Mẫu tây thiên ở đâu

Đền mẫu tây thiên một điểm du lịch tâm linh và linh thiêng đối với nhiều du khách tại miền bắc. Và hiện nay, tại Tây Thiên nhiều điểm du lịch tâm linh đã được đầu tư, tôn tạo, xây mới nhiều hạng mục nhằm đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng tâm linh của du khách thập phương như Quần thể du lịch Tây Thiên, thiền viện trúc lâm,… Một địa điểm tâm linh không thể bỏ lỡ khi đến Tây Thiên đó là đền thờ Quốc Mẫu Tây Thiên – đền mẫu tây thiên

Giới thiệu về đền mẫu tây thiên

Đền mẫu tây thiên hay còn gọi là đền Thượng. Đây là nơi thờ Quốc Mẫu Tây Thiên, một trong hai vị Quốc Mẫu của Việt Nam là vương phi được sắc phong vào đời vua Hùng Vương thứ 7 và là  một vị thần chủ của Tây Thiên, nữ chúa vùng đất Tam Đảo. 

Theo truyền thuyết Tương truyền rằng bà có tên thật là Lăng Thị Tiêu được sinh ra từ khí thiêng của ngọn Tam Đảo thôn Đông Lộ, xã Đại Đình, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc và kết duyên cùng với Hùng Chiêu Vương thứ 7 và đã có công giúp vua dẹp giặc, mở mang bờ cõi, dạy dân trồng lúa. Sau đó bà được phong là “Tam Đảo Sơn Trụ Đại Vương Thượng Đẳng Phúc Thần” và danh vị Quốc Mẫu Tây Thiên. 

Từ một sự tích, đến nay đền thờ Quốc Mẫu Tây Thiên đã trở nên nổi tiếng hơn bao giờ hết. Đó là sự tích hợp của tín ngưỡng dân gian bản địa như tục thờ thần cây, thần đá,  sau chuyển thành tục thờ thần núi [sơn thần] cùng các yếu tố du nhập như Phật, Nho, Đạo giáo dân gian và gần đây là đạo Tam phủ, Tứ phủ, biểu hiện rõ nét qua tục thờ Quốc mẫu Tây Thiên…  

Đền mẫu tây thiên nằm ở thôn Sơn Đình, xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Đến chân khu du lịch Tây Thiên, trên đường vào, bạn sẽ phải lội qua 9 con suối nhỏ và 10 con dốc nhưng hãy yên tâm vì đường rất dễ đi. Và còn một cách đi nữa là từ khu vực Đền Thỏng, các bạn có thể đi bộ hoặc thuê xe điện để lên tới ga cáp treo. 

Đến cáp treo để lên đến đền, các bạn đi bộ lên đến sân ga rồi mua vé tại đây sau đó di chuyển lên tầng 2 để vào cabin. Cabin được thiết kế tự động với sức chứa 6 người trong 1 khoang và chỗ ngồi thoải mái. Từ trên cáp treo các bạn có thể tận hưởng hết cảnh quan rất đẹp Tây Thiên.

Danh thắng Tây Thiên là hệ thống đền chùa là sự thể hiện của 2 đạo là đạo Phật và đạo Mẫu, theo đó đền Mẫu Tây Thiên là đại diện gần nhất với đạo thờ Mẫu. Địa chỉ của đền Mẫu Tây Thiên nằm ở núi Thạch Bàn, xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.

Danh thắng đền mẫu tây thiên

Đền mẫu tây thiên Lăng Thị Tiêu theo tương truyền là Vương phi của vua Hùng Vương thứ 7. Bà có công cùng chồng thống nhất giang sơn, mở mang bờ cõi, xây dựng một thời kì thái bình thịnh trị cho đất nước khi dạy nhân dân cách trồng lúa, giữ lửa. Sau khi mất, bà được sắc phong là Quốc Mẫu Tây Thiên, được thờ phụng tại núi Thạch Bàn, thường hiển linh giúp các đời vua Hùng sau giúp nước lên được suy tôn “Tam Đảo Sơn Trụ Quốc Mẫu Tối Đại Linh Vương – Thượng Đẳng Phúc Thần” chỉ sau Thánh Tản Viên.

