Tại sao người bệnh huyết áp không nên ăn mặn

Lời khuyên ăn ít muối hàng ngày để giảm nguy cơ tăng huyết áp hay duy trì huyết áp ổn định ở những người đã mắc bệnh chắc hẳn không còn xa lạ với mọi người. Vậy tại sao ăn mặn lại gây tăng huyết áp? Những tác hại của việc ăn mặn đến sức khỏe tim mạch là gì?

Sự phát triển của ngành công nghiệp thức ăn nhanh cùng tốc độ đô thị hóa nhanh chóng đã ảnh hưởng không nhỏ đến lối sống và làm thay đổi thói quen ăn uống của chúng ta. Giờ đây, thực phẩm chế biến sẵn tràn ngập mọi nơi với giá cả vô cùng phải chăng. Vì thế, vô hình chung, mọi người đã tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu năng lượng hơn với hàm lượng cao các chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, đường và muối.

Đặc biệt, muối có trong rất nhiều thực phẩm chế biến sẵn như thịt xông khói, xúc xích, thịt nguội, thức ăn nhanh, mì ăn liền, bánh mì và ngũ cốc đã qua chế biến… Đó là những “nguồn cung cấp” một lượng muối không nhỏ mà bạn thường bỏ qua bên cạnh những gia vị có muối bạn thêm vào bữa ăn hàng ngày như muối i-ốt, nước mắm, nước tương. Kết quả là bạn đang ăn quá mặn và gây ra nhiều ảnh hưởng đến huyết áp, tim mạch.

Tại sao ăn mặn lại tăng huyết áp?

“Ăn mặn” thường dùng để nói về việc một người ăn quá nhiều muối, mà cụ thể hơn là natri trong một ngày. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy việc tiêu thụ quá nhiều muối [hơn 5g hoặc 6g muối mỗi ngày] sẽ làm tăng huyết áp đáng kể và có liên quan đến khởi phát tăng huyết áp cũng như các biến cố tim mạch.

Cơ chế chính của ăn mặn gây tăng huyết áp là do nồng độ ion natri [Na+] tăng lên khiến cho cơ thể phải giữ nước để cố gắng làm loãng nồng độ các chất, duy trì ổn định nồng độ dịch thể. Điều đó cũng khiến cho bạn có cảm giác khát nước nhiều hơn khi ăn mặn, dẫn đến thể tích tuần hoàn tăng lên. Khi đó, tim phải hoạt động mạnh hơn vì cần bơm lượng máu lớn hơn vào các mạch máu và tạo ra nhiều áp lực lên mạch máu. Theo thời gian, áp lực này dẫn đến tình trạng bệnh lý tăng huyết áp và khiến mạch máu tổn thương, xơ cứng hơn. Từ đó, nguy cơ bị đột quỵ, đau tim hay suy tim cũng tăng lên.

Ăn nhiều muối kết hợp với những yếu tố sang chấn tâm lý sẽ làm tăng hoạt động hệ thần kinh giao cảm, tăng khả năng hấp thu natri ở ống thận. Lượng lớn ion Na+ đi vào trong tế bào cơ trơn gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi và dẫn tới tăng huyết áp. Muối cũng làm tăng độ nhạy của tim mạch và thận với adrenalin – một chất có khả năng làm huyết áp tăng lên.

Tác hại của việc ăn mặn đến sức khỏe

Muối là một chất cần thiết cho cơ thể nhưng nếu ăn quá nhiều có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, cả ngắn hạn và dài hạn.

Tác động ngắn hạn

Ăn quá nhiều muối trong cùng một bữa hay trong một ngày có thể dẫn đến một số tác động ngắn hạn như:

- Giữ nước. Cơ thể cần đảm bảo nồng độ các chất luôn ổn định nên ăn nhiều muối sẽ khiến lượng natri tăng lên kéo theo nước cũng được giữ lại để tỷ lệ natri/ nước luôn ở mức bình thường. Tình trạng giữ nước nhiều có thể biểu hiện ra các dấu hiệu như sưng phù, thường thấy ở bàn tay, bàn chân và tăng trọng lượng cơ thể.

- Tăng huyết áp tạm thời. Như đã giải thích ở trên, ăn nhiều muối gây giữ nước và làm tăng thể tích máu trong các mạch máu sẽ làm huyết áp tăng lên tại thời điểm đó. Tuy nhiên, mức độ nhạy cảm với muối ở mỗi người không giống nhau nên không phải ai cũng bị tăng huyết áp khi ăn mặn. Trong đó, lão hóa và béo phì là hai yếu tố khiến bạn dễ tăng huyết áp hơn khi ăn nhiều muối.

- Cảm giác khát nhiều. Ăn mặn cũng khiến bạn cảm thấy khô miệng và có cảm giác khát nước. Điều này làm cho bạn phải uống nhiều nước để cơ thể duy trì được tỷ lệ giữa natri/ nước ổn định. Tuy nhiên, nếu tăng natri máu nhanh có thể gây ra một số triệu chứng như bồn chồn, khó thở, khó ngủ, giảm đi tiểu.

