Vì sao nước lắc nhiều uống bị đau bụng

Uống nhiều nước rất tốt cho sức khỏe. Nhưng uống bao nhiêu là đủ lại phụ thuộc vào mức độ hoạt động, tầm vóc cơ thể, loại thực phẩm mà bạn ăn. Nhiều bằng chứng khoa học đã chỉ ra uống quá nhiều nước có thể dẫn đến ngộ độc nước hay còn biết là hạ natri trong máu. Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy uống nước quá nhiều.

Không bao giờ rời khỏi nhà mà không mang theo chai nước

Một trong những dấu hiệu đầu tiên của chứng nghiện nước là luôn mang theo chai nước bên mình và sẽ làm đầy ngay lập tức nếu thấy chai nước cạn. Theo GS. TS Tamara Hew-Butler chuyên trách môn Khoa học thể dục tại Đại học Oakland [Mỹ] thường xuyên bổ sung nước khiến mức natri trong máu hạ thấp, đồng thời cũng khiến các tế bào sưng lên, từ đó có thể gây nguy hiểm cho não. Bởi khi não sưng lên quá mức [khoảng 8 -10%], nó có thể bị đẩy ra khỏi hộp sọ.

Uống ngay cả khi không khát

Một trong những cơ chế mà tất cả các loài động vật đều có là khát. Khát là dấu hiệu cảnh báo cơ thể cần được bổ sung nước. Tuy nhiên, nếu liên tục uống nước ngay cả khi không khác thì chứng tỏ bạn đang mắc chứng nghiện nước.

Uống nước lạnh hay nước ấm có lợi hơn?

Bạn có thể đã nghe về những lợi ích của việc uống nước lạnh, nhưng bạn có biết rằng uống nước ấm có nhiều lợi ích hơn?

Nước tiểu trong suốt

Theo Bệnh viện Cleveland [Mỹ], nước tiểu có màu vàng cho thấy bạn đang thiếu nước. Nhưng nước tiểu trong suốt nghĩa là bạn đã uống quá nhiều nước. Đối với hầu hết mọi người, uống từ 8-10 ly nước một ngày được coi là bình thường. Tuy nhiên, đề nghị này không phải áp dụng cho tất cả bởi còn phải tùy thuộc vào chiều cao, cân nặng, và mức độ tập thể dục của mỗi cá nhân.

Đi tiểu thường xuyên, kể cả trong đêm

Nếu nhận thấy thường xuyên thức dậy giữa đêm để đi tiểu, chứng tỏ bạn đang uống quá nhiều nước. Hầu hết mọi người đi tiểu từ 6-8 lần trong một ngày. Nếu bạn thấy mình đi tiểu hơn 10 lần một ngày, có thể bạn nạp nhiều nước hơn nhu cầu cơ thể.

Tại sao bạn nên uống nước ngay sau khi thức dậy?

Uống một ly nước vào buổi sáng sớm là một liệu pháp có từ thời y học Ayurvedic cổ đại. Cơ thể con người bao gồm khoảng 70% là nước và nước giúp mọi hoạt động đúng đắn của cơ thể.

Buồn nôn

Các triệu chứng của việc uống quá nhiều nước tương tự như mất nước, theo TS. Hew-Butler. Khi uống quá nhiều nước, thận không thể loại bỏ hết các chất lỏng và lượng nước dư thừa sẽ lẩn quẩn bên trong và sau đó gây ra một số triệu chứng khó chịu, như: buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy.

Đau đầu

Nhức đầu cũng là dấu hiệu của uống quá nhiều nước và cả mất nước. Khi uống nhiều nước hơn mức cơ thể cần, hàm lượng natri trong máu giảm, khiến cho các tế bào giãn ra. Kết quả là não có thể bị sưng và bạn có thể bị đau đầu.

Tay, môi và bàn chân sưng hoặc đổi màu

Trong nhiều trường hợp hạ natri máu khiến da tay, chân và môi đổi màu. Ngoài ra, khi các tế bào khắp cơ thể bị sưng lên, da cũng có xu hướng sưng theo. Hơn nữa, những người uống quá nhiều nước cũng có thể tăng cân đột ngột do nước trong máu dư thừa. Nếu bạn uống hơn 10 ly nước mỗi ngày và nhận thấy tay, chân hay môi sưng hoặc đổi màu nên xem xét cắt giảm bớt lượng nước đưa vào cơ thể.

