Tề gia trị quốc bình thiên hạ là gì năm 2024

“Đại Học” (大学) tiền thân là một chương trong Lễ Ký. Nó được chuyển thành sách ước trong khoảng thời gian từ thời Chiến Quốc đến thời Tần Hán. Quyển này được xem là một trong những kinh sách chủ yếu của Nho gia.

Tề gia trị quốc bình thiên hạ là gì năm 2024

Về tác giả, do lưu truyền dân gian nên chưa xác định được chính xác tác giả. Nhưng có lưu truyền rằng tác giả là Tăng Tử -–một trong những học trò xuất sắc của Khổng Tử.

Tính logic câu nói của Khổng Tử.​

“Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” đều rất có tính logic. “Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” đều phải dựa vào “tu thân”. Có “tu thân” thì mới làm gương được cho gia đình, dạy bảo người trong nhà mới nghe theo, tức là “tề gia”. Gia đình là đơn vị nhỏ mà “tề” được thì mới mong trị được nước, trị được nước với chính sách đạo đức nhân nghĩa thì mới làm cho dân chúng được thái bình. Cho nên có thể nói, cá nhân tu thân, có liên quan tới một gia đình, có liên quan tới một quốc gia, có liên quan tới hòa bình thế giới. Các điều này điều có sự liên kết logic với nhau theo thứ tự.

Nguồn gốc của câu nói “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”.​

Nguồn gốc của câu nói trên chính là 4 bước trong 8 bước (bát mục) để thực hiện ba cương lĩnh của Nho giáo. Tám bước đó là:

  1. Cách vật: luôn tiếp xúc, nghiên cứu kỹ sự vật, sự việc. Từ đó có thể nhận thức rõ thực chất, các mặt phải trái.
  2. Trí tri: luôn ngẫm nghĩ để thấu hiểu điều mình đã nhận thức được.
  3. Thành ý: luôn chân thật, không dối người và không dối mình.
  4. Chính tâm: luôn suy nghĩ , hành động ngay thẳng, chính trực và làm chủ bản thân mình.
  5. Tu thân: luôn nghiêm khắc với bản thân mình, sửa chữa những thiếu sót, không bảo thủ để nhận rõ sai sót nhằm hoàn thiện bản thân.
  6. Tề gia: làm cho gia đình mình tốt đẹp, tề chỉnh, có nề nếp, gia phong.
  7. Trị quốc: lo toan việc nước, cai trị đất nước cho có kỷ cương, phép nước.
  8. Bình thiên hạ: khiến cho thiên hạ thái bình, lòng người quy thuận.

Văn hóa Trung Quốc cổ đại về câu nó “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”.​

Khổng Tử viết trong sách “Đại học”: “Thời cổ đại, phàm những thánh nhân muốn phát huy tính thiện của con người đến khắp thiên hạ (bình thiên hạ), trước phải lãnh đạo tốt nước mình, bang mình (trị quốc). Muốn lãnh đạo tốt nước mình, bang mình, trước hết cần chỉnh đốn tốt gia đình, gia tộc mình (tề gia). Muốn chỉnh đốn tốt gia đình, gia tộc mình, trước hết phải làm cho tâm tư của mình ngay thẳng (chính tâm), đoan chính.”

Tề gia trị quốc bình thiên hạ là gì năm 2024

Đây dần trở thành kim chỉ Nam cho phương châm sống của Văn hóa Trung Quốc cổ đại. Họ luôn cho rằng, trước phải “tu thân” thì mới có thể “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”.

“Tu thân” là gì?​

“Tu thân” lấy chữ “Hiếu” làm khởi đầu. Vì đạo hiếu mà trung thành. Phải yêu quê hương thì mới yêu Tổ quốc. Phải tận hiếu thì mới tận trung. “Tu thân” là nền tảng cơ bản của “bát mục”. Đây là mục đích mà “cách vật, trí tri, thành ý, chính tâm” cần đạt đến. Tức là tu dưỡng cá nhân đến chỗ ngày càng hoàn thiện. Chỉ có “tu thân” tốt thì mới nói đến “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Ở đời thường con người dễ bị tình cảm chi phối, làm sai lạc ý chí, có những cảm xúc thiên vị cá nhân. Vì thế, “tu thân” chính là tự sửa mình, làm sao cho lý trí đừng bị lấn át bởi tình cảm. Trong cuốn “Đại học” có viết: “Cố hảo nhi tri kỳ ác, ác nhi tri kỳ mĩ giả, thiên hạ tiên hĩ”. Câu này có nghĩa là yêu thích ai mà vẫn thấy được chỗ xấu của người ấy, khi ghét bỏ ai mà vẫn thấy được chỗ tốt của người ấy, là điều hiếm có trong thiên hạ. Đây thực sự là điều ít ai làm được. Đó vừa là phẩm chất đạo đức, vừa là tiêu chuẩn để “tu thân” của một người.