Theo lí giải của sự tích, đền mẫu tây thiên và chùa Tây Thiên đều cùng trên một độ cao trên núi Thạch Bàn bởi chính nhân duyên cho vua Hùng thứ 7 và bà lăng Thị Tiêu gặp nhau. Vua Hùng Chiêu Vương nghe tin ở núi tam Đảo thường có quần tiên về tụ họp, nên đến đây ngự lãm. Đến nơi, vua thấy cảnh trí gấm hoa nghìn sắc nối nhau tựa lâu đài, suối xanh chằng chịt, đầu núi có một am nhỏ với tên đề  “Tây Thiên Cổ Tự”, nhà vua cho lập tràng cử chay lễ cùng các quan vào lễ bái. Sau đó, vua xuống núi và gặp bà Lăng Thị Tiêu, làm nên mối tình đẹp nhất 18 đời vua Hùng. Người đời sau lập đền thờ bà bên cạnh chùa để ghi nhận sự tích ấy.

Cũng có dị bản khác cho rằng, quê của Quốc Mẫu Tây Thiên ở đây, cũng là nơi bà hóa nên sau khi mất được thờ ở núi Thạch Bàn, lập điện thờ chính. Bên cạnh Quốc Mẫu Tây Thiên những ngôi đền khác xung quanh còn thờ các mẫu cai quản trời, đất, non nước như Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Địa và Mẫu Thượng Thoải.

Điện Tam Tòa Thánh Mẫu thờ lần lượt là Đệ nhất Thượng Thiên [miền Trời], đệ nhị Thượng Ngàn [miền Núi], đệ tam Thoải Phủ [miền Nước].

Một điểm đặc biệt ở đền mẫu Tây Thiên là tín ngưỡng dân gian hầu đồng đã có từ lâu đời và được truyền tụng từ đời này sang đời khác.

Đền Cậu

Tương truyền rằng khởi nguồn là khe Trường Sinh, nơi có đặt bát hương và một hòn đá, là nơi “Cậu” chiêu mộ và nuôi quân theo phò Mẫu. Bởi vậy, nhiều người lên đền Cậu mong cầu tài, phúc, lộc, thọ và những điều tốt đẹp về tình duyên và con cái.

Ngoài đền Mẫu, du khách đến Tây Thiên còn có cơ hội tham quan các điểm khác của danh thắng như Đại bảo tháp Mandala, Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên, Chùa Phù Nghi,đền Cô,Ni co Tịnh Thất, nhà thờ Tổ, Mộ tổ thiền sư, bàn cờ Tiên…

Di chuyển lên đền Mẫu Tây Thiên

Để di chuyển lên đền Mẫu, du khách có lựa chọn di chuyển bằng đường bộ từ bến đỗ xe điện qua đường suối qua đền Cậu – đền Cô – đền Mẫu, thời gian di chuyển mất từ 2 đến 3 tiếng tùy theo sức khỏe của từng người.  Hoặc di chuyển bằng cáp treo từ điểm lên cáp treo gần đền Cậu lên đền Mẫu chỉ mất khoảng 10 phút.

Quốc Mẫu Tây Thiên

Tục thờ Quốc mẫu Tây Thiên ở Khu Di tích Tây Thiên thuộc xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc là sự tích hợp và tiếp biến từ nhiều yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, lịch sử, văn hoá xã hội của vùng đất này.

Tam Đảo có ba ngọn núi cao chót vót nổi lên, mạch núi dài án ngữ một vùng Đông Bắc kinh đô nước Văn Lang. Trong thế đối xứng thì Tam Đảo nằm ở vị trí Tả thanh long thuộc cung tiên rồng xanh [ở bên trái] cùng với núi Tản Viên thuộc Hữu bạch hổ [ở bên phải] thuộc cung tiên bạch hổ, tất cả đều cùng chầu về núi Nghĩa Lĩnh ngọn núi tổ của các Vua Hùng.           

Tam Đảo không cách quá xa Kinh thành Thăng Long. Với vị trí linh thiêng nên các vương triều phong kiến xưa đã chọn núi Tam Đảo làm nơi tế tự thần linh núi sông, nhờ đó mà vị sơn thần núi Tam Đảo được tôn vinh là Tam đảo sơn trụ Quốc mẫu tối linh đại vương.

Tam Đảo có núi cao, suối sâu, rừng rậm, mạch núi liên hoành. Với cảnh trí thiên nhiên tươi đẹp, phù hợp với cảnh tu hành. Vì vậy, đây từng là nơi hưng thịnh của Phật pháp, tạo nên sự đối xứng tồn tại giữa hai loại hình thờ Phật và Mẫu.

Tam Đảo ở vào điểm giáp ranh giữa miền núi và đồng bằng, thuộc không gian đồi rừng. Đây là điểm dừng chân tập kết của các cư dân miền ngược trên con đường tiến xuống khai phá đồng bằng. Truyền thuyết dân gian và các tư liệu điều tra dân tộc học và văn hoá học cho thấy từ xa xưa vùng đất này đã từng có mặt nhiều lớp cư dân thuộc các tộc người khác nhau.

