Tại sao nên học ngành công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin đang phát triển một cách chóng mặt nhu cầu về nguồn nhân lực trong lĩnh vực này ngày càng nhiều. Chính vì vậy, công nghệ thông tin đang là ngành nóng và đây là cơ hộ “Vàng” cho các bạn học ngành CNTT.

Dưới đây là một số lý do bạn nên theo học công nghệ thông tin:

Thiếu hụt nguồn nhân lực  

Báo cáo về ngành CNTT Việt Nam của Vietnamworks cho biết, nhu cầu nhân sự ngành CNTT đang ở mức cao nhất trong lịch sử với gần 15.000 việc làm được tuyển dụng trong năm 2016. Theo dự báo của Vietnamworks, với gần 80.000 nhân lực CNTT sẽ tốt nghiệp tại các trường trong hai năm, 2017 và 2018,  tuy vậy so với nhu cầu tính đến cuối năm 2018, Việt Nam sẽ thiếu khoảng 70.000 nhân lực về CNTT.

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, tới năm 2020, Việt Nam thiếu hụt hơn 400.000 nhân sự IT. Cách mạng 4.0 đang đến gần với sự lên ngôi của công nghệ đã thực sự tạo nên cơn "khát" nhân lực CNTT.  

Được tiếp cận, học hỏi các kiến thức mới, năng động và sáng tạo

Công nghệ thay đổi liên tục đòi hỏi những người làm trong lĩnh vực CNTT cần phải nhạy bén, năng động và có thể tìm tòi, sáng tạo ra những thứ mới lạ cũng như cập nhật các kiến thức mới nhất về máy móc, thiết bị công nghệ. Để tăng hiệu suất học tập và làm việc năng động, hiệu quả cũng như sáng tạo hơn bạn cần cập nhật các xu hướng công nghệ mới nhất. Đó là những yếu tố một công dân thế hệ mới cần có, đặc biệt trong thời đại 4.0.

Hầu hết nhân sự làm việc trong ngành công nghệ thông tin đều là những người trẻ tuổi có hoài bão và ước mơ. Làm việc  trong môi trường như thế, bạn có thể học hỏi,  phát huy hết tiềm năng và năng lực vốn có tiềm ẩn của bản thân. Đây là môi trường tốt để bạn có thể phát triển và thể hiện tối đa óc sáng tạo.

Có cơ hội để phát huy và khẳng định mình  

Công nghệ thông tin là một trong những nghề có tính cạnh tranh gay gắt và tính đào thải khốc liệt. Vì đây là một lĩnh vực phát triển với tốc độ nhanh nhất và đòi hỏi nhiều nhất những trí tuệ siêu việt trên thế giới. Để đứng vững được trong lĩnh vực này, yêu cầu bạn phải  nắm vững kiến thức, thành thạo trong thực hành cũng như nhạy bén với sự thay đổi của công nghệ. Nếu bạn là người tài năn, yêu thích công việc và quyết tâm theo đuổi lĩnh vực này, bạn có thể vượt qua những khó khăn đó. Hầu hết những nhân vật nổi tiếng trong ngành Công nghệ thông tin đều khởi đầu từ hai bàn tay trắng.

Vậy chọn học CNTT ở đâu tốt?

APTECH SAIGON là trung tâm đào tạo lập trình viên uy tín. Đến nay chúng tôi đã đào tạo hơn 1000 lập trình viên. Chúng tôi là 1 trong những đối tác [partner] đáng tin cậy của Aptech Worldwide hoạt động với tiêu chí:

  • Bảo đảm đào tạo chất lượng chuyên môn cao.
  • Bảo đảm việc làm đúng chuyên môn cho sinh viên khi ra trường.
  • Bằng cấp Quốc tế do Aptech Ấn độ cấp có giá trị toàn cầu.
  • Có thể chuyển tiếp đại học [trong nước: ĐH Greenwich, Uclan- Anh Quốc...].

Từ những thông tin bài viết vừa cung cấp, tin chắc rằng các bạn đã có thể trả lời cho câu hỏi “vì sao bạn nên theo học ngành Công nghệ thông tin?”. Đây sẽ là tiền đề quan trọng để các bạn để có những lựa chọn đúng đắn, phù hợp cho tương lai của mình.

Liên hệ để được tư vấn:
Hệ thống đào tạo Lập trình viên Quốc tế Aptech - APTECH SAIGON
  Lầu 1, 102 Nguyễn Đình Chính, Phường 15, Quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh
  098.778.2201 - 096.6600.539
 

Công nghệ thông tin luôn phát triển từng ngày, nên nhu cầu nhân lực đối với ngành là rất lớn. Bất cứ một tổ chức, công ty, hay doanh nghiệp nào cũng cần vị trí trong lĩnh vực Công nghệ thông tin. Bên cạnh đó, phạm vi của Công nghệ thông tin rất rộng lớn, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn cho mình một hướng đi phù hợp với khả năng. Bên cạnh việc phát triển các phần mềm đầy thú vị trên ứng dụng điện thoại, lập trình viên còn có thể tạo nên những trang web sống động với nhiều tính năng cao. Ngoài ra, ngành công nghệ thông tin còn hỗ trợ nhiều ứng dụng trong phát triển khoa học xã hội,...