“Tề gia” là gì?​

“Tề gia” tức là chỉnh đốn tốt gia đình, rộng lớn hơn là gia tộc. Gia đình là tế bào của xã hội, mỗi gia đình đều có vai trò quan trọng đối với xã hội, với quốc gia. Do đó, khi gia đình đã yên ổn (tề gia), thì mới có thể “trị quốc, bình thiên hạ”. Trong tiếng Trung, từ Gia (家) trong “Gia Đình” (家庭), cũng chính là từ Gia (家) trong “Quốc Gia” (国家). Từ đó càng thấy được mối liên kết giữa “tề gia” với “trị quốc” và “bình thiên hạ”.

“Trị quốc, bình thiên hạ” là gì?​

“Trị quốc, bình thiên hạ” là trị nước rồi mới làm cho dân chúng thái bình. Trong việc cải cách một quốc gia, đạo đức cá nhân có quan hệ mật thiết với “trị quốc”. Người cầm quyền phải gương mẫu đạo đức. Khi đó:

Tề gia trị quốc bình thiên hạ là gì năm 2024
Ảnh minh họa

1. Đó là lời dạy của Khổng Tử. Được cái thứ nhất thì mới được cái thứ hai và tiếp tục cái thứ ba rồi cái thứ tư. Không có cái đầu thì đừng hòng có các cái tiếp theo.

Khổng Tử, nhà triết học nổi tiếng , người nước Lỗ, bây giờ thuộc nước Trung Hoa : 551-479 trước CN, vậy là đã hơn 2.500 năm !

2. Người xưa mà dạy chuyện đạo đức thì ở đâu và thời nào cũng đúng ! Lời dạy của ngài Khổng Tử trên đây cũng vậy. Nhưng khi đề cập đến nhân tình thế thái, thì khi thời thế thay đổi, sự suy nghĩ con người cũng thay đổi. Xưa thì trọng nam khinh nữ, nhất nam viết hữu thập nữ viết vô, đàn ông thì được đi học làm quan, đàn bà chỉ ở nhà nấu ăn, bây giờ không phải như vậy nữa.

3. Hãy cùng xem 4 điều này liên hệ với nhau như thế nào :

* TU THÂN là chính mình phải sống đạo đức, rèn luyện tính nết, sống lương thiện, công bằng, bác ái, biết yêu thương tha thứ. . .là phải biết lấy cái xà trong mắt mình trước khi muốn lấy cái rác trong mắt người anh em. (Lc 6,41). Tu thân là trách nhiệm của từng người đối với bản thân, nhất là các nhà lãnh đạo trong tôn giáo cũng như ngoài xã hội.

Có một số nước đang có cao trào chống tham nhũng. Toà án mở ra khắp nơi. Rồi nhà tù khắp nơi ! Chống tham nhũng là chống chính người nhà của mình. Người dân thường thì làm sao mà tham nhũng được ! Chỉ có đi ăn trộm, cướp giật và buôn lậu là cùng. Thượng bất chính, hạ tắc loạn là vậy ! Cha mẹ hư thì con cái quậy tá lả luôn. Đã thấy nhiều rồi !

Gieo cái gì thì gặt cái đó thôi. Diệt hết lớp này thì lớp khác mọc lên. . . lại diệt. Diệt đời nào mới hết ? Phải đổi hạt giống. Phải tạo ra một thế hệ mới bằng những hạt giống tốt mới được. Thế giới bây giờ rất thiếu những người biết TU THÂN chỉ vì không chịu học bài học của Chúa Giêsu ! Chúa Giêsu bảo: “Hãy học cùng Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng”. Nhiều nước đã đóng cửa các trường mang tên Giêsu rồi, nên buộc phải mở toà chống tham nhũng.

* TỀ GIA : Gia là nói đến chuyện gia đình : Vợ chồng và các con cái. Bây giờ có nhiều đổ vỡ trong gia đình ; có nhiều than phiền không dạy được con cái . . . Khi cha mẹ có nhiều tính hư tật xấu thì làm mất niềm tin nơi con cái. Cha mẹ không tu thân thì không dạy con mình được, và không tề gia được. Trong giáo dục thì gương tốt là tối cần thiết. Thánh giáo hoàng Phaolo 6 nói bây giờ người ta cần gương tốt hơn thầy dạy. Có một lần đến một trường nọ, thấy để câu này ghi là câu nói của Hồ Chí Mình :” Học ở trường, học ở sách vở, học ở bạn bè, học ở nhân dân” Riêng đối với kinh nghiệm cá nhân thì mình còn học ở thầy nữa. Các bậc giáo sư của mình đã để lại cho mình rất nhiều bài học bằng chính cuộc sống gương mẫu của họ. Và trên hết mình có một bậc Thầy tuyệt vời là Thầy Giêsu. Vậy muốn tề gia đạt thì cha mẹ phải nêu gương tốt cho con cái. Theo báo giới thì gia đình ông Trump con cái ít có “vấn đề” hơn gia đình ông Biden. Nghe nói con cái ông Trump không rượu chè, xì ke ma tuý chắc là cũng nhờ giáo dục bằng gương tốt của ông bố.

