Vì sao nhiều người đi nước ngoài bất hợp pháp

Với vị trí địa lý gần như tách biệt so với phần còn lại của châu Á, người lao động Việt Nam thường chỉ có thể vào Hàn Quốc bằng đường hàng không với đủ mọi loại visa từ du lịch [C3], du học [D4 hoặc D2], phụ thuộc [F3], hoặc các loại visa lao động hợp pháp [E9]. Người vượt biên vào Hàn Quốc qua đường thủy chiếm một số lượng rất nhỏ, và những đối tượng này thường sẽ bị xử lý hình sự nếu như bị bắt vì tội “vượt biên”.

Đối với visa du học, lý do mà các sinh viên đưa ra thường là gia đình đã phải vay mượn một khoản tiền rất lớn để nộp cho các công ty du học tại Việt Nam và không có khả năng trả lãi hoặc họ không có đủ khả năng theo học tại Hàn Quốc vì áp lực, sự cạnh tranh và lượng kiến thức vượt qua sự tưởng tượng của họ.

Theo một sinh viên đã ra bất hợp pháp cho biết: "Em cảm thấy năng lực học tập của em không thể theo nổi, em biết khả năng của em như thế nào nên đó là lý do đầu tiên khiến em bỏ ra ngoài. Em thấy môi trường học tập ở Hàn Quốc quá khắc nghiệt. Một số người khác thì do hoàn cảnh gia đình, họ muốn bỏ ra để kiếm tiền lo cho gia đình."

Một sinh viên khác thổ lộ: "Gia đình em không có đủ điều kiện để cho em theo học. Và lúc đó rất khó để kiếm việc vừa kiếm tiền để lo sinh hoạt và đóng tiền học, ngoài ra khi em sang Hàn thì gia đình em cũng vướng nợ nên em phải ra ngoài để làm việc trả nợ giúp gia đình."

Mặt khác, những người lao động vào Hàn Quốc với visa hợp pháp thì dường như họ lại có những lý do khác, một số thì muốn đổi việc hợp pháp nhưng lại không được hỗ trợ từ chủ, hoặc một số muốn ở lại lâu hơn để kiếm thêm tiền nhưng lại không có khả năng kéo dài hợp đồng như mong muốn.

Theo Luật sư Kiều Chinh, thuộc hãng luật Law firm Law win:

"Lao động thông thường với visa E9 hoặc E10, thì họ sang đây ban đầu là hợp pháp nhưng sau đó thì họ gặp nhiều khó khăn trong vấn đề giao tiếp, và làm việc với chủ thuê. Chủ không tạo điều kiện cho họ xin chuyển chỗ làm mặc dù họ được 3 lần chuyển việc nhưng chủ thường không hợp tác nên họ có vướng mắc trong việc chuyến đổi chỗ làm. Nên họ lựa chọn ra bất hợp pháp".

Hay theo Đại Đức Thích Tường Thanh, người sáng lập quỹ “Ngôi nhà quê mẹ”: 

"Kinh tế của Hàn với các xưởng gia đình và kinh doanh nhỏ thì họ rất cần tầng lớp này để duy trì hoạt động. Nếu không có người cư trú bất hợp pháp – những người sẵn sàng làm với mức lương rẻ thì những doanh nghiệp nhỏ và xưởng gia đình sẽ khó để hoạt động. Tuy nhiên, so với những đất nước khác thì những người lao động bất hợp pháp ở Hàn có cuộc sống dễ thở hơn. Từ đó rất nhiều người cố gắng sang Hàn bằng mọi cách rồi bỏ ra ngoài cư trú bất hợp pháp. Hoặc kể cả những người có giấy tờ hợp pháp ví dụ như những người có visa nông nghiệp thì họ vẫn bỏ ra ngoài vì tính chất của “nông nghiệp” là vất vả, bấp bênh, nên họ chọn giải pháp là bỏ ra ngoài bất hợp pháp để đi làm công nghiệp. Khu công nghiệp thì dễ kiếm tiền hơn, có nhiều người đông hương hơn nên nỗi buồn được giải tỏa."

