Truyền kì mạn lục là gì tại sao tác phẩm này được Vũ Khâm Lân đánh giá là thiên cổ kì bút

Mục lục

Thời điểm và nguyên nhânSửa đổi

Theo lời Tựa của Hà Thiện Hán [người cùng thời] viết năm 1547, thì Nguyễn Dữ viết ra tập lục này để ngụ ý trong thời gian ông ẩn cư ở rừng núi xứ Thanh.[2]

Trong Từ điển Văn học [bộ mới], nhà nghiên cứu Bùi Duy Tân cho biết trong thế kỷ 16, tình hình xã hội không còn ổn định như ở thế kỷ trước; mâu thuẫn giai cấp trở nên gay gắt, quan hệ xã hội bắt đầu phức tạp, các tầng lớp xã hội phân hóa mạnh mẽ, trật tự phong kiến lung lay, chiến tranh phong kiến ác liệt và kéo dài, đất nước bị các tập đoàn phong kiến chia cắt, cuộc sống không yên ổn, nhân dân điêu đứng, cơ cực... Muốn phản ánh thực tế phong phú, đa dạng ấy, muốn lý giải những vấn đề đặt ra trong cuộc sống đầy biến động ấy thì không thể chỉ dừng lại ở chỗ ghi chép sự tích đời trước... Cho nên Nguyễn Dư đã dựa vào những sự tích có sẵn, tổ chức lại kết cấu, xây dựng lại nhân vật, thêm bớt tình tiết, tu sức ngôn từ... tái tạo thành những thiên truyện mới. Truyền kỳ mạn lục vì vậy, tuy có vẻ là những truyện cũ nhưng lại phản ánh sâu sắc hiện thực thế kỷ 16...

*

Tư tưởng chủ đạo của Nguyễn Dữ là tư tưởng Nho gia. Ông phơi bày những cái xấu xa của xã hội là để cổ vũ thuần phong mỹ tục xuất phát từ ý thức bảo vệ chế độ phong kiến, phủ định triều đại mục nát đương thời để khẳng định một vương triều lý tưởng trong tương lai, lên án bọn "bá giả" để đề cao đạo "thuần vương", phê phán bọn vua quan tàn bạo để ca ngợi thánh quân hiền thần, trừng phạt bọn người gian ác, xiểm nịnh, dâm tà, để biểu dương những gương tiết nghĩa, nhân hậu, thủy chung. Tuy nhiên Truyền kỳ mạn lục không chỉ thể hiện tư tưởng nhà Nho, mà còn thể hiện sự dao động của tư tưởng ấy trước sự rạn nứt của ý thức hệ phong kiến…

Đó là những mong muốn của Nguyễn Dữ về một xã hội mọi người được sống yên bình trong nền đức trị, trong sự công bằng, trong tình cảm yêu thương nhân ái giữa con người với con người... Giá trị lớn của Truyền kỳ mạn lục chính là ở những nội dung nhân văn đó.

Truyền kỳ mạn lục là tập truyện có nhiều thành tựu nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật dựng truyện, dựng nhân vật. Nó vượt xa những truyện ký lịch sử vốn ít chú trọng đến tính cách và cuộc sống riêng của nhân vật, và cũng vượt xa truyện cổ dân gian thường ít đi sâu vào nội tâm nhân vật. Tác phẩm kết hợp một cách nhuần nhuyễn, tài tình những phương thức tự sự, trữ tình và cả kịch, giữa ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ tác giả, giữa văn xuôi, văn biền ngẫu và thơ ca. Lời văn cô đọng, súc tích, chặt chẽ, hài hòa và sinh động. Truyền kỳ mạn lục là mẫu mực của thể truyền kỳ, là "thiên cổ kỳ bút", là "áng văn hay của bậc đại gia", tiêu biểu cho những thành tựu của văn học hình tượng viết bằng chữ Hán dưới ảnh hưởng của sáng tác dân gian.

*

Câu chuyện đối đáp của người tiều phu ở núi Na [Na Sơn tiều đối lục] viết tắt là Truyện người tiều phu ở núi Na [3], theo bản dịch của Trúc Khê, là truyện thứ 12 trong số 20 truyện trong quyển Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ. Đây là truyện duy nhất được chọn đăng trong bộ Tư liệu tham khảo Văn học Việt Nam [tập 2] do NXB Giáo Dục ấn hành năm 1979, khi giới thiệu về tác gia này. Truyện này có sự đặc biệt vì đọc nó, ta như thấy gặp lại chính Tác giả!

Truyện người tiều phu ở núi Na, có cốt truyện ngắn gọn. Khởi đầu là một đoạn văn ngắn giới thiệu sơ lược cảnh núi Na cùng một lão tiều đang ẩn cư ở nơi đó. Kế tiếp là bài ca [21 câu dài ngắn khác nhau] mà Hồ Hán Thương nghe được từ miệng lão tiều, khi nhà vua cùng đoàn tùy tùng đi săn trên núi Na. Ngay sau đó, viên quan hầu Trương Công được lệnh đi theo mời gặp, nhưng đi một hồi thì lạc vào một cái động sâu, phía trong có một cái am cỏ bên những khóm cây xanh tốt. Trong am, là một chiếc giường mây, trên giường để đàn sáo và chiếc gối dựa. Còn hai bên vách có đề hai bài ca, một bài là Thích ngủ [25 câu], một bài là Thích cờ [23 câu]. Đến lúc ấy, viên quan mới bắt gặp lão tiều phu đang ngồi ngoài hiên đá, dạy con chim yểng học nói, bên cạnh có mấy đứa nhỏ ngồi đánh cờ... Tiếp theo là cuộc đối đáp của lão tiều với viên quan hầu, đây là câu chuyện thể hiện quan niệm sống "lánh đục về trong" của kẻ sĩ lúc bấy giờ, trong số đó có tác giả. Ba bài ca có trong truyện đều thuộc về loại văn chương lãng mạn của Đạo học, giàu tâm lý và nghệ thuật. Ba bài ca thể hiện “lý tưởng thẩm mỹ” của tác giả: vừa muốn thoát tục lại không thể dứt bỏ “duyên nợ” cõi trần, đó là mâu thuẫn muôn đời của Nho sĩ thời xưa.

Cuộc đối đáp giữa lão Tiều phu với quan hầu Trương Công đã thể hiện rõ tư tưởng và thái độ của Nguyễn Dữ, đối với nhà Hồ...Tuy nhiên, những gì tác giả để cho miệng lão Tiều phát ra cùng lời tiên đoán cảnh diệt vong của triều đình ấy, đã cho thấy Nguyễn Dữ không hẳn là người lánh đời, mà chỉ vì ông không tìm được lối thoát trên con đường hành đạo, đành trốn vào cuộc sống ẩn dật, đôi lúc thả hồn mơ màng cõi tiên, song cơ bản ông vẫn gắn bó với cõi đời...

Cuối cùng là lời bình, tác giả có ý giải thích sự thất bại của nhà Hồ, là nghiệm với lẽ trời, và hợp với lòng người...Sau đây là đoạn trích phần cuối của Truyện người tiều phu ở Núi Na:

“Sau khi nghe Trương Công ngỏ lời tuyên triệu...Tiều phu cười mà rằng: -Ta là kẻ dật dân trốn đời, ông lão già lánh bụi, gửi tính mệnh ở lều tranh quán cỏ, tìm sinh nhai trong búa gió rìu trăng; ngày có lối vào làng say, cửa vắng vết chân khách tục, bạn cùng ta là hươu nai tôm cá, quẩn bên ta là tuyết gió trăng hoa; chỉ biết đông kép mà hè đơn, nằm mây mà ngủ khói; múc khe mà uống, bới núi mà ăn; chứ có biết gì đâu ở ngoài là triều đại nào, vua quan nào?

Bèn mời Trương ở lại làm tiệc thết, cơm thổi bằng hạt điêu hồ, canh nấu bằng rau cẩm đái, lại còn có mấy món rau suối khác nữa. Canh khuya chuyện trò, đều là những nghĩa lý đáng nghe cả, nhưng không một câu nào đả động đến việc đương thời. Hôm sau, Trương lại mời:

-Những bậc quân tử đời xưa, không phải là không muốn giúp đời hành đạo; khi ẩn kín ở một chỗ, chỉ là còn đợi giá mà thôi. Cho nên tất có bức tiếu tượng đi tìm, rồi sau đồng Thương mới thấm nước, tất có cỗ hậu xa đi chở, rồi sau nội Mục mới thành công. Nay phu tử lấy tấm thân vàng ngọc, ôm một bọc kinh luân, ngoài vòng vinh lợi, vùi lấp tiếng tăm trong đám người đánh cá hái củi, giấu tài giúp vua cứu dân, náu mình chốn rừng suối, vang tiếng đến cửu trùng; đốt nón lá, xé áo tơi, nay chính là đến lúc rồi đó. Dám xin bỏ bờ đập Phó Nham, ném cần câu sông Vị [3], đừng để uổng hoài khát vọng của bao kẻ nho sinh.

Tiều phu nói: -Kẻ sĩ ai có chí nấy, hà tất phải vậy! Cho nên Nghiêm Tử Lăng [4] không đem chức Gián nghị ở Đông Đô đánh đổi khỏi sóng sông Đồng Thủy. Khương Bá Hoài [5] không đem bức tranh vẽ của thiên tử làm nhơ bẩn non nước Bành Thành. Tài ta tuy kém, so với người xưa chẳng bằng được, nhưng may lại giàu hơn Kiềm Lâu, thọ hơn Vệ Giới, no hơn Viên Tinh, đạt hơn Phụng Thiến [6], kể thì cũng đã được trời đất ban cho khá nhiều. Nếu lại còn tham cầu những cái ở ngoài phận mình, len lỏi vào đường làm quan, chẳng những xấu hổ với các bậc tiên hiền, lại còn phụ bạc với vượn hạc ở trong núi. Vậy xin ông đi đi, đừng nói lôi thôi gì nữa.

Trương nói: -Ngài cho là thời nay không đủ để cho ngài làm việc hay chăng? Nay có đấng thánh nhân trị vì, bốn bể đều ngóng trông, người Chiêm dâng đất mà xưng thần, quân Minh nộp lễ để xin lui. Lão Qua, Đại Lý các nước cũng tranh nhau quy phục. Hiện chỉ còn thiếu các bậc ẩn dật ở rừng núi ra giúp rập, khiến cho huân đức của chúa thượng được sánh cùng các vua Nghiêu, Thuấn ngày xưa. Ngài nếu định trọn đời ẩn lánh, bắt chước như Vụ Quang, Quyên Tử [7] thì cứ như vậy không sao. Nhưng nếu còn để ý chút nào đến đám dân chúng, mà bỏ lỡ dịp này không ra thì tôi sợ rằng sẽ mục nát cùng cỏ cây, không bao giờ lại có dịp gặp gỡ hay này nữa.

Tiều phu biến sắc nói: “Như lời ông nói, há chẳng phải là khoe khoang quá khiến cho người nghe phải thẹn thùng sao! Vả lại vị vua ngự trị bây giờ có phải họ Hồ không?” – “Chính phải!” - “Có phải là đã bỏ khu Long Đỗ về ở đất An Tôn [8] không?” – “Phải!” – “Ta tuy chân không bước đến thị thành, mình không vào đến cung đình, nhưng vẫn thường được nghe tiếng ông vua bây giờ là người thế nào. Ông ấy thường dối trá, tính nhiều tham dục, đem hết sức dân để dựng cung Kim Âu[9], dốc cạn của kho để mở phố Hoa Nhai; hao phí gấm là, vung vãi châu ngọc, dùng vàng như cỏ rác, tiêu tiền như đất bùn, hình ngục có của đút là xong, quan chức có tiền mua là được, kẻ dâng lời ngay thì giết, kẻ nói điều nịnh thì thưởng; lòng dân động lay, nên đã xảy ra việc quân sông Đáy bờ cõi chếch mếch nên đã mất dải đất Cổ Lâu .Vậy mà các kẻ đình thần trên dưới theo hùa, trước sau nối vết. Duy có Nguyễn Bằng Cử[10] có lượng nhưng chậm chạp, Hoàng Hối Khanh có học nhưng lờ mờ, Lê Cảnh Kỳ giỏi mưu tính nhưng không quyết đoán, Lưu Thúc Kiệm quân tử nhưng chưa được là bậc nhân; còn ngoài ra phi là đồ tham tiền thì là đồ nát rượu; phi là đồ chỉ lấy yên vui làm thích thì là tuồng lấy thế vị mà khuynh loát nhau; chứ chưa thấy ai biết những kế lạ mưu sâu để lo tính cho dân chúng cả. Nay ta đương náu vết ở chốn núi rừng, lo lảng tránh đi chẳng được, há lại còn xắn áo mà lội nữa ư?[11]. Xin ông vui lòng trở về, làm ơn từ chối hộ kẻ cư sĩ này. Ta không thể đem hòn ngọc Côn Sơn cho nó cùng cháy trong ngọn lửa Côn Sơn [12] được”. Trương nói: “Sự xuất xử của bậc người hiền lại cố chấp đến như thế ư?” - Tiều phu nói: “Không phải là ta cố chấp. Ta chỉ ghét những kẻ miệng lưỡi bẻo lẻo, đã đắm mình vào trong triều đình, vẩn đục, rối loạn lại còn toan kéo người khác để cùng đắm với mình”.

Trương lặng im không trả lời, trở về đem hết những lời của tiều phu tâu lại với chúa. Hán Thương không bằng lòng nhưng còn muốn đem cỗ xe êm để cố đón ra kỳ được, sai Trương lại đi vào lần nữa. Nhưng vào đến nơi thì rêu trùm cửa hang, gai góc đầy núi, dây leo, cành rậm đã lấp mất cả lối đi rồi. Chỉ thấy ở trên vách đá có hai câu thơ đề bằng nhựa cây như sau: Kỳ La hải khẩu ngâm hồn đoạn, / Cao Vọng sơn đầu khách tứ sầu.[Nghĩa là: Kỳ La cửa bể hồn thơ đứt, / Cao Vọng[13] đầu non dạ khách buồn]. Ý lời như giọng trào phúng của họ Nguyên họ Bạch [14], thể chữ như lối triện lệ của ông Lưu, ông Tư[15], nhưng rút lại chẳng hiểu định nói gì. Hán Thương cả giận, sai đốt cháy núi; núi cháy hết vẫn không thấy gì, chỉ thấy con hạc đen lượn trên không bay múa. Sau cha con họ Hồ gặp phải tai họa đều đúng như lời thơ.

Người tiều phu ấy có lẽ là kẻ sĩ đắc đạo đó chăng?

Truyền kỳ mạn lục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [419.11 KB, 90 trang ]

mở đầu
1. ý nghĩa của đề tài
1.1. ý nghĩa khoa học
Trong lịch sử Văn học Việt Nam, đặc biệt là trong văn xuôi tự sự Việt
Nam thời trung đại, có một tác giả mà cho tới nay chúng ta biết được chỉ có
duy nhất một tác phẩm nhưng đấy lại là một tác phẩm vô cùng đặc sắc. Tên
tác phẩm thật khiêm tốn: Truyền kỳ mạn lục [ghi chép một cách ngẫu hứng
những truyện lạ được lưu truyền] nhưng từ khi ra đời đến nay, nó đã từng
làm hao tổn tâm trí và giấy mực của nhiều thế hệ. Từ các bậc túc Nho thời
xưa cho đến các nhà nghiên cứu văn học thời hiện đại đều đánh giá cao và
coi tác phẩm là một biểu hiện vinh dự cho nền văn học nước nhà. Đặc biệt ở
thế kỷ XVIII, một thế kỷ rực rỡ nhất của văn học trung đại, các học giả nổi
tiếng như Vũ Khâm Lân, Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú đã từng ca ngợi
Truyền kỳ mạn lục là một thiên cổ kỳ bút, áng văn hay của bậc đại gia với
lời lẽ thanh tao tốt đẹp, người bấy giờ lấy làm ngợi khen.
Vì vậy, nghiên cứu Truyền kỳ mạn lục là việc làm có ý nghĩa nhằm
khám phá đầy đủ hơn giá trị của tác phẩm.
Truyền kỳ mạn lục không chỉ là mối quan tâm của người Việt Nam
mà còn là một tác phẩm văn học được sự quan tâm của giới nghiên cứu văn
học trên thế giới. Ngay từ những năm sáu mươi, tác phẩm đã được dịch ra
tiếng Nga, các nhà nghiên cứu Xô-viết khi nghiên cứu văn học phương
Đông thường chú ý tới Truyền kỳ mạn lục [43, tr.114]
Tác phẩm Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ là một trong những
đỉnh cao của văn học Việt Nam trung đại, càng ngày càng trở thành mối
quan tâm của các nhà nghiên cứu, càng chiếm được cảm tình của bạn đọc.
Càng ngày, người ta càng phát hiện và khẳng định vị trí vai trò của tác
phẩm bởi nó ra đời đã đánh dấu sự trưởng thành của truyện ngắn Việt Nam
trung đại, đánh dấu sự chuyển biến từ văn xuôi mang nặng tính chức năng
1
sang văn xuôi giàu tính nghệ thuật. Mặc dù, tác giả đã khai thác những đề
tài dân tộc, chú ý đến những truyền thuyết dân gian nhưng tác giả đã thực


sự vươn lên trên cách ghi chép của lối biên soạn truyện cổ [27, tr.54].Tác
phẩm biểu hiện một xu hướng thoát dần khỏi ảnh hưởng thụ động của văn
học dân gian và văn xuôi lịch sử để bước sang một giai đoạn mới, giai đoạn
của văn xuôi tự sự, của truyện ngắn nghệ thuật.
Vì vậy, nghiên cứu Truyền kỳ mạn lục giúp ta soi rọi vào việc tìm
hiểu loại hình truyện ngắn trung đại Việt Nam.
Sở dĩ Truyền kỳ mạn lục được đánh giá cao, được quan tâm như vậy
là vì: mặc dù viết theo thể loại truyền kỳ, một loại hình văn học dùng hình
thức kỳ ảo làm phương tiện nghệ thuật nhưng tác phẩm đã mô tả khá phong
phú về hiện thực cuộc sống một giai đoạn lịch sử mang màu sắc bi kịch của
dân tộc Việt Nam thế kỷ XVI. Sau cái vỏ hình thức kỳ ảo là những vấn đề
có ý nghĩa xã hội to lớn được thông qua số phận các nhân vật trong truyện.
Truyền kỳ mạn lục là một tác phẩm đề cập đến nhiều vấn đề của xã
hội, trong đó nổi bật là vấn đề người phụ nữ. Lần đầu tiên trong văn học
Việt Nam, hình ảnh người phụ nữ đã xuất hiện như thế ở Truyền kỳ mạn lục,
với cả diện mạo, tâm tư, tình cảm, nhu cầu và khát vọng, với số phận của
mình. [43, tr.118-119]
Người phụ nữ, số phận của họ, những tâm tư, khát vọng … của họ đã
được phản ánh nhiều trong văn học Việt Nam trung đại và hầu hết các nhà
văn đều cho thấy người phụ nữ là nạn nhân của xã hội. Nhưng nhìn nhận
vấn đề, lí giải vấn đề về số phận của người phụ nữ sớm nhất và theo một
cách nhìn đa chiều thì có lẽ chỉ có trong sáng tác của Nguyễn Dữ. Truyền kỳ
mạn lục là một tác phẩm có tác động lớn đến sự phát triển của văn học Việt
Nam trung đại trên nhiều phương diện, đặc biệt là vấn đề số phận con
người, nhất là người phụ nữ.
Vì vậy, nghiên cứu số phận người phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục là
2
một công việc rất cần thiết và rất có ý nghĩa. Nó giúp chúng ta có cái nhìn
toàn diện hơn về số phận người phụ nữ, tiếp cận vào đúng yếu tố cốt lõi của
tác phẩm, từ đó có thể có được cách lí giải những vấn đề khác một cách

đúng đắn về tác giả cũng như về di sản văn học quý giá này.
1.2. ý nghĩa thực tiễn
Với tư cách là một tác phẩm được xếp vào loại đỉnh cao của văn xuôi
tự sự Việt Nam thời trung đại, Truyền kỳ mạn lục đã được tuyển chọn để
giảng dạy ở nhiều cấp học [Chuyện người con gái Nam Xương được học ở
lớp 9, Chức phán sự ở đền Tản Viên được học ở lớp 10, tác phẩm được giới
thiệu trọn vẹn ở ngành văn các trường đại học và cao đẳng]. Đây là tác
phẩm đã tạo được nhiều hứng thú cho cả người dạy và người học nhưng
cũng là một tác phẩm không dễ dàng chiếm lĩnh và cần phải được tiếp tục
khám phá.
Bởi vậy, nghiên cứu vấn đề đã nêu là một điều cần thiết và rất hữu ích
cho người viết để hiểu sâu hơn và giảng dạy đạt hiệu quả tốt hơn.
2. nhiệm vụ của đề tài:
Trên cơ sở ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn và những vấn đề liên
quan đến Truyền kỳ mạn lục, chúng tôi nghiên cứu cụ thể từng số phận nhân
vật phụ nữ nhằm đi tới những kết luận khoa học về số phận người phụ nữ
trong tác phẩm. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần năng cao hiệu quả trong
giảng dạy và học tập về Nguyễn Dữ nói riêng, về loại hình truyện ngắn
trung đại Việt Nam nói chung.
3. Lịch sử vấn đề:
Truyền kỳ mạn lục là một tác phẩm lớn mà ngay từ khi ra đời đã được
đánh giá cao, được nhiều học giả nổi tiếng quan tâm. Nhiều vấn đề trong
Truyền kỳ mạn lục là đối tượng, là đề tài của các công trình nghiên cứu xưa
nay và không phải chỉ còn ở trong nước mà còn ở ngoài nước. Từ nhiều góc
độ, đã có những công trình, bài viết có liên quan đến vấn đề mà đề tài của
3
chúng tôi đặt ra. Chúng tôi xin được lược dẫn về những công trình, những
bài viết có liên quan trực tiếp đến đề tài:
3. 1. Trước thế kỉ XX
3.1.1. Lời đề tựa Truyền kỳ mạn lục của Hà Thiện Hán viết năm Vĩnh Định

sơ niên 1547:
- “Tập lục này là trứ tác của Nguyễn Dữ, người Gia Phúc, Hồng
Châu. Sau khi đậu Hương tiến, nhiều lần thi Hội đỗ trúng trường, từng được
bổ làm tri huyện Thanh Tuyền. Mới được một năm ông cáo quan về nuôi
mẹ, thế rồi viết ra tập lục này để ngụ ý.”[ 8, tr. 204]
- “Xem lời văn thì Truyền kỳ mạn lục không vượt khỏi phên dậu của
Tông Cát, nhưng có ý khuyên răn, có ý nêu quy củ khuôn phép, đối với việc
giáo hoá ở đời, há có phải bổ khuyết nhỏ đâu”[ 8, tr.204].
Đây có lẽ là ý kiến đánh giá sớm nhất về tác phẩm, Hà Thiện Hán chủ
yếu khẳng định mục đích sáng tác Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ là để
nhắc nhở khuyên răn, liên quan đến việc dạy đời và tác phẩm là một cuốn
sách có ý nghĩa giáo dục sâu sắc.
3.1.2. Các học giả của thế kỉ XVIII – XIX, khi đánh giá về Truyền kỳ mạn
lục thường thiên về ngợi khen nghệ thuật của tác phẩm:
- Ôn Như hầu Vũ Khâm Lân [1702 - ?] trong Bạch Vân am cư sĩ phả
kí coi Truyền kỳ mạn lục là một “thiên cổ kì bút”.
- Lê Quý Đôn [1726 – 1784]trong Kiến văn tiểu lục đánh giá văn
chương Truyền kỳ mạn lục là “lời lẽ thanh tao tốt đẹp, người bấy giờ lấy
làm ngợi khen”
- Phan Huy Chú [1782 – 1840] thì khen rằng, Truyền kỳ mạn lục “là
áng văn hay của bậc đại gia”.
Như vậy, các học giả thế kỉ XVIII – XIX, đã chú ý nhiều tới mặt văn
phong, tới nghệ thuật ngôn từ nhưng chưa thực sự chú ý một cách thích
đáng tới vấn đề số phận con người nhất là người phụ nữ.
4
3.2. Thế kỉ thứ XX
Vào thế kỉ XX, Truyền kỳ mạn lục đã tiếp tục được khảo cứu trên
nhiều phương diện cả về nội dung và nghệ thuật. Ngoài một số công trình
nghiên cứu chủ yếu về nghệ thuật viết truyện ngắn, về thể loại của tác phẩm
như của Nguyễn Văn Dân [ Loại hình văn xuôi huyễn tưởng – Tạp chí văn

học số 5. 1984], Nguyễn Hữu Sơn [ Đặc điểm văn học Việt Nam thế kỉ XVI
– các bước nối tiếp và phát triển, Tạp chí văn học số 5,6 - 1988] còn có khá
nhiều các bài viết trong đó đáng lưu ý là các bài viết của Bùi Duy Tân
[Truyền kỳ mạn lục một thành tựu của truyện ký văn học viết bằng chữ Hán
– Văn học Việt Nam – Nhà xuất bản Giáo dục, 2001], Lại Văn Hùng [ Bàn
luận thêm về vấn đề tác giả- tác phẩm Truyền kỳ mạn lục – Tạp chí văn học
số 10 - 2002 ], Vũ Thanh [ Những biến đổi của những yếu tố kỳ và thực
trong truyện ngắn truyền kỳ Việt Nam – Tuyển tập 40 năm Tạp chí Văn
học], Nguyễn Phạm Hùng [ Tìm hiểu khuynh hướng sáng tác trong Truyền
kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ - Tạp chí văn học số 7- 1987]].
Chúng tôi xin trình bày một số tài liệu liên quan trực tiếp đến đề tài
và nêu rõ ý kiến như sau:
3.2.1. Lời giới thiệu Truyền kỳ mạn lục của Bùi Kỷ [được Trúc Khê Ngô
Văn Triện dịch ra quốc ngữ in năm 1941]:
- Về nghệ thuật, cụ Bùi Kỷ viết: “Nguyễn Dữ học rất rộng, lại có tài
viết văn dùng nhiều điển tích. Lối viết nào cũng hay, về phần uyên bác có
thể ngang với Bồ Tùng Linh, về phần vận dụng các văn thể vượt hơn Đặng
Trần Côn…”
- Về nội dung, cụ cho rằng Truyền kỳ mạn lục đã đề cập đến vấn đề
người phụ nữ và xác định:
+ Truyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu, Người con gái Nam Xương
có chủ đề: Tả rõ phụ nữ ở xã hội cũ dù ăn ở thuỷ chung với chồng thế nào
cũng chịu một thân phận hèn kém: Một đằng vì thua bạc mà gán vợ, một
5
đằng vì ngờ vực hão huyền mà vợ phải quyên sinh. Đáng giận thay! Cái
thuyết “tòng phu” đã làm hại bao nhiêu bạn quần thoa trong bao nhiêu thế
kỷ! [7, tr.10].
+ Truyện đối tụng ở Long cung, có chủ đề: “bài xích quỷ thần, quỷ
thần mà lại cướp vợ người khác” [7, tr.10]
+ Truyện Từ Thức lấy vợ tiên có chủ đề: “ Cõi trần đáng chán làm

sao, để cho người đời phải tưởng tượng ra một cõi tiên chăng?” [7, tr.10]
+ Các Truyện Nàng Thuý Tiêu và Lệ Nương có chủ đề: “ tả nông nỗi
luân lạc của người phụ nữ, một đằng vì tên cường quyền chiếm đoạt làm rẽ
thuý chia uyên, một đằng vì bọn ngoại xâm áp bức, làm cho bình rơi trâm
gãy, nhưng Thuý Tiêu lại trở về được với Nhuận Chi, Lệ Nương cam chịu
quyên sinh để trọn nghĩa với Phật Sinh, càng rõ ái tình chân chính không có
thế lực nào khuất phục được”[7, tr.10]
+ Truyện Cuộc nói chuyện thơ ở Kim Hoa có chủ đề: “ …xem như hai
câu thơ nói đùa Kim Hoa nữ sĩ làm cho bà phải mang hận đến suối vàng…”
[7, tr.10]
+ Truyện Cây gạo, Kỳ ngộ ở Trại Tây và Yêu quái ở Xương Giang có
chủ đề: “ bài xích thói đắm đuối trong vòng tình dục của bọn thiếu niên” [7,
tr.10]
+ Truyện Nghiệp oan của Đào Thị: “ vạch trần những hành động bất
bình của bọn đội lốt thầy tu” [7, tr.10]
[ Chữ Truyện là chúng tôi dùng theo nguyên bản của Bùi Kỷ]
3.2.2. Bộ sách Lịch sử văn học Việt Nam, tập II [sách Đại học Sư phạm-
NXB Giáo dục-1978] viết:
“ Nguyễn Dữ cũng đã ít nhiều nói lên được đời sống cơ cực của nhân
dân, đặc biệt, tác giả đã chú ý đến đời sống tình cảm của những con người
nhỏ bé…nhất là người phụ nữ bình dân …”
Tác giả của bộ sách này đã khẳng định số phận người phụ nữ bị đày
6
đoạ vì loạn li, điêu đứng vì thế lực cường quyền nhưng chủ yếu là người
phụ nữ bình dân. Ngoài yếu tố ấy, theo tác giả thì đồng tiền cũng là một thế
lực gây lên nỗi thống khổ cho người phụ nữ. ý kiến này theo chúng tôi cần
được nghiên cứu thêm.
3.2.3 Bộ sách Văn học Việt Nam [NXB Giáo dục, 2001] viết:
Truyền kỳ mạn lục có nhiều truyện miêu tả tình yêu nam nữ, hạnh
phúc gia đình trong hoàn cảnh khó khăn và đầy biến động của xã hội phong

kiến. Truyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu, Truyện người con gái Nam
Xương phản ánh tình trạng đáng thương của người phụ nữ trong xã hội cũ:
đảm đang, tình nghĩa mà vẫn phải chịu số phận oan nghiệt…Truyện Lệ
Nương là bi kịch về mối tình chung thuỷ trong cảnh đất nước bị ngoai xâm.
Các Truyện nghiệp oan của Đào thị, Nàng Thuý Tiêu, Cây gạo, Kì ngộ ở
Trại Tây thì lại miêu tả những mối tình trái với đạo lí Nho gia [33, tr.518]
Tuy nhiên các tác giả lại cho rằng Nguyễn Dữ đã táo bạo và phóng
túng khi thể hiện quan hệ yêu đương không lành mạnh giữa TrìnhTrung
Ngộ và Nhị Khanh trong Truyện cây gạo, giữa Hà Nhân và hai nàng Đào,
Liễu trong Truyện kì ngộ ở trại Tây và kết luận “ đối với truyện này
Nguyễn Dữ đã có lời phê bình để phê phán những quan niệm đồi truỵ và
khẳng định lại những giáo điều về “đức hạnh tiết nghĩa” và bình luận thêm
“tuy thông cảm với khát vọng yêu đương của con người nhưng quan điểm
chủ đạo của Nguyễn Dữ vẫn là bảo vệ lễ giáo. Điều đó phản ánh thái độ
đầy mâu thuẫn trong tư tưởng và tình cảm của Nguyễn Dữ.” [33, tr.519]
[Chữ trại Tây là chúng tôi sử dụng theo nguyên bản của Bùi Văn Nguyên]
Với ý kiến này chúng tôi thấy:
- Các tác giả chỉ trình bày sơ lược về số phận người phụ nữ và cho
rằng Nguyễn Dữ đã viết về tình yêu “ xuất phát từ thái độ bảo thủ của Nho
giáo”
- Nếu Nguyễn Dữ đã “ít nhiều không bị gò bó trong khuôn khổ cứng
7
nhắc của lễ giáo…”, “táo bạo và phóng túng khi thể hiện quan hệ yêu
đương”, “ có phần thương cảm với những khát vọng hạnh phúc chính đáng
khi miêu tả những cặp trai gái công nhiên yêu nhau…” mà vẫn là người “có
thái độ bảo thủ của nho giáo”, vẫn là người “bảo vệ lễ giáo” thì đây là một ý
kiến đôi chỗ còn chưa nhất quán. ý kiến này gợi ý cho chúng tôi một hướng
tư duy: Phải chăng Nguyễn Dữ muốn nói rằng người phụ nữ thời ấy chỉ có
thể có ít nhiều hạnh phúc khi không tuân theo nguyên tắc của lễ giáo phong
kiến.

3.2.4. Luận án Phó tiến sĩ khoa học Sự phát triển văn xuôi Hán – Việt từ thế
kỉ X đến cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX của phó tiến sĩ Nguyễn Đăng Na
[bảo vệ năm 1987] đã đặc biệt chú ý tới nhân vật phụ nữ và số phận của họ
trong Truyền kỳ mạn lục. Tác giả luận án đã rút ra một kết luận rất thích
đáng: dù sống theo kiểu nào thì người phụ nữ cũng bất hạnh, cái chết
oan khốc là kết cục cuộc đời của hầu hết các phụ nữ.
ý kiến trên là một gợi ý mang tính quyết định cho chúng tôi nghiên
cứu đề tài này.
3.2.5. Bài viết “Tìm hiểu khuynh hướng sáng tác trong Truyền kỳ mạn lục
của Nguyễn Dữ”[Tạp chí văn học số 7- 1987] của tác giả Nguyễn Phạm
Hùng là bài viết được chúng tôi rất quan tâm. Theo tác giả, Truyền kỳ mạn
lục là một tác phẩm đã đặt ra “vấn đề người phụ nữ”. Chúng tôi tán đồng ý
kiến của tác giả khi nhận xét:
“Niềm khát khao hạnh phúc gia đình là chủ đề chính của nhiều
truyện. Mâu thuẫn giữa khát vọng hạnh phúc đó với các thế lực tàn bạo của
xã hội chính là hạt nhân nghệ thuật của những truyện này. Người phụ nữ,
hoặc vì chiến tranh phong kiến tàn khốc mà phải chịu thiệt thòi, khổ sở
[Truyện Lệ Nương] ; hoặc vì kẻ quyền thế độc ác, xảo trá mà phải chịu cảnh
“rẽ thuý chia uyên” [ Truyện nàng Thuý Tiêu]; hoặc vì nam quyền phong
kiến mà phải chịu cảnh chia lìa …Những khao khát hạnh phúc chân chính
8
của người phụ nữ thường dẫn họ đến chỗ chết, và thường là tự vẫn”.
Tựu trung, lần đầu tiên trong văn học Việt Nam, người phụ nữ đã
xuất hiện rầm rộ như thế ở Truyền kỳ mạn mạn lục, với cả diện mạo tâm
hồn, tình cảm, nhu cầu và khát vọng, với số phận của mình. Đó là những
con người vốn xuất thân rất bình thường, có khi tầm thường, như kĩ nữ, tì
thiếp …nhưng lại mang những phẩm chất rất đáng trân trọng, ngợi ca. Nếu
như trước đây, hình ảnh người phụ nữ quí tộc có đi vào sáng tác của
Nguyễn Trãi, Nguyễn Húc v.v …thì thường cũng mới chỉ dừng lại ở sự
nhận thức trên bình độ tâm lí, còn ở đây, là một đối tượng nhận thức, đối

tượng thẩm mĩ trọn vẹn, thành vấn đề người phụ nữ trong văn học – với
những nhân vật trung tâm là phụ nữ. Sáng tác của Nguyễn Dữ được xem là
mở đầu cho khuynh hướng phản ánh này để rồi những thế hệ nghệ sĩ kế tiếp
sau tiếp tục phát triển nó, tạo nên những thành tựu rực rỡ với những tên tuổi
chói lọi như Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Du, Hồ Xuân
Hương, Phạm Thái, v.v …
Chính vì thế, khuynh hướng tư tưởng chủ đạo của Truyền kỳ mạn lục
đâu phải là đề cao chí khí nhà nho hay đạo đức phong kiến mà chính là ở chỗ
đấu tranh cho con người, cho quyền sống của con người, vì con người [nhất
là phụ nữ ], mang tinh thần nhân đạo chủ nghĩa. Và đương nhiên, tác giả
chống lại những gì bất công, tàn bạo, trái với con người, trái với tinh thần
dân chủ mà thời đại cho phép. Đó chính là khuynh hướng tư tưởng của
những nhà văn lớn của giai đoạn này, đang hoà nhập vào một trào lưu rộng
lớn trong suốt nhiều thế kỉ – trào lưu văn học nhân đạo chủ nghĩa. [30,
tr.118]
ý kiến trên là gợi ý xác đáng cho chúng tôi tìm hiểu về số phận người
phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục.
3.2.6. Luận văn thạc sĩ của Kim Seona [1995] có liên quan đến nhân vật
phụ nữ nhưng mục đích của luận văn là chứng minh sự phát triển của thể
9
loại truyền kỳ và so sánh hình tượng phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục của
Nguyễn Dữ với những tác phẩm cùng thể loại.
3.2.7. Một kết quả nghiên cứu mà chúng tôi rất chú ý là luận văn thạc sĩ của
học viên Nguyễn Thị Dương [Đại học Sư phạm Hà Nội 1996] đã nghiên
cứu về “số phận người phụ nữ và các phương thức thể hiện số phận ấy
trong Truyền kỳ mạn lục” [do PGS.TS Nguyễn Đăng Na hướng dẫn]. Đây
là một công trình nghiên cứu rõ nét về số phận người phụ nữ. Tác giả đã
chia số phận người phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục thành hai nhóm: nhóm
thứ nhất là những số phận may mắn, nhóm thứ hai là những số phận rủi ro
[cách phân chia này còn có những điểm khiến tôi băn khoăn, xin được trình

bày ở dịp khác].
Do mục đích của đề tài, tác giả Nguyễn Thị Dương đã dành 26 trang
cho việc trình bày số phận người phụ nữ và 35 trang cho việc trình bày các
phương thức thể hiện số phận ấy. Với một bố cục như vậy, luận văn thiên
về nghiên cứu các phương thức biểu hiện hơn là nghiên cứu các số phận
người phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục.
Như vậy, nhìn một cách tổng thể, các học giả, các công trình nghiên
cứu đã có những nhận xét tương đối thống nhất về số phận bi kịch của
người phụ nữ được phản ánh trong Truyền kỳ mạn lục. Tuy nhiên, do những
mục đích khác nhau mà các tác giả, các công trình nghiên cứu trên đây chưa
phản ánh đầy đủ về số phận người phụ nữ trong tác phẩm.
Với mong muốn kế thừa và phát huy những thành tựu nghiên cứu
Truyền kỳ mạn lục của các thế hệ đi trước, chúng tôi chọn vấn đề Nghiên
cứu số phận người phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục nhằm cố gắng hoàn
chỉnh và làm nổi rõ hơn vấn đề đã nêu, hy vọng góp thêm ý kiến vào việc
nghiên cứu một tác phẩm văn học lớn và có giá trị nhiều mặt này.
10
4. đối tượng, Phạm vi, Phương pháp nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Do yêu cầu, mục đích nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi chọn các nhân
vật phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục làm đối tượng nghiên cứu chính.
Truyền kỳ mạn lục có 20 truyện thì có có tới 12 truyện có nhân vật phụ nữ.
Tuy nhiên không phải bất cứ truyện nào có nhân vật phụ nữ cũng là truyện
nói về số phận người phụ nữ. Chúng tôi chỉ chọn 11 truyện mà theo chúng
tôi là có trực tiếp đề cập tới số phận người phụ nữ. Đó là những truyện:
- Cuộc nói chuyện thơ ở Kim Hoa
- Chuyện đối tụng ở Long cung
- Chuyện nàng Thuý Tiêu
- Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu.
- Chuyện người con gái Nam Xương

- Chuyện Lệ Nương
- Chuyện cây gạo
- Chuyện nghiệp oan của Đào thị
- Chuyện yêu quái ở Xương Giang
- Chuyện kỳ ngộ ở Trại Tây
- Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Truyền kỳ mạn lục là một tác phẩm viết bằng chữ Hán, ra đời từ thế
kỷ XVI, đến nay đã nhiều lần tái bản. Khi thực hiện đề tài này, chúng tôi
dùng bản Truyền kỳ mạn lục do Trúc Khê Ngô Văn Triện [1941] dịch, Nhà
xuất bản Văn hoá ấn hành tại Hà Nội năm 1957 và bản Truyền kỳ mạn lục
do Nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 1998, Trần Thị Băng Thanh giới
thiệu.
Vì thời gian, trình độ, khả năng nghiên cứu có hạn, chúng tôi chỉ tập
trung làm nổi bật số phận người phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục.
11
4.3. Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi sử dụng một số phương pháp chủ yếu sau đây:
- Phương pháp phân tích tác phẩm văn học: Đây là phương pháp
được sử dụng chủ yếu trong luận văn này.
- Phương pháp thống kê, phân loại: Chúng tôi tiến hành thống kê,
phân loại theo từng điều kiện sống và cách sống của nhân vật để phục vụ
cho việc tìm hiểu và rút ra kết luận về các số phận đó.
- Phương pháp so sánh: Đây cũng là phương pháp quan trọng để so
sánh số phận người phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục với các nhân vật phụ
nữ trong các tác phẩm văn học khác nhằm làm nổi bật vấn đề đã đặt ra.
5. Cấu trúc của luận văn
Mở đầu:
1. ý nghĩa của đề tài
2. Nhiệm vụ của đề tài

3. Lịch sử vấn đề
4. Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu.
5. Cấu trúc của luận văn
Nội dung:
Chương 1: Những vấn đề chung
Chương 2: Số phận người phụ nữ sống theo nguyên tắc đạo đức lễ giáo
phong kiến.
Chương 3: Số phận người phụ nữ có lối sống vượt ra khỏi lễ giáo phong
kiến.
Kết luận:
Nêu những kết luận được rút ra từ kết quả nghiên cứu.
12
Nội dung
chương 1
những vấn đề chung
Để việc nghiên cứu có những kết quả tốt, đảm bảo khách quan khoa
học, ở chương này chúng tôi trình bày những vấn đề có tính chất chung nhất
về lý luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài làm cơ sở để lí giải những
vấn đề mà đề tài đặt ra.
1.1. nho giáo với người phụ nữ Việt Nam
Nho giáo là một học thuyết không những chỉ nổi tiếng ở phương
Đông mà còn trên toàn thế giới. Có rất nhiều vấn đề mà Nho giáo đặt ra
nhưng tất cả vẫn quy tụ về mối quan hệ giữa con người với con người. Đấy
là mối quan hệ đơn giản nhất mà cũng rất phức tạp vì con người phải có
những quan hệ với những cộng đồng khác nhau như gia đình, xã hội, nhà
nước… [17, tr.123]. Tức là Nho giáo đòi hỏi con người phải luôn luôn xác
định được mình đứng ở vị trí nào trong mối quan hệ ấy và phải luôn luôn
làm tròn bổn phận của mình. Những tư tưởng của Nho giáo đối với người
phụ nữ về bản chất là sự tước đoạt quyền lợi của nữ giới. Thời nhà Chu,
Nho giáo đã phát huy đến cùng thắng lợi của cuộc cách mạng mà người ta

đã gọi là “ một trong những cuộc cách mạng triệt để nhất mà loài người đã
trải qua” tức là cuộc cách mạng chuyển từ chế độ mẫu quyền sang chế độ
phụ quyền. Người phụ nữ từ chỗ là chủ trong gia đình và xã hội trở thành
người bị giam hãm, áp bức, ngoài công việc nội trợ chỉ có vai trò rất quan
trọng riêng hẳn của mình là đẻ con – gần như duy nhất đáng kể là đẻ con
trai- để nối dõi tông đường và giữ gìn gia tài tư hữu của các gia trưởng từ
thế hệ này đến thế hệ khác. Chỉ biết “sự”, “tuỳ” và “tùng”, người phụ nữ
không hề có và không được nhắc đến cái gọi là quyền, cả đến quyền yêu
đương. Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, thế thôi. Nếu không còn cha mẹ thì có
chú, bác vậy. Cụ thể là con gái chỉ biết vâng theo dù muốn hay không muốn.
13
Phụ nữ thật là bị ức hiếp suốt đời. Làm con, làm vợ hay làm mẹ cũng đều bị
sự ức hiếp của nam giới, của lễ giáo, của pháp luật. Khổng Tử cho rằng họ là
loại người “khó giáo hoá”, “khó nuôi dạy” [10, tr.188].
Mặc dù tư tưởng Nho giáo khi vào Việt Nam không hoàn toàn cứng
nhắc như ở Trung Quốc nhưng người phụ nữ Việt Nam vẫn là nạn nhân đau
khổ của tư tưởng Nho giáo ấy. Những đòi hỏi người phụ nữ về “tam tòng, tứ
đức” vừa cột chặt họ vào công việc nội trợ gia đình, vừa thêm một lần nữa
tước đoạt của họ những hạnh phúc vốn đã nhỏ bé và hiếm hoi. Lấy chồng thì
theo chồng và một khi bất hạnh, chồng chết thì theo con trai, tức là ở vậy
nuôi con thờ chồng. Xã hội phong kiến khuyến khích việc đó bằng cách tặng
thưởng cho họ một tờ sắc “Tiết hạnh khả phong”. Như thế, những năm tháng
còn lại của người phụ nữ sẽ không còn biết đến hạnh phúc, đến tình yêu khi
mà họ vẫn còn rất trẻ, thậm chí có người mới mười tám, đôi mươi.
1.2. Văn học trung đại Việt Nam với đề tài phụ nữ
“Văn học trung đại Việt Nam phát triển song song với văn học dân
gian. Nó một mặt hấp thụ kinh nghiệm nghệ thuật của văn học dân gian,
nhưng mặt khác nó cũng luôn bổ sung cho văn học dân gian, thúc đẩy văn
học dân gian cùng tiến tới. Đi đôi với công việc này, văn học trung đại còn
tiếp nhận tinh hoa của văn học các nước lân cận, chủ yếu là Trung Hoa, thứ

