Ts kính nhìn xa là gì

Cận thị là một tật khúc xạ ở mắt. Người bị cận thị sẽ gặp khó khăn trong việc nhìn và ghi nhận các chi tiết hình ảnh ở xa, phải cố gắng điều tiết để thấy rõ [bộc lộ qua động tác nheo mắt]. Đây là một tật khúc xạ thường gặp nhất, đặc biệt là ở lứa tuổi đi học, thanh thiếu niên.

Quả bóng nhìn rõ hơn hình 2 cậu bé ở xa trong con mắt người cận thị [hình trên]

Mặc dù các phương pháp can thiệp mổ cận hiện nay đều được chứng minh là an toàn và có thể giúp mắt ổn định suốt đời tuy nhiên bạn vẫn có thể bị tái cận sau phẫu thuật. Điều này có rất nhiều nguyên nhân khác nhau như do quá trình chuẩn bị trước khi phẫu thuật và chăm sóc sau mổ chưa phù hợp. Do đó khi quyết định phẫu thuật điều trị cận thị bạn cần nghiêm túc tuân thủ các khuyến cáo của bác sĩ.[1]

Xem thêmSửa đổi

Phụ huynh sẽ khó phát hiện bé có cận thị hay không bởi nếu cận bẩm sinh thì dường như trẻ cũng không nhận ra. Thông thường, phải đến độ tuổi khoảng năm đến tám tuổi mới biết được trẻ có bị cận hay không. Ở trẻ, việc cận thị thường mang lại nhiều rắc rối hơn người lớn bởi rơi vào giai đoạn phát triển của cơ thể. Cụ thể, từ 13 đến 18 tuổi, độ cận tăng nhanh chóng, đến 20 tuổi mới bắt đầu ổn định, ít tăng. Do đó, phẫu thuật Lasik thường chỉ được thực hiện cho người từ hai mươi tuổi trở lên. Như vậy, phụ huynh cần chú ý con trẻ và đưa đi khám ngay nếu phát hiện:

  • Trẻ phải cúi sát khi tô vẽ, viết bài, đọc sách hoặc xem phim hoạt hình,
  • Việc đọc của trẻ khó khăn, thường xuyên phải chỉ tay theo mỗi chữ và rất dễ nhầm hàng.
  • Rất hay dụi mắt, chảy nước mắt sống dù đang học hay đang chơi đùa
  • Trẻ không thích ánh sáng, luôn lấy tay che mắt hoặc không muốn mở nhiều đèn trong phòng
  • Thường nheo mắt hoặc nhắm hẳn một bên lúc xem tivi và tìm chỗ ngồi thật gần màn hình
  • Hay kêu ca mỏi mắt, đau mắt hay nhức đầu khi tiếp xúc lâu với thiết bị điện tử
  • Trong lớp học, giáo viên cũng có thể phát hiện sự bất thường khi trẻ thay vì nhìn lên bảng sẽ nhìn vở bạn kế bên để ghi chép. Việc chăm chú vào bài giảng cần nheo mắt và nhìn rất khó khăn.

Những yếu tố dẫn đến cận thịSửa đổi

Như đã nói, mắt cận chính là không thể nhìn rõ những vật ở xa, triệu chứng sẽ nặng hơn nếu bị thêm loạn thị. Nguyên nhân cận thị chính là do ánh sáng không được hội tụ một cách chính xác mà chỉ nằm một điểm trên võng mạc. Người bị cận có thể do nhãn cầu quá dài hay giác mạc quá cong so với mắt thường. Theo đó, thị lực thường được chia thành ba mức: cận nhẹ [dưới 3 diop], cận trung bình [3 diop - 6 diop] và cận nặng [trên 6 diop].

Cận thị có di truyền và có bẩm sinh không?Sửa đổi

Theo như giải thích của BS. Lê Nguyễn Thảo Chương, cận thị thực chất có liên quan đến cấu trúc giải phẫu của mắt. Tuy nhiên, cần lưu ý đây không phải là nguyên nhân chính yếu gây ra cận thị. Tiếp xúc nhiều với máy tính, điện thoại, ngồi học thiếu sáng,cũng khiến tăng cao khả năng cận thị. Cụ thể, có nhiều hơn 24 gen liên quan đến việc tăng nguy cơ cận thị. Chính vì vậy, tật cận thị hoàn toàn có thể là do yếu tố di truyền gây ra, cụ thể, tỷ lệ bị cận thị của trẻ như sau:

  • Cả ba và mẹ đều cận thị dẫn đến nguy cơ cận bẩm sinh của con khá cao từ 33% đến 60%
  • Chỉ ba hoặc mẹ bị cận thị, nguy cơ cận của con sẽ thấp hơn, từ 23% đến 40%
  • Cả ba và mẹ đều không bị cận thị thì nguy cơ cận bẩm sinh của con từ 6% đến 15%
  • Viễn thị
  • Loạn thị
  • Lão thị

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ PGS. TS Hoàng Thị Minh Châu. Bệnh cận thị - Các nghiên cứu mới từ Bệnh viện Mắt Hà Nội 2. mathanoi2.vn [bằng tiếng Việt]. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2021.
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Cận thị.

Video liên quan

Chủ Đề