Kiều Chinh – Hãng luật Law firm law win- trong một lần đi bảo vệ thân chủ. © RFI Tiếng Việt/Trần Công

Nguy cơ tiềm ẩn với người lao động bất hợp pháp

Khác với thân phận người “rơm” tại châu Âu, nỗi ám ảnh của người lao động bất hợp pháp tại Hàn Quốc đó chính là “tai nạn lao động” và “bệnh tật”. Bộ phim “trò chơi con mực” nổi tiếng của Hàn Quốc đã nhào nặn lên nhân vật Ali – một lao động bất hợp pháp người Pakistan – đã phải vật lộn với cuộc sống tại Hàn Quốc sau đó bị ông chủ lừa dối quỵt lương và đi tới bước đường cùng tham gia vào trò chơi “sinh tử” này. Tuy nhiên, nỗi ám ảnh của lao động bất hợp pháp người Việt tại Hàn lại là nguy cơ mất trắng toàn bộ những gì đã tích cóp vì bệnh tật, hoặc phải trả tiền chi phí phẫu thuật nếu bị tai nạn lao động.

Đại Đức Thích Tường Thanh chia sẻ:

"Vì không có đủ giấy tờ tùy thân [giấy cư trú hợp pháp], mình ít có cơ hội lựa chọn công việc. Và mình phải làm ở môi trường không tốt về sức khỏe, tiền lương và chế độ bảo hiểm. Họ phải đối diện nhiều rủi ro. Ở Hàn, những người lao động hợp pháp thì phải tham gia vào 사대보험[bảo hiểm lao động cơ bản], còn người lao động bất hợp pháp thì không được tham gia vào bảo hiểm này. Cho nên khi bị tai nạn lao động, hoặc thất nghiệp thì khó khăn sẽ chất chồng thêm khó khan. Đồng thời họ cũng sẽ không được nhận các tiện ích khác trong xã hội, nếu muốn đăng ký nhà ở, hay xe cộ thì đều phải nhờ giấy tờ của người hợp pháp để đăng ký. Chính vì thế nên sai càng thêm sai. Và đặc biệt những người này có tâm lý bất an, và làm cho đời sống vô cùng bất ổn. Tới đợt truy quét bất hợp pháp thì họ có cảm giác vô cùng lo lắng. Và cuộc sống lúc nào cũng bất an lo lắng thì không phải là một cuộc sống đáng sống."

Tuy nhiên người bất hợp pháp của Hàn luôn được bảo vệ nếu như họ là người bị hại. Theo Kiều Chinh của hãng luật Law firm Law win:

"Tại Hàn Quốc, nếu bạn vi phạm luật hình sự thì kể cả bạn là người hợp pháp hay bất hợp pháp thì đều sẽ bị xử lý hình sự. Tuy nhiên nếu bạn là người bất hợp pháp thì khả năng bị tạm giữ trong suốt quá trình điều tra sẽ cao hơn là người hợp pháp. Đối với trường hợp người bị hại, thì chắc chắn sẽ được chính phủ hỗ trợ. Đặc biệt là các vụ án tình dục, nhà nước sẽ bảo hộ ngay từ lúc bắt đầu điều tra và chắc chắn chính phủ sẽ hỗ trợ cung cấp luật sư miễn phí trong những trường hợp đó."

Quỹ Ngôi nhà quê mẹ trao viện phí cho một người lao động bất hợp pháp đang điều trị tại bệnh viện. © RFI Tiếng Việt/Trần Công

Hỗ trợ của chính phủ và các tổ chức dân sự

Mặc dù người lao động bất hợp pháp không được nhận những chính sách hỗ trợ của chính phủ nhưng môi trường làm việc của họ ít khi bị bóc lột hoặc phân biệt đối xử. Chính phủ Hàn Quốc cũng thường xuyên có những chương trình hỗ trợ hồi hương với lao động người Việt và cho họ cơ hội quay lại Hàn với visa hợp pháp sau một vài năm.

Ngoài ra, với những trường hợp người bất hợp pháp bị lạm dụng sức lao động hoặc tình dục thì các cơ quan cảnh sát cũng hỗ trợ bảo vệ quyền và lợi ích của người bị hại. Trong đại dịch COVID-19 chính phủ cũng tạo điều kiện cho những người bất hợp pháp được tiếp cận với nguồn vac-xin như người Hàn, người lao động bất hợp pháp được tiêm vac-xin và chỉ cần khai báo bằng hộ chiếu và các cơ quan kiểm dịch bảo đảm không chia sẻ dữ liệu với cục Di trú.

