Tại sao không khí lạnh và không khí nóng dễ xâm nhập vào nội địa miền đồng bằng

Dự báo từ đêm nay đến ngày 22-2, các khu vực núi cao thuộc xã Y Tý [Bát Xát] và thị xã Sa Pa có thể có mưa tuyết, băng giá - Ảnh: NAM TRẦN

Đêm 18 rạng sáng 19-2, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến các tỉnh phía Đông Bắc Bộ, một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Ở vịnh Bắc Bộ đã có gió đông bắc mạnh cấp 7, giật cấp 9, biển động mạnh. Thời tiết nhiều nơi ở miền Bắc và Hà Nội bắt đầu chuyển rét kèm mưa rào.

Nhiều nơi có mưa rào và dông, cục bộ có mưa vừa, mưa to như Nậm Păm [Sơn La] 47mm, Nậm Có [Yên Bái] 75mm, Sông Công [Thái Nguyên] 57mm, Long Sơn [Bắc Giang] 51mm, Ngọc Lũ [Hà Nam] 41mm...

Nhiệt độ toàn miền Bắc cũng đang giảm nhanh và sâu. Tại Mẫu Sơn [Lạng Sơn] 3,9 độ C, Trùng Khánh [Cao Bằng] 7,8 độ C, Tam Đảo [Vĩnh Phúc] 8 độ C, Đồng Văn [Hà Giang] 8,2 độ C. Nhiệt độ tại các khu vực khác của tỉnh Quảng Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương, Hà Nội... phổ biến ở mức 9 đến 13 độ C.

Dự báo ngày hôm nay, không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng đến các nơi khác ở phía Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và một số nơi ở Trung Trung Bộ. Do đó nền nhiệt miền Bắc sẽ tiếp tục giảm sâu.

Với đánh giá đây là đợt không khí lạnh mạnh nhất từ đầu mùa, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia nhận định từ hôm nay đến ngày 22-2, ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét đậm, rét hại. Riêng từ ngày 20 đến 22-2, ở Bắc Bộ và Thanh Hóa trời rét hại với nền nhiệt độ thấp nhất phổ biến 8-11 độ C, vùng núi 3-6 độ C, vùng núi cao có nơi xấp xỉ 0 độ C và khả năng cao xảy ra băng giá, mưa tuyết.

Ngoài ra, do ảnh hưởng của rãnh gió Tây trên cao kết hợp với không khí lạnh tăng cường nên từ nay đến ngày 21-2, ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa dông, cục bộ có mưa vừa, mưa to với lượng mưa 20-40mm/24h, có nơi trên 50mm/24h.

Riêng từ nay đến ngày 20-2, vùng núi và trung du Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 50-100mm/đợt, có nơi trên 100mm/đợt. Khu vực từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế có mưa, mưa rào và có nơi có dông.

Khu vực Hà Nội hôm nay và ngày mai có mưa, mưa rào, cục bộ có mưa vừa, mưa to và dông. Trời rét đậm, rét hại với nhiệt độ thấp nhất phổ biến 8-11 độ C.

Dự báo nhiệt độ toàn miền Bắc trong đợt rét này - Ảnh: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia

Ông Lưu Minh Hải - giám đốc Đài khí tượng thủy văn Lào Cai - cho biết nhiệt độ thấp nhất trong đợt lạnh rét này ở vùng núi khả năng giảm xuống 3-5 độ C, vùng núi cao Sa Pa giảm tới 0-2 độ C, những khu vực có độ cao trên 2.000m dưới 0 độ C.

"Dự báo, từ đêm 19 đến sáng 22-2, các khu vực núi cao thuộc xã Y Tý [Bát Xát] và thị xã Sa Pa, nơi có độ cao từ 2.000m trở lên khả năng xuất hiện mưa tuyết, băng giá với cường độ từ nhẹ đến trung bình.

Do ảnh hưởng của một tổ hợp thời tiết mạnh nên khả năng cùng xảy ra mưa đá, gió giật mạnh và sét đánh trong cơn dông. Ngoài ra, mưa lớn cục bộ có thể sinh lũ quét, trượt lở đất đá bất ngờ" - ông Hải cảnh báo và khuyến cáo người dân các địa phương trong tỉnh cần tăng cường cao nhất công tác phòng, chống thiên tai để giảm thiểu mọi thiệt hại.

