Vì sao nên mặc đồ lụa mùa đông

Mặc chất liệu gì, bao nhiêu lớp để đủ ấm là câu hỏi băn khoăn của nhiều người vào mùa đông, nhất là khi phải ra ngoài trời trong thời tiết rét đậm.

Theo The Washington Post, vào mùa rét, giữ ấm cơ thể là cách cần thiết để bảo vệ chúng ta khỏi nguy cơ mắc bệnh. Quần áo là vật liệu giúp chúng ta giữ ấm cơ thể trong mùa đông, thời tiết khắc nghiệt. Tuy nhiên, mặc quần áo quá dày hoặc không đủ ấm là sai lầm nhiều người vẫn mắc phải.

Mặc quần áo quá dày và ít lớp

Nhiều người cho rằng mặc quần áo càng dày, chất liệu bông sẽ giúp cơ thể ấm hơn. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyên chúng ta không nên mặc đồ dày mà nên chọn quần áo mỏng, nhiều lớp. Các lớp quần áo sẽ giúp gió lạnh không thể luồn vào cơ thể.

Với trẻ em, việc mặc quần áo nhiều lớp còn có tác dụng dễ cởi khi bé toát mồ hôi do chơi đùa hoặc nằm ngủ.

Do đó, các chuyên gia y tế khuyên bạn nên mặc 3 lớp quần áo để giữ ấm trong thời tiết giá rét. Trong đó, lớp trong cùng nên chọn chất liệu polyester, lụa hoặc vải có khả năng thấm hút mồ hôi. Đặc biệt, bạn không nên sử dụng áo sơ mi cotton mặc lớp trong cùng, nó sẽ hút ẩm tốt nhưng không bay hơi.

Lớp giữa có tác dụng cách nhiệt, giữ ấm. Bạn nên mặc áo len, nỉ, lông cừu, dạ. Quần áo của lớp giữa nên chọn vừa vặn, không nên quá bó sát.

Lớp quần áo bên ngoài không dùng để giữ ấm mà cản gió, mưa. Nếu trời không gió, mưa, chiếc áo khoác bằng len lông cừu, xù là lựa chọn tuyệt vời. Nếu trời mưa, gió, bạn nên chọn quần áo có chất liệu Gore-Tex, Sympatex. Lý tưởng nhất cho lớp ngoài là vật liệu có lỗ thông để mồ hôi nách, cổ, gáy dễ bay hơi, thoáng khí.

Phụ huynh đưa con đến trường trong thời tiết rét đậm. Ảnh: Phạm Thắng.

Mặc quần áo quá chật

Nhiều người cho rằng mặc càng kín, bó sát, cơ thể càng giữ được nhiệt. Tuy nhiên, quần áo càng bó càng khiến da tiếp xúc gần hơn với không khí lạnh. Thêm vào đó, mặc quần áo bó sát làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng vùng kín ở nữ giới do tăng nhiệt, tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển.

Mặc quần áo chật còn ảnh hưởng lưu thông máu, nhất là phần bụng, chân, gây mệt mỏi, khó chịu, căng tức. Áo chật gây khó thở, ảnh hưởng hoạt động cơ hoành, khiến các tế bào bị lão hóa sớm. Mặc quần bó sát cả ngày gây giãn tĩnh mạch, cản trở khả năng vận chuyển máu về tim. Hệ lụy cuối cùng là gây suy tĩnh mạch.

Vì vậy, trong mùa đông, bạn nên chọn kích cỡ vừa vặn, sao cho cơ thể vẫn vận động, chạy, nhảy thoải mái, dễ cởi bỏ khi toát mồ hôi, nóng bức.

Không giữ ấm những bộ phận quan trọng

Nguyên tắc đầu tiên khi giữ ấm cơ thể là bảo vệ các vị trí quan trọng như vùng mũi, cổ, ngực, hai tay, chân. Đôi bàn chân là nơi có nhiều dây thần kinh, mạch máu. Nếu tay, chân bị lạnh sẽ khiến cơ thể dễ bị viêm phổi, bệnh truyền nhiễm, hô hấp khác. Mùa đông, thời tiết lạnh khiến các mạch máu dưới da co lại, lưu thông chậm. Giữ cho đôi chân khỏe mạnh là cách để bảo vệ sức khỏe trong mùa đông.

Bên cạnh đó, lưng, ngực, bụng nếu không được giữ ấm có dẫn tới lạnh dạ dày, ảnh hưởng việc tiêu hóa và hấp thụ. Cổ cũng là vị trí nên giữ ấm bởi dễ gây ho, cảm cúm nếu bị lạnh. Đầu là bộ phận quan trọng, chứa nhiều dây thần kinh trung ương. Lạnh đầu dễ gây choáng váng, đau nhức và dễ cảm, cúm.

Đôi bàn tay, chân, cổ, bụng... là những bộ phận quan trọng cần được giữ ấm trong mùa rét để phòng bệnh.

Mũi cũng là bộ phận dễ bị tấn công. Không khí khô hơn làm suy yếu khả năng chống lại virus của hệ miễn dịch. Nhiệt độ thấp sẽ làm cho các lớp tế bào biểu mô vốn đã rất nhạy cảm, nay dễ bị khô bề mặt, tổn thương, tạo kẽ hở cho virus và vi khuẩn xâm nhập.