Tác động dài hạn

Thói quen ăn nhiều muối trong thời gian dài có thể gây ra một số vấn đề về sức khỏe.

- Bệnh tăng huyết áp. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy tác hại của việc ăn mặn gây tăng huyết áp đáng kể. Ngược lại, khi cắt giảm lượng muối trong chế độ ăn, mức huyết áp có thể giảm xuống. Tác động này mạnh hơn ở những người nhạy cảm với muối như người cao tuổi.

- Làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Một số nghiên cứu cho rằng có sự liên hệ giữa chế độ ăn nhiều muối với nguy cơ ung thư dạ dày cao hơn. Cơ chế gây ung thư dạ dày của muối vẫn chưa được tìm hiểu đầy đủ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu nghĩ rằng chế độ ăn mặn có thể gây loét hoặc viêm niêm mạc dạ dày, từ đó dẫn đến ung thư.

- Nguy cơ mắc bệnh tim và tử vong sớm. Mối liên hệ giữa chế độ ăn nhiều muối, bệnh tim và tử vong sớm vẫn còn có nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, bạn vẫn nên chú ý đến lượng muối trong khẩu phần ăn để hạn chế ảnh hưởng đến tim mạch.

Đối với những đối tượng có tiền sử hoặc đang bị cao huyết áp thì chỉ nên nạp khoảng 3g muối mỗi ngày. Bạn cũng nên từ bỏ thói quen chấm nước mắm với các loại thực phẩm khác trong bữa ăn, nhất là những người bị suy thận hoặc suy tim ở giai đoạn nặng thì buộc phải ăn nhạt tuyệt đối.

Nếu bạn cảm thấy khó khăn khi thực hiện chế độ ăn ít muối, bạn có thể bắt đầu với việc giảm dần lượng muối và nêm nếm thêm các gia vị khác khi nấu ăn, chẳng hạn như cho thêm các loại rau thơm hoặc gia vị chua cay để làm tăng thêm vị ngon và giảm độ mặn cho món ăn.

Chế độ ăn có ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể của bạn. Nếu ăn uống hợp lý, khoa học cơ thể của bạn sẽ khỏe mạnh hơn. Ngược lại, tiêu thụ thực phẩm không đúng cách cũng giống như việc bạn đang “nuôi dưỡng mầm bệnh” trong cơ thể. Trong đó, thói quen ăn mặn chính là một thói quen nên loại bỏ vì nó có thể gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là những vấn đề về huyết áp. Bài viết dưới đây sẽ giải thích cho bạn rõ hơn, vì sao ăn mặn lại tăng huyết áp.

1. Vì sao ăn mặn lại tăng huyết áp?

1.1. Muối có vai trò như thế nào đối với cơ thể chúng ta?

Muối ăn là một loại gia vị không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hàng ngày của chúng ta. Nhờ có muối mà các món ăn thêm đậm đà. Những người vì một lý do nào đó mà buộc phải ăn nhạt thì sẽ có cảm giác nhạt miệng, ăn không ngon. Nhưng ngược lại, những người có thói quen ăn mặn, ăn quá nhiều muối lại có thể gặp phải những nguy cơ về sức khỏe.

Muối có vai trò quan trọng đối với cơ thể

Trong muối có Natri và Clorua - đây là hai loại khoáng chất rất tốt và quan trọng đối với cơ thể. Trong đó, Natri giúp điều chỉnh huyết áp, lượng máu, co cơ và điều chỉnh chức năng thần kinh. Clorua là chất điện giải, rất cần thiết cho các cơ quan trong cơ thể. Nếu nồng độ Clorua thấp sẽ có thể gây ra toan hô hấp, rất nguy hiểm cho cơ thể.

Ăn mặn gây suy giảm chức năng thận và tăng huyết áp

Như vậy có thể nói rằng, muối rất quan trọng đối với sức khỏe. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều muối. Trên thực tế, những trường hợp ăn quá nhiều muối có nguy cơ gặp phải một số vấn đề như cao huyết áp hay đầy hơi, khó chịu.

1.2. Thói quen ăn mặn có thể gây ra tình trạng tăng huyết áp

Trong cơ thể của chúng ta, thận sẽ đảm nhiệm lọc các chất lỏng dư thừa, sau đó đưa chất lỏng ngày vào bàng quang và cuối chúng chúng sẽ được thải ra ngoài thông qua đường tiểu. Để đảm bảo cho thận được hoạt động trơn tru thì thận phải thẩm thấu để lọc nước ra khỏi máu.

Vấn đề xảy ra đối với các trường hợp ăn quá nhiều muối là lượng natri tăng cao trong máu, đồng thời làm mất cân bằng giữa natri và kali, vì thế dẫn đến thận lọc nước kém hơn. Do đó, những chất lỏng không được lọc sẽ dẫn tới nguy cơ tăng huyết áp, gây áp lực cho các mạch máu, thậm chí làm tắc nghẽn động mạch. Thói quen ăn mặn cũng chính là nguyên nhân gây suy giảm chức năng thận.

