Tổng hợp các món an dặm cho be 6 tháng

Bé 6 tháng tuổi bước vào giai đoạn ăn dặm đầu tiên - Ảnh Internet

1. Thành phần dinh dưỡng cần thiết cho 6 trẻ tháng tuổi ăn dặm

Nắm rõ các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho trẻ 6 tháng tuổi, cũng như lượng thức ăn cần thiết, mẹ sẽ dễ dàng hơn trong việc lựa chọn các món ăn dặm cho bé ở giai đoạn này.

Khi đến giai đoạn tháng thứ 6, hầu hết trẻ đã tập những bước ăn dặm đầu tiên. Tuy nhiên, cho trẻ ăn dăm, không có nghĩa mẹ giảm lượng sữa cho con bú, mẹ vẫn nên cho con bú đầy đủ để đảm bảo sức đề kháng và hệ miễn dịch tốt. Nói về các món ăn dặm, thực tế không ít bà mẹ lúng túng về cách cho trẻ ăn dặm như thế nào là đúng cách, làm thế nào để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ?

Mẹ nên lưu ý, để phát triển tốt, trẻ bắt đầu ăn dặm vẫn cần được tiếp tục bú sữa mẹ hàng ngày ít nhất 3 - 4 lần và ăn từ 2 bữa bột cháo/ngày, rồi tăng dần lên 3 - 4 bữa bột/ngày khi gần 1 tuổi. Lưu ý là ngay từ khi tròn 6 tháng tuổi, trẻ cần ăn dặm và phải được ăn dặm đúng cách, đó là bột/cháo nấu với đủ 4 nhóm thực phẩm như sau:

Sử dụng gạo tẻ gạo tám mới, không nên trộn lẫn gạo nếp [gây đặc khó ăn] không nên trộn ý dĩ, hạt sen, đậu xanh thường xuyên, dễ gây cảm giác chán khó ăn và chậm tiêu. Với trẻ bắt đầu ăn dặm, nên bắt đầu bằng bột ngọt, sau đó đa dạng thực đơn, kết hợp bột mặn và tăng lượng, nhằm tạo cho trẻ sự hào hứng hơn với bữa ăn của mình.  

1.2 Nhóm cung cấp chất đạm

Thịt nạc [lợn, gà], lòng đỏ trứng gà là những thực phẩm giàu đạm dễ tiêu, khuyến nghị dùng cho trẻ khi mới bắt đầu tập ăn dặm. Sau đó, mẹ tập cho trẻ ăn thịt bò, cá, tôm, cua [khi sang tháng tuổi thứ 7]. Với trẻ nhỏ không có vấn đề về cholesterol máu cao, nên thường xuyên cho trẻ ăn trứng gà nếu trẻ thích ăn, để tận dụng một nguồn cung cấp đạm động vật ngon bổ rẻ.

Các nhóm thực phẩm cần thiết cho trẻ - Ảnh Internet

1.3 Nhóm cung cấp chất béo

Trẻ cần ăn cả dầu thực vật và mỡ động vật [mỡ gà, mỡ lợn…], với tỷ lệ tốt nhất là 1:1 nên xen kẽ các bữa dầu và mỡ. Các loại dầu thực vật nên ăn đa dạng [đậu nành, mè, ôliu, dầu cá hồi…]. Riêng dầu gấc không nên ăn hàng ngày mà chỉ nên 1-2 lần/tuần, để tránh vàng da do thừa tiền vitamin A.

1.4 Nhóm cung cấp chất xơ và vitamin

Đây là nhóm hầu như không cung cấp năng lượng nên không cho quá nhiều vào bữa bột cháo của trẻ, gây thấp năng lượng khẩu phần khiến trẻ chậm lên cân. Với trẻ bắt đầu ăn dặm nên cho 1 thìa rau, sau này tăng lên 2-3 thìa rau/1 bát bột cháo là đủ. Nếu trẻ táo bón có thể tăng cường thêm nhưng không nên quá nhiều. Ngược lại, với trẻ bị thừa cân béo phì rất nên bổ sung tăng cường nhóm này để hạn chế năng lượng.

