trương Định, Đồng Tâm hiện có 126 trường hợp không đủ điều kiện về mặt bằng xây dựng [diện tích nhỏ hơn 15m2, chiều sâu so với chỉ giới xây dựng dưới 3m].

Trước thực tế trên, quan điểm của Ủy ban Nhân dân quận là hạn chế thiệt hại cho người dân sau giải phóng mặt bằng nên đã yêu cầu các phòng, ban chức năng của quận phối hợp Ủy ban Nhân dân các phường hướng dẫn người dân hợp thửa, hợp khối để tăng giá trị đất.

Đến ngày 13/4, Ủy ban Nhân dân quận đã chấp nhận cho 76 hộ hợp thửa, hợp khối; trong đó, phường Minh Khai 45 trường hợp, phường Trương Định 22 trường hợp, phường Đồng Tâm 9 trường hợp.

Đối với 50 trường hợp còn lại không đủ điều kiện mặt bằng xây dựng sau sau giải phóng mặt bằng, không thực hiện được hợp thửa, hợp khối, Ủy ban Nhân dân quận đã ban hành quyết định thu hồi hết diện tích, phường Minh Khai 24 trường hợp, phường Trương Định 19 trường hợp, phường Đồng Tâm 7 trường hợp.

Trao đổi về băn khoăn sau khi thu hồi đất của người dân để chống nhà “siêu méo siêu mỏng,” hình thù kỳ quái, Ủy ban Nhân dân quận sẽ sử dụng vào mục đích gì, ông Nguyễn Quang Trung, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận Hai Bà Trưng nhấn mạnh đã có phương án và được cấp thẩm quyền phê duyệt.

Đối với những ô đất không đủ điều kiện xây dựng nằm cạnh đường vành đai 2, sẽ xây dựng hạ tầng kỹ thuật như cây ATM, tiểu cảnh, điểm bán hàng tự động..., nhằm phục vụ mục đích công cộng. Ngoài ra, một số ô đất cũng sẽ được xây hàng rào để bảo vệ chống tái lấn chiếm.

Ngôi nhà có hình tam giác sau giải phóng mặt bằng nhưng vẫn đủ điều kiện xây dựng và đã được cấp phép xây dựng theo quy định. [Ảnh: Mạnh Khánh/TTXVN]

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận Hai Bà Trưng cho hay, hiện quận tiếp tục chỉ đạo phòng Quản lý đô thị, Ban quản lý dự án, Ủy ban Nhân dân các phường liên quan thực hiện tuyên truyền để người dân chỉnh trang mặt tiền sau giải phóng mặt bằng.

Đối với các công trình thuộc diện cắt xén giải phóng mặt bằng, Ủy ban Nhân dân quận đã chỉ đạo các phòng ban chức năng phối hợp với các phường tuyên truyền, nhắc nhở, vận động các hộ gia đình xây dựng hoàn trả lại mặt tiền để đảm bảo an toàn cho kết cấu công trình, đảm bảo phù hợp quy hoạch kiến trúc tuyến đường vành đai 2.

“Với những trường hợp đủ điều kiện, Ủy ban Nhân dân quận chỉ đạo đã cấp giấy phép xây dựng ngay, đảm bảo đồng khối về mặt kiến trúc với các công trình liền kề. Như vậy, trên tuyến phố sẽ cơ bản đồng nhất về cảnh quan kiến trúc, sau khi các hộ hợp khối, hợp thửa,” ông Nguyễn Quang Trung nêu quan điểm.

Theo ông Phạm Ngọc Hưng, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân phường Trương Định [Hai Bà Trưng], trong suốt quá trình triển khai dự án xây dựng đường vành đai 2, Ủy ban Nhân dân quận liên tục chỉ đạo các phòng, ban chức nằng phối hợp với Ủy ban Nhân dân các phường thường xuyên rà soát, quản lý chặt chẽ địa bàn. Từ đó, tuyên truyền vận động, hướng dẫn các hộ dân chỉnh trang lại mặt tiền đảm bảo quy hoạch kiến trúc trên tuyến, hướng dẫn các hộ dân thực hiện thủ tục, hợp thửa, hợp khối, cấp phép xây dựng, tăng cường kiểm tra, rà soát, xử lý các vi phạm, không để phát sinh vi phạm trật tự xây dựng.

Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân phường Trương Định thông tin thêm qua nắm bắt chính quyền địa phương được biết một số hộ dân chưa chỉnh trang mặt tiền, do gia đình đang hoàn chỉnh thủ tục khai nhận thừa kế và thỏa thuận các thừa kế để hoàn chỉnh thủ tục đăng ký biến động phần diện tích thu hồi và phần tên chủ sử dụng đất; đang trong quá trình chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho chủ mới; đang hoàn chỉnh thủ xin cấp phép xây dựng mới, khi được cấp phép xây dựng sẽ phá dỡ toàn bộ; chủ sử dụng đất không sinh sống tại địa phường nên chưa thực hiện chỉnh trang nhà ở... một số người đang đợi hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật 2 bên tuyến đường vành đai 2 [hệ thống thoát nước, cấp nước, cấp điện, vỉa hè] mới có kế hoạch triển khai chỉnh trang, xây dựng mới lại nhà sau cắt xén giải phóng mặt bằng.

Tại Hà Nội, tấc đất là tấc vàng dù quản lý trật tự xây dựng chống nhà "siêu méo siêu mỏng" đã rất chặt chẽ và rõ ràng nhưng chỉ cần cấp phường, quận lơ là rất có thể vi phạm trật tự xây dựng lại tái diễn như "nấm mọc sau mưa." Do vậy, việc "hậu kiểm" của các cơ quan chức năng thành phố đối với các tuyến đường sau giải phóng mặt bằng sẽ rất quan trọng, nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời nhà "siêu méo siêu mỏng," mất mỹ quan đô thị./.

  • Nhiều ngôi nhà sau khi giải phóng mặt bằng mở rộng đường Vành đai 2, còn lại phần diện tích đất nhỏ nhưng chưa chỉnh trang mặt tiền nên còn khá nham nhở. [Ảnh: Mạnh Khánh/TTXVN]

  • Ngôi nhà có hình thù không vuông vắn tại đường Minh Khai. [Ảnh: Mạnh Khánh/TTXVN]

  • UBND quận Hai Bà Trưng chỉ đạo các phường: Minh Khai, Trương Định, Đồng Tâm kiểm tra các hộ dân dựng tại tuyến đường Vành đai 2 sau khi giải phóng mặt bằng. [Ảnh: Mạnh Khánh/TTXVN]

  • Ngôi nhà có hình tam giác tại đường Vành đai 2 thuộc phường Minh Khai. [Ảnh: Mạnh Khánh/TTXVN]

  • UBND quận Hai Bà Trưng chỉ đạo các phường: Minh Khai, Trương Định, Đồng Tâm kiểm tra các hộ dân dựng tại tuyến đường Vành đai 2 sau khi giải phóng mặt bằng. [Ảnh: Mạnh Khánh/TTXVN]

Mạnh Khánh [TTXVN/Vietnam+]

Video liên quan

Chủ Đề