Thói quen ăn mặn gây hại cho sức khỏe

Những bệnh nhân mắc các bệnh tim mạch lại càng cần loại bỏ thói quen ăn quá nhiều muối. Vì khi ăn quá nhiều muối, huyết áp tăng cao có thể khiến cho bệnh thêm nghiêm trọng, làm tổn thương các động mạch dẫn tới tim và gây nguy hiểm cho người bệnh.

Thời gian đầu, thói quen ăn mặn sẽ có tác động nhất định khiến cho lưu lượng máu đến tim bị suy giảm, kèm theo một số biểu hiện như đau thắt ngực,… đặc biệt là khi bạn hoạt động mạnh. Thói quen này kéo dài, nghĩa là muối liên tục được nạp vào cơ thể quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng tăng huyết áp, thậm chí khiến vỡ động mạch, tắc hoàn toàn động mạch.

Ăn quá nhiều muối dẫn đến tăng huyết áp và cũng là nguyên nhân xảy ra những cơn đau tim tiềm ẩn. Chính vì thế, các bác sĩ khuyến cáo, bệnh nhân mắc bệnh tim mạch cần thực hiện chế độ ăn nhạt hơn.

2. Làm thế nào để biết bạn đang ăn quá nhiều muối?

Rất khó để đo được chính xác lượng muối mà chúng ta tiêu thụ hàng ngày từ các loại thực phẩm. Nhưng bạn có thể nhận biết rằng mình có đang ăn nhiều muối hay không qua một số biểu hiện của cơ thể như sau:

  • Luôn cảm thấy khát nước.

  • Có biểu hiện tăng huyết áp.

  • Cảm giác sưng phù chân, tay.

  • Mắc sỏi thận do thận vì khi ăn quá mặn thận sẽ phải làm việc nhiều hơn, thậm chí làm việc quá sức.

  • Luôn có cảm giác thức ăn bị nhạt, không vừa miệng.

Trên đây là một số dấu hiệu cho thấy bạn đang ăn quá nhiều muối và đang có những nguy cơ rủi ro về sức khỏe. Vì thế, để bảo vệ cơ thể, hay điều chỉnh thói quen ăn uống của mình càng sớm càng tốt.

3. Hướng dẫn loại bỏ thói quen ăn nhiều muối

Hàng ngày, mỗi chúng ta chỉ cần ăn khoảng 6g muối. Những người có vấn đề về tim mạch thì lại cần ăn ít muối hơn và những người trên 45 tuổi cũng là nhóm đối tượng cũng cần điều chỉnh khẩu vị ăn của mình, nên ăn nhạt hơn sẽ tốt cho cơ thể.

Bệnh nhân tim mạch nên loại bỏ thói quen chấm mắm khi ăn

Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo rằng, bạn không nên ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều muối trong mỗi bữa ăn hàng ngày, chẳng hạn như như mắm tôm, dưa muối, cà muối, các loại thịt hun khói, thịt hộp, các thực phẩm chế biến sẵn,…

Những bệnh nhân có tiền sử cao huyết áp lại càng cần phải ăn ít muối.

Các đối tượng mắc suy thận, suy tim đã bước sang giai đoạn muộn thì cần phải ăn nhạt, loại bỏ thói quen chấm nước mắm trong khi ăn.

Đối với trẻ nhỏ, các bà mẹ cũng nên hết sức lưu ý về chế độ ăn của con. Tốt nhất, mẹ nên tập cho con thói quen ăn uống ít muối ngay từ những năm tháng đầu đời, đặc biệt phù hợp khi thận của bé còn chưa phát triển toàn diện nên hoạt động thải muối của thận sẽ kém hơn so với người lớn.

Nếu mẹ cho trẻ ăn quá mặn thì sẽ dẫn tới tình trạng natri bị tích tụ trong cơ thể và gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Mẹ lưu ý không nên cho thêm muối khi quấy bột cho con vì trong bột đã có đủ lượng muối cần thiết cho cơ thể của bé.

Các chuyên gia khuyên rằng, nếu bạn cảm thấy việc ăn nhạt là rất khó khăn, khiến cho mỗi bữa ăn đều không ngon miệng. Bạn có thể thay đổi từ từ, giảm dần lượng muối và có thể tăng khẩu vị của món ăn bằng một số loại gia vị khác như rau thơm,…

Như vậy, bạn đã có thể hiểu rõ vì sao ăn mặn lại tăng huyết áp. Ngay hôm nay, hãy bắt đầu từ bỏ thói quen ăn mặn để bảo vệ sức khỏe. Bạn có thể gọi đến số 1900 56 56 56, các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn sẵn sàng hỗ trợ và đặt lịch khám sớm nhất cho bạn.

Video liên quan

Chủ Đề