Vì sao phim truyền hình không color grading

Color correction là gì? Color grading là gì? Color correction và color grading giống và khác nhau như thế nào? Bạn có thể bắt gặp những câu hỏi này ngày càng nhiều ở khắp các diễn đàn/ group về hậu kỳ. Các bài viết phân tích, các câu trả lời cũng nhiều vô kể. Đa phần mọi người đều đánh giá color grading là công việc của một Colorist, còn color correction chỉ là công việc của anh em Editor. Câu trả lời này có vẻ dễ được chấp nhận, bởi nghe cũng hợp lý. Nhưng sự thật có đúng như vậy không? Khi giờ đây, công nghệ sản xuất video đã khiến cho ranh giới giữa điện ảnh, truyền hình, youtube ngày càng trở nên khó phân biệt.

Từ film đến video

Phim nhựa là khởi đầu của ngành công nghiệp điện ảnh. Khi phim nhựa màu ra đời, màu sắc của phim phụ thuộc vào các nhà sản xuất các cuộn phim 8mm, 16mm, 35mm [như Kodak, Fuji] và kỹ thuật phòng lab. Film grading là công việc rất phức tạp liên quan đến các công thức hoá học và vật lý được gọi là “color timing”; nếu bạn nào từng chụp ảnh phim thì hiểu nôm na đó là quá trình các bạn mang phim đi tráng.

Bạn đang xem: Color grading là gì

Bên cạnh điện ảnh là ngành truyền hình cũng phát triển mạnh mẽ. Năm 1956, băng VTR [Videotape Recorder] ra đời được ứng dụng để giúp chiếu phim điện ảnh trực tiếp lên truyền hình, quá trình này gọi là telecine. Người ta chiếu một bộ phim điện ảnh bằng máy chiếu phim 35mm, và thu lại vào băng VTR để chiếu lên truyền hình. Đến năm 1969, công nghệ cảm biến ảnh CCD ra đời, nó giúp cho việc chuyển đổi từ chất lượng phim nhựa sang tín hiệu video trở nên dễ dàng hơn.

Nhưng do có sự khác nhau về thiết bị và công nghệ nên màu sắc bị thay đổi, giảm chất lượng nhiều. Họ cần phải điều chỉnh lại màu cho đúng. Công đoạn này gọi là color corrector/grading, được điều chỉnh trên hệ thống máy móc analog rất phức tạp và có giá lên đến hàng trăm ngàn đô. Tiền thân của DaVinci Resolve ngày nay là The Wiz ra đời năm 1982 là một hệ thống phức tạp như thế, đến năm 2004 mới được xây dựng và phát hành dưới dạng phần mềm với tên gọi Resolve.


Các hệ thống color corrector/color grading trước những năm 2000.

Ở lĩnh vực truyền hình, CCD đã giúp cho ngành này phát triển mạnh chưa từng có. Đến những năm 1990, CCD được tích hợp vào các loại máy quay gia đình, với chất liệu băng từ mà những người làm truyền hình, hay video dịch vụ cảm thấy rất thân thuộc: VHS, DVC Pro, DV Cam, miniDV. Những người có điều kiện kinh tế đã có thể mua máy quay gia đình để tự quay và xem. Nhưng đôi khi họ quên cân bằng trắng, hoặc tính năng auto white balance không thể xịn như bây giờ, khiến cho màu video bị sai. Nó cần phải được chỉnh sửa lại. Đó gọi là color correction.

Xem thêm: Tiểu Sử Vượng Râu - Nghệ Sĩ Hài Vượng Râu

Như vậy, có thể thấy rằng film grading là thuật ngữ dùng trong lĩnh vực phim nhựa. Còn color correction là thuật ngữ được dùng trong lĩnh vực analog video. Color grading được hình thành khi có truyền hình ghi lại hình ảnh phim bằng băng từ. Nó là công đoạn/công việc để nâng cấp chất lượng màu hình ảnh video sau khi chuyển từ phim nhựa sang sao cho giống với với phim nhựa nhất, để trình chiếu trên truyền hình.

