Thời lượng đỗ trạng nguyên lúc ông bao nhiêu tuổi năm 2024

Lịch sử khoa cử Nho học nước ta đã có 46 vị Trạng nguyên, trong đó, có 3 vị được phong là "Lưỡng quốc Trạng nguyên". Thứ nhất là Mạc Đĩnh Chi, thứ hai là Nguyễn Trực, thứ ba là Nguyễn Đăng Đạo.

Đứng đầu trong bia tiến sĩ Văn Miếu

Nguyễn Trực, nguyên quán xã Bối Khê, huyện Thanh Oai. Nay là thôn Bối Khê, xã Tam Hưng huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (cũ). Năm 25 tuổi, đỗ Trạng nguyên khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo 3 (1442) đời Lê Thái Tông.

Cha của Nguyễn Trực là Nguyễn Thì Trung là người có học vấn cao, làm Giáo thụ Quốc Tử Giám dưới triều vua Lê Thái Tông. Gia đình tuy làm quan trong triều nhưng rất thanh bạch. Nhà nghèo, Nguyễn Trực thường phải vừa chăn trâu vừa treo sách sừng trâu học, không biết mỏi mệt. Mười hai tuổi giỏi văn, thơ.

Năm Thiệu Bình thứ nhất (1434), ở tuổi 17, Nguyễn Trực dự kỳ thi Hương và đỗ đầu (Giải nguyên). Năm Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ ba (1442), 25 tuổi, dự thi Đình, đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ nhất danh (Trạng nguyên). Ông được nhà vua ban sắc "Quốc Tử Giám Thi thư" và thưởng Á Liệt Khanh, đứng đầu trong 33 vị Tiến sĩ cùng khoa.

Lần đầu tiên trong lịch sử nước ta, vua Lê ban mũ áo Trạng nguyên vinh quy về làng. Tên tuổi Nguyễn Trực về sau được đứng đầu trong bia Tiến sĩ đầu tiên (số 1) ở Văn Miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội).

Năm 1442, cha ông qua đời, Nguyễn Trực phải về chịu tang. Năm Giáp Tý niên hiệu Thái Hòa (1444) dưới triều Lê Nhân Tông, được nhà vua ban chức "Triều nghi đại phu Hàn lâm viện học sĩ". Năm Ất Sửu niên hiệu Thái Hòa (1445) được đổi lại thành "Thiếu trung khanh đại phu", Ngự sử đài ngự sử thị Đô úy". Nhưng Nguyễn Trực đã dâng biểu từ chối, khiến vua Lê phải ra sắc dụ tới ba lần ông mới chịu nhận.

Thời lượng đỗ trạng nguyên lúc ông bao nhiêu tuổi năm 2024
Từ đường Trạng nguyên Nguyễn Trực tại làng Bối Khê, Thanh Oai, Hà Nội.

Muốn nhà Minh biết tài học của dân ta

Sau ông được vua cử làm Chánh sứ sang nhà Minh, gặp kỳ thi Đình, Trạng nguyên Nguyễn Trực cùng với Phó sứ là Trịnh Thiết Trường muốn cho nhà Minh biết đến tài học của dân ta, nên xin dự thi được vua Minh chấp nhận cho phép dự thi, khi vào thi cũng phải chấp hành nội quy trường thi như các thí sinh khác, khi chấm thi xong, khớp phách kết quả: Nguyễn Trực đậu Trạng nguyên, Trịnh Thiết Trường đậu Bảng nhãn, vua nhà Minh phải khen ngợi: "Đất nào cũng có nhân tài" và phong cho Nguyễn Trực là "Lưỡng quốc Trạng nguyên". Trở về nước, cả hai ông đều được nhà vua phong chức Thượng thư và ban thưởng tám chữ vàng "Thành công danh Nam Bắc triều biên ngã" (công danh cả hai nước đều hoàn thành).

Năm Giáp Tuất (1454), mẹ ông qua đời, ông xin cáo quan về quê chịu tang. Hằng ngày đọc sách và làm thuốc không biết mỏi, ông còn mở trường dạy học, các học sĩ bốn phương đến theo học rất đông, có tới hàng nghìn. Nhiều bậc cự nho, danh sĩ khoa bảng đều từng là học trò của Trạng nguyên Nguyễn Trực trong thời gian ông ở quê chịu tang mẹ.