Bạn nên bảo vệ cơ thể bằng cách đội mũ che tai, găng tay chống thấm nước, tất len. Trong mùa rét, bạn nên đeo khẩu trang khi ra ngoài, ngăn làn da tiếp xúc cái lạnh và hạn chế virus, vi khuẩn tấn công. Chất liệu của tất, găng tay nên là sợi bông, len, giày đế dày, có tấm lót và thay thường xuyên để tránh vi khuẩn.

Các bác sĩ khuyên chúng ta nên ngâm chân vào chậu nước ấm có chút muối trong khoảng 10-15 phút. Ngâm chân buổi tối giúp giãn các mạch máu, tránh tắc nghẽn, tê bì và mang tới giấc ngủ ngon hơn.

- Vào mùa hanh khô, ta thường thấy có những vảy trắng nhỏ bong ra như phấn ở quần áo. Điều đó giúp cho ta giải thích như thế nào về thành phần lớp ngoài cùng của da?

- Vì sao da ta luôn mềm mại, khi bị ướt không thấm nước?

- Da ta có phản ứng như nào khi trời quá nóng hoặc quá lạnh?

- Lớp mỡ dưới da có vai trò gì?

- Tóc và lông mày có tác dụng gì?

Tại sao về mùa đông nên mặc quần áo màu tối, còn về mùa hè nên mặc quần áo màu sáng?

Biết rằng lúc đầu cả tóc và lược nhựa đều chưa bị nhiễm điện, nhưng sau khi chải tóc khô bằng lược nhựa thì cả lược nhựa và tóc đều bị nhiễm điện và cho rằng lược nhựa nhiễm điện âm. Vì sao có những lần sau khi chải tóc thấy có một vài sợi tóc dựng đứng thẳng lên.

Tại sao bạn không nên mặc đồ ngủ dày, ấm vào mùa đông

VTV.vn - Tuy mang lại cảm giác ấm áp, trang phục ngủ dày dặn lại ảnh hưởng tiêu cực đến người mặc trên nhiều phương diện.

Có thể bạn chưa biết, đồ ngủ ban đêm cũng có tác động lớn đến giấc ngủ, ngoại hình và cả sức khỏe người mặc. Một bộ đồ dày và nóng cũng có thể là lý do khiến bạn trằn trọc ban đêm hay mệt mỏi buổi sáng. Để hiểu rõ tại sao mặc đồ ngủ ấm không phải là lựa chọn lý tưởng nhất, hãy xem qua những lý do chi tiết dưới đây.

1. Ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ

Ngủ trong trang phục quá ấm dễ khiến bạn trằn trọc vì cơ thể cần duy trì nhiệt độ thích hợp suốt đêm dài. Loại vải lý tưởng để mặc khi ngủ là vải cotton. Chất liệu này giúp da dễ dàng “hít thở” và khiến cơ thể trở nên thoải mái. Vải lanh cũng là một lựa chọn tuyệt vời khác. Chúng vừa thoáng khí vừa thấm hút, nhưng có thể không được mềm mại như cotton.

2. Có thể khiến bạn nổi mụn

Cơ thể cũng tiết ra mồ hôi trong lúc ngủ. Điều này dễ dàng dẫn đến sự xuất hiện của “mụn mồ hôi”. Sự kết hợp giữa nhiệt và ma sát từ bộ đồ ngủ thấm mồ hôi có thể khiến các lỗ chân lông tắc nghẽn, từ đó càng khiến da bị kích ứng. Bạn có thể chọn đồ ngủ từ vải tre để hạn chế loại mụn này nhờ vào đặc tính kháng khuẩn. Vải tre còn mềm và thấm hút mạnh hơn cotton, sẽ rất thích hợp cho đồ ngủ ban đêm.

3. Có thể gây nhiễm trùng

Việc đổ mồ hôi vào ban đêm dễ khiến da bị nhiễm trùng hơn. Vi khuẩn dễ dàng phát triển tốt ở những nơi ẩm ướt và thiếu ánh sáng. Khi đắp chăn và “ủ mình” dưới những lớp vải ấm áp, thực ra bạn đang tạo điều kiện sinh sôi hoàn hảo cho vi khuẩn.

4. Có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản

Nghiên cứu cho thấy rằng nam giới có thể cải thiện chất lượng tinh trùng khi không mang quần ngủ vào ban đêm. Khi mặc quần lót ôm lấy phần dưới cơ thể, vùng bộ phận sinh dục sẽ dễ dàng đổ mồ hôi. Tình trạng này ở nữ giới cũng dẫn đến sưng viêm và nhiễm trùng, rất không tốt cho sức khỏe sinh sản.

5. Cản trở quá trình điều hòa nhiệt độ tự nhiên của cơ thể

Mặc đồ quá ấm sẽ khiến nhiệt độ cơ thể luôn ở mức cao, khiến bạn khó có thể ngon giấc. Mặt khác, nhiệt độ thấp hơn lại cho phép cơ thể dễ dàng hồi sức, thậm chí là trao đổi chất hiệu quả. Ngoài cotton ra thì lụa cũng là một chất liệu tuyệt vời cho đồ ngủ. Lụa giúp điều chỉnh nhiệt độ một cách tự nhiên, giữ ấm cho người mặc qua những đêm đông lạnh giá nhờ vào nhiệt lượng được giữ lại giữa các sợi tơ lụa.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của trên TV Online và VTVGo!

Từ khóa:

chất lượng giấc ngủ, nhiệt độ thích hợp, bộ đồ ngủ, thấm mồ hôi

Video liên quan

Chủ Đề