Trào ngược dạ dày có nên an bánh mì

“Chào bác sĩ, tôi muốn hỏi thăm đau dạ dày ăn bánh mì được không? Tôi là người có tiền sử đau dạ dày co thắt, thi thoảng vẫn xuất hiện vài cơn đau ở dạ dày do ăn phải thực phẩm khó tiêu hoặc gây kích thích. Được biết những dạng thực phẩm có tinh bột như bánh mỳ rất tốt cho người bị đau dạ dày như tôi. Xin hỏi thông tin này có đúng hay không và nếu đúng thì ngoài bánh mỳ ra, còn những thực phẩm nào có lợi cho bệnh của tôi. Mong được bác sĩ tư vấn thêm. Xin cảm ơn”. 

[Anh Đăng Khoa – 46 tuổi – Thanh Hóa]

Bệnh nhân đau dạ dày có được ăn bánh mì không?

GÓC GIẢI ĐÁP:

Chào anh Khoa! Bánh mì là một thực phẩm được chế biến từ bột mỳ và các loại ngũ cốc được nghiền ra trộn cùng với nước và được làm chín bằng cách nướng. Là một thực phẩm tốt cho sức khỏe con người, song những người bị đau dạ dày có nên dùng bánh mì hay không lại là câu hỏi nhận được sự quan tâm của đông đảo mọi người. Dưới đây, bài viết sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên.

Giải thích: Đau dạ dày bánh mì được không?

Thông thường, người bị đau dạ dày rất nhanh cảm thấy no và dễ đói hơn so với những người có sức khỏe bình thường. Vấn đề mà những người bị đau dạ dày gặp phải đó là sự mất cân đối trong cơ chế bảo vệ và tấn công khiến dịch tiêu hóa tiết ra lượng lớn axit, trong khi dịch nhầy bazo lại không đủ để trung hòa dịch tiêu hóa. Axit dạ dày quá nhiều không được thấm hút hoặc đào thải bớt dẫn đến viêm niêm mạc thành dạ dày, nặng hơn có thể gây viêm loét.

Bánh mì tốt cho người bị đau dạ dày

Khi các cơn đau ở dạ dày xuất hiện, anh nên ăn một vài mẫu bánh mì khô vì bánh mì khô có khả năng thẩm thấu rất tốt. Khi vào đến dạ dày, nó sẽ thấm hút bớt lượng axit dịch vị tiết ra và cân bằng lại axit trong môi trường dạ dày, nhờ đó mà lượng axit va chạm vào thành dạ dày sẽ được hạn chế, tình trạng viêm được đẩy lùi và các cơn đau cũng sẽ được khắc phục bớt.

Mặc dù bánh mì tốt cho dạ dày, giảm tình trạng đau dạ dày nhanh chóng song người bệnh cũng cần biết rằng, không phải loại bánh mì nào cũng thích hợp để cho vào thực đơn hằng ngày. Những lưu ý sau sẽ giúp cho người bệnh dùng bánh mì đúng cách, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả hơn:

  • Không nên dùng bánh mì ngọt, bánh mì phô mai, hoặc bánh mì quá khô vì nó sẽ phản tác dụng, khiến cho dạ dày tiết axit nhiều hơn, điều này hoàn toàn không có lợi cho dạ dày.
  • Người bệnh nên dùng bánh mì được chế biến từ ngũ cốc nguyên cám, bánh mì đên vì chúng sẽ bổ sung năng lượng, chất xơ, tinh bột nhiều hơn những loại bánh mì thông thường. Hơn nữa, những loại bánh mì nguyên cám giúp trung hòa dịch vị hiệu quả hơn mà không gây tích mỡ.
  • Chỉ nên dùng phần ruột mềm bên trong bánh mì và không dùng kèm với bất kfi loại bơ, mứt, phô mai nào khác vì chúng có thể ảnh hưởng đến khả năng thấm hút dịch vị của dạ dày.
  • Người bệnh cần hạn chế dùng bánh mì trắng để giảm triệu chứng bệnh dạ dày bởi chúng được chế biến từ bột mì đã được tẩy trắng, không có lợi cho sức khỏe của con người. Thêm vào đó, hàm lượng chất xơ trong bánh mì trắng cũng cao hơn bánh mì nguyên cám rất nhiều.

Tham khảo thêm: Mắc bệnh đau dạ dày có nên uống nước dừa không?