7 cách biến nước lọc thành nước thanh lọc cơ thể

Uống nước tinh khiết có thể giúp bạn đẩy độc tố ra khỏi cơ thể, nhưng thêm một vài thứ dưới đây vào nước có thể giúp bạn loại bỏ độc tố nhiều hơn. 

Chuột rút

Một cơ thể hoạt động lành mạnh cần phải đảm bảo sự cân bằng về điện giải. Uống quá nhiều nước có thể khiến hàm lượng các chất điện giải giảm nên dễ xảy ra tình trạng chuột rút.

Mệt mỏi

Uống quá nhiều nước có thể làm chậm quá trình chuyển hóa. Lý do, nhiều nước hơn mức cần khiến các tế bào trong cơ thể có hàm lượng natri và glucose thấp, khi đó cơ thể không thể sản sinh đủ năng lượng, và sự chuyển hóa sẽ chậm đi nên có khả năng dẫn đến cảm giác mệt mỏi.

Tin liên quan

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Đỗ Văn Mạnh - Bác sĩ Hồi sức cấp cứu - Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Ngộ độc nước lọc do uống quá nhiều nước rất hiếm gặp nhưng tình trạng này đã gặp trên lâm sàng và đã được ghi nhận. Triệu chứng ngộ độc nước khá giống với bệnh lý thông thường nên nhiều người không phát hiện, đến khi tình trạng trở nặng và phải đi cấp cứu. Vậy ngộ độc nước được hiểu như thế nào và nó ảnh hưởng ra sao đến sức khỏe của người bệnh?

Nước chiếm 70-80% trọng lượng cơ thể và phân bổ ở hầu hết các cơ quan như 75% thành phần não bộ, 83 % thành phần máu, 22% thành phần trong xương, 75% thành phần tạo nên cơ bắp... Nước có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống như vận chuyển chất dinh dưỡng, oxy đi nuôi cơ thể, chuyển đổi thức ăn thành năng lượng, giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất và loại bỏ chất thải, độc tố ra khỏi cơ thể, điều chỉnh nhiệt độ cơ thể...
Việc bổ sung đủ nước hằng ngày giúp chúng ta duy trì cơ thể khỏe mạnh, các nghiên cứu chỉ ra mỗi ngày chúng ta cần uống 2 lít nước, tuy nhiên tùy thuộc vào các yếu tố như môi trường sinh sống hoặc làm việc, công việc của mỗi người, lượng nước bổ sung có thể nhiều hơn 2 lít nước.

XEM THÊM: Bạn có nên uống 3 lít nước mỗi ngày?

Mặc dù uống nhiều nước được khuyến khích vì tốt cho sức khỏe, tuy nhiên mọi người chỉ nên uống đủ lượng nước cần thiết và chia đều lượng nước uống trong một ngày. Không nên uống quá nhiều nước trong thời gian ngắn vì sẽ khiến gián đoạn chức năng não gây ra tình trạng ngộ độc nước. Khi lượng nước được đưa quá nhiều vào trong cơ thể sẽ làm loãng các chất điện giải có trong máu, đặc biệt là natri dẫn đến tình trạng hạ natri máu gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.

Trên thực tế, không có quy định nào là uống bao nhiêu là nhiều nước vì tình trạng sức khỏe, cận nặng và độ tuổi ở mỗi người không giống nhau. Nhìn chung ở người lớn không nên uống nhiều hơn 1 lít nước trong vòng một giờ, trẻ em và người già nên uống ít hơn một chút so với người lớn.

XEM THÊM: Nhu cầu về nước ở trẻ theo từng độ tuổi như thế nào?

Bạn chỉ nên uống nước ở liều lượng vừa phải để tránh bị ngộ độc nước

Đa phần các triệu chứng ngộ độc nước có những dấu hiệu như sau:

  • Đau đầu
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Tăng huyết áp
  • Hoang mang
  • Song thị
  • Buồn ngủ
  • Yếu cơ và chuột rút
  • Mất cảm giác
  • Dạ dày khó chịu, chướng bụng
  • Trường hợp nặng người bệnh có thể phù não, rối loạn thần kinh, hôn mê hoặc tử vong.