Ở miền Nam, theo ông Lê Đình Quyết - phó trưởng phòng dự báo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ - đợt không khí lạnh này tuy mạnh nhưng lệch đông nên sẽ khuếch tán ra biển chủ yếu chứ không vào phía Nam nhiều.

Thời tiết chủ đạo miền Nam vẫn là nắng nóng, mưa chỉ xảy ra vào chiều tối, nhiệt độ giảm nhẹ - Ảnh: LÊ PHAN

Do đó thời tiết miền Nam vẫn duy trì nắng nóng, nhiệt độ chỉ giảm đi đôi chút không đáng kể và kèm theo mưa trái mùa. Hiện tại miền Nam còn có hoạt động của áp cao cận nhiệt đới nên vài ngày tới trời vẫn ít mây, nắng nhiều.

Ông Quyết dự báo tháng 3-4-5 nhiệt độ miền Nam sẽ tăng cao do bước vào cao điểm mùa khô. Nhiệt độ cao nhất của miền Nam có thể dao động từ 34-38 độ C, một số nơi xảy ra nắng nóng.

Trong khi đó bà Lê Thị Xuân Lan - nguyên phó trưởng phòng dự báo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ - nhận định đến hôm nay [19-2] thì không khí lạnh mới ảnh hưởng đến vùng biên giới phía Bắc. Sau đó sẽ khuếch tán ra khu vực Bắc Bộ rồi mới tới các khu vực khác của nước ta.

Trong quá trình khuếch tán cường độ của không khí lạnh cũng giảm dần nên khi tới miền Nam thì đã không còn quá lạnh. Bà Lan đưa ra dự báo sớm nhất đến chiều chủ nhật [20-12], miền Nam mới bị ảnh hưởng bởi đợt không khí lạnh này.

"Tôi cho rằng đợt không khí lạnh chủ yếu chỉ gây ra mưa trái mùa cho miền Nam, mưa không quá lớn nhưng kèm theo dông sét nguy hiểm. Trong tuần tới thời tiết phổ biến của Nam Bộ là sáng nắng, chiều mưa" - bà Lan nói.

Về nhiệt độ, theo bà có thể giảm 1-2 độ C so với hiện tại. Nguyên nhân khiến không khí lạnh không thể gây ra các mức nhiệt dưới 20 độ C cho miền Nam vì chúng ta đang bước vào cao điểm nắng nóng, nền nhiệt cao nhất vốn dĩ đã đạt [35-37 độ C], nếu có giảm cũng chỉ xuống tầm 32-34 độ C, thấp nhất 21-24 độ C chứ không thấp hơn.

Còn trước Tết có những đợt không khí lạnh nhẹ hơn nhưng gây ra mức nhiệt dưới 20 độ C, thậm chí có nơi còn 16-17 độ C là vì thời điểm đó miền Nam mới kết thúc mùa mưa bước qua mùa khô nên nhiệt độ chưa cao.

"Đặc biệt trong hai ngày trước khi không khí lạnh ảnh hưởng đến miền Nam thì thời tiết sẽ càng oi bức hơn. Mưa trái mùa có thể gây bệnh đạo ôn cho cây lúa nên người dân cần chú ý. Tuy nhiên cũng có mặt lợi là đợt mưa này giúp hạn mặn đến chậm hơn một chút" - bà Lan nhận định.

Miền Bắc rét đậm, miền Nam nắng ‘bể đầu’

CHÍ TUỆ - LÊ PHAN

Câu 2

Miền đồng bằng ở giữa rộng lớn, tựa như một lòng máng khổng lồ. cao ở phía bắc và tây bắc, thấp dần về phía nam và đông nam. Do địa hình lòng máng, không khí lạnh ở phía bắc và không khí nóng ở phía nam dễ dàng xâm nhập sâu vào nội địa.

Trong miền đồng bằng có nhiều hồ rộng như hệ thống Hồ Lớn ở phía bắc và nhiều sông dài như hệ thống sông Mit-xu-ri – Mi-xi-xi-pi.

Câu 3

Hệ thống Cooc-đi-e cao, đồ sộ, hiểm trở là một trong những miền núi lớn trên thế giới. Miền núi này chạy dọc bờ phía tây của lục địa, kéo dài 9000 km, cao trung binh 3000m – 4000m, gồm nhiều dãy chạy song song, xen vào giữa là các cao nguyên và sơn nguyên.
Miền núi Cooc-đi-e có nhiều khoáng sản như đồng, vàng, quặng đa kim, uranium.
Câu 4

Khí hậu Bắc Mĩ có sự phân hóa rất đa dạng.