Năm Đinh Sửu niên hiệu Diên Ninh thứ ba (1457), tháng 6 mãn tang mẹ, sứ nhà Minh sang, vua vời ông về kinh giữ việc tờ bồi qua lại với sứ nhà Minh. Ông họa thơ lưu biệt sứ Minh 50 vận, làm vẻ vang cho quốc thể.

Sứ Minh, Hoàng Gián một mực thán phục văn chương uyên bác, tài trí hơn người của Nguyễn Trực. Vua Nhân Tông sai trung sứ cùng thợ vẽ tới nhà Nguyễn Trực vẽ truyền thần, để bên cạnh chỗ ngồi của vua, để tỏ rằng vua yêu dấu không lúc nào quên được.

Khi vua Lê Nhân Tông bị bọn Nghi Dân giết chết, Nguyễn Trực thảo văn tế, lời lẽ thống thiết, kể hết công đức của tiên đế. Vua Lê Thánh Tông lên ngôi vua năm 1460, Nguyễn Trực càng được yêu quý. Vua cho người đem bộ Thiên nam du hạ tập đến tận nhà của Nguyễn Trực để Nguyễn Trực đọc và phẩm bình, đủ biết nhà vua quý trọng ông đặc biệt như thế nào! Năm đầu Quang Thuận (1460) Nguyễn Trực được bổ Tuyên phụng đại phu, Trung thư lệnh, ở hàng văn quan rất to. Mấy lần ông xin về quê, nhà vua không cho về.

Ông mất vào năm Hồng Đức thứ 4 (1474), thọ 57 tuổi. Tên tuổi của Lưỡng quốc Trạng nguyên Nguyễn Trực mãi mãi là dấu son chói lọi trong lịch sử văn hiến Việt Nam.

Vũ Tuấn Chiêu (1425-?), còn có tên khác là Vũ Tuấn Thiều, quê phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội ngày nay. Trong khoa thi Ất Mùi (1475) đời vua Lê Thánh Tông, ông đỗ trạng nguyên.

Quyết tâm nhờ câu nói của vợ

Theo sách Sử Việt những bất ngờ lý thú, Vũ Tuấn Chiêu mồ côi cha từ nhỏ. Do cuộc sống khó khăn, mẹ của Vũ Tuấn Chiêu phải đưa con về quê ngoại ở ngoại thành Thăng Long sinh sống. Mấy năm sau, mẹ qua đời, Vũ Tuấn Chiêu lại trở về quê nội làm ăn sinh sống.

Tại đây, ông kết hôn với người con gái có tên Nguyễn Thị Chìa. Là người nết na, bà Chìa không quản vất vả, chăm chỉ ruộng đồng, dệt vải kéo tơ, vừa phụng dưỡng cha già, vừa nuôi chồng ăn học. Thế nhưng, Vũ Tuấn Chiêu tuy mặt mũi khôi ngô, học hành lại tối dạ.

Hơn 10 năm đèn sách, tuổi đã ngoài tứ tuần, đường học của ông vẫn không tiến bộ. Trong một lần bà Chìa gánh gạo đến cho chồng, thầy giáo đã gọi người vợ lại để trả chồng về. Thầy bảo rằng: "Trò Chiêu tuổi đã nhiều, học không tấn tới, nay ta cho về giúp con việc nhà, việc đồng ruộng cho bớt bề vất vả".

Thời lượng đỗ trạng nguyên lúc ông bao nhiêu tuổi năm 2024

Cảnh thi cử ngày xưa.

Hết lời cầu xin, nhưng thấy thầy không đổi ý, hai vợ chồng thu xếp quần áo, sách vở về nhà. Khi đến đầu làng, họ dừng chân bên chiếc cầu đá bắc qua nhánh sông nhỏ nghỉ ngơi, thấy cây cột đá chân cầu bị mòn, Vũ Tuấn Chiêu lấy làm ngạc nhiên hỏi vợ.

Bà Chìa nói rằng: "Nước chảy lâu ngày đã làm mòn những cột đá của cây cầu. Chàng thấy đấy, cột đá là vật cứng rắn, dòng nước mềm nhưng qua năm tháng cứ chảy mãi lâu ngày khiến cho đá cũng phải mòn. Do vậy, làm việc gì nếu có chí, sự kiên trì, nhẫn nại tất sẽ thành".

Nghe lời vợ nói, Vũ Tuấn Chiêu chợt tỉnh ngộ như đám mây mù trước mắt được xua tan. Ông liền bảo vợ trở về nhà, còn mình mang sách vở, quần áo trở lại nhà thầy đồ xin tiếp tục theo học.