Cơ hội tìm kiếm công việc ngành công nghệ thông tin cao

Công nghệ là một trong số nhiều ngành có sự thay đổi liên tục trong từng ngày. Những thông tin và kiến thức của ngành này luôn được cập nhật từng phút từng giây để đuổi kịp sự phát triển của toàn xã hội. Bản thân những người làm trong lĩnh vực công nghệ thông tin đều phải chủ động và tích cực trau đồi kiến thức có như vậy họ mới không bị bỏ lại và tụt hậu ở phía sau. Với những ai học lập trình, các công nghệ và công cụ hỗ trợ thường xuyên được thay đổi mỗi năm. Để nắm bắt được các xu thế cũng như theo kịp bước chân phát triển của công nghệ hiện đại, họ buộc phải luôn chủ động học và tiếp thu các kiến thức mới.

Hầu hết những người làm trong lĩnh vực công nghệt thông tin đều rất nhanh nhạy và sáng tao. Không chỉ là những người ngồi code hoặc fix bug 24/7. Họ là người đưa ra các kế hoạch chiến lược để xây dựng một  ứng dụng hoàn chỉnh cũng như đưa ra các giải pháp và ý kiến mang tính đột phá trong việc cải thiện các tính năng của các dự án. Việc tôi luyện trong một môi trường trẻ trung, năng động với nhiều người trẻ tài năng sẽ giúp các bạn trẻ thể hiện tối đa năng lực cũng như óc sáng tạo của bản thân.

Ngành CNTT là một ngành rất sáng tạo

Công nghệ thông tin là một trong những nghề có tính cạnh tranh gay gắt và tính đào thải khốc liệt. Bởi đây là lĩnh vực phát triển với tốc độ nhanh nhất và quy tụ nhiều nhất những trí tuệ siêu việt trên thế giới. Tuy nhiên, nếu bạn là người tài năng và có hoài bão, bạn có thể vượt qua tất cả. Hầu hết những nhân vật nổi tiếng trong ngành Công nghệ thông tin đều khởi đầu từ hai bàn tay trắng, nhưng ngày nay họ được cả thế giới ngưỡng mộ.

Nhu cầu tuyển dụng ngành CNTT rất lớn

Cơ hội việc làm của ngành CNTT cho bạn rất nhiều lựa chọn hấp dẫn:

– Lập trình viên: người trực tiếp tạo ra các sản phẩm công nghệ như phần mềm, hệ thống thông tin;

– Kiểm duyệt chất lượng phần mềm: trực tiếp kiểm tra chất lượng các sản phẩm công nghệ do lập trình viên tạo ra;

– Chuyên viên phân tích thiết kế hệ thống, quản lý dữ liệu, quản trị mạng, kỹ thuật phần cứng máy tính;

– Chuyên gia quản lý, kinh doanh, điều phối các dự án công nghệ thông tin;

– Giảng dạy và nghiên cứu về công nghệ thông tin tại các cơ sở đào tạo

– Bên cạnh các ngành liên quan tới CNTT hiện nay 2 công việc được xem hot là tester và Seo đang sôi động và thu hút một lượng nhân lực của ngành công nghệ thông tin hiện nay

Những chuyển biến đầy phong phú của nền tảng kỹ thuật cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ đã khiến nhu cầu nhân lực ngành CNTT được xếp vào “top đầu” những ngành hút nhân lực nhất trong nhiều năm trở lại đây. 

Mức lương ngành CNTT khá cao

Theo thống kê từ TopDev, trang tuyển dụng về công nghệ phần mềm, cho thấy nhu cầu nhân lực CNTT đang ngày càng tăng nhưng thị trường lao động lĩnh vực này tại Việt Nam luôn trong tình trạng thiếu hụt về cả số lượng và chất lượng. Năm 2021, số lượng nhân lực CNTT cần là 500.000 người và thiếu hụt 190.000 người. Thêm vào đó, nghề lập trình từ lâu đã mang đến thu nhập khủng với mức lương cao cho nhiều lập trình viên, việc phát triển công nghệ với nhu cầu lớn từ các doanh nghiệp như một “cú hích” để mức lương này ngày càng cao hơn. Việc thiếu hụt trầm trọng nhân lực CNTT đã đẩy giá thuê nhân công ngành CNTT lên cao đỉnh điểm, tạo thành “Bong bóng lương” trên thị trường IT với nhiều vị trí có mức lương lên tới cả trăm triệu đồng/ tháng [theo VN Express]

Lương ngay khi vừa tốt nghiệp đã từ 6-8 triệu/tháng, nếu có kinh nghiệm từ 3 đến 5 năm mức lương từ 10 đến 20 triệu đồng/tháng, nếu có kinh nghiệm từ 5 đến 10 năm thì mức lương đã có thể lên đến 25-35 triệu đồng /tháng hoặc cao hơn tùy theo chức vụ hoặc công việc đảm nhiệm.