Thứ nhất là sự phân hóa khí hậu theo chiều Bắc – Nam

Đi từ Bắc xuống Nam, Bắc Mĩ có các vành đai khí hậu: Hàn đới, ôn đới và nhiệt đới. Trong đó, kiểu khí hậu ôn đới chiếm diện tích lớn nhất.

Nguyên nhân: Do Bắc Mĩ trải dài nhiều vĩ độ, từ vòng cực Bắc đến vĩ độ 15°B, nên đã tạo ra sự phân hoá bắc – nam

Thứ hai là sự phân hóa khí hậu theo chiều Tây – Đông

Lấy kinh tuyến 100° Tây làm ranh giới, thấy rất rõ sự phân hoá khí hậu. Phía tây kinh tuyến này, ngoài khí hậu ôn đới, nhiệt đới, cận nhiệt đới còn có khí hậu núi cao, khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc. Phía đông của kinh tuyến hình thành một dải khí hậu cận nhiệt đới ven vịnh Mê-hi-cô.

Nguyên nhân: Do yếu tố địa hình và vị trí gần hay xa biển đã tạo ra sự phân hoá đông – tây.

Ngoài ra, Bắc Mĩ còn có sự phân hóa khí hậu theo độ cao. Điều này được thể hiện rõ ở miền núi trẻ Cooc – đi- e.

Câu 5

Giữa phần phía tây và phần phía đông kinh tuyến 100°T của Hoa Kì có sự khác nhau về khí hậu, vì:

– Phía tây kinh tuyến 100°T là hệ thông Coóc-đi-e, có các dãy núi chạy theo hướng bắc – nam chắn sự di chuyển của các khối khí theo hướng tây – đông, nên ở các sườn phía đông, các cao nguyên và sơn nguyên nội địa ít mưa. Mặt khác, dòng biển lạnh Ca-li-phoóc-ni-a đã cản trở ảnh hưởng của biển vào đất liền, gây khô hạn.

– Phía đông kinh tuyến 100°T là miền đồng bằng trung tâm và miền núi già và sơn nguyên thấp. Ven biển Đại Tây Dương lại có dòng biển nóng Gơn-xtrim mang lại cho khu vực này có khí hậu ẩm ướt hơn, nhất là phía đông nam kinh tuyến 100°T. Miền đồng bằng trung tâm tựa như một lòng máng khổng lồ đã tạo điều kiện cho khối không khí lạnh xâm nhập sâu về phía nam vào mùa đông.

Câu 6

– Dân số : 415,1 triệu người. Mật Độ trung bình vào loại thấp 20 người/ Km²
– Phân bố dân cư không đều: Do sự tương quan giữa các khu vực địa hình phía Tây và phía Đông ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư.
+ Quần đảo phía Bắc Ca-na-đa thưa dân nhất.
+ Vùng đông Nam Ca-na-đa, ven bờ nam vùng Hồ lớn và ven biển đông Bắc Hoa Kì tập trung dân đông nhất.
– Mật độ dân số có sự khác biệt giữa miền bắc và miền nam, giữa phía tây và phía đông.
– Hơn 3/4 dân cư Bắc Mĩ sống trong các đô thị.

Ở Bắc Mỹ, có mấy khu vực địa hình:

Dãy núi cao, đồ sộ nhất Bắc Mỹ là:

Khu vực chứa nhiều đồng, vàng và quặng đa kim ở Bắc Mĩ là:

Khí hậu Bắc Mĩ phân hóa ra sao?

Kinh tuyến 1000T là ranh giới của:

Hệ thống núi Cooc-đi-ê nằm ở phía Tây Bắc Mĩ và chạy theo hướng:

Địa hình Bắc Mĩ theo thứ tự từ Đông sang Tây, lần lượt, có:

Chiếm diện tích lớn nhất ở Bắc Mĩ là kiểu khí hậu:

Vùng đất Bắc Mĩ thường bị các khối khí nóng ẩm xâm nhập gây bão, lủ lớn là:

Theo sự phân hóa bắc nam các kiểu khí hậu ở Bắc Mĩ là:

Nguyên nhân làm cho khu vực Bắc Mỹ có nhiều sự phân hóa khí hậu là do:

Tại sao vùng đồng bằng ở Bắc Mĩ lại có khí hậu ôn đới?

Video liên quan

Chủ Đề