2. Gợi ý cách chế biến các món ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi thông dụng

2.1 Cháo/ bột khoai lang + thịt gà

Nguyên liệu: Gạo tẻ, thịt gà, khoai lang, dầu ăn

Cháo bột khoai lang thịt gà - Ảnh Internet

Cách chế biến:

  • Gạo tẻ xay vỡ rồi vo sạch cho vào nồi ninh nhỏ lửa.
  • Thịt gà rửa sạch thái lát mỏng, băm nhỏ.
  • Khoai lang gọt vỏ, thái lát mỏng rồi hấp chín và nghiền nhuyễn.
  • Cháo chín múc lượng cháo vừa đủ cho vào máy xay, thêm thịt gà, khoai lang rồi xay nhuyễn thành hỗn hợp hơi sền sệt.
  • Đổ ra nồi nhỏ đun khoảng 1-2 phút, tắt bếp đổ bột ra đĩa, nêm 1 thìa cà phê dầu ô liu.

Như vậy là mẹ đã có món bột ăn dặm khoai lang thịt gà cho bé rồi đấy.

2.2 Cháo/ bột bí xanh thịt heo

Món ăn dặm bổ dưỡng cho bé yêu - Ảnh Internet

Nguyên liệu:  Gạo tẻ, thịt lợn, bí xanh, dầu ăn. Khối lượng phụ thuộc vào mức ăn dặm của trẻ. 

Cách chế biến :

  • Gạo tẻ xay vỡ rồi vo sạch cho vào nồi ninh nhỏ lửa.
  • Thịt lợn rửa sạch thái lát mỏng, băm nhỏ.
  • Bí xanh gọt vỏ, thái lát mỏng rồi hấp chín và nghiền nhuyễn
  • Cháo chín múc lượng cháo vừa đủ cho vào máy xay, thêm thịt lợn, bí xanh rồi xay nhuyễn thành hỗn hợp hơi sền sệt. Đổ ra nồi nhỏ đun khoảng 1-2 phút, tắt bếp đổ bột ra đĩa, nêm 1 thìa canh dầu ô liu.

2.3 Bột từ cà rốt và khoai tây

Bột từ cà rốt và khoai tây - Ảnh Internet

Nguyên liệu :

  • 200g cà rốt gọt sạch vỏ và cắt miếng thật mỏng
  • 200g khoai tây đã gọt sạch vỏ và cắt thật mỏng.

Cách chế biến:

Cà rốt và khoai tây đem hấp cho thật mềm, sau đó cho cà rốt và khoai tây vừa hấp, nghiền hoặc xay thật nhuyễn và điều chỉnh độ đậm đặc với nước sôi/ sữa, sau đó cho bé ăn.

2.4 Cháo thịt heo và bí đỏ

Cháo thịt heo và bí đỏ là thực đơn ăn dặm cho bé vô cùng bổ dưỡng bởi vì nó cung cấp cho bé nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và chất đạm nữa, giúp bé phát triển, thông minh và mau lớn.

Cháo thịt heo bí đỏ thơm ngon bổ dưỡng - Ảnh Internet

Nguyên liệu : Bột gạo tẻ, bí đỏ, thịt nạc xay nhuyễn, dầu ăn, xương heo

Cách chế biến:

  • Luộc xương heo khoảng 30 phút, sau đó lọc lấy nước.
  • Nấu bột gạo tẻ với nước xương heo thật chín và nhừ đều, sau đó cho tiếp thịt nạc xay vào nấu tiếp tục đảo đều cho đến khi thịt chín, đun lửa nhỏ lại.
  • Bí đỏ đem đi hấp cho thật mềm, sau đó cho vào máy xay thật nhuyễn, cho bí đỏ vào cháo trộn đều, thêm ít dầu ăn vào. Để nguội và cho bé ăn.

Cháo thịt heo bí đỏ là 1 trong các món ăn dặm cho bé 6 tháng đầy đủ chất dinh dưỡng nhất và cũng dễ làm nhất.

Trên đây là thực đơn các món ăn dặm cho bé 6 tháng vừa thơm ngon vừa bổ dưỡng, giúp bé phát triển cả về thể chất và trí tuệ. Hy vọng với các món ăn này, mẹ sẽ có nhiều lựa chọn hơn cho khẩu phần ăn hằng ngày của bé. Chúc các bạn thành công và nuôi con khỏe.