Đại Đức Thích Tường Thanh cho biết thêm:

"Hiện tại, cục Di trú sẽ truy quét số lượng người bất hợp pháp xuống dưới ngưỡng 70.000 người. Theo thống kê, nếu số lượng người bất hợp pháp lớn hơn 70000 thì sẽ ảnh hưởng tới thị trường lao động trong nước. Còn nếu dưới 70000 thì sẽ ảnh hưởng tới các xưởng gia đình và doanh nghiệp nhỏ. Ở góc nhìn của những người cực đoan thiên tả thì họ hoàn toàn chống đối sự tồn tại của người bất hợp pháp. Còn những người khác thì chấp nhận sự tồn tại của tầng lớp này.

Nên gần đây có nhiều tổ chức dân sự, phúc lợi biểu tình, rồi đề ra các giải pháp tìm cách hỗ trợ đời sống của những người bất hợp pháp. Vì họ cũng là những người lương thiện, họ cũng làm việc bằng sức lao động và trí tuệ của họ để kiếm tiền. Cho nên nếu đối xử với người lao động bất hợp pháp như một kẻ phạm tội thì vi phạm đạo đức của con người. Cho nên gần đây họ bắt đầu có giải pháp cho người bất hợp pháp.

Hiện tại, người bất hợp pháp không được tham gia bảo hiểm nên nếu gặp tại nạn thì coi như mất trắng, mà có khi còn bị âm. Nên chùa đứng ra làm một quỹ cho người bất hợp pháp. Nếu như bạn tham gia vào quỹ thì bạn sẽ được hỗ trợ nếu bạn bị tai nạn hay thất nghiệp. Còn nếu bạn không bị làm sao thì xem như đó là một số tiền bạn giúp cho những hoàn cảnh khó khăn hơn. Từ sự đồng cảm với những người cư trú bất hợp pháp, chùa đã lập ra quỹ này. Và chùa cũng luôn khuyên những bạn đang còn hợp pháp phải luôn cố gắng, dù khó khăn nhưng vẫn còn cư trú hợp pháp thì vẫn còn tốt hơn."  

Dấu ấn không đẹp của người bất hợp pháp

Để có thể chuyển từ người bất hợp pháp sang thành hợp pháp thì cách dễ nhất là tìm được vợ/chồng là những người đã có quốc tịch. Và từ đây nhiều hệ lụy đã nảy sinh trong cộng đồng cô dâu Việt và nam thanh niên lao động bất hợp pháp ở Hàn. Có một số trường hợp đặc biệt, cô dâu Việt đã bỏ chồng Hàn sau khi nhận được quốc tịch và đăng ký kết hôn giả với nam thanh niên bất hợp pháp với mức giá 30 triệu won [ khoảng 600 triệu VNĐ] sau đó bị văn phòng nhập cư bắt và truy tố [2].

Trên mạng xã hội cũng đã có rất nhiều câu chuyện về những nam thanh niên bất hợp pháp đã lợi dụng sự cô đơn, và những tâm sự không được thấu hiểu của những cô dâu Việt tại Hàn. Sau đó tâm sự và lừa gạt cô dâu Việt bỏ chồng Hàn để kết hôn với mình và rồi lại bỏ luôn cả cô dâu Việt sau khi có được visa hợp pháp.

Cuộc sống vốn dĩ đã rất khó khăn nhưng sẽ lại khó khăn hơn rất nhiều với những người sống dưới thân phận lao động bất hợp pháp. Hy vọng vào một mai, những người lao động lương thiện sẽ được sống trong một xã hội an toàn và có một cuộc đời đáng sống.

**********

Ghi chú:

1, //hoinhap.vietnam.vn/theo-dong-su-kien/sau-lung-moi-nguoi-la-to-quoc-20210502171438454.html

2, //m.nocutnews.co.kr/news/amp/5774123

Tuy nhiên, hoạt động di cư bất hợp pháp vẫn có xu hướng gia tăng và đã hình thành các đường dây tổ chức đưa người ra nước ngoài trái phép.