Một số thực phẩm tốt cho bệnh đau dạ dày có thể tham khảo thêm

Trọng tâm dinh dưỡng trong việc trị bệnh viêm, loét dạ dày là dùng một số thực phẩm làm giảm tiết dịch vị, giảm tác động của axit lên niêm mạc dạ dày, thực phẩm trung hòa axit dạ dày. Bên cạnh bánh mì, người bị đau dạ dày có thể tham khảo và chọn lựa một số thực phẩm sau để bổ sung vào thực đơn hằng ngày.

Một số thực phẩm tốt cho bệnh đau dạ dày có thể tham khảo thêm
  • Bổ sung những thực phẩm có tính chất bao bọc niêm mạc dạ dày như gạo nếp, bột sắn, bánh qui sữa, lòng trắng trứng, sữa…
  • Bổ sung một số thực phẩm mềm, ít tác động cơ giới gây trầy, xước niêm mạc dạ dày, đẩy nhanh quá trình làm rỗng niêm mạc dạ dày như: cháo, cơm nát, bánh mì, cơm nếp, khoai sọ, thịt cá hấp hoặc om, bánh, mứt, kẹo, mật ong…
  • Bổ sung một số loại rau tốt cho dạ dày như rau bắp cải, một số loại hoa quả như chuối, đu đủ, nước dừa…Bí đỏ, hạt thì là, lá bạc hà cũng giúp giảm bớt triệu chứng kém ăn, ăn không tiêu, đầy bụng. Ăn một hủ sữa chua mỗi ngày sẽ giúp tăng cường lợi khuẩn trong đường ruột, mem sữa chua giúp kích thích tiêu hóa, giảm nhanh triệu chứng đau xót ở dạ dày.
  • Thực phẩm thô và các loại ngũ cốc nguyên hạt như ngô, gạo lức, các loại đậu, vừng…chứa nhiều chất xơ và vitamin B giúp hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa.

Bên cạnh việc bổ sung những thực phẩm tốt cho dạ dày như trên, người bệnh cần tránh một số thực phẩm gây kích ứng niêm mạc dạ dày, khiến dạ dày tiết nhiều axit hơn như: đồ ăn lên men, đồ ăn cay, nóng, thực phẩm đóng hộp, đồ ăn chứa nhiều chất kích thích… Ngoài ra, người bệnh cũng cần lưu ý xây dựng cho mình thói quen ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để hỗ trợ điều trị cũng như phòng ngừa bệnh đau dạ dày tái phát.

Hy vọng những thông tin trên giúp bạn gỡ rối thắc mắc đau dạ dày ăn bánh mì được không. Chúc bạn nhanh chóng cải thiện bệnh.

Hoàng Yến

Chia sẻ thêm thông tin bổ ích:

Bài được quan tâm:

Người bị đau dạ dày có nên ăn bánh mì không là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Theo các chuyên gia bánh mì là một loại thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe tổng thể. Đối với những người có vấn đề về dạ dày, loại thực phẩm này có tác dụng phòng ngừa và cải thiện cơn đau, giảm bớt lượng axit dịch vị dư thừa. Vì thế đau dạ dày ăn bánh mì rất tốt, người bệnh không nên kiêng.

Tìm hiểu người bị đau dạ dày có nên ăn bánh mì không? Lợi ích từ việc ăn bánh mì

Theo các chuyên gia, người bị đau dạ dày nên thêm bánh mì vào khẩu phần ăn uống mỗi ngày, không nên kiêng.

Vì được chế biến từ bột mì nên bánh mì là một loại thực phẩm có thành phần chính là tinh bột, tốt cho dạ dày nói riêng và tốt cho sức khỏe tổng thể nói chung. Thành phần này mang nhiều lợi ích trong việc cải thiện cơn đau dạ dày của bạn.

Tinh bột khi được đưa vào cơ thể sẽ tạo ra một lớp màng giúp bảo vệ dạ dày, giảm bớt lượng axit dịch vị dư thừa. Từ đó giúp cải thiện cơn đau một cách hiệu quả.

Đặc biệt khi bạn kết hợp bánh mì cùng với trứng và ăn vào mỗi buổi sáng, hàm lượng protein trong cả hai loại thực phẩm này sẽ giúp bạn cung cấp đủ nâng lượng cho một ngày mới. Đồng thời giúp cơ thể dễ dàng hơn trong việc hấp thu nhiều chất dinh dưỡng khác.

Ngoài ra, người bị đau dạ dày nên đưa bánh mì vào thực đơn ăn uống mỗi ngày vì những lợi ích và tác dụng hữu hiệu sau:

  • Thành phần dinh dưỡng trong bánh mì có khả năng tác động và trung hòa axit dịch vị. Từ đó giúp cho quá trình thấm hút axit dịch vị dư thừa trong dạ dày diễn ra suôn sẻ hơn và nhanh hơn. Đây được đánh giá là một trong những cách chữa đau dạ dày rất tốt.
  • Làm giảm và ngăn cản sự tác động của axit dịch vị đối với dạ dày, giúp bảo vệ niêm mạc, bảo vệ dạ dày khỏi các yếu tố có khả năng ăn mòn [tồn tại trong axit dịch vị] theo thời gian. Từ đó giúp phòng ngừa tình trạng viêm loét.
  • Thúc đẩy quá trình làm lành những tổn thương, vết viêm loét trong dạ dày.
  • Một số thành phần dinh dưỡng khác được tìm thấy trong bánh mì rất tốt cho người bị đau dạ dày. Điển hình như chất xơ, chất sắt…
Đau dạ dày ăn bánh mì rất tốt, người bệnh không nên kiêng

Theo các chuyên gia, hàm lượng trong loại thực phẩm này rất đa dạng. Ngoài tinh bột, bánh mì còn chứa protein, canxi, folate, axit folic… mang đến nhiều tác dụng và tác dụng khác nhau. Cụ thể:

Bánh mì là thực phẩm giàu protein. Chính vì thế việc đưa bánh mì vào chế độ ăn uống mỗi ngày cũng là một cách bổ sung hàm lượng protein cần thiết cho cơ thể.

Protein khi được đưa vào cơ thể sẽ giúp bạn nâng cao sức khỏe tổng thể, cải thiện hệ miễn dịch. Bên cạnh đó chất này còn có tác dụng cải thiện làn da, giúp da căng bóng, không bị chảy xệ.

  • Nâng cao sức khỏe xương khớp

Người bình thường cần phải ăn nhiều thực phẩm giàu canxi để cung cấp cho cơ thể 800mg canxi mỗi ngày. Nếu bạn thêm vào bữa ăn bốn lát bánh mì có nghĩa bạn đã bổ sung cho cơ thể 164mg canxi, tương ứng với hàm lượng canxi tồn tại trong 100 gram các loại sữa chua.

Chính vì thế việc đưa bánh mì vào thực đơn ăn uống mỗi ngày sẽ giúp cải thiện lượng canxi đáng kể cho xương. Từ đó nâng cao sức khỏe cho xương khớp.

  • Giúp não hoạt động tốt hơn

Thiết chất sắt khiến sức khỏe suy yếu, cơ thể mệt mỏi, dễ gây ra tình trạng thiếu máu lên não. Để bổ sung lượng chất sắt cần thiết cho cơ thể, bạn có thể ăn bánh mì.

Theo kết quả nghiên cứu, một lát bánh mì trắng có khả năng cung cấp 0,6mg chất sắt cho cơ thể trong tổng số 15mg phụ nữ cần mỗi ngày. Chính vì thế, nếu bạn ăn 4 lát bánh mì mỗi ngày, lượng chất sắt trong cơ thể của bạn sẽ được nâng cao. Điều này mang đến nhiều lợi ích trong trường hợp bạn muốn tránh ăn dầu cá hoặc thịt bò.

Lượng chất sắt trong bánh mì giúp não hoạt động tốt hơn

Nếu bạn đang trong thời gian ăn kiêng thì không nên bỏ qua bánh mì . Việc dung nạp một số loại bánh mì làm từ hạt sẽ mang đến nhiều lợi ích cho quá trình giảm cân của bạn. Trong một lát bánh mì trắng chỉ có khoảng 77 calo. Hàm lượng này ít hơn so với lượng bơ tương đương được sử dụng để ăn kèm với lát bánh mì đó và một chiếc bánh quy.

Kết quả kiểm chứng về thực phẩm đã chỉ ra rằng thành phần tinh bột tồn tại trong bánh mì được chế biến từ các hạt còn nguyên cám. Vì thế nếu ăn bánh mì bạn có thể kiềm chế được cơn đói bụng. Đồng thời kích thích quá trình trao đổi chất diễn ra bên trong cơ thể và kiểm soát lượng đường trong máu.

Chất folate và acid folic khi được đưa vào cơ thể sẽ phát huy tác dụng bảo vệ các dây thần kinh khỏe mạng. Đối với phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ, bạn cần bổ sung cho cơ thể 400mcg chất folate và acid folic mỗi ngày. Việc ăn bốn lát bánh mì sẽ đáp ứng được 1/4 nhu cầu của bạn.

Ngoài ra kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu đã kết luận rằng, trong bánh mì chứa nhiều thành phần dinh dưỡng khác. Cụ thể như vitamin B, vitamin E, sắt, kẽm, photpho và magie. Đây đều là những dưỡng chất quan trọng có khả năng bảo vệ cơ thể, chống lại các chứng bệnh về tinh thần. Điều này giúp tạo nên cảm giác dễ chịu, thúc đẩy tâm trạng tự tin và thoải mái hơn.

Việc đưa bánh mì vào thực đơn ăn uống mỗi ngày có thể giúp bạn cải thiện tâm trạng

Mặc dù bánh mì rất tốt cho hệ tiêu hóa, tốt cho người bị đau dạ dày và mang đến nhiều lợi ích khác nhưng bạn không nên quá lạm dụng. Bởi bên cạnh các lợi ích, bánh mì sẽ gây ra nhiều tác hại nếu sử dụng không đúng cách. Cụ thể như gây chướng bụng, khó tiêu, làm tăng lượng đường trong máu, gây thiếu chất dinh dưỡng đối với trẻ em.

Để bữa ăn thêm đa dạng và cân bằng dưỡng chất, bạn cần kết hợp việc ăn bánh mì với một số loại thực phẩm khác. Điển hình như trứng, thịt, cá…

Ngoài ra không phải tất cả các loại bánh mì đều thích hợp cho người bị đau dạ dày. Nếu bạn đang trong quá trình điều trị đau dạ dày hoặc chữa một số bệnh lý, vấn đề khác liên quan đến hệ tiêu hóa, bạn nên chọn cho mình những loại bánh mì sau:

  • Bánh mì chế biến từ ngũ cốc nguyên cám: Người bị đau dạ dày nên ưu tiên lựa chọn và thêm vào khẩu phần ăn của mình các loại bánh mì có thành phần chính là ngũ cốc nguyên cám. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng bánh mì đen. Bởi loại bánh mì sẽ giúp bạn thấm hút và trung hòa lượng axit dịch vị một cách hiệu quả hơn.
  • Ăn phần ruột mềm của bánh mì: Những người đang có vấn đề về dạ dày chỉ nên ăn phần ruột mềm của bánh mì. Bạn cần tránh sử dụng phần vỏ ngoài. Đồng thời không sử dụng bánh mì cùng với phô mai hoặc kem. Bởi nếu sử dụng chung, tác dụng chữa đau dạ dày của bánh mì có thể giảm. Thậm chí gây ra tình trạng đầy hơi và khó tiêu cho người bệnh.
  • Hạn chế sử dụng bánh mì ngọt, bánh mì quá khô và bánh mì phô mai: Người mắc bệnh dạ dày cần hạn chế sử dụng bánh mì ngọt, bánh mì quá khô và bánh mì phô mai. Bởi những loại bánh mì này không chỉ không có tác dụng bảo vệ dạ dày mà còn thúc đẩy quá trình tiết dịch vị dẫn đến dư thừa và làm cản trở quá trình điều trị bệnh.
  • Không nên ăn bánh mì trắng: Người bị đau dạ dày không nên ăn bánh mì trắng để cải thiện triệu chứng. Bởi loại bánh mì này được chế biến từ bột mì đã qua quá trình tinh chế nên sẽ tác động và gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Lưu ý an toàn:

  • Không ăn bánh mì trước khi đi ngủ: Không chỉ riêng người bị đau dạ dày, người bình thường cũng cần tránh ăn bánh mì trước khi đi ngủ. Bởi điều này sẽ khiến dạ dày không đủ thời gian để tiêu hóa hết lượng bánh mì được dung nạp vào cơ thể. Từ đó hình thành cảm giác đầy hơi, chướng bụng, làm tăng mức độ nghiêm trọng và tần suất xuất hiện của những cơn đau.
  • Không ăn bánh mì khi no: Bạn không nên dùng thêm bánh mì khi đã ăn quá no. Bởi điều này có thể làm tăng áp lực lên dạ dày. Đồng thời tạo ra cảm giác đau.
Người bị đau dạ dày không nên ăn bánh mì trước khi đi ngủ

Nhìn chung, người bị đau dạ dày ăn bánh mì rất tốt, không nên kiêng. Ngoài tác dụng giảm đau và hỗ trợ quá trình điều trị các bệnh về dạ dày, việc dung nạp bánh mì còn mang đến nhiều lợi ích và tác dụng hữu hiệu khác. Tuy nhiên bạn cần ăn bánh mì đúng cách và lựa chọn các loại bánh mì phù hợp. Từ đó giúp quá trình nâng cao sức khỏe, quá trình chữa bệnh dạ dày trở nên tốt hơn.

Bài viết liên quan:

  • Bị đau dạ dày nên ăn gì buổi sáng để khỏe cả ngày?

Video liên quan

Chủ Đề