Về cơ bản thì những đặc điểm nói trên đã tạo nên một vùng đất Tam Đảo có sự giao thoa, hội nhập của nhiều loại hình tôn giáo, tín ngưỡng. Đó là sự tích hợp của tín ngưỡng dân gian bản địa như tục thờ thần cây, thần đá,  sau chuyển thành tục thờ thần núi [sơn thần] cùng các yếu tố du nhập như Phật, Nho, Đạo giáo dân gian và gần đây là đạo Tam phủ, Tứ phủ, biểu hiện rõ nét qua tục thờ Quốc mẫu Tây Thiên.

Bóc tách các lớp truyền thuyết dân gian ở địa phương và căn cứ vào các bản Phả lục Hùng Vương, các cứ liệu dân tộc học, văn hoá học tại các di tích thờ tự…, bước đầu chúng tôi đoán định các lớp tôn giáo tín ngưỡng tham gia vào sự hình thành tục thờ Quốc Mẫu Tây Thiên như sau:

  1. Lớp tín ngưỡng thờ thần cây, thần đá của người thiểu số ven chân núi: Dấu vết còn lại của tín ngưỡng này là tục thờ cây, thờ khu rừng cấm nay được lồng ghép với tục thờ Sơn thần ở đền Thỏng, đền Ngò. Có thể thấy truyền thuyết Vua Hùng Vương thứ 7 [Hùng Chiêu vương] kết hôn với người tiên ở núi Tam Đảo là ở giai đoạn này mà câu chuyện vê cuộc hôn nhân giữa vua và tiên chỉ là biểu tượng hoá sự thu nhận văn hoá của một bộ tộc khác vào Nhà nước Văn Lang. Đó là bộ tộc thuộc mẫu hệ, có vu thuật bản địa [tiên trên núi], làm lúa nương, thờ cây và rừng cấm, gần gũi với tín ngưỡng của người Thái ở Tây Bắc ngày nay.
  2. Lớp tín ngưỡng thờ thần làng gắn với truyền thuyết nữ thủ lĩnh của địa phương giúp Vua Hùng đánh giặc Thục: Đền Ngò [tức đền Tụ Nghĩa] ở làng Sơn Đình được coi là điểm tập kết luyện binh của Mẫu, từ lâu đã là nơi thờ phụng chung của các thôn Sơn Đình, Đồng Lính, Ấp Đồn. Lớp tín ngưỡng này đã kết tập tục thờ cây, thờ rừng [người Thái cổ] với thờ tục thờ thần làng của người Việt – Mường. Tương truyền ngôi đền Thỏng lúc ban đầu chỉ là ngôi miếu cửa rừng.
  3. Lớp tín ngưỡng du nhập các ông thầy phù thủy mà dấu vết còn lưu lại khá rõ ở bài trí đền Thỏng: thờ sư tử hai bên, bát hương công đồng ở giữa, ngũ hổ hạ ban, sơn thần cạnh  gốc cây sau đền… Dự đoán đây là dạng điện thần của các ông thầy phù thuỷ [đạo công] người Nùng họ Lăng đến từ bên kia biên giới, sau Mường hoá. Dòng họ Lăng vốn là dòng họ phổ biến ở khu vực này khoảng trước thế kỷ 17, 18 mà tấm bia công đức ở đền Ngò năm Chính Hoà thứ 22 [1701] Triều Lê  là một minh chứng.
  4. Thờ Mẫu với tư cách là Thành hoàng của người Sán Dìu [tập trung ở thôn Đông Lộ] khoảng sau thế kỷ 18 với hệ thống nghi lễ nông nghiệp. Đây là giai đoạn Mẫu được tôn xưng là Quốc mẫu Tây Thiên với công lao âm phù đánh giặc.5. Thờ Mẫu với tư cách là Chúa thượng ngàn trong điện thờ Tứ phủ của người Kinh: Lớp tín ngưỡng này xuất hiện ở Tây Thiên đợt 1 là khoảng nửa cuối thế kỷ 19, đợt 2 rầm rộ hơn vào cuối thế kỷ 20 kéo dài đến ngày nay. Theo quan niệm của các ông/ bà đồng ở Lạng Sơn thì Quốc mẫu Tây Thiên là Chúa đệ Nhất thượng ngàn, được phối thờ ở cung sơn trang trong điện thần Tứ phủ cùng các Chúa đệ Nhị [Nguyệt Hồ], Chúa đệ Tam [Thác Bờ] và Chúa Ngũ Phương.