Đón đầu xu hướng nghề nghiệp trong thời đại 4.0

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 được tạo nên từ những tiến bộ trong công nghệ dựa trên ba lĩnh vực chính: kỹ thuật số, vật lý và công nghệ sinh học. Những yếu tố cốt lõi của kỹ thuật số là: Trí tuệ nhân tạo [AI], internet kết  nối vạn vật  [IoT] và dữ liệu lớn [Big Data], Lĩnh vực vật lý với robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, các vật liệu mới và công nghệ nano và lĩnh vực công nghệ sinh học, ứng dụng trong nông nghiệp, thủy sản, y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo,... Đây được coi là những nền tảng cơ bản nhất để tạo nên một mạng lưới tiềm năng có khả năng kết nối hàng tỷ người trên thế giới và cải thiện sự phát triển của xã hội.

Sự liên kết bền chặt giữa ba lĩnh vực kỹ thuật số, vật lý và công nghệ sinh học sẽ làm nhiều ngành nghề cũ mất đi và thay vào đó là cơ hội cho sự phát triển của những ngành nghề mới. Đặc biệt liên quan tới sự tương tác giữa con người và máy móc đã và đang đặt nền tảng cho sự phát triển vượt bậc của ngành công nghệ thông tin. Do đó đây sẽ là ngành học cực kỳ phù hợp với xu thế của thị trường.

Nên chọn học Công nghệ thông tin ở đâu?

Theo chuyên gia của Topdev - dựa trên số liệu của bộ GD&DT, cả nước hiện có 235 trường đại học, trong đó có 153 trường đào tạo CNTT, hàng năm có khoảng 50.000 sinh viên CNTT ra trường, trong đó chỉ có 30% làm việc được ngay, 70% phải đào tạo bổ sung. Bài toán đào tạo nhân sự CNTT chất lượng đang dần trở thành trọng tâm của cả ngành Giáo dục và các doanh nghiệp CNTT để đáp ứng công việc. 

Với nhu cầu tuyển dụng lớn từ thị trường, nhiều đơn vị dạy nghề được mở ra nhằm đáp ứng nhu cầu học tập với thời gian ngắn. Tuy nhiên, việc tạo ra những nhân sự có kỹ năng, chuyên môn cũng đòi hỏi một mô hình đào tạo với đội ngũ giảng viên chất lượng, công nghệ cập nhật và bắt kịp xu thế.

Lựa chọn học CNTT tại Viện CNTT T3H

Chính vì lẽ đó, Viện Công nghệ thông tin T3H ra đời, với mong muốn cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho các doanh nghiệp và tập đoàn trong và ngoài nước. Được thành lập từ năm 2016 với hai chuyên ngành đào tạo: Lập trình viên và Đồ họa đa truyền thông, Viện đã trải qua 5 năm phát triển với hàng nghìn sinh viên được đào tạo mỗi khóa. 

Học CNTT tại Viện CNTT T3H 100% sinh viên được trải nghiệm mô hình giáo dục tiên tiến, khép kín, có cơ hội tham gia thực tập tại các doanh nghiệp trong mạng lưới đối tác rộng khắp của T3H và chủ động tiếp nhận kiến thức, thực hành theo các dự án thực tế ngay trên ghế nhà trường. Chương trình đào tạo được chắt lọc để phù hợp với thị trường và bối cảnh tại Việt Nam, để ngay khi ra trường, sinh viên có thể áp dụng kiến thức làm việc tại các doanh nghiệp là đối tác của nhà trường như: Fsoft, Ominext, Sotatek, CMC, Synergix, sigma solution,….

Không thể phủ nhận được tầm quan trọng của giáo dục trong việc tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng mọi nhu cầu của thị trường. Một môi trường giáo dục tốt sẽ tạo cơ hội để sinh viên được trải nghiệm, sáng tạo và thể hiện hết được năng lực của bản thân. Viện CNTT T3H đang nỗ lực đẩy mạnh đào tạo và phát triển, tăng cường gắn kết sinh viên với doanh nghiệp để thực sự là “cánh tay nối dài” giữa sinh viên và doanh nghiệp, cung cấp nhân sự chất lượng cao cho thị trường trong thời gian tới. 

Video liên quan

Chủ Đề