Buồn nôn là một dấu hiệu của ngộ độc nước

Trên thực tế, ngộ độc nước thường xảy ra khi uống nhiều hơn 5 lít nước trong thời gian ngắn và rất ít khi xảy ra tình trạng này, vì đa phần một người không thể uống nhiều nước như vậy chỉ trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, một vài trường hợp vẫn có thể xảy ra ngộ độc nước lọc do tham gia các chương trình hay cuộc thi uống nhiều nước, tập luyện thể thao và uống nhiều nước do khát. Thời kỳ chiến tranh việc tra tấn bằng hình thức tạt nước cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngộ độc nước lọc.

Ngoài các nguyên nhân trên, sau đây là những tác nhân dẫn đến tình trạng nạp quá nhiều nước vào cơ thể:

  • Người bị rối loạn tâm thần, không làm chủ được bản thân, uống nhiều nước trong vô thức khiến cơ thể rơi vào tình trạng ngộ độc nước mà không hề biết.
  • Sử dụng chất kích thích như thuốc lắc khiến cơ thể ra nhiều mồ hôi dẫn đến uống nhiều nước hơn bình thường
  • Trẻ sơ sinh thường có trọng lượng thấp, việc uống quá nhiều nước so với mức mà cơ thể cần sẽ khiến tình trạng ngộ độc nước xảy ra.
  • Trong quá trình điều trị người bất tỉnh, việc bổ sung chất dinh dưỡng thông qua đường tĩnh mạch hay ống thông mũi dạ dày cần được kiểm soát cẩn thận, tránh gây ra tình trạng ngộ độc nước vì các chất dinh dưỡng thường dùng đa phần ở dạng lỏng.

Trẻ em rất dễ bị ngộ độc nước

Ngộ độc nước được điều trị dựa trên tình trạng thực tế của bệnh nhân cũng như mức độ nghiêm trọng của triệu chứng để đưa ra phương pháp điều trị thích hợp nhất:

  • Giảm lượng nước đang uống hoặc ngừng uống nước cho đến khi cơ thể ổn định.
  • Sử dụng thuốc lợi tiểu để đẩy lượng nước dư thừa ra khỏi cơ thể.
  • Nếu việc uống nhiều nước do một nguyên nhân bệnh lý nào đó gây ra thì người bệnh phải điều trị căn bệnh đó.
  • Trong trường hợp hạ natri nghiêm trọng phải điều trị bằng cách bổ sung natri cho người bệnh.

Ngộ độc nước không phải là trường hợp cấp cứu phổ biến. Bên cạnh đó, đây cũng có thể là khái niệm khá xa lạ đối với nhiều người, vì thực tế không ai nghĩ rằng uống nhiều nước cũng có thể bị ngộ độc. Vì thế, mọi người nên tìm hiểu và biết về cách phòng ngừa tình trạng này. Đối với người hay luyện tập thể thao và làm việc trong môi trường nóng ẩm quanh năm thì nên điều hòa lượng nước nạp vào cơ thể, hoặc sử dụng những loại nước uống có bổ sung thêm các chất điện giải như natri, kali...

Một lưu ý nhỏ là nếu khi đi vệ sinh, bạn thấy màu sắc nước tiểu quá trong thì đây cũng là dấu hiệu cảnh báo bạn đã uống quá nhiều nước và nên điều chỉnh lại lượng nước uống hằng ngày.

Không có tiêu chuẩn chính thức nào về lượng nước một người cần uống mỗi ngày. Lượng nước hấp thụ phù hợp phụ thuộc vào các yếu tố như trọng lượng cơ thể, mức độ hoạt động thể chất, khí hậu, tình trạng sức khỏe, giới tính và tuổi tác. Tuy nhiên, để ngăn ngừa tình trạng thừa nước, ngộ độc nước, bạn chỉ nên uống nước theo nhu cầu, giúp giữ quá trình chuyển hóa nước và điện giải luôn được ổn định.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám bệnh lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec [áp dụng từ 1/8 - 30/9/2022]. Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề