Tại sao phải học kỹ năng sử dụng CNTT

Ngành Công nghệ thông tin học những gì?

Hiểumột cách dễ hiểu, Công nghệ thông tin là ngànhdùngmáy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi,lưu trữ, bảo vệ,giải quyết, truyền và thu thập thông tin. Ngườilàm việctrong trong ngành này thườngđược gọi làIT [Information Technology].Mục tiêucủa khối khoa học tổng hợp liên ngành này là nhằm phát triểnkhả năngsửa chữa, tạo mới vàsử dụng hệ thốngcác thiết bị và máy tínhbao gồmphần cứng, phần mềm đểcung cấpgiải phápxử lýthông tin trên nền công nghệ cá nhân, tổ chức có yêu cầu.


Ngành Công nghệ thông tin là ngành học “hot” vàthu hútrất nhiều bạn trẻ

Theo thống kêcủa Bộ Thông tin – Truyền thông, hướng quy hoạchnhân côngđất nướcđến năm 2020,nước tacần 1 triệu lao động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, nhu cầunhân côngngành này mỗi năm tăng 13%. Mặt khác, một “ưu ái” của thị trường lao động đối với ngành này là: thực tế các cuộc khủng hoảng kinh tếmới đâyđã chứng minh,nhân lựcngành Công nghệ thông tin là một trong những ngành ít chịuliên quannhất.

Họcngành Công nghệ thông tinsinh viêncó thể tìm hiểusâu hơnvề Khoa học máy tính, Công nghệ phần mềm, Kỹ thuật máy tính, Hệ thống thông tin, Mạng máy tính và truyền thông, An toàn thông tin mạng ở cáctrường đại họchuấn luyện ngành công nghệ thông tin trên toàn quốc.

Rèn luyện kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin - truyền thông nhằm phát triển kỹ năng học tập của học sinh cuối cấp tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [439.6 KB, 27 trang ]

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
#"

NGUYỄN THỊ CHIM LANG

RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN -
TRUYỀN THÔNG NHẰM PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG HỌC TẬP
CỦA HỌC SINH CUỐI CẤP TIỂU HỌC

Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử giáo dục
Mã số: 62.14.01.01
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ GIÁO DỤC HỌC


HÀ NỘI – 2009
Luận án được hoàn thành tại
Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Vũ Trọng Rỹ
2. PGS.TS. Đặng Thành Hưng

Phản biện 1:
PGS.TS.Phó Đức Hoà,
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Phản biện 2: PGS.TS. Thái Văn Thành,
Trường Đại học Vinh

Phản biện 3: TS. Phạm Ngọc Định,
Vụ Tiểu học, Bộ GDvà ĐT



Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước họp
tại Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam – 101 Trần Hưng Đạo, Hà Nội.
Vào hồi…….giờ……. ngày…… tháng ……… năm 2009

Có thể tìm hiểu lu
ận án tại Thư viện Quốc gia và Thư viện Viện Khoa
học Giáo dục Việt Nam

NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

1. Nguyễn Thị Chim Lang [2004] – “Nắm bắt được công nghệ và tạo ra
điều kiện bình đẳng để tiếp xúc với những công cụ học tập mới trong thế
kỉ 21”, Kỉ yếu hội thảo khoa học quốc tế “Công nghệ thông tin và truyền
thông giáo dục”, Hà Nội.
2. Nguyễn Thị Chim Lang [2006]- “Ứng dụng CNTT-TT trong đổi mới
phương pháp dạ
y học tại các trường phổ thông”, Kỉ yếu hội thảo “Hội thảo
khoa học các tỉnh miền đông nam bộ”.
3. Nguyễn Thị Chim Lang [2007] – “Một số kĩ năng học tập mới cần
hình thành cho học sinh tiểu học trong điều kiện ứng dụng CNTT-TT vào
dạy học”, Tạp chí Khoa học giáo dục, số 10/2007.

1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đang diễn ra như vũ bão, tri thức của
loài người tăng lên nhanh chóng dẫn đến sự bùng nổ thông tin. Trong khi đó,

thời gian học tập ở nhà trường có hạn. Do đó, nhà trường ngày nay không chỉ
trang bị cho học sinh kiến thức mà còn phải hình thành cho học sinh phương
pháp tự học, tự chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng họ
c tập cho họ để họ học
tập tốt hôm nay và có khả năng học tập suốt đời. Nhiệm vụ này phải bắt đầu
ngay từ cấp tiểu học, không phải đợi học sinh học lên cấp học cấp hơn mới
chú ý tiến hành. Điều này còn xuất phát từ cơ sở tâm lý học, giáo dục học
được các nhà nghiên cứu chỉ ra là, chất lượng dạy học trong nhà trườ
ng, ở bất
cứ cấp học nào, phụ thuộc không chỉ vào nội dung, phương pháp dạy học, cơ
sở vật chất – thiết bị dạy học mà còn phụ thuộc vào sự giác ngộ mục đích học
tập, vốn kinh nghiệm, trình độ phát triển trí tuệ và trình độ phát triển kĩ năng
học tập của học sinh. Học sinh không có được những kĩ năng học tập nh
ất
định thì không thể nói đến chất lượng, hiệu quả của dạy học. Kĩ năng học tập
là một hệ thống rất phong phú, đa dạng. Có những kĩ năng chung cho hoạt
động học tập và những kĩ năng riêng cho từng môn học, từng dạng, từng
nhóm loại hình thành chuyên biệt cho hành động học tập . Những kĩ năng học
tập chung bao gồm kĩ năng t
ổ chức học tập [kĩ năng lập kế hoạch học tập, kĩ
năng giao tiếp, kĩ năng học hợp tác nhóm] và nhóm kĩ năng nhận thức [kĩ
năng quan sát, kĩ năng làm việc với sách giáo khoa, kĩ năng sử dụng thiết bị
dạy học,.v.v]
Hiện nay giáo dục phổ thông cùng với việc đổi mới nội dung và phương
pháp giáo dục là việc ứng d
ụng ngày càng nhiều các phương tiện kĩ thuật, đặc
biệt là công nghệ thông tin – truyền thông vào dạy học. Khi ứng dụng công
nghệ thông tin – truyền thông vào dạy học, trước hết là sử dụng máy tính điện
tử và mạng Internet, đòi hỏi học sinh phải có những kĩ năng học tập mới [kĩ
năng sử dụng máy vi tính, kĩ năng khai thác Internet] mà trước đây chưa hề có

ở nhà trường truyề
n thống.
Vào những thập niên cuối của thế kỷ 20, trên thế giới, việc ứng dụng máy vi
tính vào dạy học trong các nhà trường đã trở nên phổ biến. Ở nước ta, từ năm
1994 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có chủ trương đưa máy tính vào nhà trường
để giảng dạy tin học và là phương tiện dạy học các môn học khác, đồng thời
nhập một số phần mềm d
ạy học phù hợp với chương trình giáo dục của ta và
đặc điểm tâm sinh lý học sinh Việt Nam. Đặc biệt những năm gần đây đã xuất
hiện một số công ty sản xuất phần mềm phục vụ cho dạy học ở các cấp học,
trong đó có tiểu học. Từ những năm cuối của thập niên 90 thế kỷ trước, ở các
2

thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng máy tính
đã được sử dụng khá rộng rãi ở các trường phổ thông, không chỉ ở cấp trung
học mà cả ở cấp tiểu học. Riêng ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, đặc biệt ở thành
phố Vũng Tàu nhiều trường tiểu học đã trang bị máy tính để học môn tin học
với tư cách là môn tự chọn và để hỗ
trợ dạy học các môn học khác như Tiếng
Việt, Toán, Khoa học,. v. v. Cùng với việc trang bị máy tính là việc nối mạng
Internet đến các trường. Việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông
vào dạy học ở phổ thông nói chung, tiểu học nói riêng đã làm nảy sinh một số
vấn đề cần được nghiên cứu, giải quyết như tổ chức học tập như thế nào với
việc sử
dụng máy tính và Internet sẽ có hiệu quả? Xây dựng môi trường học
tập như thế nào? Những kĩ năng học tập gì cần phải hình thành và hình thành
như thế nào cho học sinh trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin và
truyền thông vào dạy học? Về việc rèn luyện hình thành kĩ năng học tập cho
học sinh đã có khá nhiều công trình nghiên cứu [luận văn thạc sĩ, luận án tiến
sĩ,

đề tài cấp trường, cấp Bộ], song việc rèn luyện kĩ năng học tập mới trong
điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào dạy học thì còn ít
được quan tâm, mới chỉ xuất hiện một số bài báo đăng trên tạp chí chuyên
ngành. Hiện chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống về vấn
đề này.
Xuất phát từ những điều trình bày ở trên mà chúng tôi lựa chọn vấn đề “Rèn
luy
ện kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin - truyền thông nhằm phát triển kỹ
năng học tập của học sinh cuối cấp tiểu học” làm đề tài luận án tiến sĩ của
mình với hy vọng góp phần giải Quiết những khó khăn, lúng túng của giáo
viên và cán bộ quản lý nhà trường khi ứng dụng máy tính và mạng Internet
vào mục đích dạy
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất được quy trình rèn luyện k
ĩ năng sử dụng CNTT-TT cho học sinh
cuối cấp tiểu học.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu:
Quá trình dạy - học ở trường tiểu học có sử dụng máy tính.
Đối tượng nghiên cứu:
Mối quan hệ giữa sự phát triển tính tích cực học tập của học sinh lớp 4-5
trong quá trình dạy học ở trường tiểu học và quá trình hình thành một số kĩ
năng c
ơ bản trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu áp dụng qui trình: làm mẫu, bắt chước, thực hành cá nhân và theo
nhóm thì sẽ đảm bảo tính khả thi và hiệu quả trong việc rèn luyện kĩ năng sử
dụng CNTT-TT cho học sinh cuối cấp tiểu học.
3


5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc hình thành kĩ năng học tập của học
sinh trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông trong dạy học.
5.2. Khảo sát thực trạng kĩ năng học tập của học sinh cuối cấp tiểu học ở
những trường có ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
5.3. Đề xuất quy trình rèn luyệ
n kĩ năng sử dụng CNTT-TT cho học sinh
cuối cấp tiểu học và tổ chức thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra tính khoa
học, khả thi của qui trình.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích khái quát hoá những lý thuyết, quan điểm khoa học liên quan đến
vấn đề hình thành kĩ năng học tập của học sinh trong điều kiện ứng dụng công
nghệ thông tin truyền thông.
6.2. Nhóm ph
ương pháp điều tra khảo sát thực tế
Đề tài sử dụng các phương pháp điều ta bằng phiếu hỏi, tọa đàm trực tiếp
với giáo viên, cán bộ quản lý các trường về tình hình ứng dụng CNTT trong
dạy học và kĩ năng học tập của học sinh.
Phương pháp quan sát, dự giờ để tìm hiểu tiến trình dạy học có sử dụng
CNTT.
6.3. Phương pháp chuyên gia
Tham khảo các ý kiến tư
vấn của các chuyên gia làm công tác tin học, làm
phần mềm dạy học, tìm hiểu những quan điểm và kinh nghiệm trong việc ứng
dụng CNTT truyền thông vào dạy - học ở trường tiểu học
6.4. Thực nghiệm sư phạm
Sử dụng phương pháp này để kiểm tra tính khoa học, khả thi của Qui trình
và phương pháp hình thành kĩ năng học tập cho học sinh trong điều kiện ứng
dụng CNTT vào dạy học.

7. Đóng góp mới của luận án
7.1. Hệ thống hoá cơ sở lý luận việc hình thành kĩ năng học tập trong điều
kiện ứng dụng CNTT-TT, làm rõ các khái niệm “kĩ năng sử dụng CNTT –
TT”, “rèn luyện kĩ năng sử dụng CNTT - TT”…
7.2. Xây dựng ba biện pháp rèn luyện các kĩ năng sử dụng CNTT-TT cho
học sinh cuối cấp tiểu học:
Biện pháp rèn luyện các kĩ năng sử dụng thi
ết bị máy tính.
Biện pháp rèn luyện các kĩ năng sử dụng phần mềm dạy học.
Biện pháp rèn luyện các kĩ năng sử dụng mạng Internet.
8. Cấu trúc của luận án
Luận án gồm phần mở đầu, 3 chương, phần kết luận và phần phụ lục.
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc rèn luyện kĩ năng sử dụng
4

CNTT-TT nhằm phát triển kĩ năng học tập của học sinh cuối cấp tiểu học.
Chương 2: Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng CNTT-TT nhằm
phát triển kĩ năng học tập cho học sinh cuối cấp tiểu học.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm các biện pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng
CNTT-TT cho học sinh cuối cấp tiểu học.













5

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN CỦA VIỆC RÈN LUYỆN
KỸ NĂNG SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN- TRUYỀN
THÔNG NHẰM PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG HỌC TẬP CỦA
HỌC SINH CUỐI CẤP TIỂU HỌC.
1.1 Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ lâu vấn đề kĩ năng đã được các nhà tâm lý học và giáo dục học quan tâm
nghiên cứu theo hai hướng chính: Hướ
ng thứ nhất, nghiên cứu kĩ năng ở mức
độ khái quát hình thành tri thức và kĩ năng theo lý thuyết hình thành hành
động trí tuệ theo giai đoạn[14], [24] Đại diện có P. Ia Galperin, V. A.
Crutexki, P. V. Petropxki… P. Ia Galperin . Hướng thứ hai, nghiên cứu kĩ
năng ở mức độ cụ thể. như kĩ năng lao động, KNHT, kĩ năng hoạt động sư
phạm… .Đại diện có các nhà tâm lý – giáo dục như V. V. Tsebưseva, Trần
Trọng Thủy trong lĩnh vự
c hoạt động lao động; G. X. Cochiưe, N. A.
Menchinxcaia, Hà Thị Đức trong lĩnh vực hoạt động học tập; X. I. Kixegops,
Nguyễn Như An trong lĩnh vực hoạt động sư phạm; N. V. Cudơmina,trần
Quốc Thành trong lĩnh vực hoạt động tổ chức.
Vậy vấn đề KNHT đã được nghiên cứu như thế nào?
Trong tâm lý học sư phạm và lý luận dạy học, KNHT được xem xét trên cơ
sở hai tiền
đề xuất phát là quan niệm về cấu trúc hoạt động học tập và quan
niệm về cấu trúc quá trình học.
Theo quan niệm về cấu trúc hoạt động học tập,đại diện có các nhà khoa học
V. V. Davưdov, D. B. Elkonin, A. K. Markova, đã nghiên cứu những kĩ năng,

kĩ xảo học tập bên trong, tức là những kĩ năng, kĩ xảo thủ thuật thao tác trí tuệ,
hoạt động tư duy trong học tập như phân tích, t
ổng hợp, so sánh, khái quát
hoá, trừu tượng hoá, vận trù, mô hình hoá, hình thức hoá…
Theo quan niệm về cấu trúc quá trình học, tiêu biểu có các nhà khoa học Iu.
K. Babanxki, M. N. Xcatlin, A. V. Iuedt, G. G. Granik, xem xét những kĩ
năng, kĩ xảo học tập bên ngoài, như đọc sách, tra cứu tài liệu, kế hoạch hoá,
lập biểu đồ tính toán, thí nghiệm, tổ chức công việc…[63].
Trong công trình nghiên cứu của mình, chúng tôi chỉ đề cập vài nét về lịch
sử nghiên cứu KNHT chung .
* Nghiên cứu về KNHT của học sinh phổ
thông đã được một số tác giả
quan tâm nghiên cứu như A. V. Uxova và A. A. Bobrop, Robert Fisher, Vũ
Trọng Rỹ, Đặng Thành Hưng, Nguyễn Đình Chỉnh, Nguyễn Phụ Thông
Thái…. Khi nghiên cứu về KNHT cơ bản của học sinh lớp 1, tác giả Nguyễn
Phụ Thông Thái cho rằng KNHT cơ bản của học sinh lớp 1 là kĩ năng mã hoá
và kĩ năng giải mã, đồng thời đề xuất biện pháp hình thành những kĩ năng này
cho học sinh thông qua môn Toán, Tin h
ọc, Tiếng Việt.
6

Khi bàn về KNHT chung, một số tác giả như Denis Chalmer, Richar Fuller,
Paul Trewer, Chris Javis, Robert Fisher, Lê Khánh Bằng… đã đề cập đến kĩ
năng học tập theo nhóm. Ngoài ra, kĩ năng học theo nhóm còn được một số
tác giả khác nghiên cứu như David Johnson, John Jazolimek, Enginila David,
Trần Bá Hoành, Đặng Thành Hưng…
Tác giả Đặng Thành Hưng [37] cho rằng để học tập hợp tác có kết quả cần
dạy các kĩ năng xã hội, kĩ năng cộng tác cho học sinh và chỉ ra n
ội dung, biện
pháp hình thành kĩ năng này. Dựa trên sự phân tích đặc trưng và cấu trúc của

hoạt động học tập theo nhóm, tác giả Ngô Thị Thu Dung [12] đã chỉ ra các kĩ
năng cần rèn luyện cho học sinh gồm ba nhóm kĩ năng là kĩ năng nhận thức, kĩ
năng tổ chức, kĩ năng giao tiếp với 18 kĩ năng cụ thể.
Tóm lại, việc nghiên cứu về KNHT nói chung, kĩ năng TLN nói riêng
đã
được quan tâm nghiên cứu một cách toàn diện. Cụ thể là:
KNHT được các tác giả xem như điều kiện bên trong rất quan trọng để nâng
cao kết quả học tập và dạy học, đồng thời đặt vấn đề cần chủ động bồi dưỡng
KNHT cho người học.
Làm rõ khái niệm và bản chất của KNHT, phân loại và mô tả chúng.
Xây dựng qui trình hình thành và rèn luyện kỹ năng sử dụng máy tính trên
cơ s
ở đó phát triển kỹ năng học tập chung; xác định qui trình hình thành phát
triển kỹ năng học tập chung
Nêu điều kiện cần thiết để hình thành KNHT.
Kĩ năng làm việc với sách được xem là kĩ năng nhận thức quan trọng cần
phải hình thành cho người học; mô tả cấu trúc, mức độ, phương pháp hình
thành kĩ năng làm việc với SGK nói chung, qua các môn học cụ thể nói riêng.
Đề cập đế
n nhiều khía cạnh khác nhau của kĩ năng học tập hợp tác như
thành phần cấu trúc, biện pháp hình thành kĩ năng này cho người học. Tuy
nhiên, phần lớn các công trình nghiên cứu trên là những kĩ năng học tập của
dạy học truyền thống. Trong điều kiện ứng dụng CNTT-TT hầu như chưa
được quan tâm nghiên cứu.
1.2 Cơ sở lý luận của việc rèn luyện kỹ năng sử d
ụng CNTT-TT
nhằm phát triển kỹ năng học tập của học sinh cuối cấp tiểu học.
1.2.1 Đặc điểm nhận thức
-Đặc điểm của quá trình nhận thức.
Học sinh cuối cấp tiểu học có nhu cầu lớn trong việc tìm hiểu khám phá

những hiện tượng khoa học ứng dụng vào đời sống xã hội, đặc biệt là khoa
học công nghệ về máy tính đ
ã tạo ra một môi trường học tập mới cho các em.
Tính tò mò, muốn khám phá cái mới, sự ham hiểu biết phát triển.
Sự nhận thức của học sinh cuối cấp tiểu học không còn giới hạn bởi sự nhận
thức các sự vật, hiện tượng đơn lẻ, các thuộc tính bên ngoài, mà chúng muốn
7

được tìm hiểu bản chất của các mối quan hệ của sự vật, hiện tượng. Trí nhớ
của các em được phát triển trong quá trình tri giác. Ở lứa tuổi này hoạt động
học tập trong trường đã thúc đẩy sự phát triển của các quá trình nhận thức như
chú ý có chủ định, quan sát có mục đích, có ý thức, tự giác.Tuy nhiên quá
trình nhận thức của độ tuổi này vẫn còn chịu ảnh hưởng của tư
duy trực quan
cụ thể, do đó việc hướng dẫn, rèn luyện kĩ năng cho học sinh luôn luôn gắn lý
thuyết với thực hành trên máy tính. Trong môi trường học tập đa phương tiện,
hoạt động học tập của các em phân hoá rất rõ nét.
1.2.2 Kĩ năng học tập
1.2.2.1 Khái niệm kĩ năng học tập
* Về khái niệm kĩ năng.
Trong tâm lý học có hai quan niệm về kĩ năng: thứ nhấ
t chú trọng khía
cạnh cách thức hành động, coi việc nắm được cách thức hành động là có kĩ
năng, thứ hai coi kĩ năng không đơn thuần là mặt kĩ thuật của hành động mà
còn là một biểu hiện năng lực của con người.
Trong lý luận dạy học, kĩ năng thường được quan niệm là khả năng của con
người thực hiện có hiệu quả hành động tương ứng vớ
i các mục đích và điều
kiện trong đó hành động xảy ra [11],[18]
Trên cơ sở tiếp nhận những quan điểm nói trên, chúng tôi cho rằng kĩ năng

là khả năng của con người thực hiện một cách có hiệu quả một hành động nào
đó để đạt được mục đích đã xác định bằng cách lựa chọn và áp dụng những
cách thức hành động phù hợp với điều ki
ện, hoàn cảnh và phương tiện nhất
định.
Về cấu trúc của kĩ năng, hầu hết các tác giả đều xác định có 3 yếu tố: 1. Tri
thức về phương thức thực hiện các thao tác, hành động và tri thức về đối
tượng hành động; 2. Mục đích và nhiệm vụ mà hành động phải thực hiện; 3.
Hệ thống các thao tác, các hành động và các phương tiện tương ứng.
Như vậy, kĩ n
ăng chứa đựng trong nó cả tri thức về hành động, mục đích
hành động và thao tác hành động. Tuỳ theo từng loại kĩ năng mà các thành
phần trên tham gia vào cấu trúc đó ở mức độ khác nhau.
* Về khái niệm KNHT
KNHT là kĩ năng của hoạt động học tập, một loại hình hoạt động cơ bản
của con người. Có thể xem KN HT là khả năng của con người thực hiện một
cách có kế
t quả các hành động học tập bằng cách chọn lựa và thực hiện các
phương thức hành động phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh nhất định nhằm
đạt được mục đích, nhiệm vụ học tập đề ra.
Trong lý luận và thực tiển KNHT được xem xét ở 2 góc độ
Một là: tiếp cận cấu trúc hoạt động học.
Hai là: tiếp cận cấu trúc quá trình học.
8

Trong phạm vi đề tài nghiên cứu của mình, chúng tôi xem xét các KNHT
bên ngoài [cách thức tiến hành học] của học sinh lớp 4-5 cuối cấp tiểu học.
1.2.2.2 Phân loại kĩ năng học tập.
Trong tâm lý học sư phạm và lý luận dạy học có nhiều cách phân loai khác
nhau do căn cứ khác nhau.Tuy nhiên cách phân loại của tác giả Đặng Thành

Hưng là đáng chú ý hơn cả vì đây là cách phân loại thể hiện được quan niệm
hiện đại về quá trình học tậ
p trong điều kiện đổi mới giáo dục [36.].
Tác giả Đặng Thành Hưng chia KNHT thành ba nhóm cơ bản:
Nhóm kĩ năng nhận thức.
Nhóm kĩ năng giao tiếp.
Nhóm kĩ năng quản lý học tập. [36]
1.2.3 Kĩ năng sử dụng CNTT-TT trong học tập
Học sinh tiểu học học tập trong điều kiện có CNTT-TT trợ giúp đòi hỏi phải
có những kĩ năng mới mà trong đi
ều kiện dạy học truyền thống chưa bao giờ
có. Đó là những kĩ năng sử dụng CNTT-TT. Kết quả nghiên cứu của nhiều
công trình khoa học cho thấy khả năng và cũng là những kĩ năng sử dụng
CNTT mà trẻ em dễ dàng tiếp thu trong độ tuổi từ 3 đến 8 tuổi.Các kĩ năng
làm việc trên máy tính cần hình thành ở học sinh lớp cuối cấp tiểu học.
K
ĩ năng sử dụng máy tính
Kĩ năng sử dụng phần mềm
Kĩ năng vào mạng Internet và học tập trên mạng.
1.2.4 Vai trò của kỹ năng sử dụng CNTT-TT trong việc phát triển kỹ năng
học tập của học sinh cuối cấp tiểu học.
Theo tác giả Đặng Thành Hưng, [Báo cáo tổng kết đề tài cấp Viện “Cơ sở
lý luận và khung chuẩn của hệ thông kỹ
năng học tập hiện đại ở các cấp học
phổ thông, Viện chiến lược và chương trình giáo dục, Hà Nội, 2007”], hệ
thống kỹ năng học tập hiện đại gồm có 3 nhóm kỹ năng: nhóm kỹ năng nhận
thức học tập; nhóm kỹ năng giao tiếp và quan hệ học tập; nhóm kỹ năng quản
lý học tập.
Để làm việc với các loại tài liệu h
ọc tập dưới dạng các đĩa CDROM, các

phần mềm dạy học, các trang web , học sinh phải có các kỹ năng sử dụng
CNTT-TT, tức là các kỹ năng sử dụng máy tính, mạng Internet để tra cứu, tìm
tài liệu, truy cập và khai thác thông tin, tư liệu trên mạng. Như vậy các kỹ
năng sử dụng CNTT-TT vừa là một thành phần của nhóm kỹ năng nhận thức
vừa là yếu tố phát triển các kỹ nă
ng khác của nhóm kỹ năng nhận thức.
1.2.5 Rèn luyện kỹ năng học tập nói chung, kỹ năng sử dụng CNTT-TT
nói riêng cho học sinh cuối cấp tiểu học.
Kĩ năng học tập là kĩ năng cho hoạt động học tập, một trong những dạng
hoạt động cơ bản của con người [63]; là khả năng thực hiện có hiệu quả hành
9

động tương ứng với các mục đích và điều kiện mà trong đó hành động xảy
ra[92, tr.5]. Để hình thành có kết quả kĩ năng thực hiện một hành động nào đó,
trước hết GV cần phân tích cấu trúc của hành động, xác định rõ việc thực hiện
hành động bao gồm những thao tác nào và trình tự hợp lý nhất của các thao
tác đó. Sau đó GV xây dựng hệ thống các bài luyện tập đảm bảo để
HS thực
hiện đúng đắn, hầu như tự động các hành động đơn giản và tổ chức thực hiện
chúng.
Theo A. V. Uxôva, các bước cơ bản trong quá trình hình thành kĩ năng học
tập là [92]:
1. HS thấy được ý nghĩa của kĩ năng cần nắm vững và mục đích của hành
động tương ứng.
2. HS lĩnh hội các thành phần cấu trúc cơ bản của hành động và trình tự hợp
lý nhất để thực hiện các thao tác tạo thành hành động.
3. HS thực hiện các bài luyện tập để rèn luyện kĩ năng thực hiện hành động.
4. HS sử dụng kĩ năng đã hình thành vào việc thực hiện hành động mới,
phức tạp hơn nhằm nắm vững kĩ năng mới.
Quá trình hình thành kĩ năng cần phải xác định các thành phần cấu trúc của

kĩ năng rồi sau đ
ó tổ chức cho HS luyện tập thực hiện các kĩ năng thành phần
đó nhằm đảm bảo phát huy cao tính tích cực, tính tự lực và sáng tạo của HS
khi thực hiện các nhiệm vụ học tập. Điều đó cho phép HS có khả năng áp
dụng kĩ năng thực hiện hành động đã biết trong tình huống mới.
1.3 Thực trạng rèn luyện kỹ năng sử dụng CNTT-TT cho học sinh
cuối c
ấp tiểu học ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Qua kết quả điều tra khảo sát cho thấy, ở tỉnh BR-VT có 142 trường tiểu
học thực hiện học 2 buổi/ngày trong đó 74 trường [chiếm 52,1%] được trang
bị máy tính và nối mạng Internet. Trong 74 trường này có 50 trường [67,6%]
được trang bị từ 25 máy tính trở lên. Các trường đều sắp xếp thời khoá biểu
khá linh hoạt để học sinh được sử dụng tối đ
a công suất phòng máy tính cũng
như các thiết bị kỹ thuật dạy học khác. Ngoài ra chúng tôi còn tiến hành khảo
sát kỹ năng sử dụng CNTT–TT của 200 học sinh lớp 4 và lớp 5 của thành phố
VT.
Qua điều tra bằng phiếu hỏi cho thấy đội ngũ giáo viên tiểu học ở BR-VT
phần lớn có khả năng sử dụng CNTT–TT vào dạy học. Hiện nay toàn bộ giáo
viên tiểu học tỉnh BR-VT [3694 giáo viên] được xoá mù về tin h
ọc. Giáo viên
được học tập, bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT–TT vào dạy học. Tuy
nhiên, kết quả điều tra cho thấy chỉ có 53,4% số giáo viên có ứng dụng
CNTT–TT vào dạy học. Trong số đó có 5% biết ứng dụng CNTT vào dạy học
ở mức độ phức tạp hơn; 75% biết sử dụng CNTT vào việc thiết kế bài dạy.
Ngoài ra, ở BR-VT còn có đội ngũ giáo viên dạy tin học với t
ư cách là môn
10

tự chọn cho học sinh tiểu học. Đội ngũ này gồm 65 người có trình độ đào tạo

về tin học từ trình độ B đến Cao đẳng và Đại học.
Theo thống kê của Sở GD & ĐT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, hiện toàn tỉnh có
74 trường tiểu học dạy tin học là môn tự chọn. Trong đó 66 trường dạy học
theo giáo trình “Cùng học tin học”, 8 trường ở thành phố VT dạy theo giáo
trình tự biên soạ
n; 3 trường dạy tin học từ lớp 1, 2 trường dạy tin học từ lớp 2,
69 trường dạy tin học từ lớp 3. 18,9% học sinh tiểu học ở Bà Rịa – Vũng Tàu
được học tin học. Riêng học sinh lớp 4 có 42,2% và học sinh lớp 5 có 42,4%
được học tin học.
Qua dự giờ chúng tôi nhận thấy hầu hết giáo viên tin học đã chú ý rèn luyện
cho học sinh các kỹ năng sử dụng MT và mạng Internet. Khảo sát kết quả
học
tập môn tin học của 200 học sinh cho thấy chỉ có 10% thuộc loại khá, giỏi;
52% thuộc loại trung bình và 38% thuộc loại yếu. Tuy nhiên, qua quan sát
trong các giờ học và qua toạ đàm với giáo viên chúng tôi thấy học sinh rất
hứng thú học tập với máy tính. Ý kiến của hầu hết giáo viên trong các buổi toạ
đàm đều khẳng định tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng sử dụng
CNTT–TT cho học sinh ti
ểu học, không chỉ để học tốt môn tin học mà còn là
phương tiện phát triển các kỹ năng học tập các môn học khác.
Kết quả khảo sát thực tế sẽ giúp chúng tôi có cơ sở để đề xuất quy trình,
phương pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng CNTT–TT cho học sinh cuối cấp tiểu
học trình bày ở chương 2.










11

CHƯƠNG 2
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỬ DỤNG
CNTT- TT NHẰM PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG HỌC TẬP CHO HỌC
SINH CUỐI CẤP TIỂU HỌC
Để hoạt động học tập ngày nay đạt hiệu quả cao trong mội trường CNTT-
TT, chúng ta cần phải có một số biện pháp để giúp HọC SINH rèn luyện kỹ
năng sử dụng CNTT-TT nhằm phát triển kỹ năng học tậ
p cho học sinh cuối
cấp tiểu học
2.1 Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng thiết bị máy tính
2.1.1. Giáo viên giới thiệu tổng quan về máy tính
*Máy tính và hệ điều hành Windows XP
*Các thành phần cơ bản của máy tính: [phần cứng và phần mềm].
Phần cứng [Hardware]:
Toàn bộ thiết bị thực hiện các chức năng xử lý thông tin.

2.1.2. Phân loại các nhóm kỹ năng sử dụng máy tính.
* Kỹ năng s
ử dụng các thiết bị nhập
1. Bàn phím [Keyboard]:
2. Con chuột [Mouse]:
3. Máy quét hình [Scanner]:
*Kỹ năng sử dụng các thiết bị xuất [Output devices]
1. Màn hình[Display/ Monitor]:
Có 2 chế độ làm việc: văn bản [Text] và đồ họa [Graph]. Ở chế độ văn bản,
màn hình không hiển thị hình ảnh như trong chế độ đồ họa.

2. Máy in[Printer]:
3. Modem [Modulator Demodulater]:
* Nhóm kỹ năng sử dụng các thiết bị máy tính bao gồm:
Kỹ năng khởi động máy.
Kỹ
năng sử dụng chuột.
Kỹ năng sử dụng bàn phím.
Kỹ năng sử dụng các yếu tố trên desktop

THIẾT BỊ NHẬP
[Input device]
BỘ XỬ LÝ TRUNG TÂM
[CPU]
THIẾT BỊ XUẤT
[Output device]
BỘ NHỚ
[
Memor
y]
12

2.1.3. Nội dung rèn luyện kỹ năng sử dụng máy tính
Giáo viên hướng dẫn lý thuyết kết hợp hướng dẫn thực hành mẫu
- Khởi động máy, Sử dụng chuột. Các hành động mà chuột thực hiện: Trỏ
đối tượng, Click trái, Rê/kéo [Drag], Click phải, Bấm đúp,
- Sử dụng bàn phím với tất cả các phím chức năng, Khởi động lại máy và
Sử dụng các yếu tố trên desktop.
- Kỹ năng sử dụ
ng các biểu tượng [Icons] liên kết đến các chương trình
thường sử dụng như; My computeur, Internet Explorer, My Document…

- Kỹ năng sử dụng Thanh tác vụ chứa:
Nút Start dùng mở menu Start để khởi động các chương trình.
Nút các chương trình đang chạy dùng chuyển đổi các chương trình.
Khay hệ thống:chứa biểu tượng của các chương trình đang chạy trong bộ
nhớ và hiển thị giờ của hệ thống.
Chúng ta có thể dùng chuột để tác
động lên những đối tượng này.
2.1.4. Các bước rèn luyện kỹ năng sử dụng máy tính
1] Xác định mục đích, yêu cầu bài dạy
- Phương pháp hướng dẫn
2] Chuẩn bị.
Giáo viên chuẩn bị bài thực hành thao tác với giao diện máy tính.
3] Tiến trình lên lớp.
Bước 1: - Ổn định lớp.Giáo viên hướng dẫn phân nhóm thực hành trên máy
tính theo số thứ tự chẳn lẽ; nhóm thảo luận 4 em học sinh
Bước 2: - Giáo viên kiểm tra học sinh kiến th
ức cũ.
Bước 3: - Giảng bài mới.
+ Giáo viên giới thiệu bài mới.
+ Giáo viên hướng dẫn bài mới.
* Giáo viên vừa giới thiệu phần lí thuyết kĩ thụât theo qui trình nội dung
đường dẫn vừa kết hợp thực hành mẫu 2 lần trên máy tính từng lệnh.
* Học sinh vừa nghe giáo viên hướng dẫn bằng lời vừa xem thao tác của giáo
viên trên máy tính thông qua việc sử dụng chuột, sử dụng bàn phím và các ký
hiệu trên màn hình, đồng thời học sinh
được thực hành ngay từng lệnh theo giáo
viên trên máy tính của mình. Học sinh mỗi nhóm thực hành mẫu theo cô 2 lần.
Nhóm 1 thực hành, nhóm 2 quan sát và ngược lại.
+ Học sinh tự thực hành trên máy.
Học sinh nhóm 1[ mang số chẳn] thực hành 3 lần, giáo viên và học sinh nhóm

2 cùng quan sát và đến lượt học sinh nhóm 2 thực hành thì giáo viên và học sinh
nhóm 1 quan sát.
Trước khi các em học sinh tự thực hành với giao diện máy tính, giáo viên cho
học sinh chép vắn tắt nội dung qui trình rèn luyện kĩ năng sử dụng máy tính, sau
13

đó học sinh mỗi nhóm 4 em trao đổi, thảo luận những vấn đề nào còn chưa rõ.
+ Học sinh luyện tập củng cố
Học sinh 2 nhóm có thể tự thao tác một mình trên máy tính
Bước 4: Tổng kết giờ học.
2.1.5. Điều kiện thực hiện biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng MT.
Giáo viên dạy tin học phải được đào tạo chuyên tin học và có kỹ năng thực
hành ứng dụng tố
t có khà năng sư phạm.Cần có sự phối hợp tốt giữa giáo viên
dạy tin học với giáo viên chủ nhiệm lớp nhằm giúp học sinh thực hiện tốt kỹ
năng sử dụng MT trong giờ tự học. Do đó giáo viên tiểu học cần phải được
bồi dưỡng thường xuyên kỹ năng sử dụng máy tính.
Đầu tư thiết bị giáo dục hiện đại bao gồm máy tính có cấ
u hình chuẩn được
cài đặt một số phần mềm thông dụng và các thiết bị khác như máy in,
projector….
Xây dựng hệ thống mạng máy tính,mạng LAN và INTERNET.
Giáo trình giảng dạy phải được cập nhật và phải phù hợp với độ tuổi.
Xây dựng qui trình rèn luyện kỹ năng sử dụng MT.
2.2. Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng phần mềm đễ học tập
2.2.1. Giáo viên lựa chọn các phầ
n mềm ứng dụng phù hợp.
Giáo viên lựa chọn phần mềm phải đảm bảo yêu cầu sư phạm, PMDH phải
phù hợp vói nội dung chương trình môn học, phù hợp với sách giáo khoa hiện
hành, đảm bảo tính khoa học ,tính trực quan, sinh động, phải thể hiện rõ tính

ưu việt trong quá trình sử dụng, máy tính kết hợp với các phương tiện dạy học
khác. PMDH phải được thiết kế sao cho sự hiển thị di
ễn biến của các quá trình
học tập của học sinh hoàn toàn chủ động trong việc lĩnh hội tri thức, kích thích
một cách tích cực họat động nhận thức của học sinh.
PMDH phải được đảm bảo tính năng kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu tương tác
của người dùng.
2.2.2.Phân loại các nhóm kỹ năng sử dụng các chương trình phần mềm
thông dụng.
- Nhóm kỹ năng sử dụng h
ệ điều hành Windows XP.
- Nhóm kỹ năng sử dụng Windows Explorer, Internet Explorer
- Nhóm kỹ năng sử dụng các phần mềm ứng dụng dạy-học.
2.2.3. Nội dung rèn luyện kĩ năng sử dụng phần mềm
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng phần mềm hệ điều hành Windows XP.
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng phần mềm Windows Explorer.
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng ph
ần mềm Internet Explorer.
2.2.4. Các bước rèn luyện kĩ năng sử dụng phần mềm
1] Xác định mục đích yêu cầu về kiến thức và Kĩ năng bài dạy

14

- Phương pháp hướng dẫn lý thuyết kêt hợp với thực hành sử dụng
phần mềm.
2]Chuẩn bị.
- Giáo viên chuẩn bị phần mềm luyện tập
- Giáo viên bố trí đảm bảo 2/em một máy tính trong giờ tự chọn tăng cường tin
học và 1em/ một máy tính trong giờ tự học.
- Giáo viên có một máy tính và một máy chiếu projector, màn hình.

3]Tiến trình lên lớp.
Bước 1: Ổn định lớp và phân nhóm.
Bước 2: Giáo viên kiểm tra học sinh kiế
n thức cũ liên quan đến phần thực hành
Bước 3: Giới thiệu phần mềm mới.
+ Giáo viên giới thiệu phần mềm luyện tập của một bải cụ thể.
* Giáo viên hướng dẫn sử dụng phần mềm luyện tập, hướng dẫn lí thuyết kết
hợp thực hành mẫu 2 lần trên giao diện MT. Phần mềm dạy học thực hành cho
học sinh đã được cài đặ
t sẳn trên máy tính.
* Học sinh vừa nghe giáo viên hướng dẫn bằng lời vừa xem thao tác của giáo
viên trên phần mềm thông qua việc sử dụng chuột, sử dụng bàn phím và các ký
hiệu trên màn hình, đồng thời học sinh được thực hành ngay từng lệnh theo giáo
viên trên máy tính của mình. Học sinh mỗi nhóm thực hành mẫu theo giáo viên 2
lần. Nhóm 1 thực hành, nhóm 2 quan sát và ngược lại.
+ Học sinh thực hiện bài thực hành độc lập tương tác với PMDH.
Trước khi học sinh thực hiện bài thự
c hành độc lập tương tác với phần mềm,
giáo viên tổ chức cho học sinh ghi chép vắn tắt nội dung qui trình đường dẫn từng
phần mềm cụ thể của tửng môn, từng bài. Học sinh thảo luận nhóm để trao đổi các
thao tác tương tác với phần mềm dạy học. Khi thực hiện nếu có kết quả nếu sai,
học sinh tiếp tục trao đổi thảo luận tìm nguyên nhân và thực hiện lại.
Trong quá trình học sinh tiến hành thực hành, giáo viên theo dõi các nhóm, nếu
phát hiện sai thì giáo viên gợi ý, nêu vấn đề để học sinh suy nghĩ thực hiện, tuyệt
đối giáo viên không làm thay. Học sinh thực hành trên máy, học sinh nhóm 1 tự
thực hành 3 lần, cô và học sinh nhóm 2 cùng quan sát và đến lượt học sinh nhóm 2
thực hành thì giáo viên và học sinh nhóm 1 quan sát.
Bước 4: Tổng kết giờ học.
2.2.5. Điều kiện thực hiện biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng phần
mềm.

2.2.5.1.Bồi d
ưỡng đội ngũ giáo viên về phương pháp và kỹ thuật sử
dụng phần mềm.
Chúng ta cần phải bồi dưỡng giáo viên về phương pháp và kỹ thuật sử dụng
phần mềm và xây dựng hệ thống phần mềm phù hợp.GIÁO VIÊN biết cách
lựa chọn phần mềm phù hợp, khai thác phần mềm một cách có hiệu quả. Các
15

phương pháp sử dụng phần mềm theo hướng tích cực hóa quá trình nhận thức
của học sinh trong ba loại bài học : bài học hình thành tri thức mới, bài học
thực hành và bài học ôn tập.
2.2.5.2. Xây dựng hệ thống phần mềm các môn học phù hợp với
chương trình tiểu học và tương thích với thiết bị máy tính.
Giáo viên cần phải xây dựng tập hợp một số phần mềm phù hợp với chương
trình, sách giáo khoa ti
ểu học bằng nhiều nguồn khác nhau như từ trung tâm
tin học của Bộ GD&ĐT, từ các công ty sản xuất phần mềm trong nước, ngoài
nước…Các dữ liệu,các trang Web,các phần mềm hỗ trợ dạy và học có thể chia
làm 3 nhóm như sau:Các phần mềm và đĩa dữ liệu sử dụng đễ thiết kế giáo án
điện tử.Các phần mềm hổ trợ học tập.Các trang Web để tham khảo.
2.3. Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng mạng Internet Explorer.
2.3.1. Khái quát về mạng Internet.
Internet là một mạng máy tính toàn cầu trong đó các máy truyền thông với
nhau. Một số dịch vụ phổ biến như WWW[Worl wide web] cung cấp thông
tin dạng siêu văn bản, kết hợp văn bản với hình ảnh âm thanh và được liên kết
với nhau qua thư điện tử [ E-Mail ]. Chatting&Conferencing cho phép chúng
ta tham gia thảo luận với nhau trên Internet Để kết nối vào Internet chúng ta
cần có User Name và Password
được cho bởi nhà cung cấp dịch vụ Internet
[ISP] và một Modem kết nối với đường dây điện thoại hoặc Wiless rotter.

2.3.2. Phân loại các nhóm kỹ năng sử dụng mạng Internet Explorer.
Nhóm kỹ năng sử dụng Internet explorer: Sử dụng E-mail miển phí
trênYahoo hoặc Gmail. Mở hộp thư trên Yahoo và đọc thư, soạn thảo và gửi
thư, gửi kèm tập tin.
2.3.3. Nội dung rèn luyện kỹ năng truy cập, khai thác các dữ liệu.
Xác định m
ục đích cần tìm; Chuẩn bị các từ khoá cần tìm; chuẩn bị công cụ
dò tìm; Công cụ dò tìm của nước ngoài và trong nước.
//www.google.com,//www.yahoo.com,//www.altavista.com
,
http//www.vinaseek.com và một số website cần biết để hổ trợ cho học sinh
tiểu học.
2.3.4. Các bước rèn luyện kĩ năng truy cập, khai thác dữ liệu
1] Xác định mục đích, yêu cầu kiến thức, Kĩ năng bài dạy rèn luyện kĩ năng sử
dụng Internet cụ thể .
2]Chuẩn bị.
- Phòng máy có nối mạng Internet với băng thông rộng [ ADSL],
- Giáo viên bố trí đảm bảo 2/em một máy tính trong giờ học t
ự chọn tăng cường
tin học
- Giáo viên có một máy tính được cài đặt sẳn các chương trình muốn sử dụng
có nối mạng Internet và một máy chiếu projector, màn hình.
16

3] Tiến trình lên lớp.
Bước 1: Ổn định lớp. . - Giáo viên hướng dẫn phân nhóm thực hành trên máy
tính theo số thứ tự chẳn lẽ; nhóm thảo luận 4 em học sinh theo số thứ tự chẳn lẽ.
Bước 2: Giáo viên kiểm tra kiến thức cũ.
Bước 3: Giảng bài mới.
+ Giáo viên giới thiệu tên bài mới.

+ Giáo viên hướng dẫn bài mới.
* Giáo viên giới thiệu lí thuyết kết hợp hướng dẫn thực hành mẫu trên mạng
Internet. Giáo viên h
ướng dẫn kỹ thuật sử dụng Internet cho học sinh theo qui
trình đường dẫn của nội dung rèn luyện kĩ năng sử dụng Internet Explorer. Giáo
viên thực hành mẫu 2 lần cho một nhóm, học sinh vừa nghe, vừa quan sát giáo
viên làm mẫu và làm theo. Nhóm 1 thực hành, nhóm 2 quan sát và ngược lại.
+ Học sinh thực hiện bài thực hành độc lập.
Trước khi học sinh thực hiện bài thực hành độc lập trên mạng với giao diện
máy tính, giáo viên tổ chức cho học sinh ghi chép vắn tắ
t nội dung qui trình đường
dẫn từ động tác.Tiếp theo học sinh thảo luận nhóm để trao đổi các thao tác tương
tác với máy tính. Khi thực hiện nếu có kết quả nếu sai, học sinh tiếp tục trao đổi
thảo luận tìm nguyên nhân và thực hiện lại.
Trong quá trình học sinh tiến hành thực hành, giáo viên theo dõi các nhóm, nếu
phát hiện sai thì giáo viên gợi ý, nêu vấn đề để học sinh suy nghĩ thực hiện, tuyệt
đối giáo viên không làm thay. Học sinh thực hành trên máy, học sinh nhóm 1 tự
thực hành 3 lần, giáo viên và học sinh nhóm 2 cùng quan sát và đến lượt học sinh
nhóm 2 thực hành thì giáo viên và học sinh nhóm 1 quan sát.
+ Học sinh luyện tập củng cố.
Học sinh 2 nhóm có thể tự thao tác vào mạng Internet vào hợp thư và đọc thư
trên giao diện máy tính. Hai nhóm tự kiểm tra lẫn nhau, nếu có trường hợp học
sinh nào gặp khó khăn thì nhờ bạn hoặc giáo viên trợ giúp hứơng dẫn, không làm
thay.
Bước 4: Tổng kết giờ học.
2.3.5 Điều kiện thực hi
ện biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng mạng
Internet.
Đầu tư hệ thống mạng LAN [mạng nội bộ], mạng Internet với đường truyền
tốc độ nhanh [ADSL] hoặc mạng không dây [WIRELESS].

Bồi dưỡng kỹ năng sử dụng Internet cho đội ngũ thầy cô giáo và học sinh
Kỹ năng truy cập thông tin , biết khai thác các dữ liệu.Tập thói quen cho giáo
viên và học sinh sử dụng Email, sử dụng Internet để trao đổi làm vi
ệc, học tập.
Các nhà quản lý giáo dục, giáo viên cung cấp các dữ liệu, các phần mềm,
địa chỉ Website có liên quan đến việc học tập cho học sinh khối 4-5 cuối cấp
tiểu học.
17

CHƯƠNG 3
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM CÁC BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ
NĂNG SỬ DỤNG CNTT-TT CHO HỌC SINH CUỐI CẤP TIỂU HỌC
3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm sư phạm được tiến hành nhằm các mục đích sau:
Kiểm nghiệm tính khoa học, khả thi, hiêu quả của việc rèn luyện kỹ năng sử
dụng CNTT-TT nhằm phát triển kỹ năng h
ọc tập chung cho học sinh lớp 4-5
cấp tiểu học trong điều kiện ứng dụng CNTT-TT.
3.2. Lựa chọn đối tượng thực nghiệm sư phạm.
Cơ sở thực nghiệm sư phạm là trường Tiểu học song ngữ dân lập Vũng
Tàu. Lớp thực nghiệm là lớp 4/3 và lớp 5/3; Lớp đối chứng là lớp 4/1 và lớp
5/1.
3.3. Nội dung thực nghiệm.
Nội dung thực nghi
ệm sư phạm là các biện pháp rèn luyện kỹ năng CNTT-
TT trong quá trình học tập chương trình tin học cho học sinh lớp 4-5. Chương
trình, nội dung giảng dạy tin học lớp 4-5 trong năm học 2006 – 2007 Bộ Giáo
dục và Đào tạo chỉ đưa ra yêu cầu kĩ năng cần đạt, định hướng nội dung mà
chưa biên soạn sách giáo khoa, sách giáo viên, sách học sinh học tập tin học.
Do đó giáo viên tự biên soạn tài liệu và dạy học tin học l

ớp 4-5 theo định
hướng của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3.4. Tiến trình thực nghiệm.
3.4.1 Chuẩn bị thử nghiệm.
Biên soạn giáo án thực nghiệm
Lựa chọn lớp thực nghiệm.
Lựa chọn giáo viên dạy thực nghiệm.
Tập huấn giáo viên dạy thực nghiệm.
3.4.2. Tiến hành thực nghiệm.
Thực nghiệm được tiến hành trên 4 lớp gồm hai lớp khối 4, hai lớp khối 5
và do một giáo viên giảng dạy tin học thực hiện.
Tiến hành trong học kì I năm học 2006 – 2007 với thời gian 18 tuần 36 tiết,
mỗi tuần lễ 2 tiết đối với học sinh lớp 4 và 16 tuần 29 tiết đối với học sinh lớp
5 tại trường tiểu học Song ngữ dân lập Vũng Tàu. Học sinh thực nghiệm là
học sinh lớp 4/3 gồm 32 học sinh và học sinh lớp 5/3 với 28 học sinh. Học
sinh đố
i chứng là học sinh lớp 4/1 và học sinh lớp 5/1.
3.4.3. Phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm.
Đánh giá kết quả thực nghiệm cả mặt định tính lẫn định lượng về các nhóm
kĩ năng, sự lĩnh hội tri thức thông qua viêc vận dụng các kĩ năng học tập trên
máy bằng việc sử dụng các phần mềm sáng tạo như PAINT, các phần mềm tự
học Anh văn, Toán, Ti
ếng Việt,…của lớp 4 và lớp 5.
18

Đánh giá về mặt định lượng: học sinh học xong một số bài thực nghiệm
giữa học kì 1, giáo viên đánh giá mức độ lĩnh hội tri thức, kĩ năng đạt được
bằng bài kiểm tra cuối học kỳ 1. Bài kiểm tra được đánh giá theo thang điểm
10 và phân làm 4 loại: loại giỏi 9-10 điểm; loại khá 7-8 điểm, trung bình 5-6
điểm, loại kém 1-4 diểm.

Kết quả kiểm tra củ
a học sinh lớp thực nghiệm và học sinh lớp đối chứng
được xử lý bằng phương pháp thống kê toán học với các thông số chủ yếu như
tìm
X
giá trị trung bình, S
x
độ lệch chuẩn, độ lệch điểm trung bình
,
tra bảng t-
student tìm t
α ,
Nếu td ≥ t
α
thì sự khác nhau của các
X
là có ý nghĩa Dùng phép
thử t-student cho nhóm song song để so sánh kết quả đầu vào đầu ra lớp đối
chứng và lớp thực nghiệm.
Đánh giá về mặt định tính: Đánh giá qua phân tích bài làm của học sinh, qua
trao đổi phỏng vấn các đối tượng thực nghiệm, qua biên bản dự giờ.
3.5. Kết quả thực nghiệm sư phạm.
3.5.1. Kết quả thực nghiệm rèn luyện các nhóm kĩ năng lớp 4/3.
Bảng 3. 1 trong luận án cho thấ
y:
Trước khi thực nghiệm điểm trung bình của lớp đối chứng và lớp thực
nghiệm chênh lệch không đáng kẻ, độ lệch chuẩn S
X
[ độ phân tán điểm quanh
giá trị trung bình] cũng xấp xỉ bằng nhau. Sau khi thực nghiệm, lớp thực

nghiệm điểm trung bình cao hơn lớp đối chứng.
X

TN
= 9,06 > 8,6 = X
DC


Trong khi đó độ lệch chuẩn S
X
đầu ra của lớp thực nghiệm lại nhỏ hơn đầu
ra của lớp đối chứng.
S
X TN
= 1,13 < 1,25 S
X ĐC

Trong cùng một lớp, độ lệch điểm trung bình [ trước và sau thực nghiệm] ở
lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng [ 0,56 > 0,20 ], Điều đó thể hiện rõ
hiệu quả tác động của thực nghiệm là hình thành nhóm kĩ năng sử dụng thiết
bị giáo dục hiện đai, nhóm kĩ năng học tập trên máy, nhóm kĩ năng phụ trợ
khác và làm cho chất lượng dạ
y – học được nâng cao rõ rệt.
19

Bảng 3.1: Kết quả thực nghiệm lớp 4/3
Lớp đối chứng Lớp thử nghiệm
Vào L1 Ra L1 Vào L2 Ra L2
Điểm
Tần

số
xuất
hiện
Tổng
số
điểm
Tần
số
xuất
hiện
Tổng
số
điểm
Tần
số
xuất
hiện
Tổng
số
điểm
Tần
số
xuất
hiện
Tổng
số
điểm
5 1 5 1 5 2 10 - -
5.5 2 11 - - 1 5.5 - -
6 1 6 1 6 3 18 - -

6.5 1 6.5 - - 1 6.5 1 6.5
7 4 28 3 21 2 14 4 28
7.5 - - 2 15 - - - -
8 2 16 3 24 1 8 3 24
8.5 2 17 - - 1 8.5 - -
9 8 72 10 90 8 72 7 63
9.5 4 38 6 57 1 9.5 3 28.5
10 7 70 6 60 12 120 14 140


32
HS
269.5
điểm
32
HS
278
điểm
32
HS
272
điểm
32
HS
290
điểm
Điểm TB X 8.4 8.6 8.5 9.06
Độ lệch chuẩn
Sx
1.5


1.25

1.4

1.13

Độ lệch ĐTB 0.2 0.56
Từ bảng 3. 1 chúng ta có bảng 3. 2.
Bảng 3.2: Xếp loại học sinh môn tin học lớp 4 sau khi thực nghiệm
Loại
Lớp
Khá Giỏi Trung Bình Yếu ∑
Đối chứng 31[31,5] 1 [0,5] 0 32
Thực
Nghiệm
32[31,5] 0[0,5] 0 32
∑ 63 1 0 64
3.5.2. Kết quả thực nghiệm lớp 5/3
Bảng 3.3: Kết quả thực nghiệm rèn luyện các nhóm kĩ năng học tập lớp 5/3
20

Lớp đối chứng Lớp thử nghiệm
Vào L1 Ra L1 Vào L2 Ra L2
Điểm
Tần
số
xuất
hiện
Tổng

số
điểm
Tần
số
xuất
hiện
Tổng
số
điểm
Tần
số
xuất
hiện
Tổng
số
điểm
Tần
số
xuất
hiện
Tổng
số
điểm
5 1 5 - - 2 10 - -
5.5 - - - - 1 5,5 - -
6 4 24 1 6 1 6 - -
6.5 - - - - - - - -
7 5 35 2 14 2 14 - -
7.5 3 22,5 - - 2 15 - -
8 11 88 9 72 6 48 4 32

8.5 2 17 2 17 - - 1 8,5
9 2 18 6 54 10 90 2 18
9.5 - - 5 47,5 1 9,5 6 57
10 - - 3 30 3 30 15 150
∑ 28 209,5 28 240,5 28 228 28 265,5
Điểm TB
X

7,48

8,58

8,1

9,48

Độ lệch
chuẩn Sx
0,97

0,98

1.36

0.72

Độ lệch
điểm TB
1,10


1,38

Theo như giới hạn của đề tài nghiên cứu, chúng tôi tiến hành khảo sát và
thực nghiệm lớp 5./3
Nhìn vào bảng 3.3 cho thấy:
Trước khi thực nghiệm điểm trung bình của lớp đối chứng và lớp thực
nghiệm chênh lệch không đáng kẻ, độ lệch chuẩn S
X
[ độ phân tán điểm quanh
giá trị trung bình] cũng xấp xỉ bằng nhau. Sau khi thực nghiệm, lớp thực
nghiệm điểm trung bình cao hơn lớp đối chứng.
X

TN
= 9,48 > 8,58 = X
DC


Trong khi dó độ lệch chuẩn S
X
đầu ra của lớp thực nghiệm lại nhỏ hơn đầu
ra của lớp đối chứng.
S
X TN
= 0,72 < 0,98 = S
X ĐC

Trong cùng một lớp, độ lệch điểm trung bình [trước và sau thực nghiệm] ở
lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng [1,38> 1,10], Điều đó thể hiện rõ hiệu
21


quả tác động của thực nghiệm là hình thành nhóm kĩ năng sử dụng thiết bị
giáo dục hiện đại, nhóm kĩ năng học tập trên máy, nhóm kĩ năng phụ trợ khác
và làm cho chất lượng dạy – học được nâng cao rõ rệt.
Qua thực tiễn TNSP cho thấy, từ việc hình thành kĩ năng SDTB hiện đại
đặc biệt là mày tính đã giúp cho các em học sinh có cơ hội và có kĩ năng học
tập trên máy, cũng nh
ư có điều kiện cho việc phát triển kỹ năng học tập
chung. Các em có nhiều hứng thú trong học tập, chủ động trong học tập, chủ
động chiếm lĩnh tri thức thông qua các bài tập tự học trên các phần mềm ứng
dụng Toán, Tiếng việt, Anh văn… và làm các bài thực hành sáng tạo.
Trong điều kiện học tập có ứng dụng CNTT-TT, với môi trường học tập
thuận lợi, các em đượ
c trực tiếp luyện tập qua giao diện máy tính, tiếp cận
nhanh tri thức, việc học tập được quan tâm đến từng cá nhân, nhằm giúp các
em phát huy tính tích cực và sở thích riêng của từng đối tượng học sinh.
Dùng phép thử t-student cho nhóm song song để so sánh kết quả đầu
vào,đấu ra dễ đối chứng là L1 [pretrst] và đầu vào đầu ra thực nghiệm là L2
[posttest] nhằm để so sánh sự khác nhau giữa kết quả đầu vào,đầu ra của lớp
thực nghiệm và l
ớp đối chứng.
+ Đặt giả thuyết Ho là tác động thực nghiệm không có hiệu quả,và sau đó
tính t, tra bảng t-student, tìm t α tới hạn.Nếu t > t α ,chúng ta có thể bác bỏ giả
thuyết H
o
, nghĩa là tác động lớp thực nghiệm có hiệu quả rõ rệt. Nếu t < t α
chúng ta chấp nhận giả thuyết H
o
.
Như vậy tác động của thực nghiệm có hiệu quả.

Áp dụng công thức: t =
X
S
X

Từ đó: t =
X
S
X
=
72.0
48.9
= 3.62 và t = 3,62.
Tra bảng phân phối t-student,bậc tự do:
F = N-1= 27
α = 0.05 ta có t
α
= 2.05
Vậy, t = 3,62 > 2,05 = t
α
như vậy chúng ta không chấp nhận giả thuyết H
o

Như vậy tác động của thực nghiệm có hiệu quả.
Phép tính t-student cho nhóm lớp không song song nhằm tìm ra sự khác biệt
giũa hai kết quả lớp đối chứng và lớp thực nghiệm.
Đặt giả thuyết H
o
là tác động thực nghiệm không có hiệu quả,có nghĩa là
lớp thực nghiệm không khác lớp đối chứng. Sau đó tính giá trị t theo công

thức sau:
22

T=
X
1
- X
2

S
1
2
n
1
+
S
2
2
n
2


Ghi chú: 2 lớp có số học sinh bằng nhau.
- Tra bảng t-student tìm t
α
tới hạn [p=0,05]
- Bậc tự do là F = 2N-2 = 56-2 F = 54
Nếu t > t
α
chúng ta lọai bỏ giả thuyết Ho, có nghĩa là kết quả sự khác nhau

giữa 2 lớp không co ý nghĩa.
Vậy: t =
==
+

05.0
9.0
28
98.072.0
58.848.9
4.09
t = 4.09
Tra bảng phân phối t-student F = 54
Mức α = 0,05

t
α = 2,01
Ta thấy t > t
α
giả thuyết H
o
không chấp nhận được, như vậy sự khác biệt
giữa hai lớp đối chứng và thực nghiệm có ý nghĩa về mặt tính tóan theo xác
suất thống kê, tóm lại thực nghiệm là có kết quả như đã nêu.
X là phép thử để so sánh hiệu quả của hai lớp đối chứng và thực nghiệm thể
hiện ở tỷ lệ học sinh khá giỏi.
Đặt giả thuyết H
o
là số học sinh khá, giỏi ở lớp thực nghiệm hơn số học sinh
khá giỏi ở lớp đối chứng không có ý nghĩa về mặt thống kê.

Tính X theo công thức sau: X
2
=
E
EQ


2
][

Q: Tần số xuất hiện thật,
E: Tần số lý thuyết,
Tra bảng
2
α
X với bậc tự do F: F = [số hàng -1] x [ số cột -1 ]
Với p = 0,05.
Nếu X
2
>
2
α
X chúng ta không chấp nhận giả thuyết H
o
, nghĩa là số học sinh
khá giỏi ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng là có ý nghĩa thống kê,nói
lên tác động tích cực của việc hình thành các nhóm kĩ năng dẫn đến hiệu quả
trong học tập.
Nếu X
2

<
2
α
X chúng ta chấp nhận giả thuyết H
o
, nghĩa là số học sinh khá
giỏi ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng chênh lệch nhau không có ý nghĩa về
mặt thống kê.
Từ [ bảng 3 .3 ] chúng ta có:
Lớp thực nghiệm và lớp đối chứng có số học sinh bằng nhau [ 28],
E: Tần số lý thuyết xuất hiện,
55 x 28: 56 = 27,5

Ngành Công nghệ thông tin là gì?

Công nghệ thông tin, viết tắtCNTT, [tiếng Anh:Information technologyhay làIT] là một nhánh ngành kỹ thuật sử dụngmáy tínhvàphần mềm máy tínhđể chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền tải và thu thập thông tin.

Theo Wikipedia

Các doanh nghiệp hiện nay dù ở lĩnh vực nào cũng đều cần sự hỗ trợ của Công nghệ thông tin. Sự hiện diện của Công nghệ thông tin không chỉ giúp tăng hiệu quả công việc của mỗi nhân viên mà còn giúp công tác quản lý, xử lý thông tin và ra quyết định chính xác và kịp thời!

Công nghệ thông tin [CNTT] và ngoại ngữ là một trong những công cụ góp phần xóa bỏ các rào cản về lãnh thổ, rút ngắn khoảng cách trình độ lao động, tạo hiệu quả công việc. Trường ĐH Thủ đô Hà Nội là một trong số ít các đơn vị đủ điều kiện tổ chức thi và cấp chứng chỉ ứng dụng CNTT theo Thông tư 03 của Bộ Thông tin truyền thông [BTTTT].

Hiện nay Thành phố Hà Nội đã có đề án quy hoạch phát triển công nghệ thông tin thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Trong đó, mục tiêu chung là đưa Hà Nội tiếp tục đi đầu cả nước về phát triển kinh tế tri thức và xã hội thông tin trên cơ sở hạ tầng đô thị “thông minh”. Hà Nội sẽ trở thành một trong những thành phố phát triển về chính quyền điện tử, trung tâm mạnh về công nghiệp CNTT trong khu vực. Dự kiến từ nay đến năm 2020, trong lĩnh vực hành chính công, chỉ riêng thành phố Hà Nội cần khoảng hơn 1000 lao động.

Là trường ĐH công lập duy nhất trực thuộc UBND TP Hà Nội, trường ĐH Thủ đô Hà Nội [tiền thân là trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội] bên cạnh nhiệm vụ chung đào tạo nguồn nhân lực nhân lực chất lượng cao cho cả nước còn có các chức năng, nhiệm vụ mang tính đặc thù, chuyên biệt nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường lao động của riêng TP Hà Nội. Cùng với việc mở các mã ngành đào tạo về ngoại ngữ và CNTT, trường ĐH Thủ đô Hà Nội là một trong số các đơn vị có đủ điều kiện tổ chức thi và cấp chứng chỉ ứng dụng CNTT theo chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT tại Thông tư 03/2014/TT-BTTTT.

Theo đó, chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT gồm chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản và chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT nâng cao. Thông tư 03 của Bộ TT&TT nêu rõ, chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản gồm 6 mô-đun: hiểu biết về CNTT cơ bản; sử dụng máy tính cơ bản; xử lý văn bản cơ bản; sử dụng bảng tính cơ bản; sử dụng trình chiếu cơ bản; sử dụng Internet cơ bản. Còn chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT nâng cao gồm 9 mô-đun: xử lý văn bản nâng cao; sử dụng bảng tính nâng cao; sử dụng trình chiếu nâng cao; sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu; thiết kế đồ họa hai chiều; biên tập ảnh; biên tập trang thông tin điện tử; an toàn, bảo mật thông tin; sử dụng phần mềm kế hoạch dự án. Cá nhân đạt chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản phải đáp ứng yêu cầu của cả 6 mô đun nêu trên. Còn cá nhân đạt chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT nâng cao phải đạt Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản, đồng thời đáp ứng yêu cầu của tối thiểu 3 trong 9 mô-đun quy định.

Tổ chức ôn luyện thi chứng chỉ CNTT tại Cao Bằng

Để chuẩn bị điều kiện cho việc tổ chức thi và cấp chứng chỉ ứng dụng CNTT, trường ĐH Thủ đô Hà Nội đã xây dựng hệ ngân hàng câu hỏi tin học với trên 2000 câu hỏi về CNTT; trang bị 5 phòng học tin đạt chuẩn quốc tế với hơn 200 máy tính và hệ thống server hiện đại; các phòng chức năng cùng hệ thống CNTT đã đảm bảo việc tổ chức thi trên máy tính theo đúng quy định của Thông tư liên tịch số 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT.

Chứng chỉ ứng dụng CNTT cơ bảnrất cần thiết đối với sinh viên và người lao động hoàn thiện các văn bằng chứng chỉ để tốt nghiệp, xin việc hoặc thi tuyển viên chức, công chức hoặc nâng ngạch, hoàn thiện hồ sơ theo đúng các tiêu chuẩn do Cơ quan Nhà nước ban hành.

Chứng chỉ ứng dụng CNTT nâng cao cần thiết đối với các cán bộ, chuyên viên cần hoàn thiện hồ sơ thể hiện kỹ năng cao cấp về sử dụng CNTT, thuận lợi cho việc nâng ngạch, tăng bậc lương.

Hiện trường ĐH Thủ đô Hà Nội liên tục mở các lớp bồi dưỡng và thi lấy chứng chỉ ứng CNTT tại trường [địa bàn TP Hà Nội] và các đơn vị liên kết của trường [tại các tỉnh thành khác].

Để đăng ký ôn tập, dự thi chứng chỉ CNTT theo chuẩn Thông tư 03, xin liên hệ tại:

Trung tâm Ngoại ngữ – Tin học

Số 98 Dương Quảng Hàm – Quan Hoa – Cầu Giấy – Hà Nội

Hotline : 024.32272845

Hoặc đăng ký trực tuyến tại đây:

Họ và tên:

Điện thoại:

Số chứng minh thư:

Địa chỉ email:

Thông tin, yêu cầu khác:

Hoặc đăng kí tại đâytại đây

Thái độ:

Độc lập

Có thể hoàn thành nhiệm vụ và đưa ra thời hạn mà không cần sự trợ giúp của các nhà phát triển web và đồng nghiệp khác. Điều quan trọng là có thể hoàn thành các nhiệm vụ phải làm thường xuyên mà không cần sự trợ giúp hoặc hỗ trợ từ đồng nghiệp khác.

Tính quyết đoán

Có khả năng hoàn thành nhiệm vụ mà không bao giờ bỏ cuộc và thực hiện nhiệm vụ theo tiêu chuẩn cao nhất có thể mà người chuyên nghiệp có khả năng. Làm việc như một kỹ thuật viên công nghệ thông tin, có khá nhiều nhiệm vụ có thể cực kỳ khó khăn và đòi hỏi nhiều kiên nhẫn, điều quan trọng là người chuyên nghiệp tiếp tục cố gắng, tập trung vào nhiệm vụ và hoàn thành tốt nhất khả năng của mình.

Trung thực

Phẩm chất trung thực và có nguyên tắc đạo đức mạnh mẽ, ngoài ra, bạn phải được coi là đáng tin cậy khi đối mặt với các nhiệm vụ quan trọng và được tin tưởng với các sản phẩm và sự kiện quan trọng. Luôn theo những lý lẽ đạo đức của bạn và làm điều đúng đắn trong mọi trường hợp công việc.

Khả năng lãnh đạo

Phẩm chất lãnh đạo là rất quan trọng trong việc làm IT vì những người làm việc tốt trong nhóm thường rất cần thiết trong lãnh đạo ngành công nghệ thông tin. Họ thường liên kết việc lập kế hoạch và tổ chức tốt và là một người có óc sáng kiến, kỹ năng lãnh đạo tốt khi đảm nhận những nhiệm vụ hàng đầu.

Sự tự tin

Sự tự tin là một kỹ năng khá quan trọng cần có khi làm việc trong những việc làm IT. Nhiệm vụ yêu cầu bạn phải có mức độ tin cậy hợp lý nhưng không được quá tự cao. Việc tìm kiếm sự cân bằng phù hợp là chìa khóa khi làm việc trong ngành công nghệ thông tin, ví dụ nếu nhà phát triển Web tin chắc có nhiều khả năng rằng họ sẽ không hoàn thành do thực tế là họ có một lượng kiến thức hạn chế để xử lý công việc này thì họ có thể bị sa thải.

Tự tạo động lực

Trong ngành công nghiệp công nghệ thông tin, động lực tự là một kỹ năng quan trọng ở nơi làm việc. Đó cũng là một kỹ năng quan trọng khi làm việc theo nhóm vì các thành viên trong nhóm của bạn thấy rằng bạn đang tạo động lực, họ có thể nhận thấy điều này và dần dần cũng trở nên có động lực.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ [SMEs] rất quan trọng đối với nền kinh tế và người tốt nghiệp tìm việc làm. Khám phá cách làm thế nào để tìm việc làm ngành IT trong những doanh nghiệp nhỏ nhưng đóng vai trò quan trọng trong thị trường việc làm IT và tận dụng các cơ hội lớn mà họ cung cấp.

Trong thực tế, người mới tốt nghiệp có nhiều khả năng nhận công việc đầu tiên của họ trong một doanh nghiệp vừa và nhỏ hơn là trong một tập đoàn lớn. Mặc dù vậy, nhiều sinh viên tốt nghiệp công nghệ thông tin thiếu cân nhắc các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khi tìm việc của họ. Đây là suy nghĩ hạn chế khi thị trường việc làm IT có nhiều công ty công nghệ nhỏ thành công cung cấp các giải pháp sáng tạo, phần mềm, dịch vụ và cơ hội việc làm.

Cách các sinh viên có thể tìm ra những công ty IT vừa và nhỏ

Tìm việc làm ở cấp độ sơ cấp cho sinh viên tốt nghiệp trong các doanh nghiệp công nghệ thông tin vừa và nhỏ đòi hỏi phải tìm đúng nơi.

Nộp đơn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Thư xin việc của bạn sẽ là đầu mối liên lạc đầu tiên với nhà tuyển dụng, vì vậy điều quan trọng là nó phải ngắn gọn và cung cấp chi tiết về những gì bạn có thể cung cấp cho công ty. Tìm hiểu xem ai chịu trách nhiệm tuyển dụng và gửi thư trực tiếp cho họ. Luôn luôn theo dõi phản hồi thư bằng cách gọi một cuộc gọi để dò hỏi vài ngày sau đó.

Tuy nhiên, khi phản hồi trực tiếp các vị trí công việc được quảng cáo, hãy đọc hướng dẫn về cách nộp đơn một cách cẩn thận và đảm bảo bạn làm phù hợp các kỹ năng của mình với những gì yêu cầu trong quảng cáo hoặc mô tả công việc.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể cân nhắc kinh nghiệm, tính cách và sự sáng tạo của bạn hơn chỉ đơn giản là bằng cấp học thuật bạn đạt được. Như vậy, điều quan trọng là phải cho thấy các kỹ năng bản thân tốt trong đơn xin việc của bạn. Hãy nỗ lực để chỉnh sửa nó hướng tới tổ chức và vai trò cụ thể bạn ứng tuyển và bạn sẽ thành công hơn trong tìm được một công việc.

Lợi thế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Một doanh nghiệp vừa và nhỏ là một công ty với ít hơn 250 nhân viên, vì vậy bạn có thể mong chờ một môi trường làm việc chặt chẽ. Đồng thời nhân viên trong các công ty vừa và nhỏ thường có độ tự chủ và trách nhiệm cao. Tuy nhiên, bạn sẽ không phải tự xoay xở một mình. Có ít người hơn trong một doanh nghiệp thường tạo ra một nền văn hóa cởi mở hơn.

Trong một doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể dễ dàng cho đóng góp cá nhân của bạn được công nhận hơn ở những doanh nghiệp máy tính lớn, điều này có thể làm cho bạn có cảm giác gắn bó lớn hơn với công việc và công ty của bạn. Người quản lý và thậm chí cả các giám đốc thường dễ tiếp cận hơn và thường có sự tham gia nhiều hơn vào công việc hàng ngày của doanh nghiệp.

Mức lương và sự đào tạo cho việc làm IT trong doanh nghiệp vừa và nhỏ

Mức lương khởi điểm thường thấp hơn một chút so với những nhà tuyển dụng lao động công nghệ thông tin lớn, nhưng các công ty công nghệ có khuynh hướng so sánh và trả xứng đáng mức lương tương xứng với vai trò. Đào tạo trong các doanh nghiệp máy tính vừa và nhỏ có xu hướng không chính thức hơn là một chương trình đào tạo người tốt nghiệp đại học và phần lớn việc đào tạo của bạn sẽ được thực hiện ngay trong công việc. Trong một số cách, bạn có thể tự do hơn để định hình con đường của riêng bạn, chọn loại đào tạo bạn cảm thấy là cần thiết để thực hiện vai trò của bạn.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ là doanh nghiệp có đặc trưng mau lẹ mang lại cho nhân viên một tư duy sáng tạo và thực dụng. Vì lý do này, làm việc cho một doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ không làm sự nghiệp của bạn bị lùi lại phía sau. Nhân viên doanh nghiệp vừa và nhỏ thường rất dễ thích ứng và có khả năng làm việc trên nhiều vai trò hoặc lĩnh vực kinh doanh và thường có khả năng chuyển sang hoạt động mới dễ dàng. Đây là một cách tuyệt vời để xây dựng một loạt kinh nghiệm và tiến bộ nhanh chóng, nếu bạn chủ động và linh hoạt trong suy nghĩ của mình

“Thời đại công nghệ số”, “Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin trong thời kỳ hội nhập” là những điều chúng ta đang được nghe thấy mỗi ngày. Đúng vậy, công nghệ ngày một phát triển và mỗi ngày, công nghệ lại mang đến cho chúng ta những trải nghiệm mới về sự tiện ích mà nó mang lại. Nếu bạn yêu thích làm việc với chiếc máy tính của mình, bạn mong muốn tìm việc làm trong thị trường việc làm IT thì bạn nên bắt đầu nắm bắt cơ hội ngay từ bây giờ. Sự đa dạng trong lĩnh vực công nghệ thông tin sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm tuyệt vời, qua đó giúp bạn có được nhiều cơ hội phát triển bản thân không thua kém bất kỳ chuyên ngành nào. Hãy cũng tìm hiểu các lý do bên dưới để lý giải vì sao bạn không nên bỏ qua cơ hội được phát triển trong lĩnh vực công nghệ thông tin nhé, đặc biệt là với những ai đang theo học công nghệ thông tin và có nguyện vọng tìm việc làm trong thị trường việc làm IT.

Những cơ hội

Một lĩnh vực/ngành nào đó có thể phổ biến trong một thời gian ngắn, nhưng đối với công nghệ thông tin, đó sẽ là cả một quá trình lâu dài. Bởi vì, trong cuộc sống lẫn công việc hàng ngày, chúng ta đều nhìn thấy sự hiện diện của công nghệ. Điều đó cũng có nghĩa là, cơ hội nghề nghiệp cho bạn trong lĩnh vực công nghệ là vô cùng rộng mở.

Sự đa dạng

Một sư thú vị không kém trong lĩnh vực công nghệ thông tin chính là chuỗi việc làm đa dạng mà nó mang lại. Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn công việc theo tính cách và sở trường của bản thân, và hiển nhiên, mỗi công việc đều mang đến cho bạn những trải nghiệm tuyệt vời và chúng sẽ không hề giống nhau.

Sự phát triển

Chắc chắn công nghệ thông tin sẽ là một lựa chọn đúng đắn nếu như bạn muốn tìm việc làm nào đó mà có được nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp, bởi vì công nghệ không bao giờ “lỗi thời”.

Bên dưới là một số vị trí có thể mang lại cho bạn sự trải nghiệm tuyệt vời và hơn hết, chính là những “bệ phóng hoàn hảo” cho sự nghiệp tương lai của bạn.

Kỹ sư phần mềm

Chuyên gia phân tích hệ thống

Tư vấn viên kỹ thuật

Điều phối viên công nghệ thông tin

Thiết kế và lập trình trò chơi máy tính.

Thử thách

Khi bạn trở thành một chuyên gia công nghệ thông tin, công việc hàng ngày của bạn chính là giải quyết mọi vấn đề mà mọi người gặp phải. Nếu bạn đã sẵn sàng đối mặt với những “chướng ngại vật” này, Vậy thì bạn không nên bỏ qua các cơ hội được làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Tài chính

Chắc chắn rằng, đây chính là yếu tố quan trọng đối với hầu hết ứng viên có nhu cầu tìm việc làm, đặc biệt là thị trường việc làm IT. Lương bổng, phúc lợi, chế độ là những thứ mà con người ta vẫn ưu tiên hàng đầu khi quyết định cống hiến công sức mình cho một doanh nghiệp/tập đoàn nào đó. Tùy thuộc vào từng vị trí và trách nhiệm mà bạn sẽ nhận được mức thù lao khác nhau. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng vì hiện nay, hầu hết các công việc trong lĩnh vực IT đều được chi trả “một con số khủng”, đặc biệt nếu bạn làm trong một công ty công nghệ.

Sự sáng tạo

Bất kể lĩnh vực nào cũng cần sự sáng tạo, và công nghệ thông tin cũng không phải là một sự ngoài lệ. Nếu bạn yêu thích sự đổi mới và mong muốn những ý tưởng của mình có thể góp phần cải thiện đáng kể năng suất hoạt động của doanh nghiệp thì công nghệ thông tin chính là sự lựa chọn sáng suốt dành cho bạn đấy. Bạn cũng có thể đưa ra các ý tưởng để giúp đỡ các phòng ban khác tối ưu hóa được năng suất hoạt động của họ trong quá trình làm việc trên hệ thống.

Sự hài lòng

Sự hài lòng ở đây không chỉ là hài lòng về bản thân, mà còn là khiến người khác hài lòng hơn về bạn. Về cơ bản, công nghệ thông tin giúp bạn gắn kết với tất cả mọi người ở các phòng ban khác nhau. Bạn có thể giúp đỡ mọi người khắc phục sự cố và đưa ra những lời khuyên hữu ích để họ nhanh chóng giải quyết được vấn đề, điều đó sẽ khiến bạn trở nên “tuyệt vời” hơn trong mắt các đồng nghiệp.

Có rất nhiều người hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin sử dụng máy tính, phần mềm, mạng, máy chủ và công nghệ khác để quản lý và lưu trữ dữ liệu.

Chức danh công việc có thể thay đổi ở công ty này sang công ty khác. Ví dụ, một công ty có thể tuyển dụng một “nhà phát triển”, nơi một người khác được tuyển dụng với tên gọi “lập trình viên” – nhưng công việc có thể giống hệt nhau ở hai công ty, bất chấp sự khác biệt về chức danh.

Nếu bạn đang tìm việc làm trong thị trường việc làm IT, bạn nên xem tất cả các chức danh công việc có liên quan để bạn có thể mở rộng danh mục tìm kiếm của mình bao gồm tất cả các vai trò có liên quan. Thông tin về lĩnh vực công nghệ thông tin

Theo thông kê của Cục lao động [BLS], thị trường việc làm IT đang tăng trưởng tốt hơn mức trung bình của tất cả các ngành nghề khác, với mức tăng trưởng 13% dự kiến ​​từ năm 2016 đến năm 2026.

Sự tăng trưởng này là không phải bất ngờ lớn, khi công nghệ thông tin tiếp tục phát triển mạnh với các trang web, ứng dụng và sản phẩm mới ra mắt liên tục. BLS dự đoán rằng thị trường việc làm IT sẽ có thêm 564.100 việc làm mới vào năm 2026.

Những sản phẩm internet hoặc các sản phẩm được kết nối web, là một phát triển lớn trong ngành công nghệ thông tin giống như cách các ứng dụng dành cho thiết bị di động đã thực hiện cách đây vài năm.