Hạnh Sử tổng  hợp

Khi bước sang tháng thứ 6, các bé đã có thể bắt đầu quá trình ăn dặm. Với những chị em lần đầu làm mẹ, chưa hề có kinh nghiệm nuôi con, chắc chắn sẽ gặp không ít khó khăn. Đơn cử như việc chọn thực phẩm nào, cho ăn ra sao, chế biến thế nào... cũng làm nhiều mẹ vô cùng băn khoăn.

Để chia sẻ nỗi lo đó cùng với chị em, dưới đây META xin được giới thiệu mẫu thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi của Viện Dinh dưỡng, chắc chắn nó sẽ giúp ích rất nhiều cho các mẹ có con trong giai đoạn này. 

Lý do nên cho trẻ ăn dặm khi được 6 tháng tuổi

Mặc dù sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng vô cùng thiết yếu và hoàn hảo cho bé, tuy nhiên, khi bước sang tháng tuổi thứ 6, nếu chỉ dùng sữa mẹ sẽ không thể đủ để đáp ứng cho nhu cầu tăng trưởng của trẻ. Nếu không cho trẻ ăn bổ sung trong giai đoạn này, rất có thể bé sẽ chậm lớn, đối mặt với nguy cơ còi xương, suy dinh dưỡng... Đặc biệt hơn, 6 tháng tuổi cũng là thời điểm mà hệ thần kinh và cơ nhai của trẻ phát triển đầy đủ, cho phép bé có thể nhai và cắn thức ăn. Chính bởi vậy, cho bé ăn dặm vào tháng thứ 6 là hoàn toàn cần thiết.

Dưới đây sẽ là một số dấu hiệu nhận biết em bé của bạn đã bắt đầu sẵn sàng cho quá trình ăn dặm:

  • Trẻ có thể giữ đầu ở tư thế thẳng mà không cần sự trợ giúp.
  • Bé bắt đầu thích gặm đồ chơi hoặc thường xuyên cho tay vào miệng.
  • Khi bú, bé thường nhay hoặc dứt ti mẹ.
  • Bé đã biết ngồi hoặc có thể ngồi nếu được trợ giúp.
  • Trọng lượng cơ thể của bé gấp đôi so với lúc mới sinh.
  • Mặc dù đã cho bú 8 - 10 lần/ngày nhưng bé vẫn tỏ ra thèm ăn.
  • Bé tỏ ra thích thú khi các thành viên trong gia đình tới giờ ăn.

Mặc dù vậy, các bạn vẫn cần lưu ý rằng ăn dặm tức là chỉ ăn bổ sung, ăn kèm, vì thế, giai đoạn này sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính giúp tăng cường hệ miễn dịch của các bé.

>>> Tham khảo bài viết: Nên cho bé ăn dặm lúc mấy tháng tuổi? Ăn dặm có lợi ích gì?

Những lưu ý khi lên thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng

Khi lên thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi, các mẹ cần chú ý một vài điểm sau đây:

  • Thức ăn luôn được nấu chín, nghiền hoặc xay nhỏ: Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi của Viện dinh dưỡng có thể kết hợp bột dinh dưỡng với các loại rau củ. Tuy nhiên, các mẹ cần phải lưu ý tới độ nhuyễn của thức ăn để tránh tình trạng bé bị hóc. Các mẹ có thể sử dụng máy xay sinh tố để xay nhuyễn thức ăn hoặc dùng nồi ủ cháo để ninh thực phẩm sau đó xay hoặc rây cho nhuyễn.
  • Ăn đúng giờ: Khi sử dụng thực đơn ăn dặm cho trẻ 6 tháng, các mẹ nên lưu ý để tuân thủ thời gian. Trong vòng 2 tuần đầu, mẹ nên cho bé ăn 1 bữa/ngày để bé quen dần với nguồn dinh dưỡng khác ngoài sữa mẹ. Tiếp đó, vào 2 tuần sau của tháng thứ 6, các mẹ có thể tăng lên 2 bữa/ngày.
  • Tạo hứng thú cho bé: Hãy biến giờ ăn dặm thành những trải nghiệm đầy thú vị và đáng nhớ cho các bé yêu bằng cách lựa chọn bộ ăn dặm cho bé với các màu sắc và hình dáng bắt mắt, ngộ nghĩnh. Ngoài ra, mẹ cũng nên chuẩn bị ghế ăn dặm để đảm bảo an toàn và hình thành thói quen lâu dài cho con.
  • Các mẹ tuyệt đối không nên cho bé ăn rong, trò chuyện quá nhiều, trêu đùa bé hoặc cho bé xem tivi, điện thoại khi ăn.
  • Đặt vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm lên hàng đầu: Các mẹ tuyệt đối phải tuân thủ nguyên tắc "ăn chín - uống sôi", luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh các dụng cụ nồi, chảo... đúng cách.
  • Luôn lựa chọn thực phẩm, hoa quả tươi ngon, không bị dập nát hay lưu trữ quá lâu trong tủ lạnh.
  • Không nên chỉ cho bé ăn bột ăn dặm đóng hộp mà nên đa dạng các loại bột cho bé.
  • Mẹ cần phải nắm rõ những loại thực phẩm nào có thể kết hợp hoặc không thể kết hợp với nhau để tránh gây dị ứng hay ngộ độc cho bé.