* TRỊ QUỐC : Làm “bố” mà tốt thì làm lãnh đạo cũng sẽ tốt thôi. Cầm đầu một xã, một huyện, một tỉnh hay một nước cũng là làm lãnh đạo đấy chứ ?! Phụ Mẫu chi dân !

Người xấu không bao giờ trở thành ông vua tốt được. Một ông vua xấu muốn “trị” được dân cho khỏi bị chống đối thì phải xây nhà tù thiệt nhiều, phải sắm vũ khí chống biểu tình, nhiều khi phải tuyên truyền xảo trá nữa. Nước nào cũng thế, nhất là những nước độc tài ! Vậy muốn làm nhà lãnh đạo tốt thì trước hết phải tu thân, rồi lo an bề gia thất, không có vụ “con ông cháu cha”, hay “hy sinh đời bố củng cố đời con”, thì tức khắc nước nhà sẽ có những lãnh đạo tốt thứ xịn. Chống tham nhũng mà không chịu dạy sống tốt trước thì chống cho tới tận thế cũng không hết đâu. Thiệt mà ! Cây nào sinh giống đó thôi.

* BÌNH THIÊN HẠ : Cai trị cả thiên hạ ! Có mà nằm ngủ cũng không ai dám mơ như vậy. Nhưng có những người được cả thế giới sùng mộ hơn cả ông vua nước mình ! Họ không cần ngai vàng, không có binh lính, không có súng đạn, không có nhà tù. Họ chỉ có một thứ khí giới là Tình Yêu Thương không ranh giới thôi.

Mẹ Tê-rê-xa Calcutta, một bà xơ hom hem, ốm yếu, da nhăn nheo . . . Chắc chẳng bao giờ bước chân tới thẩm mỹ viện đâu ! Ấy vậy mà khi bà còn sống, bà đi tới đâu cũng được tiếp đón trọng thị, cả những nước không ưa đạo của bà. Khi bà mất ở tuổi gần 90, hầu hết các lãnh đạo trên thế giới đều lên tiếng phát biểu lời ca tụng đời sống phục vụ người nghèo của bà. Nhà nước Ấn Độ tuyên bố quốc tang và quốc táng bà. Cỗ xe chỉ chở quan tài các nguyên thủ quốc gia nay chở quan tài của bà. Đám tang bà có nhiều nguyên thủ quốc gia, các bậc công nương, công tử các nơi đến dự, đặc biệt được đi gần quan tài của bà có những người què quặt, tàn tật mà bà yêu thương phục vụ khi còn sống ! Như thế mình gọi là bình thiên hạ vậy!

Mình có thêm một suy nghĩ : Các cuộc thăm viếng mục vụ của các vị Giáo Hoàng ở nhiều nước trên thế giới thấy có khác với các lãnh tụ các quốc gia đi hội họp cấp cao ở nước này nước nọ ! Các vị Giáo Hoàng được tiếp đón trọng thị với lòng mộ mến thật sự. Không những nơi các nguyên thủ mà còn thấy nơi cả dân chúng nước đó nữa. Ngay cả trẻ em và các cháu cha mẹ còn bồng bế trên tay cũng được đem đến ! Rồi các kẻ khuyết tật cũng được lưu tâm. . . Nơi nào Giáo Hoàng dâng lễ hoặc nói chuyện cũng đầy ắp người là người lắng nghe và rất ư là trật tự. Không phân biệt màu da hay sắc tộc. Mọi người như nhau mà có thể là khác tiếng nói, khác chính thể. . . Đến quảng trường thánh Phê-rô ở Roma người ta có cảm tưởng là tới “sân nhà” của mình vậy. Bản thân mình cũng cảm nghiệm như thế. Mình coi đó là “bình thiên hạ” theo một nghĩa rất thiêng liêng.

Những người như Mẹ Tê-rê-xa, như các vị giáo hoàng là những người có quá trình “tu thân” thật sự vậy. Tu Thân, Tề Gia, Trị Quốc, Bình Thiên Hạ là một tiến trình chính xác, nhưng bắt đầu là TU THÂN ! Nhất định phải bắt đầu như thế.

Lạy Chúa xin cho các nhà lãnh đạo ngoài xã hội cũng như trong các tôn giáo biết tu thân để làm lãnh đạo, xin cho mỗi người chúng con cũng biết tu thân để làm người tốt. AMEN.

Linh Mục Phêrô Nguyễn Vân Đông – Gp Kon Tum WGPKT(11/04/2022) KONTUM