Như vậy, sự giao thoa, kết tập nhiều lớp tín ngưỡng đã tạo nên đặc điểm tục thờ Quốc mẫu Tây Thiên với những nét cơ bản: Vị thần núi tổ với tư cách là dòng tiên bản địa + vị thủ lĩnh có vai trò giúp vua đánh giặc + vị Quốc mẫu có công âm phù đánh giặc và cuối cùng là ngôi vị Chúa đệ Nhất thượng ngàn chủ về phúc lộc thọ.

Với đặc điểm  như vậy, có  thể  coi Tây Thiên là một trong những cái nôi của sự hình thành biến đổi tục thờ Mẫu ở miền Thượng.

Điểm Tham Quan Nổi Bật

Ngôi đền có diện tích gần 5.000 m2 cách cổng chính vào Khu danh thắng Tây Thiên về bên trái khoảng 200m. Với không gian rộng lớn cùng phong cảnh thiên nhiên vừa mang nét tâm linh vừa mang nét hữu tình. Lối kiến trúc cổ kính, trang nghiêm với khuôn viên rộng. Bên trong đền thờ tượng Quốc Mẫu Tây Tây Thiên uy nghi thể hiện sự thanh tịnh và vĩnh cửu.

Đền có 5 ngày lễ vào các ngày âm lịch trong năm đó là ngày mùng 4 tháng Giêng khai xuân; ngày 14-2 rước kiệu; ngày rằm tháng 5; ngày rằm tháng 10 và ngày 23 tháng Chạp là lễ tất niên. Trong đó, có hai ngày lễ chính, nhằm vào ngày 14-2 [ngày Mẫu xuất quân] và 15-10 [ngày Mẫu thu quân] có rước kiệu, tế lễ đây là hoạt động thường niên được người dân duy trì từ xa xưa.

Ngay cạnh khu thờ Quốc Mẫu Tây Thiên bên cạnh còn có một chuông đồng nhỏ và bàn thờ nhỏ thờ thần. Đền còn có lối kiến trúc điêu khắc rồng phượng tinh xảo thể hiện rõ sự tôn kính và lòng thành đối với Quốc Mẫu Tây Thiên.

Ngoài gần đền Quốc Mẫu Tây Thiên có tổ đường chùa Tây Thiên, bàn cô tiên, đền thờ Tam Tòa Thánh Mẫu, … 

Lưu Ý Khi Tới Đây

  • Nếu bạn muốn đi vào mùa hè, hãy nhớ chuẩn bị mang theo áo khoác, mũ, ô dù, áo tay dài và không quên mang đủ lượng nước cần thiết. Bạn cũng nên chuẩn bị thêm một ít đồ ăn nhẹ dọc đường nếu đi cả buổi trưa.
  • Hãy nhớ mang theo dép, giày leo núi hoặc giày có quai hậu có chất lượng tốt một chút nếu bạn xác định đi bộ lên chùa vì phải băng qua những đoạn suối, đồi.
  • Nếu bạn ưa thích không khí náo nhiệt và mong muốn tìm hiểu nhiều hơn về những phong tục cũng như lễ hội nơi đây, bạn nên đến Tây Thiên vào các ngày 15 đến ngày 17 của tháng 2 [âm lịch] hàng năm, để có thể tham gia vào lễ hội rước bà Quốc Mẫu Tây Thiên. Đây là một trong những lễ hội lớn nhất của miền Bắc và là một lễ hội đủ đông vui mà không phải chen chúc, đủ thanh tao mà không quá vắng vẻ.
  • Lưu ý thời gian đi bằng cáp treo: Từ 7h tới 17h30′ các ngày trong tuần.
  • Nếu bạn chỉ dự định đi vãn cảnh và tham quan thì chỉ cần mang theo hoa quả, bánh kẹo chay tịnh nhẹ nhàng để chuẩn bị lễ đi đền Mẫu Tây Thiên. Còn nếu bạn đi hầu đồng thì cần phải chuẩn bị kỹ càng hơn cả lễ chay và lễ mặn đầy đủ.

 Một lưu ý mà nhiều bạn chưa biết cách cư xử như xưng hô với các Quý Thầy hay Gặp các Quý Thầy nên xá Chào, Lễ Phật

Các bạn còn chần chờ gì nữa hãy đến Tây Thiên và cảm nhận cảnh quan thiên nhiên nên thơ và đền mẫu tây thiên linh thiêng ngay nào. Chúc các bạn có một chuyến đi vui vẻ thành công mỹ mãn nhé!

Video liên quan

Chủ Đề