Những điều cha mẹ nên tránh khi áp dụng thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi của Viện Dinh dưỡng:

  • Tránh nóng vội: Ăn dặm với bé là cả một quá trình dài đòi hỏi sự kiên trì, kiên nhẫn. Chính vì vậy, các mẹ chớ có nóng vội, hãy cho trẻ ăn từ ít đến nhiều và đừng bao giờ "ép" trẻ ăn nếu như trẻ không muốn.
  • Tránh nhóm thức ăn có nguy cơ dị ứng cao: Các loại thực phẩm như trứng, đậu phộng, mật ong... là không phù hợp với trẻ dưới 1 tuổi. Vì vậy, mẹ nên lưu ý để tránh những loại này ra khỏi thực đơn ăn dặm của bé nhé.
  • Tránh thức ăn nóng: Các mẹ hãy chắc chắn cho bé ăn những thức ăn đã được nấu chín và để nguội nhằm tránh bỏng lưỡi và ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa non nớt của bé.
  • Tránh cho con ăn theo khẩu vị của mình: Đây là một trong những lưu ý vô cùng quan trọng. Rất nhiều người thường có thói quen cho bé ăn theo khẩu vị của mình, tuy nhiên các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng đối với trẻ dưới 1 tuổi, tuyệt đối không được nêm gia vị như mắm, muối, bột ngọt vào đồ ăn.
  • Tránh bỏ các cữ sữa của bé: Như đã nói ở trên, sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cần thiết cho sự phát triển của trẻ trong giai đoạn này. Chính vì thế, các mẹ không nên bỏ hẳn việc cho bé uống sữa nhé.

>>> Xem thêm: 

Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi của Viện Dinh dưỡng

1. Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng của Viện Dinh dưỡng Trung ương

Thứ 2 và thứ 4:

  • 6 giờ: Bú mẹ hoặc sữa công thức 150 - 200ml
  • 9 giờ: Bột thịt lợn bao gồm 10 gam thịt nạc, 10 gam bột gạo, 5 gam dầu ô liu hoặc óc chó, 1 thìa cà phê rau xanh
  • 10 giờ: Chuối tiêu khoảng 1/3 quả
  • 11 giờ: Bú mẹ hoặc sữa công thức tùy nhu cầu của bé
  • 14 giờ: Bột sữa bao gồm 3 thìa sữa bột, 10 gam bột gạo, dầu ô liu hoặc óc chó, 1 thìa cà phê lá rau xanh như rau ngót, cải bó xôi, súp lơ...
  • 16 giờ: Nước cam ngọt
  • 18 giờ: Bú mẹ hoặc sữa công thức từ 150 - 200ml

Thứ 3 và thứ 5:

  • 6 giờ: Bú mẹ hoặc sữa công thức từ 150 -200ml
  • 9 giờ: Bột thịt gà bao gồm 10 gam thịt gà, 10 gam bột gạo, 5 gam dầu ăn, 1 thìa cà phê rau xanh
  • 10 giờ: Đu đủ chín 50 gam
  • 11 giờ: Bú mẹ hoặc sữa công thức tùy nhu cầu của bé
  • 14 giờ: Bột thịt lợn bao gồm 10 gam thịt nạc, 10 gam bột gạo, 5 gam dầu ô liu hoặc óc chó, 1 thìa cà phê rau xanh
  • 16 giờ: Nước cam ngọt
  • 18 giờ: Bú mẹ hoặc sữa công thức từ 150 - 200ml

Thứ 6 và Chủ nhật:

  • 6 giờ: Bú mẹ hoặc sữa công thức từ 150 - 200ml
  • 9 giờ: Bột sữa bao gồm 3 thìa sữa bột, 10 gam bột gạo, dầu ô liu hoặc óc chó, 1 thìa cà phê lá rau xanh như rau ngót, cải bó xôi, súp lơ...
  • 10 giờ: 1/3 quả hồng xiêm
  • 11 giờ: Bú mẹ hoặc sữa công thức tùy nhu cầu của bé
  • 14 giờ: Bột thịt gà bao gồm 10 gam thịt gà, 10 gam bột gạo, 5 gam dầu ăn, 1 thìa cà phê rau xanh
  • 16 giờ: Nước cam
  • 18 giờ: Bú mẹ hoặc sữa công thức từ 150 - 200ml

Thứ 7:

  • 6 giờ: Bú mẹ hoặc sữa công thức từ 150 - 200ml
  • 9 giờ: Bột trứng bao gồm 1 lòng đỏ trứng gà, 10 gam bột gạo, 5 gam dầu ô liu hoặc óc chó, dầu gấc, 1 thìa cà phê rau củ tùy chọn
  • 10 giờ: 50 gam xoài
  • 11 giờ: Bú mẹ hoặc sữa công thức tùy theo nhu cầu của trẻ
  • 14 giờ: Bột sữa bao gồm 3 thìa sữa bột, 10 gam bột gạo, dầu ô liu hoặc óc chó, 1 thìa cà phê lá rau xanh như rau ngót, cải bó xôi, súp lơ...
  • 16 giờ: Nước cam
  • 18 giờ: Bú mẹ hoặc sữa công thức từ 150 - 200ml

Lưu ý: Các mẹ có thể thay thế nước cam bằng các loại quả theo mùa hoặc các loại trà lúa mạch phù hợp với tháng tuổi của trẻ. Đối với rau xanh, các mẹ cũng nên thường xuyên thay đổi để bé có thể làm quen với nhiều vị rau hơn.

2. Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng của Viện Dinh dưỡng TPHCM - Theo sách nuôi con mau lớn

Thứ 2:

  • 7 giờ 30 sáng: Bột đậu với bí đỏ
  • 11 giờ 30: Bột thịt heo với rau dền
  • 16 giờ 30: Bột cá bí xanh

Thứ 3: 

  • 7 giờ 30: Bột Risolac-Bắp cải
  • 11 giờ 30: Bột cá cà rốt
  • 16 giờ 30: Bột gan rau dền

Thứ 4: 

  • 7 giờ 30: Cháo sườn lòng đỏ trứng gà
  • 11 giờ 30: Bột trứng rau muống
  • 16 giờ 30: Cháo gà nấm rơm

Thứ 5: 

  • 7 giờ 30: Bột sữa cà rốt
  • 11 giờ 30: Bột tôm bí đỏ
  • 16 giờ 30: Cháo óc heo đậu Hà Lan

Thứ 6:

  • 7 giờ 30: Bột Risolac
  • 11 giờ 30: Bột cua rau mồng tơi
  • 16 giờ 30: Cháo đậu xanh khoai lang và bí

Thứ 7: 

  • 7 giờ 30: Bột khoai tây tán với sữa
  • 11 giờ 30: Bột tàu hũ rau ngót
  • 16 giờ 30: Bột đậu phộng rau mồng tơi

Chủ nhật:

  • 7 giờ 30: Bột sữa bông cải xanh
  • 11 giờ 30: Bột thịt bò rau dền
  • 16 giờ 30: Bột thịt bò rau dền

Trên đây là gợi ý mẫu thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi của Viện Dinh dưỡng giúp cung cấp đầy dủ dưỡng chất cho các bé. Chúng tôi hy vọng với sự gợi ý này, các mẹ sẽ có thể tự tin hơn khi cùng con bắt đầu một hành trình mới. Nếu có nhu cầu sử dụng các loại dụng cụ ăn dặm, ghế ăn dặm, máy xay cầm tay... hãy liên hệ với META.vn theo thông tin bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất:

Hà Nội: 56 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy

Điện thoại: 024.3568.6969

TP. HCM: 716-718 Điện Biên Phủ, P.10, Q.10

Điện thoại: 028.3833.6666

>> Tham khảo thêm:

Gửi bình luận

Video liên quan

Chủ Đề