Thời đại của Digital Filmmaking

Năm 1999 đánh dấu một mốc quan trọng khi bộ phim điện ảnh Star War: The Phantom Menace – trở thành bộ phim đầu tiên của Hollywood có sử dụng digital video và công nghệ máy tính cho một số cảnh quay. Năm 2005, Red Digital Cinema được thành lập, đến năm 2007, họ cho ra mắt RED ONE – máy quay phim số đầu tiên quay được hình ảnh chất lượng 4K trên bộ cảm biến có kích thước của phim Super 35mm mà không bị nén – chất lượng RAW. Thời đại số bắt đầu.

Năm 2008, Canon ra mắt máy ảnh DSLR Canon EOS 5D Mark II, với bộ cảm biến Full-Frame thậm chí có rộng hơn kích thước của phim nhựa Super 35mm, đã giúp tạo ra những hình ảnh video đậm chất điện ảnh. Với mức giá phải chăng [so với các loại máy quay phim nhựa] lại có thể tạo ta được hình ảnh video có DOF nông, 5D Mark II đã trở thành lựa chọn cho nhiều nhà làm phim độc lập.

Kích thước phim Supper 35mm so với kích thước cảm biến Full-frame Canon 5D Mark II

Youtube ra đời vào năm 2005, sau đó được Google mua lại vào năm 2008 cũng khiến cho việc tạo nội dung video và phát hành nó trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. DSLR bùng nổ, các hãng sản xuất máy quay/máy ảnh liên tục phát hành những mẫu sản phẩm mới, ống kính mới, công nghệ mới, codec mới, … giúp cho ngành làm phim trở nên đa dạng hơn, cũng như hỗn loạn hơn.

Hỗn loạn hơn bởi những người quay video nghiệp dư tạo ra những hình ảnh sai màu nhiều hơn, không đủ sáng, hoặc quá tối, … từ đó, các hãng sản xuất phần mềm phát triển các công cụ để giúp sửa chữa những điều này, gọi nó là các công cụ color correction. Color correction trở thành thuật ngữ quen thuộc hơn, gần gũi hơn với đại đa số những người làm hậu kỳ ở Việt Nam.

Ở mảng bên kia của phim điện ảnh chính thống, máy quay kỹ thuật số đã cho ra những định dạng hình ảnh không bị nén, vẫn phải sử dụng một hệ thống máy móc, thiết bị, phần mềm đắt tiền cho công tác hậu kỳ. Nếu thế kỷ trước, color grading được sinh ra để làm nhiệm vụ chỉnh màu cho hình ảnh được convert từ phim nhựa sang analog, thì đến giai đoạn này, color grading lại làm công việc ngược lại: chuyển những video ở dạng số có được cái chất của phim nhựa, có được cái nhìn cinematic: film stock, film grain, …

Color correction và color grading đã cho thấy mình là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, bởi nó được dùng ở trong hai môi trường làm phim hoàn toàn khác nhau. Cho đến năm 2016, DaVinci Resolve 15 vẫn được BMD giới thiệu là “Video editing and color grading software” trên website của họ. Nhưng từ năm 2019, họ đã giới thiệu DaVinci Resolve trên website là “Editing, color correction and audio post production software”. Có chuyện gì đã xảy ra vậy?

DaVinci Resolve 16 – Editing, Color Correction and Audio Post Production

Nhìn nhận đúng về Color Correction, Color Grading

DSLR Filmmaking tiếp tục bùng nổ. Sony, Panasonic, Fujifilm, Canon, Nikon, … đã liên tục cho ra các dòng sản phẩm mới có khả năng tạo video ở chế độ LOG. Ở dòng digital cinema RED Camera, Arri Alexa, Sony CineAlta, … và Blackmagic Design cũng phát triển option LOG bên cạnh ghi hình ở chất lượng RAW.

