Quá trình mọc răng khôn bao lâu

Đối với người trưởng thành, việc mọc răng khôn là điều sẽ xảy ra. Khi răng khôn mọc tùy theo cơ địa cũng như tình trạng răng mọc thẳng hay mọc lệch sẽ có mức độ đau khác nhau. Vậy quá trình mọc răng khôn đau trong bao lâu là hợp lý? Bài viết dưới đây sẽ phân tích rõ cho quý vị.

Mọc răng khôn đau trong bao lâu?

Trong những trường hợp răng khôn mọc thẳng và đủ chỗ để mọc, đau khi mọc răng khôn gần như không diễn ra, lúc này quá trình mọc răng khôn diễn ra hoàn toàn như những răng khác.

Khi mọc răng khôn bị đau, thường răng khôn đó mọc thấp, mọc không hoàn toàn hoặc mọc lệch khiến cho răng khôn không thể mọc thoát lên được làm cho lợi phủ trên mặt răng khôn không thoát hết, để lại một túi chứa thức ăn, gây nên viêm nhiễm và đau kéo dài, tái phát nhiều lần. Những trường hợp này đau sẽ rất dai dẳng, mỗi 1 lần đau kéo dài từ 5 – 10 ngày và tái phát thường xuyên. Để hết đau, bạn cần có sự can thiệp của bác sĩ nha khoa.

Một số rất ít trường hợp răng khôn đủ chỗ mọc nhưng mọc ở độ tuổi trên 25 tuổi khiến phần lợi trên răng khôn bị xơ chai làm cho răng khó thoát, có thể bị đau khi mọc răng khôn, nhưng những trường hợp này chỉ đau một lần duy nhất trong khoảng 5 ngày và không có đau tái phát lần sau.

Đau do răng khôn cũng có thể là do răng khôn mọc lệch húc vào răng số 7, làm sâu răng 7 và/ hoặc cả răng khôn, trong trường hợp này bạn thường có cảm giác đau buốt, đau khi cắn hai hàm răng lại với nhau.

Phải làm gì nếu bạn bị đau do mọc răng khôn?

Khi có triệu chứng đau lợi vùng góc hàm, đau nhiều khiến bạn không thể ăn ngủ, nuốt nước bọt đau, … thì đó là gợi ý của đau do mọc răng khôn, khi đó bạn cần phải đến trung tâm nha khoa ngay lập tức để được khám và điều trị kịp thời. Tùy theo tình trạng răng khôn của bạn, bác sĩ sẽ có những giải pháp khắc phục khác nhau.

Trong đợt viêm cấp tính thì chúng tôi không thể can thiệp ngoại khoa, những can thiệp như nhổ răng khôn, cắt lợi trùm KHÔNG THỂ THỰC HIỆN KHI BẠN ĐANG BỊ SƯNG ĐAU. Trong giai đoạn này, chúng tôi sẽ tiến hành bơm rửa vệ sinh tại chỗ và kê đơn thuốc cho bạn uống, sau khi hết sưng đau từ 15 – 20 ngày sẽ có những biện pháp khắc phục sau:

+ Trong trường hợp răng khôn mọc bình thường.
Một số rất ít trường hợp răng khôn mọc thẳng và đủ chỗ vẫn bị đau 1 lần trong quá trình mọc, những trường hợp này sẽ không cần can thiệp gì thêm, chỉ cần vệ sinh tại chỗ và chờ cho răng khôn tự mọc.

+ Cắt lợi trùm răng khôn.
Những trường hợp răng khôn mọc thẳng, khoảng tam giác hậu hàm đủ rộng có thể cắt lợi trùm để loại bỏ túi lợi trên mặt răng khôn.

+ Nhổ bỏ răng khôn.
Trong đa phần các trường hợp, mọc răng khôn bị đau đều phải nhổ bỏ vì nhiều lý do: răng khôn mọc lệch, răng khôn mọc không hoàn toàn, nằm quá sâu, mọc ngầm, …

Về mặt chuyên môn, 1 răng khôn gây nên đau – viêm lợi từ 3 lần/ 1 năm sẽ phải nhổ bỏ.

Trong những trường hợp răng khôn mọc lệch hoặc mọc ngầm, mọc quá sâu khiến cho má rủ vào che mặt răng khôn thì BẮT BUỘC PHẢI NHỔ BỎ dù có đau hay không.