Các động lực mạnh mẽ khác sẽ góp phần vào sự tăng trưởng tìm việc làm trong lĩnh vực công nghệ thông tin là sự ra đời của điện toán đám mây. Hiện tại, nhu cầu cao về Kiến ​​trúc sư đám mây, Phần mềm đám mây và Kỹ sư mạng, Nhà phát triển dịch vụ đám mây, Quản trị viên và Kỹ sư hệ thống đám mây, Chuyên gia về đám mây v.v.

Dưới đây là danh sách một số chức danh công việc phổ biến nhất ngành công nghệ thông tin, cũng như mô tả sơ bộ về từng chức danh. Kiến trúc mạng máy tínhCác kiến ​​trúc sư mạng máy tính có nhiệm vụ thiết kế, xây dựng và duy trì một loạt các mạng truyền thông dữ liệu. Họ thường có bằng cử nhân về khoa học máy tính hoặc một lĩnh vực liên quan. Một số cũng có bằng thạc sĩ về quản trị kinh doanh [MBA], tập trung vào các hệ thống thông tin. Kiến trúc sư mạng máy tính có thể kiếm được mức lương tương đối cao – mức lương trung bình là 101,210 USD.

Chuyên gia hỗ trợ máy tính
Các chuyên gia hỗ trợ máy tính hỗ trợ người dùng và các tổ chức. Một số chuyên gia [thường được gọi là chuyên gia hỗ trợ mạng máy tính hoặc chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật] hỗ trợ mạng máy tính bằng cách kiểm tra và đánh giá hệ thống mạng.

Những người khác [đôi khi được gọi là kỹ thuật viên trợ giúp] cung cấp dịch vụ khách hàng bằng cách giúp mọi người khi gặp vấn đề về máy tính của họ. Bởi vì mô tả công việc khác nhau, các yêu cầu cũng khác nhau. Một số yêu cầu bằng cử nhân, trong khi những người khác cần bằng cao đẳng hoặc các tín chỉ.

Quản trị viên cơ sở dữ liệu
Quản trị viên cơ sở dữ liệu giúp lưu trữ và sắp xếp dữ liệu của công ty hoặc khách hàng. Họ bảo vệ dữ liệu khỏi những người dùng trái phép. Một số làm việc cho các công ty cung cấp dịch vụ thiết kế máy tính. Những người khác làm việc cho các tổ chức có hệ thống cơ sở dữ liệu lớn, chẳng hạn như các tổ chức giáo dục, công ty tài chính v.v.

Những công việc này đang phát triển với tốc độ nhanh hơn mức trung bình, với mức tăng trưởng dự kiến ​​11% nhu cầu tìm việc làm cho vị trí này từ năm 2016-2026.Chuyên viên phân tích an ninh thông tinViệc tăng tỷ lệ vi phạm an ninh mạng và nguy cơ liên quan đến trộm cắp danh tính đã tăng cường tầm quan trọng của việc bảo vệ dữ liệu trên các trang web thương mại và chính phủ. Các nhà phân tích bảo mật thông tin giúp bảo vệ mạng máy tính và hệ thống máy tính của tổ chức.

Họ lập kế hoạch và thực hiện một loạt các biện pháp an ninh, chẳng hạn như cài đặt và sử dụng phần mềm, và mô phỏng các cuộc tấn công mạng để kiểm tra hệ thống. Công việc bảo mật thông tin dự kiến ​​sẽ tăng trưởng nhanh hơn nhiều so với mức trung bình, với mức tăng 28% từ năm 2016 đến năm 2026. Mức lương trung bình cho một nhà phân tích bảo mật thông tin là 92,600 USD.Nhà phát triển phần mềmCác nhà phát triển phần mềm thiết kế, chạy và thử nghiệm các chương trình và ứng dụng máy tính khác nhau. Họ thường có bằng cử nhân về khoa học máy tính hoặc một lĩnh vực liên quan. Họ cũng có kỹ năng lập trình mạnh mẽ. Các công việc phát triển phần mềm dự kiến ​​sẽ tăng khoảng 24% từ năm 2016-2026. Mức lương trung bình của một nhà phát triển phần mềm là 102,280 USD.Kỹ sư trí tuệ nhân tạo Trí tuệ nhân tạo là một trong những lĩnh vực mở rộng nhanh nhất trong công nghệ thông tin. Các nhà phát triển và kỹ sư thiết kế hệ thống bắt chước phản ứng nhận thức tinh vi của con người trong tương tác với người dùng. Họ lập trình các hệ thống để khai thác các trường dữ liệu mở rộng để giải quyết các vấn đề dựa trên các dấu hiệu môi trường và người dùng. Ước tính mức lương cho các kỹ sư trí tuệ nhân tạo trung bình 135,342 USD mỗi năm.

Công việc kỹ sư công nghệ thông tin là thách thức và đòi hỏi những số kỹ năng và phẩm chất nhất định để mang lại hiệu quả công việc. Nếu bạn là một người tìm việc làm đang mong mỏi bước vào sự nghiệp công nghệ thông tin và đang nghĩ về những gì bạn cần để thành công trong công việc, bài đăng này cung cấp câu trả lời bạn đang tìm kiếm. Nó trình bày chi tiết các kỹ năng và phẩm chất bạn cần để tìm việc làm trên thị trường việc làm IT, làm tốt nhất công việc và thành công trong sự nghiệp.

Kỹ sư công nghệ thông tin làm những gì?

Những kỹ sư công nghệ thông tin phát triển, thử nghiệm, cài đặt, định cấu hình và khắc phục sự cố các chương trình công nghệ và phần mềm. Họ cũng tạo ra các tài liệu, sơ đồ và các hướng dẫn chi tiết khác để sử dụng tốt nhất công nghệ và giúp người sử dụng lao động đáp ứng nhu cầu về phần cứng, phần mềm và các công cụ mạng máy tính.

Kỹ sư công nghệ thông tin thực hiện các nhiệm vụ khác nhau bao gồm cài đặt và định dạng cấu hình phần mềm máy tính và phần cứng, hệ thống, máy in, máy quét và mạng; giải quyết các vấn đề về mật khẩu, trả lời các sự cố, sửa chữa thiết bị và thay thế các bộ phận.

Họ làm việc ở các môi trường khác nhau, cung cấp dịch vụ kỹ thuật công nghệ thông tin cho chính phủ, trung tâm chăm sóc sức khỏe, doanh nghiệp, trường học và các loại tổ chức khác.

Dưới đây là 15 kỹ năng và phẩm chất người tìm việc làm IT cần để làm tốt nhất cho công việc của mình như một kỹ sư máy tính:

Kỹ năng toán học: Đây là một phần của các kỹ năng được sử dụng trong việc làm IT nói chung và rất quan trọng đối với nghề kỹ thuật. Kiến thức về toán học sẽ giúp bạn tránh khỏi rất nhiều căng thẳng. Là kỹ sư công nghệ thông tin, bạn cần biết cách tính toán và đo lường để giúp giảm sự phức tạp.

Kỹ năng quản lý thời gian: Kỹ sư công nghệ thông tin cần tìm cách quản lý thời gian của họ theo cách hiệu quả hơn. Công việc rất tẻ nhạt và có cường độ làm việc mệt mỏi, nhưng với kỹ năng quản lý thời gian tốt, bạn sẽ thấy nó không quá căng thẳng. Kỹ sư máy tính cần biết cách đánh giá thời lượng dự án và lượng thời gian cần thiết để hoàn thành từng dự án.

Thiết kế trải nghiệm người dùng: Điều này bao gồm làm việc với HTML/CSS, Adobe Creative Suite và JavaScript, nó đòi hỏi kỹ năng cao. Một kỹ sư công nghệ thông tin tốt hiểu cách người dùng tương tác với công nghệ và triển khai các giao diện này đặc biệt là trong các lĩnh vực mà việc chuyển đổi sang các chương trình kỹ thuật số và các hệ thống trực tuyến đang tăng tốc.

Lắng nghe chủ động: những kỹ sư công nghệ thông tin nên quen với việc chú ý đầy đủ đến những gì người khác đang nói, dành thời gian của họ để hiểu những điểm họ muốn trình bày. Họ cũng nên đặt câu hỏi thích hợp và tránh sự gián đoạn vào những thời điểm không thích hợp.

Kỹ năng mạng: Kỹ sư công nghệ thông tin cần phải hiểu cách mạng hoạt động, DNS và cách kiểm tra chúng. Kiến thức về xử lý sự cố đơn giản và cách theo dõi các máy định tuyến là điều cần thiết. Cho dù bạn là quản trị viên hệ thống, nhà phân tích kinh doanh hay kỹ thuật viên trợ giúp, bạn đều cần kỹ năng kết nối mạng để có trải nghiệm rộng hơn.

Kỹ năng giao tiếp tốt: Để trở thành một kỹ sư trong lĩnh vực việc làm IT, bạn phải có khả năng giao tiếp, cả bằng lời nói và bằng văn bản. Là một người giao tiếp tốt, bạn cần phải có năng lực về ngôn ngữ thứ hai và chuyên gia nói trước công chúng. Không phải ai cũng hiểu ngôn ngữ kỹ thuật, vì vậy trong trường hợp đó bạn phải sử dụng tiếng Anh dễ hiểu để giao tiếp hiệu quả. Điều này có ảnh hưởng lớn đến bạn một cách chuyên nghiệp, và bạn có thể dễ dàng được chú ý.

Kỹ năng lãnh đạo: Trong quá trình quản lý dự án, bạn thực sự cần kỹ năng lãnh đạo để giúp bạn lập kế hoạch, làm đại biểu, đưa ra quyết định, đặt ra các ưu tiên và ảnh hưởng đến mọi người. Để bạn có thể phát triển những kỹ năng này, bạn cần phải tham gia vào một trường học, đoàn thể quần chúng hoặc nhà thờ như một tình nguyện viên.

Làm việc nhóm: Làm việc trong một môi trường nhóm là một kỹ năng tuyệt vời mà bạn cần để phát triển như một kỹ sư công nghệ thông tin. Không ai có thể hoàn thành một dự án kỹ thuật một mình mà không có một nhóm cộng sự. Các hoạt động tình nguyện có thể giúp bạn có được kinh nghiệm làm việc theo nhóm, nếu bạn có thể thử.

Quản trị và đánh giá hệ thống: Các kỹ sư công nghệ thông tin nên có khả năng xác định các biện pháp hoặc chỉ số về hiệu suất hệ thống và các hành động cần thiết để cải thiện hoặc hiệu chỉnh chính xác liên quan đến mục tiêu của hệ thống. Họ cần phải hiểu quyền truy cập tập tin, mức truy cập.

Kỹ năng phân tích mạnh: Mọi khía cạnh của kỹ thuật công nghệ thông tin cần được tiếp cận với một óc phân tích. Phát triển giải pháp là rất quan trọng và cần phải đáp ứng tất cả các yêu cầu với ít rủi ro nhất trong quá trình xây dựng càng tốt. Nó là cần thiết để thử nghiệm và chạy thử trước khi công việc thực sự bắt đầu.

Chú ý vào chi tiết: trong suốt quá trình lập kế hoạch và xây dựng của dự án IT phức tạp, việc chăm chú đến chi tiết được trả giá cao. Nếu mức độ chú ý cao đến từng chi tiết không được đưa ra trong quá trình này, một số điều quan trọng có thể bị lãng quên. Do đó, để tránh những sai lầm không cần thiết có thể gây hại cho dự án, sự chú ý đến chi tiết nên được coi là một kỹ năng quan trọng cần có.

Kỹ năng giải quyết vấn đề: Là kỹ sư công nghệ thông tin, bạn cần khả năng xác định các vấn đề phức tạp và đưa ra các câu trả lời đúng. Để có thể tìm ra giải pháp cho các vấn đề bạn cần khả năng tư duy phê bình, phân tích các tùy chọn và sau đó đưa ra một giải pháp hoàn hảo.

Kỹ năng viết kỹ thuật: Điều này mang lại cho các kỹ sư công nghệ thông tin khả năng giải thích các khái niệm phức tạp cho những người có kiến thức hạn chế về thế giới kỹ thuật máy tính. Họ có thể hiểu điều này nhiều hơn chỉ khi bạn có khả năng thể hiện ý nghĩa của mình bằng văn bản.

Kỹ năng chạy nhiều chương trình đồng thời: Các kỹ sư công nghệ thông tin thường tham gia vào nhiều nhiệm vụ cùng một lúc và phải có khả năng quản lý tất cả trách nhiệm của họ cùng một lúc. Kỹ năng đa nhiệm sẽ giúp giảm bớt căng thẳng liên quan đến việc quản lý thời gian và khả năng giải quyết ưu tiên.

Ngành công nghệ thông tin hiện tại đã phát triển mạnh mẽ hơn nhiều so với chỉ là một vài công ty nổi tiếng như trước đây. Nó được tạo thành từ một loạt các nhà quản lý hoạt động hiệu quả trong tất cả các lĩnh vực kinh doanh. Hiểu được cảnh quan này có thể giúp bạn xác định một số các công ty tốt ở thị trường việc làm IT mà bạn có thể nộp đơn tìm việc làm để sử dụng các kỹ năng của mình.

Danh sách dưới đây là tóm tắt nhanh về một số hoạt động chính mà bạn thường gặp :

Phân tích doanh nghiệp

Các doanh nghiệp luôn tìm cách cải tiến quy trình của họ và cập nhật thường xuyên về công nghệ. Các nhà phân tích khám phá tình hình hiện tại để hiểu nhu cầu của khách hàng hoặc nhu cầu kinh doanh của riêng họ, tìm ra cách để đáp ứng, và sau đó đưa ra một đặc điểm kỹ thuật cho công nghệ thích hợp được phát triển.