đến ấn Độ, Campuchia, Triều Tiên, Nhật Bản…” [24, tr.13]
Nhận định này gợi mở và dẫn dắt chúng tôi có cái nhìn toàn diện về
văn học trung đại Việt Nam, về hướng tư duy trong việc phân tích một tác
phẩm thuộc về di sản văn học dân tộc.
Nhìn lại toàn bộ diện mạo của nền văn học trung đại Việt Nam, chúng
ta thấy đề tài phụ nữ chỉ được phản ánh một cách có hệ thống và đạt được
những thành tựu rực rỡ ở giai đoạn thế kỷ thứ XVIII. Trước khi Truyền kỳ
mạn lục của Nguyễn Dữ ra đời, văn học trung đại Việt Nam cơ bản là văn
học chức năng mà tập trung là các chức năng lễ nghi tôn giáo, chức năng giữ
14
nước cùng các chức năng giáo hoá, giáo huấn và giáo hối. Các triều Lí, Trần,
Lê đã ra sức xây dựng một nhà nước phong kiến trung ương tập quyền, ra
sức truyền bá Nho giáo, đã kiên cường chống giặc ngoại xâm, đã làm nên
những trang lịch sử hiển hách. Một hào khí chống xâm lăng trải suốt mấy
trăm năm với ba triều đại đã thấm đẫm trong từng câu chữ. Cảm hứng yêu
nước hừng hực trong văn chương thời ấy. Những Chiếu dời đô của Lý Công
Uẩn, thơ Thần của Lý Thường Kiệt, Hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo, Bạch
đằng giang phú của Trương Hán Siêu, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi và
vô số những tác phẩm văn chương của vua tôi nhà Trần thời Trùng hưng nhị
thánh, thực sự đã mãi mãi trường tồn cùng sông núi nước Nam.
Thành công rực rỡ của bộ phận văn học chức năng sẽ tất yếu dẫn tới
những hạn chế của bộ phận văn học nghệ thuật. Tập trung ca ngợi những
cái lớn lao, văn học đã ít chú ý tới những vấn đề của cuộc sống đời thường,
tới những cái vẫn bị coi là nhỏ bé. Người phụ nữ và số phận họ thì càng ít
được chú ý bởi vì họ vốn đã không được coi trọng, thậm chí có khi còn
không được thừa nhận. Nhìn lại văn học từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, ta càng
thấy rõ điều đó. Chỉ có một số ít tác giả viết về phụ nữ: Trần Nhân Tông với
bài Khuê oán [Niềm oán hận của người khuê phụ], Nguyễn Húc với hai bài
thơ Phong vũ khuê tư [ Khuê nữ buồn trong mưa] và Thu khuê oán [Than
thở kẻ phòng thu], Lê Thiếu Dĩnh với bài Cung từ [Lời người con gái hầu

trong cung vua].Thái Thuận có các bài Tràng An xuân mộ [Chiều xuân ở
Tràng An], Chinh phụ ngâm[ Nỗi lòng chinh phụ] Lão kĩ ngâm[ Khúc ngâm
của người kĩ nữ già]. Vua Lê Thánh Tông có các bài Hoàng Giang điếu Vũ
nương [Qua Hoàng Giang viếng người đàn bà họ Vũ], Lỵ Nhân sĩ nữ [Trai
gái ở Lỵ Nhân]. Ngoài những bài ấy và một vài bài nữa, Lê Thánh Tông
còn có một số truyện ngắn viết về phụ nữ chứa đựng nhiều yếu tố hoang
đường được tập hợp trong Thánh Tông di thảo. Trước Nguyễn Dữ, Lý Tế
Xuyên [trong Việt Điện u linh] và Trần Thế Pháp [ trong Lĩnh Nam chích
15
quái lục] có viết về phụ nữ nhưng những nhân vật phụ nữ thường là thần
thánh, là nhân vật lịch sử và họ xuất thân thường là quý tộc. Nhà văn chú ý
tới cái siêu nhiên, cái khác thường ở họ, xây dựng họ để làm sáng tỏ tư
tưởng “ địa linh nhân kiệt” chứ không phải nhằm mục đích phản ánh về con
người trần thế với cuộc sống hiện thực của họ.
Từ thế kỉ XVI, xã hội phong kiến Việt Nam bắt đầu đi vào thời kì
khủng khoảng, con người có một nhu cầu nhận thức thực tế cuộc sống. Con
người - đối tượng phản ánh của văn học - từ đây ít bị ràng buộc hơn vào
những tư tưởng giáo lí có sẵn. Con người trước đó, thường được miêu tả
bằng những bức chân dung “nhìn ngay ngó thẳng”, biểu tượng cho những
chuẩn mực của “tam cương”, “ngũ thường”, “tam tòng, tứ đức”. Con người
trước đó, là con người của tinh thần và ý chí, tư tưởng và giáo điều thì nay
được thay thế bằng những con người trần thế hơn với những nhu cầu trần
thế, với da thịt hồng hào, tươi tốt, với những ham muốn thoát ra ngoài sự
toả chiết của Nho giáo. Nhu cầu sống, nhu cầu hạnh phúc, nhu cầu về sự ái
ân – tức là những nhu cầu cụ thể, hồn nhiên và tự nhiên như nó vốn có -
đang cựa quậy và trỗi dậy. Tôn giáo, các học thuyết và cả sự không hiểu
biết đã nhồi nhét vào đầu óc con người trung đại ảo tưởng về một cõi tiên
thì nay chính những con người ở cõi tiên ấy lại muốn xuống cõi trần với
cuộc sống trần tục. Tiên nữ Giáng Hương, từ khi lấy chàng Từ Thức đã trở
nên hồng hào chứ không khô gầy như trước nữa[8, tr.122] và chàng Từ

Thức đã lấy được tiên rồi mà vẫn muốn trở lại cõi trần. Cái nhu cầu trần
thế đòi hỏi phải được thực hiện mới mạnh mẽ biết bao.
Sau vai trò dường như là mở đầu viết về các nhu cầu trần thế của con
người của Truyền kỳ mạn lục, tác phẩm đã góp phần thúc đẩy xu hướng dân
chủ hoá trong văn học, thúc đẩy sự nẩy nở và trỗi dậy của tư tưởng nhân
đạo của văn học các giai đoạn sau, đặc biệt là văn học thế kỉ XVIII. Người
phụ nữ mà trước đó văn học có nói đến với bao nhiêu thiết chế đè nặng, với
16
bao nhiêu đòi hỏi vô lí, với bao nhiêu cấm đoán ngặt nghèo thì bây giờ đã
được đề cập theo một cách nói khác, theo một cách nghĩ khác, theo một
cách nhìn khác. Văn học đòi hỏi phải nhìn nhận người phụ nữ một cách
công bằng hơn rộng rãi hơn bởi họ là những con người có rất nhiều những
khả năng sánh ngang với nam giới. Họ phải được trả lại những quyền cơ
bản của con người như quyền sống, quyền tự do, quyền yêu đương, quyền
hạnh phúc. Giai cấp thống trị, tư tưởng phong kiến không thể tiếp tục tước
đoạt những quyền lợi ấy của họ. Một trào lưu nhân đạo đã nẩy nở và phát
triển với những thành tựu rực rỡ trong văn học thế kỷ XVIII – nửa đầu thế
kỷ XIX là bằng chứng về điều đó. ở hai thế kỷ rất đáng tự hào của lịch sử
văn học nước nhà này, đóng góp đáng kể nhất cho trào lưu nhân đạo chủ
nghĩa trong vấn đề bảo vệ và đấu tranh cho quyền lợi người phụ nữ phải kể
đến vai trò của truyện Nôm bình dân. Những gì mà ở Truyền kỳ mạn lục,
người phụ nữ chưa giành được thì ở truyện Nôm bình dân người họ đã
giành được. ở đó, mọi người phụ nữ đều vượt qua thử thách, loại bỏ được bi
kịch của cuộc đời mình, giành lại cuộc sống và hạnh phúc cho mình.
Bên cạnh những thành tựu của Truyện Nôm bình dân về vấn đề đã
nêu, văn học viết nửa cuối thế kỷ XVIII- nửa đầu thế kỷ XIX cũng rất thành
công trong việc đề cao yêu cầu giải phóng tình cảm của con người khỏi
những ràng buộc của xã hội phong kiến. Cung oán ngâm khúc của Nguyễn
Gia Thiều tố cáo chế độ cung nữ làm cho cuộc đời của biết bao cô gái tài
sắc héo hắt lụi tàn trong cung vua, phủ chúa. Người cung nữ có một thời

kiêu hãnh về nhan sắc:
Chìm đáy nước cá lờ đờ lặn,
Lửng lưng trời nhạn ngẩn ngơ sa,
Hương trời đắm nguyệt say hoa,
Tây Thi mất vía, Hằng Nga giật mình
Nhưng rồi chính họ lại “giật mình” khi “bừng con mắt dậy thấy mình
17
tay không” và cay đắng nhận ra sai lầm vì cái “bả vinh hoa” ấy. Hạnh phúc
thực sự đối với họ có thể chỉ là có một người chồng “dù rằng cục mịch nhà
quê” và những đứa con “ lau nhau ríu rít cò con cũng tình”.
Hồ Xuân Hương – nhà thơ của phụ nữ - qua những bài thơ Nôm của
mình đã tố cáo chế độ đa thê và nền đạo đức phong kiến đối với người phụ
nữ. Nền đạo đức phong kiến ấy đã gây nên cho người phụ nữ không biết
bao nhiêu là cay đắng, tủi hờn. Thân phận họ bấp bênh, hẩm hiu như chiếc
bánh trôi “Bảy nổi ba chìm với nước non”; con ốc nhồi “Đêm ngày lăn lóc
đám cỏ hôi”, hay quả mít “ sù sì”. Một nỗi khổ nữa của người phụ nữ đó là
kiếp “lấy chồng chung”. Thân phận họ chỉ là thân phận của một kẻ làm
mướn, thậm chí còn tệ hơn làm mướn nữa - làm mướn không công. Nhà thơ
thường xoáy sâu vào các ngóc ngách éo le của cuộc đời để nêu lên những bi
kịch thật chua chát nhưng thường bị xoá nhoà trong một cuộc sống vốn dĩ
đã rập khuôn theo những chế ước nặng nề của lễ giáo. Mặc dù bị áp bức
nặng nề như thế, nhưng người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương đã có lúc
ngẩng cao đầu tuyên chiến với lễ giáo phong kiến và ý thức được giá trị của
mình.
Có thể nói, thơ Hồ Xuân Hương là sản phẩm của một thời đại, của
phong trào quần chúng đấu tranh chống lại ách thống trị phong kiến thối
nát, là kết tinh truyền thống phụ nữ trên lĩnh vực xã hội, văn học.
Nguyễn Du, qua cuộc đời của nhân vật Thuý Kiều đã đặt ra một vấn
đề hết sức bao quát là quyền sống của con người trong xã hội phong kiến
trong đó có một vấn đề rất quan trọng là quyền sống của người phụ nữ.