Đa số những người sản xuất video trên DSLR đều làm việc trong những điều kiện ánh sáng tự nhiên, có độ tương phản cao, nên rất khó có được những cảnh quay chất lượng với Rec.709. Khi nắng thì sẽ có sự tương phản quá lớn giữa chỗ nắng và bóng râm, giữa trong nhà và ngoài trời, Rec. 709 không thể cho ra những video footage lấy được chi tiết của cả hai vùng sáng tối này.

LOG ra đời để giải quyết vấn đề này. Video footage ghi được từ chế độ LOG trông như kiểu bị phủ một lớp sương mù đục mờ trắng và màu sắc không được sâu như ghi bằng Rec. 709. Nhưng nó lại giúp cho người chỉnh màu có nhiều chất liệu hơn để làm việc trong hậu kỳ. Bạn có thể kiểm chứng điều này bằng cách search Google từ khoá LOG vs. Rec. 709, hoặc tham khảo video dưới đây:


Cách đây 5 năm, color grading chỉ tồn tại trong các dự án TVC quảng cáo, các MV của giới showbiz, thì giờ đây, nó như một phần tất yếu của tất cả những dự án video. LOG đã góp phần xoá dần đi ranh giới giữa color correction và color grading. Nếu công đoạn color grading là làm thay đổi hình ảnh sang những không gian màu khác, thì giờ đây dưới thời DSLR, color grading = LOG + LUT.

Đối với các dự án sử dụng cinema digital camera để ghi hình ảnh ở chất lượng RAW, thì màu sắc của từng cú bấm máy, từng cảnh quay đã được quyết định, được nhìn thấy từ trước khi bấm máy. Những người chuyên nghiệp nắm bắt được này, họ tham gia việc “chỉnh màu” từ các giai đoạn tiền kỳ đến hậu kỳ. Và ngôn ngữ của họ cũng đã thay đổi trong những năm gần đây.

Năm 2017, Adobe phát triển những tính năng mạnh mẽ cho chỉnh màu với tên gọi Lumetri Color trên Premiere Pro. Năm 2018, Apple cũng cải tiến đáng kể tính năng chỉnh màu trong bản Final Cut Pro X 10.4. Tất cả đều có thêm tính năng áp LUT, và đều gọi nó là color correction. DaVinci Resolve giờ đang được định vị lại như một phần mềm hậu kỳ all in one, và tính năng chỉnh màu giờ không còn dính dáng nhiều đến thuật ngữ “color grading” nữa.

Color Correction + Color Grading = Color Editing

Đến đây, có lẽ bạn đã có được câu trả lời cho riêng mình về hành trình của color correction và color grading, cũng như những sự giống nhau và khác nhau giữa chúng, trong từng giai đoạn phát triển của film/video.

Các quan điểm phổ biến hiện nay đều coi color correction là các kỹ thuật nhằm khắc phục các lỗi của một hình ảnh, để mang nó trở về màu sắc tự nhiên nhất mà mắt con người nhìn thấy ở ngoài đời thật. Trong khi đó, color grading vẫn dùng những kỹ thuật như color correction, nhưng không nhất thiết phải khiến nó giống như ta nhìn ngoài đời thật, mà còn biến hình ảnh tạo ra một cái nhìn, một không khí có thể mang lại cảm xúc cho người xem.

Việc phân biệt rạch ròi như vậy không phải để nâng tầm quan trọng của công việc này lên so với công việc còn lại. Đó có lẽ nên là cách suy nghĩ của những người làm hậu kỳ của những năm 2018 đổ về trước. Thời đại làm phim và sản xuất video hiện nay đã khác. Chúng ta nên đặt cả color correction lẫn color grading vào một chiến tuyến chung, cùng trong một quá trình, được gọi là Color Editing.

Quá trình này gồm những color correction và color grading, tất nhiên rồi. Nhưng không phải dự án nào cũng phải làm đủ cả hai giai đoạn. Color correction là làm gì? Đến đoạn nào thì là làm grading? Tôi sẽ trình bày trong một bài viết khác để giúp các bạn dễ theo dõi hơn!

Giờ là thời điểm mà chúng ta nên bắt đầu gọi công việc liên quan đến chỉnh màu là Color Editing.

Video liên quan

Chủ Đề