Nha Khoa Hữu Nghị Việt Đức 6, nhổ răng khôn không đau, không chảy máu, không sưng nề bắng công nghệ siêu ấm cao tần.
Răng khôn là răng có vị trí giải phẫu nguy hiểm. Với răng khôn hàm dưới, chân răng khôn thường nằm sát dây thần kinh răng dưới, sát các tổ chức lympho bào. Với răng khôn hàm trên thường nằm sát xoang hàm trên là những cấu trúc giải phẫu nhạy cảm, gây ra nhiều biến chứng nếu bị tổn thương.

Những phương pháp nhổ răng khôn truyền thống sử dụng kìm và bẩy, tác động những lực cơ học mạnh lên răng khôn để làm vỡ xương vùng này, sau đó lấy răng khôn ra. Phương pháp này tạo ra nhiều sang chấn, gây nên nhiều nguy cơ tổn thương các cấu trúc giải phẫu nguy hiểm cạnh răng khôn.

Tại Nha Khoa Hữu Nghị Việt Đức 6, chúng tôi ứng dụng công nghệ nhổ răng khôn bằng sóng siêu âm cao tần Piezotime surgery là công nghệ nhổ răng khôn hiện đại nhất hiện nay. Piezotome Surgery tạo xung sóng ngắn liên tục, tác động cắt đứt hệ thống dây chằng quanh răng, giúp bác sĩ lấy răng ra một cách nhẹ nhàng mà không cần sử dụng kìm, không cần mở xương. Mặt khác, sóng siêu âm cao tần có khả năng gây co mạch ngoại vi và kích thích ngưng kết tiểu cầu nên có khả năng hạn chế sưng, đau, chảy máu sau phẫu thuật.

Mọc răng khôn đau trong bao lâu là câu hỏi của nhiều người hiện nay. Bởi, tùy vào cơ địa, cấu tạo cung hàm, chăm sóc mà thời gian đau nhức là khác nhau.

Răng khôn là răng cối lớn thứ 3, nằm cuối cung hàm. Răng nhú mọc ở độ tuổi trưởng thành, khi xương hàm đã phát triển ổn định, bề mặt nướu dày nên thường gây đau nhức, sưng viêm. Tình trạng này có thể kéo dài, lặp đi lặp lại cho đến khi răng khôn mọc hoàn chỉnh. Vậy mọc răng khôn đau trong bao lâu? Cách giảm đau do mọc răng khôn như thế nào?

1. Mọc răng khôn trong bao lâu sẽ hết đau?

Tùy vào cơ địa mỗi người, răng khôn có thể mọc sớm hay trễ nhưng thường dao động trong khoảng 17 – 25 tuổi. Vì là chiếc răng cuối cùng trên cung hàm, mọc khi xương hàm cứng chắc nên quá trình nhú lên từng chút một, kéo dài vài năm chứ không liền mạch như các răng vĩnh viễn khác.

Ngoài ra, mỗi đợt răng nhú mọc sẽ tác động tới nướu, gây sưng, tấy đỏ khiến việc ăn uống khó khăn hơn. Khoảng cách các đợt nhú mọc có thể là một hoặc vài tháng hoặc lâu hơn. Vì vậy, đau răng khôn trong bao lâu rất khó xác định cụ thể.

Răng khôn mọc bao lâu phụ thuộc vào cơ địa và cấu trúc xương hàm của mỗi người

Nếu răng khôn mọc đúng vị trí, thẳng, khi nhú mọc, bạn có thể cảm thấy sưng đau trong 2 – 3 đợt đầu tiên. Tuy nhiên, trường hợp răng mọc ngầm, mọc lệch, các cơn đau nhức sẽ dữ dội hơn, kèm theo đó là các cơn sốt, nhức đầu và cứng hàm.

Các cơn đau nhức do mọc răng khôn chỉ hoàn toàn biến mất khi răng mọc hoàn thiện, một số trường hợp phải mất từ 4 – 5 năm. Điều đó, đồng nghĩa bạn phải chịu đựng các cơn đau đớn, khó chịu trong một khoảng thời gian dài.

Dr. Care dành tặng 30 "GÓI THĂM KHÁM CHUYÊN SÂU IMPLANT" trị giá 3.200.000 trong 5 ngày cho Cô Chú, Anh Chị nhanh tay để lại thông tin đăng ký.

Bác sĩ chuyên sâu Implant sẽ tiến hành thăm khám, chụp phim X-quang, CT và đưa ra tư vấn cũng như phác đồ điều trị cho từng trường hợp mất răng riêng biệt.