Thuý Kiều - nhân vật đại diện cho số phận người phụ nữ - hội tụ tất cả
những phẩm chất tốt đẹp: sắc, tài, hiếu, nghĩa… nhưng lại có một số phận
đầy bi kịch. Những phẩm chất tốt đẹp của nàng và cả tài sắc nữa lại trở
thành tai họa đối với nàng. Cuộc đời của con người ấy thật là “hết nạn nọ
đến nạn kia”, đúng như lời của Tam Hợp đạo cô:
18
Người sao hiếu nghĩa đủ đường
Kiếp sao rặt những đoạn trường thế thôi.
Đặng Trần Côn và Đoàn Thị Điểm qua Chinh phụ ngâm đã nói về số
phận của người chinh phụ. Nếu đối với người chồng đi chinh chiến, chiến
tranh là chết chóc, thì mặt khác, đối với người vợ ở nhà, chiến tranh là sự
phá vỡ cảnh yên ấm của gia đình, là cô đơn, sầu muộn. Chinh phụ ngâm
thực sự là một khúc ngâm ai oán, buồn thương về thân phận người phụ nữ.
Đặng Thai Mai đã gọi đó là “một khối sầu ngưng đọng”.
Như thế, nền văn học trung đại Việt Nam đã có những bước tiến không
ngừng trong việc phản ánh về người phụ nữ và số phận của họ. Có thể nói,
người phụ nữ đã ngày càng hiện lên trong văn học một cách đầy đủ hơn từ
hình thức đến tâm hồn. Mặc dù, ở nhiều tác phẩm, văn học viết chưa vượt ra
khỏi những nguyên tắc của thủ pháp ước lệ tượng trưng nhưng rõ ràng là
hình tượng người phụ nữ đã ngày càng được gia tăng những yếu tố hiện thực.
1.3. Vài nét về thể Truyền kỳ và thể Truyền kỳ trong văn học Việt Nam
Truyền kỳ là thể loại truyện ngắn cổ điển của văn học Trung Quốc
thịnh hành ở đời Đường. Kỳ nghĩa là kỳ ảo, kỳ lạ, nhấn mạnh tính chất hư
cấu. Thoạt đầu là chí quái thời Lục triều, sau phát triển độc lập thành truyền
kỳ. Có loại miêu tả cuộc đời biến ảo như mộng... Có loại ca ngợi tình yêu
nam nữ... Có loại miêu tả hào sỹ hiệp khách. Từ đời Đường trở về trước,
tiểu thuyết Trung Quốc về cơ bản mới chỉ là mầm mống, tuy ở thời Hán
Ngụy, Lục triều có chút ít phát triển, nhưng vô luận nhìn từ góc độ khắc họa
nhân vật hay miêu tả tình tiết hãy còn đơn giản, chưa đạt đến mức độ thành
thục. Đồng thời, khái niệm tiểu thuyết cũng còn rất hỗn loạn, thông thường

trở thành tên gọi chung cho các loại ghi chép truyện lạ hoặc truyện vặt lịch
sử. Phải đợi đến đời Đường, tiểu thuyết Trung Quốc mới dần dần trưởng
thành, mới có được hình thức nghệ thuật tương đối hoàn hảo cũng như nội
dung đời sống xã hội tương đối rộng rãi và giành được vị trí không thể xem
19
thường trong lịch sử văn học Trung Quốc.
Vào đời Đường, người ta vẫn chưa bỏ được cách nhìn lệch lạc truyền
thống đối với tiểu thuyết, nói chung vẫn gạt nó ra ngoài văn học chính
thống. Bởi cách “cấu tứ chuộng sự li kì”, cho nên nó được gọi là “truyền
kỳ”. Có điều những người sáng tác tiểu thuyết ngày một đông hơn, điều ấy
nói rõ con đường sáng tác tiểu thuyết vốn bị coi là “tiểu đạo” đã ngày một
hấp dẫn mọi người, hơn thế, đã bắt đầu trở thành hoạt động nghệ thuật có ý
thức. Một người đời Minh là Hồ ứng Luân đã có thể nhìn thấy điều đó, từng
nói: “Những chuyện biến hoá kì lạ rất thịnh vào đời Lục triều, có điều phần
lớn là ghi chép lại những điều bịa đặt chứ đâu phải truyện biến hoá, đến
người đời Đường mới có sự cấu tứ li kì, mượn tiểu thuyết để gửi gắm ngọn
bút.” [38, tr.659]
Chúng ta thấy, về đại thể, truyền kỳ đời Đường có nội dung đa dạng,
phong phú xoay quanh chủ đề tình yêu nam nữ trong đời sống trần tục
thường ngày và mang đậm khuynh hướng nhân văn chủ nghĩa. Vì thế, nó có
vai trò lớn trong việc đưa văn học viết hướng tới truyền thống văn hoá dân
gian, đời sống hiện thực của quần chúng nhân dân. Đồng thời, với thủ pháp
nghệ thuât độc đáo là lấy kì ảo làm phương tiện nghệ thuật để truyền tải nội
dung về đời sống con người, truyền kỳ đời Đường góp phần không nhỏ
khẳng định giá trị hư cấu và tưởng tượng trong việc phản ánh và lý giải hiện
thực cuộc sống của tác phẩm văn học. Loại hình truyền kỳ tiếp tục phát
triển ở đời Tống, Nguyên [1279-1368]. Cuối Nguyên, đầu Minh [thế kỉ thứ
XIV], có Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu [1341-1427] là tác phẩm truyền
kỳ nổi tiếng, tiêu biểu cho thể loại truyền kỳ của Trung Quốc và có ảnh
hưởng lớn đến thể loại truyền kỳ các nước trong khu vực như: Triều Tiên,

Nhật Bản, Việt Nam… Sang đời nhà Thanh [1644-1911], Liêu trai chí dị
của Bồ Tùng Linh [1640-1715] đã làm rạng danh cho truyền kỳ Trung
Quốc… Như vậy, truyền kỳ trải qua quá trình hình thành và phát triển cùng
20
với sự phát triển của nền văn hoá Trung Quốc đã trở thành một thể loại
truyện ngắn cổ điển mang đặc trưng cho truyện ngắn Trung Quốc nói riêng,
truyện ngắn phương Đông thời trung đại nói chung.
Văn học Việt Nam thời trung đại là nền văn học trẻ, được “bứng
trồng, cắt chiết” từ nền văn học già Trung Quốc nhưng phải “hợp thổ nghi”
cho nên văn học trung đại Việt Nam chịu sự ảnh hưởng của thể loại truyền
kỳ Trung Quốc.
ở Việt Nam, thuật ngữ truyền kỳ lần đầu tiên được xuất hiện trong
đầu đề tập truyện Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ. Sau đó là Truyền kỳ
tân phả của Đoàn Thị Điểm Tân truyền kỳ lục của Phạm Quý Thích. Ngay
từ khi mới ra đời thể loại truyện ngắn truyền kỳ đã đạt được những thành
tựu rực rỡ và là đỉnh cao của văn xuôi dân tộc như Thánh tông di thảo,
Truyền kỳ mạn lục. Ngày nay, nhìn lại quá trình phát triển của văn học Việt
Nam trung đại, chúng ta thấy Truyền kỳ mạn lục là đỉnh cao, trước và sau đó
không có tác phẩm truyền kỳ nào sánh bằng. Cũng giống như truyền kỳ đời
Đường, Truyền kỳ mạn lục có nội dung đa dạng, phong phú xoay quanh chủ
đề tình yêu nam nữ trong đời sống trần tục thường ngày và mang đậm
khuynh hướng nhân văn chủ nghĩa. Việt Nam và Trung Quốc có mối quan
hệ tương đối đặc biệt. Đó là mối quan hệ láng giềng giữa hai nước rất gần
gũi. Hơn nữa, trước thế kỷ X, nước ta chịu ngót ngàn năm đô hộ của phong
kiến Trung Hoa, điều đó đã dẫn đến lẽ tất yếu của ảnh hưởng qua lại giữa
văn học hai nước. Nhiều bài viết và các công trình nghiên cứu đã cho chúng
ta thấy rõ sự ảnh hưởng khá sâu đậm của văn học Trung Quốc đối với văn
học Việt Nam từ chữ viết đến thi liệu, nhất là về thể loại. Theo PGS. TS
Vũ Thanh, Nguyễn Dữ chịu ảnh hưởng truyện của Cù Hựu chủ yếu là ở bút
pháp thể loại. Đó là quá trình “ ăn lá nhả tơ”, một sự học tập để sáng tạo.

Bên cạnh việc ảnh hưởng sâu sắc của truyện truyền kỳ Trung Quốc, Truyền
kỳ mạn lục còn ảnh hưởng các câu truyện cổ có yếu tố kỳ lạ của ấn Độ,
21
Campuchia hay Chiêm Thành…
Nhìn lại nền văn học Việt Nam trung đại, bắt đầu từ Việt điện u linh
của Lý Tế Xuyên[ đầu thế kỷ XIV], chúng ta thấy, ở tác phẩm này đã chứa
đựng những yếu tố kì ảo. Nhà văn đã xây dựng hình tượng nhân vật của
mình bằng bút pháp kỳ vĩ và trên thực tế, tập truyện là một cuốn thần phả
về những linh hồn bất tử của nước Đại Việt. Nhân vật trong truyện hầu hết
là những thần linh vốn là những anh hùng dân tộc đã hiển thánh. Vì vậy,
trong truyện đã thấp thoáng yếu tố của bút pháp truyền kỳ và có thể đây là
giai thoại mầm mống cho sự phát triển của truyền kỳ sau này. Sau Việt điện
u linh tập của Lý Tế Xuyên là sự xuất hiện Lĩnh nam trích quái lục của Trần
Thế Pháp [ cuối thế kỉ XIV đầu thế kỷ XV]. Đây là tập truyện chép lại
truyện dân gian nhưng đã có sáng tạo, Trần Thế Pháp đã tập trung chép lại
những truyện giàu yếu tố kì như truyện Đổng thiên vương, truyện Rùa
vàng…
Việt điện u linh tập và Lĩnh nam chích quái lục là những tiền đề văn
học cho sự phát triển của thể loại truyền kỳ và Lý Tế Xuyên, Trần Thế Pháp
là những nhà văn đặt nền móng cho thể loại truyền kỳ ở Việt Nam. Cuối thế
kỉ XV, Thánh Tông di thảo, tương truyền của Lê Thánh Tông, đã là một
bước tiến xa hơn nữa cho thể loại truyền kỳ. Tập truyện là một sáng tạo độc
đáo và đặc sắc, mang đầy đủ tính chất bút pháp truyền kỳ với những truyện
tiêu biểu như Lấy chồng dê, Tinh chuột, Duyên lạ xứ hoa…
Nhưng chỉ đến Truyền kỳ mạn lục thì thể loại truyện ngắn truyền kỳ
Việt Nam mới thực sự được khẳng định. Sự ra đời của Truyền kỳ mạn lục đã
đưa thể loại truyền kỳ Việt Nam tới đỉnh cao và chiếm lĩnh vị trí quan trọng
trong văn xuôi tự sự Việt Nam.
Như trên đã nói, văn học Việt Nam chịu ảnh hưởng rất sâu đậm của
văn học Trung quốc cho nên tất yếu, truyền kỳ Trung Quốc sẽ du nhập vào