Kinh doanh thông minh

Các tổ chức tạo và thu thập số lượng lớn dữ liệu máy tính. Kinh doanh thông minh liên quan đến việc sử dụng công nghệ để truy cập, phân tích và hiểu thông tin và thiết lập các cách để báo cáo dữ liệu. Làm cho dữ liệu có sẵn và có thể sử dụng là trọng tâm chính vì nó cho phép một tổ chức đưa ra quyết định kinh doanh tốt hơn. Hầu hết các ngành công nghiệp cũng phải đối mặt với việc tăng quy định của chính phủ hoặc ngành và cần phải tìm cách bảo vệ dữ liệu của họ và tuân thủ các tiêu chuẩn.

Công nghệ giao tiếp

Một trong những ứng dụng chính của công nghệ thông tin ngày nay là trong giao tiếp – internet, hệ thống điện thoại, truyền hình, email. Tất cả công nghệ này cần các chuyên gia việc làm IT để phát triển và duy trì phần cứng, phần mềm và mạng. Điện thoại thông minh và Wi-Fi đang thay đổi cảnh quan của truyền thông.

Tư vấn

Các doanh nghiệp mang các chuyên gia tìm việc làm hoạt động trong lĩnh vực việc làm IT từ bên ngoài để giúp họ tìm ra giải pháp cho các vấn đề kinh doanh và đáp ứng nhu cầu công nghệ thông tin của họ. Một tổ chức sẽ thuê một nhà tư vấn để kiểm tra tình hình, xác định các yêu cầu của họ, đưa ra giải pháp tối ưu và phát triển công nghệ phù hợp. Nó cũng thường là cơ hội để nâng cao hiệu quả, điều này đã trở nên quan trọng hơn đối với các doanh nghiệp trong điều kiện kinh tế hiện tại.

Phân tích dữ liệu

Phân tích dữ liệu liên quan đến việc phân tích dữ liệu máy tính để khám phá mối quan hệ và mô tả sự kiện. Phân tích dữ liệu có thể liên quan đến việc kiểm tra dữ liệu từ hiệu suất trước đây để hiểu điều gì đã xảy ra trong tình huống trước đó để doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định tốt hơn. Ngoài ra, các doanh nghiệp có thể cố gắng dự đoán hiệu suất trong tương lai dựa trên thông tin hiện tại từ máy tính.

Quản lý dữ liệu / thông tin

Thông tin không sử dụng cho một tổ chức nếu nó không thể được lưu trữ, lấy ra, phân tích và sử dụng. Quản lý thông tin liên quan đến việc phát triển các chương trình và hệ thống để tổ chức và quản lý dữ liệu để nó có thể là một nguồn tài nguyên quý giá

Phát triển

Các công ty công nghệ sản xuất phần mềm và phần cứng để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp và cá nhân. Một số tổ chức cũng sẽ có các nhóm phát triển nội bộ xây dựng các hệ thống máy tính riêng biệt. Các nhà thiết kế và kỹ sư phần mềm và phần cứng nghiên cứu, thiết kế và thử nghiệm các hệ thống và công nghệ mới, sau đó sửa đổi và triển khai chúng cho phù hợp với thị trường, nhu cầu sử dụng hoặc nhu cầu của khách hàng.

Mạng

Mạng lưới doanh nghiệp lớn đa quốc gia ngày càng thực hành làm việc trên thiết bị di động có nghĩa là mọi người cần có quyền truy cập nhanh chóng, dễ dàng và an toàn vào thông tin từ máy chủ của tổ chức của họ, cho dù họ ở đâu. Mạng máy tính tồn tại để các nguồn lực công nghệ thông tin và máy tính có thể liên kết – cho dù họ đang một mét hoặc nhiều ngàn dặm ngoài.

Dịch vụ bên ngoài

Nhiều tổ chức không muốn sử dụng bộ phận công nghệ thông tin riêng của họ. Thay vào đó, họ thuê những người tìm việc làm từ thị trường việc làm IT, đưa các chuyên gia từ thị trường việc làm IT bên ngoài để hỗ trợ kỹ thuật hoặc các hoạt động phát triển. Một số dịch vụ phần mềm được thực hiện từ xa, thông qua kết nối mạng, trong khi các công việc khác liên quan đến trực tiếp trang web của doanh nghiệp. Hợp đồng có thể dài hoặc ngắn hạn.

Nghiên cứu và phát triển

Cần có rất nhiều điều tra và lập kế hoạch trước khi công nghệ và tiện ích mới có thể được phát hành. Những tiến bộ liên tục trong ngành công nghệ thông tin là do một phần nhỏ, các nhà nghiên cứu và nhà phát triển không mệt mỏi điều tra các hệ thống và sản phẩm mới từ khái niệm thông qua thử nghiệm đến lần ra mắt cuối cùng.

Phát triển công nghệ bảo mật

Tin tặc có thể là một cơn ác mộng trong các tổ chức nơi bảo mật dữ liệu là điều cần thiết. Để ngăn chặn truy cập trái phép vào thông tin bí mật, công nghệ phức tạp là bắt buộc. Các nhà phát triển phải đối mặt với một trận chiến không bao giờ kết thúc để tìm các biện pháp an ninh mới trước khi các biện pháp cũ trở nên lỗi thời.

Chứng chỉ Ứng dụng CNTT - Chuẩn kỹ năng CNTT mới trong thời hội nhập

ngày 11-09-2020

Ngày 21/6/2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng với Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tư liên tịch xác định rõ Chứng chỉ Ứng Dụng CNTT sẽ là chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT mới trong hệ thống giáo dục quốc dân, thay thế cho Chứng chỉ A/B/C trước đây cần được cải tiến để phù hợp với sự phát triển của xã hội.
1. Chứng chỉ Ứng Dụng CNTT Cơ bản và Nâng cao

a] Chứng chỉ Ứng dụng CNTT Cơ bản:

- Được cấp cho thí sinh khi thi đạt 6 mô đun cơ bản sau theo Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản:

  • Mô đun 1: Hiểu biết về Công nghệ thông tin [IU1]
  • Mô đun 2: Sử dụng máy tính cơ bản [IU2]
  • Mô đun 3: Xử lý văn bản cơ bản [IU3]
  • Mô đun 4: Sử dụng bảng tính cơ bản [IU4]
  • Mô đun 5: Sử dụng trình chiếu cơ bản [IU5]
  • Mô đun 6: Sử dụng Internet cơ bản [IU6].

- Sở hữu chứng chỉ Ứng dụng CNTT Cơ bản đồng nghĩa với việc bạn phải nắm vững những kiến thức nền tảng cơ bản về CNTT, hiểu và thực hiện được các thao tác cơ bản trên máy tính, biết cách sử dụng và khai thác Internet an toàn và sử dụng thành thạo bộ phần mềm văn phòng thông dụng [Microsoft Word, Excel, Powerpoint] trong các tình huống phổ biến. Những kiến thức trong 6 mô đun này tuy đơn giản nhưng lại cực kỳ hữu ích trong thực tế. Bạn có thể xem thêm chi tiết các nội dung của chứng chỉ Ứng dụng CNTT cơ bản tại đây

b] Chứng chỉ Ứng dụng CNTT Nâng cao:
- Được cấp cho thí sinh đã có chứng chỉ Ứng Dụng CNTT Cơ bản, đồng thời thi đạt 03 mô đun trong số các mô đun gợi ý của Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT nâng cao.

- 3 mô đun quan trọng và phổ biến nhất là những kỹ thuật nâng cao trong Tin học văn phòng [Microsoft Word, Excel và Powerpoint]. Nắm vững những mô đun này không chỉ giúp bạn thành thạo các kỹ năng Tin học văn phòng hơn, mà còn ứng dụng hiệu quả các kỹ năng này trong học tập, công việc và cuộc sống với những văn bản, bảng tính, bài trình chiếu ấn tượng, bắt mắt. Tham khảo thêm những nội dung quan trọng của chứng chỉ tại đây

2. Đề thi Ứng Dụng CNTT theo Quy định mới
- Đề thi Ứng dụng CNTT mới theo chuẩn quy định của Bộ GDĐT có nhiều thay đổi, đòi hỏi các bạn phải nắm vững kiến thức, ôn tập thật kỹ và biết cách phân bố thời gian thi hợp lý. Đề thi mới gồm 02 phần thi: thi trắc nghiệm và thi thực hành trên máy tính được bảo mật an toàn theo quy chế thi.
  • Bài thi trắc nghiệm: gồm 30 câu, được trích ra ngẫu nhiên từ ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm của trung tâm tổ chức thi và được chấm hoàn toàn tự động trên máy. Ngoài ra, Bộ GDĐT cũng quy định ngân hàng câu hỏi thi trắc nghiệm kỹ năng sử dụng CNTT phải có khoảng 150 câu hỏi cho mỗi mô đun và phải được kiểm duyệt bởi các bộ phận chức năng có liên quan. Thời gian thi trắc nghiệm là 30 phút và máy tính sẽ tự động nộp bài khi hết thời gian thi.
  • Bài thi thực hành: do Ban Đề thi của Trung tâm tổ chức thi xây dựng và được kiểm duyệt theo đúng quy định của Bộ GDĐT về việc tổ chức thi. Thời gian thi thực hành là 120 phút bao gồm các nội dung theo chuẩn kiến thức của chứng chỉ. Kết quả bài thi thực hành này sẽ do Ban Chấm thi chấm và kiểm tra kỹ trước khi công bố điểm cuối cùng cho thí sinh.
3. Trung tâm tổ chức thi theo chuẩn Ứng dụng CNTT
a] Cơ sở vật chất, trang thiết bị của Trung tâm

Khác với việc tổ chức thi các chứng chỉ A/B/C trước đây, Chứng chỉ Ứng Dụng CNTT đưa ra nhiều quy định về cơ sở vật chất và trang thiết bị trong thi cử mà Trung tâm cần đáp ứng. Trong đó, phòng thi, máy tính, kết nối mạng và các thiết bị hỗ trợ thi phải được nâng cấp hiện đại và bảo mật để đáp ứng đúng yêu cầu của Bộ GDĐT.

b] Nhân sự của Trung tâm tổ chức thi

Quy định mới của Bộ GDĐT yêu cầu Trung tâm tổ chức thi phải có đội ngũ quản lý chuyên nghiệp, cán bộ ra đề thi và ban chấm thi phải có bằng tốt nghiệp Đại học chuyên ngành CNTT trở lên, có kinh nghiệm trong công tác ra đề và chấm thi.

Để được chứng nhận là Trung tâm tổ chức thi theo quy định của Bộ GDĐT, Trung Tâm Tin học đã nỗ lực nâng cấp trang thiết bị, triển khai phần mềm, xây dựng ngân hàng đề thi, chuẩn hóa đội ngũ nhân lực,… và đã được Trường ĐH KHTN, Sở GDĐT, Sở TTTT chứng nhận và vinh dự là đơn vị đầu tiên được phép cấp Chứng chỉ Ứng dụng CNTT của Bộ GDĐT.

4. Học và đăng ký thi Chứng chỉ Ứng dụng CNTT
a] Chứng chỉ Ứng Dụng CNTT Cơ bản

- Nếu bạn mong muốn cập nhật toàn bộ kiến thức hoặc ôn luyện thật vững kỹ năng ứng dụng CNTT Cơ bản, những gợi ý dưới đây là dành cho bạn:

  • Tin học Cơ bản: là khóa học giảng dạy toàn bộ kiến thức Tin học nền tảng quan trọng, phù hợp với các bạn vừa bắt đầu làm quen với máy tính hoặc muốn hệ thống, cập nhật lại kiến thức của Chứng chỉ Ứng dụng CNTT Cơ bản.
  • Luyện thi Chứng chỉ Ứng dụng CNTT Cơ bản: với thời lượng học ngắn, khóa học là lựa chọn thích hợp cho những bạn mong muốn ôn tập kiến thức nhanh để tự tin hoàn thành tốt bài thi và nhận chứng chỉ sớm.

- Các kỳ Thi tự do Chứng chỉ Ứng dụng CNTT Cơ bản do Trung tâm tổ chức cũng thu hút rất nhiều thí sinh tại TPHCM tham dự. Các đợt thi được tổ chức thường xuyên trong năm giúp các bạn dễ dàng đăng ký ca thi phù hợp. Lịch thi tự do, các bạn xem thêm tại đây

b] Chứng chỉ Ứng Dụng CNTT Nâng cao
  • Chứng chỉ Ứng Dụng CNTT Nâng cao đòi hỏi bạn phải nắm thật vững kiến thức Tin học chuyên sâu. Chính vì vậy, những khóa học Tin Học Văn Phòng được khai giảng với mục đích bồi dưỡng và hoàn chỉnh kỹ năng THVP nâng cao [Word, Excel, Powerpoint], giúp các bạn tự tin ứng dụng CNTT trong học tập, công việc và cuộc sống.
  • Các kỳ Thi tự do Chứng chỉ Ứng dụng CNTT Nâng cao do Trung tâm tổ chức cũng thu hút rất nhiều thí sinh tại TPHCM tham dự. Các đợt thi được tổ chức thường xuyên trong năm giúp các bạn dễ dàng đăng ký ca thi phù hợp. Lịch thi tự do, các bạn xem thêmtại đây
Chứng chỉ Ứng Dụng CNTT ngày càng được công nhận rộng rãi và là yêu cầu bắt buộc tại nhiều cơ quan doanh nghiệp. Hiểu rõ những quy định của Chứng chỉ mới sẽ giúp các bạn dễ dàng chọn lựa địa điểm học và thi phù hợp cho mình. Sở hữu kiến thức và chứng chỉ Ứng dụng CNTT từ Bộ GDĐT sẽ giúp bạn ứng dụng hiệu quả CNTT vào công việc, cuộc sống và có thêm nhiều cơ hội việc làm hơn.
Chúc bạn thành công!

Tin cùng chuyên mục

  • Tổng khai giảng bổ sung K264 17/03/2021

  • Kế hoạch thi lại khóa 263

  • [Thông báo] Đợt 03/2022- Thi tự do Chứng chỉ Ứng dụng CNTT

  • Khóa học Tin học văn phòng cho Thiếu nhi [Office for Kids]

Video liên quan

Chủ Đề