Theo Cơ quan Phòng chống ma túy và tội phạm Liên Hợp quốc [UNDOC], khu vực các nước Tiểu vùng sông Mê Kông, trong đó có Việt Nam, được đánh giá là “điểm nóng” của tình trạng đưa người di cư bất hợp pháp, mua bán người.

Các đối tượng tổ chức đưa đón người nước ngoài nhập cảnh trái phép vào Việt Nam bị bắt giữ tại Đồn Biên phòng Ngọc Côn, Cao Bằng, tháng 7/2022. Ảnh: Huy Dương

Qua rà soát, hiện có khoảng hơn 40.000 người Việt Nam đang cư trú, lao động bất hợp pháp ở nước ngoài như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, các nước Đông Nam Á, các nước châu Âu, Mỹ, Canada...

Tại nước đến, những người di cư được đưa vào làm việc bất hợp pháp trong các nhà máy, nhà hàng, cơ sở giải trí, công trường, xưởng may “đen”, cơ sở trồng cần sa…

Trong thực tế, các đường dây tội phạm không chỉ tổ chức đưa người di cư trái phép mà còn lợi dụng nhu cầu, sự nhẹ dạ, mất cảnh giác của người di cư, sự thiếu hiểu biết, vị thế bấp bênh của họ để tiến hành hoạt động mua bán người, hình thành các đường dây đưa người ra nước ngoài bán vào động mại dâm, cưỡng ép kết hôn hoặc lao động cưỡng bức, chủ yếu đưa sang Trung Quốc, Malaysia, Singapore, Nga, Đài Loan, Ma Cao, một số nước châu Âu…

Dù biết rất rõ việc tổ chức đưa người ra nước ngoài bất hợp pháp là vi phạm pháp luật, song nhiều đối tượng vẫn làm liều. Trong năm 2022, nhiều phiên tòa đã diễn ra, xét xử các đối tượng về tội tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài.

Trong đó, TAND TP Hà Nội đã mở phiên tòa hình sự xét xử các bị cáo: Kang Joon Ho [sinh năm 1948, quốc tịch Hàn Quốc], Phạm Văn Sang [sinh năm 1980, ở phường Phúc La, quận Hà Đông, Hà Nội] và Trịnh Bá Huy [sinh năm 1986, ở xã Tốt Động, huyện Chương Mỹ, Hà Nội] bị truy tố về tội tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài trái phép. Các bị cáo khai đã từng tổ chức cho 6 người khác xuất cảnh đi Hàn Quốc từ TP Hồ Chí Minh đến Jeju bằng hình thức du lịch, sau đó trốn ở lại lao động trái phép.

Vụ việc tương tự, bị cáo Thân Cương [sinh năm1981, trú tại huyện Can Lộc, Hà Tĩnh] bị TAND tỉnh Hà Tĩnh xét xử về tội tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài. Cương đã 2 lần tổ chức cho 15 người đi từ Hà Tĩnh vào Cửa khẩu Lao Bảo [huyện Hướng Hóa, Quảng Trị] để trốn qua Thái Lan.

Trao đổi với báo Kinh tế & Đô thị, luật sư Nguyễn Ngọc Hùng - Trưởng Văn phòng Luật sư Kết Nối cho hay, việc công dân xuất cảnh trái pháp luật sang nước ngoài làm việc là hành vi vi phạm pháp luật của Việt Nam và nước sở tại. Nguyên nhân chính khiến hiện tượng này gia tăng, chủ yếu do đời sống của người dân gặp khó khăn, thiếu việc làm.

Bên cạnh đó, trình độ hiểu biết về pháp luật, thông tin thị trường… của lao động còn hạn chế. Vì vậy, khi các đối tượng “cò” lao động tiếp cận, vẽ ra viễn cảnh “việc nhẹ, lương cao” khi sang làm việc ở nước ngoài thì nhiều người đã sập bẫy.

Đối với những người tổ chức cho người khác đi nước ngoài trái phép, đây là hành vi nguy hiểm cho xã hội, sẽ bị xử lý hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam. Theo đó, hành vi tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép là hành vi phạm tội, sẽ bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 349 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 về tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép. Tùy theo mức độ tăng nặng của hành vi mà mức xử phạt sẽ gia tăng. Hình phạt cao nhất cho tội danh này có thể lên đến 15 tù.

Video liên quan

Chủ Đề