Việt Nam.
22
Truyền kỳ mạn lục là một tác phẩm truyền kỳ có giá trị của Việt Nam
do tác giả Việt Nam sáng tác và mang tính dân tộc rất đậm nét. Việc ảnh
hưởng văn học Trung Quốc chỉ là một phần, còn văn học dân gian truyền
thống và thành tựu của văn xuôi tự sự Việt Nam mới là nguồn gốc có ảnh
hưởng trực tiếp nhất. Trước đó, các nhà văn chỉ ghi chép lại các truyện dân
gian, các thần phả trong các đền miếu, hoặc dựa nhiều vào truyền thuyết
dân gian và ít nhiều thêm chi tiết cho câu truyện được hoàn chỉnh như Lĩnh
nam chích quái lục của Trần Thế Pháp, Thiên nam vân lục của Nguyễn
Hàng. Nhưng Truyền kỳ mạn lục thì khác. Tác giả chỉ dựa vào một số cốt
truyện dân gian mà sắp xếp, hư cấu thêm và diễn tả bằng lời văn giàu chất
nghệ thuật khiến cho tác phẩm không phải là sự ghi chép đơn thuần mà thực
sự là một tác phẩm văn học có tính nghệ thuật cao. Việc sưu tầm, chỉnh lí,
sửa chữa và khai thác đề tài của dân gian là một quá trình kế thừa và nâng
cao liên tục. Người đi sau tiếp bước người đi trước rút lấy những gì là tinh
hoa của người đi trước để thực hiện một bước xa hơn. Từ Thức lấy vợ tiên
và Người con gái Nam Xương là hai truyện mà Nguyễn Dữ đã tiếp thu trọn
vẹn từ truyện cổ dân gian. Nguyễn Dữ còn mượn môtíp từ văn học dân gian
như môtíp lấy hồn hoa, môtíp người chết sống lại, môtíp đồ vật cũ biến
thành tinh rồi hoá thành người, môtíp lạc vào thế giới kì lạ… Truyền kỳ
mạn lục là sản phẩm của một giai đoạn mới trong quá trình ảnh hưởng văn
học dân gian từ cốt truyện kết cấu, ngôn ngữ đến tư duy sáng tác. Đó là sự
ảnh hưởng có ý thức. Nguyễn Dữ đã khéo khai thác đề tài dân tộc, đặc biệt
là trong các truyền thuyết dân gian, đã vượt lên trên sự ghi chép thông
thường như trong Lĩnh nam chích quái lục bằng cách hư cấu qua hình tượng
nghệ thuật. Trong Lĩnh nam chích quái lục thì sự ảnh hưởng của văn học
dân gian là rõ rệt, tác giả viết lại truyện dân gian một cách thứ tự có sắp
xếp. Truyện Hà Ô Lôi là đỉnh cao của Lĩnh nam chích quái lục. Nhiều nhà
nghiên cứu coi đó là tác phẩm mở đầu cho thể loại truyền kỳ bởi nó có đầy

23
đủ các yếu tố của thể loại truyền kỳ. Với nhiều thế hệ, từ tác giả của Thánh
Tông di thảo đến tác giả của Truyền kỳ mạn lục, các nhà văn trung đại vẫn
tiếp tục con đường của Lý Tế Xuyên, Trần Thế Pháp nhưng không nhằm
phản ánh một thế giới trong truyện cổ tích, thần thoại hay truyện dã sử nữa
mà đã trực tiếp chuyển sang phản ánh những vấn đề xã hội. Những câu
truyện lịch sử được Thánh Tông và Nguyễn Dữ mô phỏng viết lại theo ý
của mình phù hợp với xu hướng đó. Cái thực đã có phần lấn át cái kỳ, cái
kỳ không còn là mục đích chính, đôi lúc nó chỉ còn là phương tiện chuyển
tải nội dung hoặc để gây sức hấp dẫn cho tác phẩm. Đề tài về tình yêu được
viết nhiều hơn cả, các tác giả thường viết về truyện tình yêu, về mối quan
hệ giữa con người và ma quỷ. Viết về tình yêu nhưng cũng chính là nhằm
mục đích tố cáo xã hội, đề cao đạo đức, công lý, phản ánh về số phận đầy
đau khổ của con người, nhất là người phụ nữ.
Truyền kỳ xuất hiện trong xã hội trung đại và cái kỳ trong xã hội đó là
một mặt của hiện thực đời sống chứ không chỉ là mê tín dị đoan. Bên cạnh
đời sống hiện thực, con người thời trung đại còn có một đời sống tâm linh
phong phú với các vị thần với những điều kỳ lạ, siêu nhiên và một quan
niệm về thế giới bên kia. Xung quanh họ cũng có biết bao điều kỳ lạ xảy ra.
Họ sống một cách hồn nhiên trong môi trường như vậy. Chính vì thế, việc
phản ánh cái kỳ cũng là phản ánh một mặt của hiện thực cuộc sống, đặc biệt
là đời sống tâm linh của con người.
Truyền kỳ mạn lục so với Thánh Tông di thảo là một bước tiến lớn về
nội dung và nghệ thuật. Nguyễn Dữ là nhà văn Việt Nam đã chịu ảnh
hưởng khá sâu sắc các nhà văn viết truyền kỳ Trung Quốc, nhất là sự ảnh
hưởng của Cù Hựu. Truyền kỳ mạn lục là một bước nhảy vọt về thể loại. Từ
chỗ đóng vai trò người sưu tập ghi chép mặc dù là ghi chép có sáng tạo, đến
chỗ tự thân sáng tác, từ chỗ chỉ phản ánh những hành trạng, sự hiển linh của
các vị thánh, các vua chúa, anh hùng dân tộc lấy trong các thần tích đền
24

chùa hoặc trong dân gian đến những tác phẩm phản ánh khá sâu sắc những
xung đột xã hội, gần gũi với cuộc sống bình thường của con người là cả một
quá trình không đơn giản trong việc hình thành tư cách của nhà văn. [32,
tr.63]
Nhìn lại những đặc điểm nội dung cũng như hình thức nghệ thuật của
thể loại truyện truyền kỳ Việt Nam ta thấy: Truyền kỳ Việt Nam cũng
không vượt ra ngoài đặc điểm có tính chất quy luật của văn học chữ Hán
Việt Nam. Đó là tính chất và đặc điểm gần với văn học Trung Quốc thời
trung đại và chúng đều có thi pháp chung của văn học khu vực. Truyền kỳ
Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc về mọi phương diện của thể loại truyền
kỳ Trung Quốc nhưng lại mang những nét riêng đậm đà bản sắc dân tộc của
văn học trung đại Việt Nam. Tính dân tộc được thể hiện rõ nét ở nội dung
tư tưởng, ở khuynh hướng cảm hứng sáng tác của nhà văn. Truyền kỳ Việt
Nam đã lấy con người với cuộc sống đời thường của họ làm đối tượng chủ
yếu để phản ánh. Nội dung cơ bản của truyền kỳ Việt Nam là viết về tình
yêu tự do của nam nữ, về kiếp sống khổ đau của những con người bất
hạnh, về xã hội bất công tàn bạo…
1.4. Nguyễn Dữ và Truyền kỳ mạn lục
1.4.1 Nguyễn Dữ và thời đại ông.
Những tài liệu mà chúng ta có về Nguyễn Dữ không nhiều. Tuy nhiên
những tài liệu ấy cũng không cung cấp cho chúng ta một cách chính xác về
thân thế và sự nghiệp của ông. Những tài liệu lâu nay được các nhà nghiên
cứu giới thiệu về Nguyễn Dữ cho thấy: Nguyễn Dữ là người xã Đoàn Lâm,
huyện Gia Phúc [nay là Thanh Miện – Hải Dương]. Năm sinh và năm mất
chưa rõ, chỉ biết ông là con trai của Thượng thư Nguyễn Tường Phiêu- đậu
Tiến sĩ thời Hồng Đức, năm 1496 – tức là năm cận cuối cùng của nhà Lê
niên hiệu này. Nguyễn Dữ học rộng, tài cao, có thể là một trong những học
trò giỏi của Nguyễn Bỉnh Khiêm, cũng có thể là bạn đồng học của Phùng
25

Thời điểm và nguyên nhân

Theo lời Tựa của Hà Thiện Hán [người cùng thời] viết năm 1547, thì Nguyễn Dữ viết ra tập lục này để ngụ ý trong thời gian ông ẩn cư ở rừng núi xứ Thanh.[2]

Trong Từ điển Văn học [bộ mới], nhà nghiên cứu Bùi Duy Tân cho biết trong thế kỷ 16, tình hình xã hội không còn ổn định như ở thế kỷ trước; mâu thuẫn giai cấp trở nên gay gắt, quan hệ xã hội bắt đầu phức tạp, các tầng lớp xã hội phân hóa mạnh mẽ, trật tự phong kiến lung lay, chiến tranh phong kiến ác liệt và kéo dài, đất nước bị các tập đoàn phong kiến chia cắt, cuộc sống không yên ổn, nhân dân điêu đứng, cơ cực... Muốn phản ánh thực tế phong phú, đa dạng ấy, muốn lý giải những vấn đề đặt ra trong cuộc sống đầy biến động ấy thì không thể chỉ dừng lại ở chỗ ghi chép sự tích đời trước... Cho nên Nguyễn Dư đã dựa vào những sự tích có sẵn, tổ chức lại kết cấu, xây dựng lại nhân vật, thêm bớt tình tiết, tu sức ngôn từ... tái tạo thành những thiên truyện mới. Truyền kỳ mạn lục vì vậy, tuy có vẻ là những truyện cũ nhưng lại phản ánh sâu sắc hiện thực thế kỷ 16...

Giới thiệu sơ lược

Tác phẩm gồm 20 truyện, viết bằng chữ Hán, theo thể loại truyền kì, xen lẫn biền văn [văn có đối] và thơ ca, cuối mỗi truyện có lời bình của tác giả hoặc của một người có cùng quan điểm của tác giả. Hầu hết các truyện xảy ra ở đời Lý, đời Trần, đời Hồ hoặc đời Lê sơ từ Nghệ An trở ra Bắc.

Lấy tên sách là Truyền kỳ mạn lục, hình như Nguyễn Dữ muốn thể hiện thái độ khiêm tốn của một người chỉ ghi chép truyện cũ. Tuy nhiên, cũng theo Bùi Duy Tân, căn cứ vào tính chất của các truyện thì thấy Truyền kỳ mạn lục không phải là một công trình sưu tập như Lĩnh Nam trích quái, Thiên Nam vân lục... mà là một sáng tác văn học với ý nghĩa đầy đủ của từ này. Đó là một tập truyện phóng tác, đánh dấu bước phát triển quan trọng của thể loại tự sự hình tượng trong văn học chữ Hán.

Giới thiệu sơ lược nội dung, PGS. TS. Trần Thị Băng Thanh viết:

Thông qua các nhân vật thần tiên, ma quái, tinh loài vật, cây cỏ..., tác phẩm muốn gửi gắm ý tưởng phê phán nền chính sự rối loạn, không còn kỷ cương trật tự, vua chúa hôn ám, bề tôi thoán đoạt, bọn gian hiểm nịnh hót đầy triều đình; những kẻ quan cao chức trọng thả sức vơ vét của cải, sách nhiễu dân lành, thậm chí đến chiếm đoạt vợ người, bức hại chồng người. Trong một xã hội rối ren như thế, nhiều tệ nạn thế tất sẽ nảy sinh. Cờ bạc, trộm cắp, tật dịch, ma quỷ hoành hành, đến Hộ pháp, Long thần cũng trở thành yêu quái, sư sãi, học trò, thương nhân, nhiều kẻ đắm chìm trong dục vọng

Kết quả là người dân lương thiện, đặc biệt là phụ nữ phải chịu nhiều đau khổ. Nguyễn Dư dành nhiều ưu ái cho những nhân vật này. Dưới ngòi bút của ông họ đều là những thiếu phụ xinh đẹp, chuyên nhất, tảo tần, giàu lòng vị tha nhưng luôn luôn phải chịu số phận bi thảm. Đến cả loại nhân vật "phản diện" như nàng Hàn Than [Đào thị nghiệp oan ký], nàng Nhị Khanh [Mộc miên phụ truyện], các hồn hoa [Tây viên kỳ ngộ ký] và "yêu quái ở Xương Giang" cũng đều vì số phận đưa đẩy, đều vì "nghiệp oan" mà đến nỗi trở thành ma quỷ. Họ đáng bị trách phạt nhưng cũng đáng thương. Dường như Nguyễn Dư không tìm được lối thoát trên con đường hành đạo, ông quay về cuộc sống ẩn dật, đôi lúc thả hồn mơ màng cõi tiên, song cơ bản ông vẫn gắn bó với cõi đời. Ông trân trọng và ca ngợi những nhân cách thanh cao, cứng cỏi, những anh hùng cứu nước, giúp dân không kể họ ở địa vị cao hay thấp.