"Có công mài sắt có ngày nên kim"

Thấy học trò quay lại, thầy ngạc nhiên hỏi nguyên nhân. Vũ Tuấn Chiêu đáp rằng: "Nước chảy đá mòn, thưa thầy việc học cũng như vậy, nếu có chí học thì chắc chắn sẽ khá lên. Nay con trở lại trường quyết tâm dùi mài kinh sử, mong một ngày có tên trên bảng vàng; trước là khỏi phụ công ơn dạy dỗ của thầy, sau đền đáp tấm lòng của vợ và cũng để thỏa cái chí của con".

Tuy nghe học trò nói đầy khẩu khí, thầy vẫn không tin lắm. Nhân lúc trời nổi gió, lác đác có hạt mưa rơi, thầy đồ tức cảnh ra vế đối và nói nếu đối được thì mới cho ở lại tiếp tục học: "Lác đác mưa sa làng Hạ Vũ". Suy nghĩ một lát, Vũ Tuấn Chiêu đối lại: "Ầm ì sấm động đất Xuân Lôi".

Câu đối chuẩn khiến thầy rất hài lòng, cho ông ở lại học tiếp. Từ đó, Vũ Tuấn Chiêu không ngừng nỗ lực, dốc chí học tập, dần dần sức học tiến bộ hẳn lên.

Để giúp chồng ăn học, bà Chìa tuy tóc đã hoa râm vẫn một mình chăm con, lo việc ruộng vườn, đều đặn gánh gạo cho chồng ăn học. Đến năm Vũ Tuấn Chiêu gần 50 tuổi, bà qua đời.

Sau khi vợ mất, Vũ Tuấn Chiêu một lần nữa rời quê hương, đưa con trở về quê ngoại để tiện việc học hành, chuẩn bị tham gia thi cử. Đến khoa thi Ất Mùi (1475) dưới thời vua Lê Thánh Tông, Vũ Tuấn Chiêu đỗ trạng nguyên. Bấy giờ, ông đã gần 50 tuổi, trở thành một trong ba vị trạng nguyên già nhất khi đỗ đạt, cùng Nguyễn Đức Lượng (đỗ năm 1514) và Nguyễn Xuân Chính (đỗ năm 1637), đều đã 50 tuổi.

Theo tư liệu còn ghi lại tại bia tiến sĩ ở Thăng Long, khoa thi năm đó, rất đông người tham gia nhưng số được chấm đỗ không nhiều. Qua bốn trường lấy trúng cách được 43 người... Khi dâng đọc quyển thi, vua Lê Thánh Tông đã ban cho Vũ Tuấn Chiêu đỗ trạng nguyên nhờ bài thi xuất sắc.

Thời lượng đỗ trạng nguyên lúc ông bao nhiêu tuổi năm 2024

Đền thờ trạng nguyên Vũ Tuấn Chiêu tại Nam Định. Ảnh: Báo Nam Định.

Trả lời câu hỏi của vua về phương kế làm cho binh mạnh và biện pháp giúp dân giàu, Vũ Tuấn Chiêu cho rằng: "Binh mạnh thì trong nước yên ổn, bên ngoài thần phục, nước sẽ vững như bàn thạch. Dân giàu thì lễ nghĩa được thi hành, giáo hóa cũng theo đó trở nên tốt đẹp, muốn binh mạnh phải chọn tướng giỏi và nên dùng nhà Nho để cai quản việc quân thì quân sẽ mạnh.

Những nhà Nho không chỉ học rộng văn hay, thông kinh bác sử mà phải có lòng dũng khí, cố gắng quên mình. Còn muốn dân giàu thì cũng cần dùng Nho để chăm dân, nhưng phải dùng kẻ Nho có phẩm chất, có tác dụng. Giảm bỏ kẻ ăn không, bớt chi tiêu phung phí, thực hành tiết kiệm để của cải sinh sôi, muôn họ giàu có. Vậy lo gì nước không giàu".

Bài văn sách thi Đình của trạng nguyên Vũ Tuấn Chiêu hiện vẫn được lưu lại trong cuốn gia phả của họ Vũ ở phường Nhật Tân (quận Tây Hồ, Hà Nội).

Bài thi gồm 23 trang, mỗi trang 8 dòng, mỗi dòng từ 4 đến 31 chữ. Sau khi đỗ đạt, Vũ Tuấn Chiêu làm quan trải nhiều chức vụ, sau này giữ tới chức Tả thị lang bộ Lại, tước Đặc tiến Kim tử vinh lộc đại phu. Ông mất năm nào chưa rõ.