Trong Truyền kỳ mạn lục, có truyện vạch trần chế độ chính trị đen tối, hủ bại, đả kích hôn quân bạo chúa, tham quan lại nhũng, đồi phong bại tục, có truyện nói đến quyền sống của con người như tình yêu trai gái, hạnh phúc lứa đôi, tình nghĩa vợ chồng, có truyện thể hiện đời sống và lý tưởng của sĩ phu ẩn dật...[3]

Mở đầu tác phẩm là lời tựa của Hà Thiện Hán và Nguyễn Lập Phu.[4] 20 truyện trong Truyền kỳ mạn lục bao gồm:

  • "Câu chuyện ở đền Hạng vương" [Hạng vương từ ký]
  • "Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu" [Khoái Châu nghĩa phụ truyện]
  • "Chuyện cây gạo" [Mộc miên thụ truyện]
  • "Chuyện gã trà đồng giáng sinh" [Trà đồng giáng đản lục]
  • "Chuyện kỳ ngộ ở trại Tây" [Tây viên kỳ ngộ ký]
  • "Chuyện đối tụng ở Long cung" [Long đình đối tụng lục]
  • "Chuyện nghiệp oan của Đào Thị" [Đào Thị nghiệp oan ký]
  • "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên" [Tản Viên từ phán sự lục]
  • "Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên" [Từ Thức tiên hôn lục]
  • "Chuyện Phạm Tử Hư lên chơi thiên tào" [Phạm Tử Hư du thiên tào lục]
  • "Chuyện yêu quái ở Xương Giang" [Xương Giang yêu quái lục]
  • "Chuyện đối đáp của người tiều phu ở núi Na" [Na sơn tiều đối lục 那山樵對錄]
  • "Chuyện cái chùa hoang ở huyện Đông Triều" [Đông Triều phế tự lục]
  • "Chuyện nàng Thúy Tiêu" [Thúy Tiêu truyện]
  • "Chuyện bữa tiệc đêm ở Đà Giang" [Đà Giang dạ ẩm ký]
  • "Chuyện người con gái Nam Xương" [Nam Xương nữ tử truyện 南昌女子傳]
  • "Chuyện Lý tướng quân" [Lý tướng quân truyện]
  • "Chuyện Lệ Nương" [Lệ Nương truyện]
  • "Cuộc nói chuyện thơ ở Kim Hoa" [Kim Hoa thi thoại ký]
  • "Chuyện tướng Dạ Xoa" [Dạ Xoa bộ soái lục]

Nguyễn Dữ và tác phẩm bất hủ Truyền kỳ mạn lục

THỨ BẢY, 04/07/2009 08:32:12

Nguyễn Dữ là con trai Nguyễn Tường Phiên, đỗ tiến sĩ năm Hồng Đức thứ27 đời Lê Thánh Tông [1496], làm quan tới chức Thừa chánh sứ, sau khimất, được phong chức Thượng thư và được phong làm Phúc thần.

Nguyễn Dữ, người xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân xưa, nay là thôn Đỗ Lâm, xã Phạm Kha [Thanh Miện]. Chưa rõ ông sinh và mất năm nào. Nhưng căn cứ vào tác phẩm Truyền kỳ mạn lục của ông và bài tựa của Hà Thiện Hán viết năm Vĩnh Định thứ nhất đời Mạc Phúc Nguyên [1574] cùng những ghi chép của Lê Quý Đôn trong Kiến văn tiểu lục, ta có thể khẳng định, Nguyễn Dữ là người cùng thời với Nguyễn Bỉnh Khiêm [1491-1585].

Từ nhỏ, Nguyễn Dữ đã ham học, học giỏi, đọc rộng, nhớ nhiều và đã ôm ấp lý tưởng hành đạo. Ông đã đi thi Hương, đỗ cử nhân; rồi đi thi Hội, đạt trúng trường và được bổ làm tri huyện Thanh Tuyền, nay là huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Nhưng chỉ được một năm, Nguyễn Dữ từ quan về quê phụng dưỡng mẹ, ẩn cư nơi thôn dã, không hề bước chân trở lại chốn thị thành. Chính thời gian mấy mươi năm xa rời cảnh bon chen, ông dồn tâm sức vào viết sách và đã để lại một tác phẩm bất hủ cho văn chương Việt Nam: Truyền kỳ mạn lục. Tác phẩm văn chương kỳ lạ này ngay từ khi ông hoàn thành đã được người đương thời trân trọng đón nhận. Hà Thiện Hán, một danh nho cùng thời với Nguyễn Dữ đã viết bài tựa và một người cùng thời khác là Nguyễn Thế Nghi đã dịch Truyền kỳ mạn lục ra văn Nôm. Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ có ảnh hưởng rất lớn trong đời sống văn chương nước nhà đương thời cũng như văn chương các thế kỷ nối tiếp. Nhiều danh sĩ ở thế kỷ XVI và thế kỷ XVII đã bình phẩm, hết lời ngợi ca cái hay, cái lạ của bút lực Nguyễn Dữ. Sang thế kỷ XVIII, Vũ Khâm Lân, một tác gia lớn, đã đánh giá Truyền kỳ mạn lục là "Thiên cổ kỳ bút".

Truyền kỳ là một loại hình văn học, thường được gọi là văn ngôn đoản thiên tiểu thuyết, hoặc đoản thiên tiểu thuyết, cổ điển tiểu thuyết, xuất hiện ở Trung Quốc vào cuối triều Tùy [581-618]. Đến đời Đường [618-907], văn chương truyền kỳ phát triển mạnh mẽ. Truyện truyền kỳ có đặc điểm là nhiều tình tiết mang tính thần dị, lạ kỳ, bắt nguồn từ loại truyện chí quái thời Lục triều. Loại hình truyền kỳ có vị trí quan trọng trong lịch sử văn học Trung Quốc.

Ở nước ta, loại hình văn học truyền kỳ xuất hiện đầu tiên là tác phẩm Việt điện u linh của Lý Tế Xuyên, đời Trần. Tiếp theo là Lĩnh nam chích quái của Trần Thế Pháp, thế kỷ thứ XV. Tập Thánh Tông di thảo gồm 19 truyện của Lê Thánh Tông là những truyện truyền kỳ khá đặc sắc và đậm đà bản sắc Việt Nam, đặc biệt là nhiều truyện mang tính ngụ ngôn. Nếu Thánh Tông di thảo là tác phẩm văn chương truyền kỳ đánh dấu mốc quan trọng về sự trưởng thành của văn chương Việt Nam viết bằng chữ Hán thế kỷ XV thì sang thế kỷ thứ XVI, Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ là một thành tựu thật to lớn của văn chương nước nhà. Và văn chương truyền kỳ của Nguyễn Dữ đã trở thành mẫu mực về thể loại này của Việt Nam kể từ khi nó ra đời cho đến các đời sau.

Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ kể về nhiều nhân vật, nhiều sự kiện kỳ lạ xảy ra từ thời Lý, Trần, Hồ và thời Lê sơ. Với một tầm hiểu biết sâu sắc về con người, về cuộc sống và trí tưởng tượng phong phú, một bút pháp linh hoạt, Nguyễn Dữ dẫn người đọc vào một thế giới huyền bí, lạ lùng, vừa có người, vừa có thần. Xuyên qua lớp mù kỳ dị, linh ảo mà Nguyễn Dữ tạo ra một cách tài tình, ông khiến người đọc nhận rõ cái thế giới thực của đời sống con người, trong đó có nhiều kẻ quyền thế, độc ác, đồi bại. Đó chính là những hình ảnh của xã hội mà Nguyễn Dữ đang sống, cái xã hội phong kiến vào thời kỳ suy yếu, mục ruỗng. Tuy vậy, giữa xã hội mà cái xấu, các ác tác yêu, tác quái, Nguyễn Dữ vẫn nhìn rõ những phẩm giá đầy tình yêu thương, cái chân, cái thiện vĩnh hằng trong dân chúng và ông đã miêu tả với tất cả tấm lòng đẹp đẽ nhất của mình.

Trong Truyền kỳ mạn lục gồm 20 truyện, tất cả đều thể hiện thật rõ ràng thái độ nhân sinh, ý tưởng đạo đức, quan điểm chính trị của Nguyễn Dữ. Ở cuối mỗi truyện, ông đều có một lời bình. Mỗi lời bình hầu như là một sự tổng kết mang ý nghĩa triết lý do Nguyễn Dữ đúc rút từ những suy ngẫm của ông về truyện đời, về tất cả buồn, vui, sướng, khổ của con người. Như trong truyện Chức phán sự điền Tản Viên, kể về Ngô Tử Văn cương trực "thấy sự gian tà không chịu được", đã không khuất phục trước quyền uy, Nguyễn Dữ bình về nhân cách kẻ sĩ: "Than ôi, người ta vẫn nói cứng quá thì gẫy. Nhưng kẻ sĩ chỉ lo không cứng được, còn gẫy hay không là việc của trời. Sao lại đoán trước sẽ gẫy mà chịu đổi cứng ra mềm?...". Trong lời bình truyện Đối đáp của người tiều phu núi Nưa, Nguyễn Dữ như muốn mượn truyện nhà Hồ để nói nên cái đạo trị nước mà các bậc vua chúa phải hiểu: "Bậc làm vua chúa cần lấy việc giữ ngay lòng mình để làm cái gốc chính cho triều đình; cần sửa cho trăm quan ngay thẳng, sửa cho muôn dân ngay thẳng, đừng để các kẻ ẩn dật nơi rừng núi phải bàn ra, nói vào, là tốt hơn cả".

Có thể nói trong Truyền kỳ mạn lục, Nguyễn Dữ đã vượt ra khỏi sự gò bó, khắt khe, đầy hạn chế của ý thức hệ đương thời. Vì vậy, văn chương của ông trở nên khoáng đạt, rộng rãi, nhất là khi ông viết về tình yêu nam nữ. Nguyễn Dữ tỏ ra rất táo bạo, phóng túng khi viết về những mối tình si mê, đắm đuối. Truyện của ông hấp dẫn người đọc chính vì ông đã biểu đạt vừa táo bạo, vừa sâu sắc cả sự đam mê, lòng hân hoan, nỗi đau thương của cuộc sống con người. Nghệ thuật dựng truyện, xây dựng nhân vật của Nguyễn Dữ đã vượt xa các tác giả trước ông vốn ít chú trọng đến đời sống riêng tư, ít chú trọng đến tính cách nhân vật. Đó chính là giá trị to lớn của Truyền kỳ mạn lục, là đóng góp không nhỏ của Nguyễn Dữ vào quá trình phát triển của văn học nước nhà.
THANH GIANG
  • TAG
  • NGUYỄN DỮ
Gửi bình luận

Video liên quan

Chủ Đề