2. Cách giảm đau hiệu quả khi mọc răng khôn

Sưng đau khi mọc răng khôn gây gây nhiều ảnh hưởng đến ăn uống, giao tiếp hàng ngày. Dưới đây là một số cách giảm đau hiệu quả khi mọc răng khôn mà Cô Chú, Anh Chị có thể áp dụng.

Trường hợp răng khôn mọc đúng vị trí, chỉ xuất hiện các cơn đau nhẹ

Các cơn đau nhẹ thường xuất hiện theo từng đợt răng nhú mọc, không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và các răng kế cận. Đối với tình trạng này, Cô Chú, Anh Chị có thể sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm theo chỉ định của Bác sĩ. Kết hợp với đó là một số phương pháp giảm sưng, đau như:

1. Chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng

Khi mọc răng khôn, nướu và các mô mềm xung quanh rất dễ viêm nhiễm nếu không được vệ sinh kỹ lưỡng. Vì vậy Cô Chú, Anh Chị nên:

  • Đánh răng 3 lần một ngày hoặc tối thiểu 2 lần/ngày, vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. Chải răng nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương nướu và chân răng.

  • Sử dụng kem đánh răng chứa nhiều Flour.

  • Súc miệng bằng nước muối ấm hoặc nước muối sinh lý để sát khuẩn răng miệng.

  • Dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng.

Trường hợp, vùng nướu tại vị trí mọc răng khôn có dấu hiệu viêm Cô Chú, Anh Chị có thể thấm thuốc sát trùng vào bông gòn y tế để làm sạch nướu 2 lần/ngày.

2. Chườm đá lạnh

Chườm lạnh là một trong những phương pháp giảm sưng đau được nhiều người áp dụng. Bởi đá lạnh là nguyên liệu luôn sẵn có, dễ thực hiện nhưng lại khá hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Cho 2 – 3 viên đá nhỏ vào khăn mềm.

  • Chườm lên bên má gần vị trí mọc răng bị sưng, đợi khoảng 2 – 5 phút.

  • Thực hiện khoảng 15 phút, 2 – 3 lần trong ngày để giảm sưng nhức.

3. Chanh tươi

Là nguồn giàu axit và vitamin C, chanh không chỉ là thực phẩm giải độc, thanh nhiệt mùa hè mà còn giúp giảm đau nhức răng bởi khả năng kháng khuẩn cao.

Chanh có tính kháng khuẩn cao, giúp giảm đau nhức khi mọc răng khôn hiệu quả

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch một quả chanh rồi vắt lấy nước cốt.

  • Thấm nước cốt chanh vào bông y tế rồi bôi vào vị trí đau răng, chờ khoảng 2 phút rồi súc miệng lại bằng nước sạch.

  • Thực hiện lặp lại 1 – 2 lần mỗi ngày.

>>Xem thêm: Phân biệt triệu chứng mọc răng khôn và bệnh lý về răng miệng

4. Lá bạc hà

Bạc hà là một loại thảo mộc có hương thơm dễ chịu, giàu vitamin B, canxi, kali và một số khoáng chất khác có công dụng tăng cường hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, lá bạc hà chứa hợp chất rosmarinic acid có khả năng làm sạch đường hô hấp, trị viêm xoang. Hàm lượng tinh dầu cao giúp loại bỏ mùi hôi trong miệng và giảm sưng nướu hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Lấy một lượng lá bạc hà khô vừa đủ.

  • Đặt nhẹ lên vị trí mọc răng khôn, cắn chặt khoảng 20 phút.

  • Súc miệng lại nhẹ nhàng với nước, thực hiện lặp lại nhiều lần trong ngày.

5. Tỏi

Hợp chất ajoene có trong tỏi có khả năng kháng khuẩn cao, có thể tiêu diệt và làm giảm các cơn đau nhức do mọc răng khôn gây ra.

Cách thực hiện:

  • Đập nát 1 tép tỏi rồi chà nhẹ lên vị trí đau răng và xung quanh nướu.

  • Thực hiện lặp lại 2 – 3 lần ngày đến khi cơn đau dịu hẳn.

Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp giảm đau tạm thời tại nhà. Trong quá trình nhú mọc, răng khôn rất dễ mọc lệch, đâm vào chân và thân răng kế cận. Vì vậy, tốt nhất bạn nên đến các địa chỉ nha khoa uy tín để xác định chính xác nguyên nhân gây đau nhức và có hướng điều trị phù hợp nhằm bảo tồn răng thật tối đa.

Nên thăm khám khi răng có các biểu hiện đau nhức để có hướng xử lý kịp thời

Trường hợp răng khôn mọc ngầm, mọc lệch gây đau nhức dữ dội

Nhổ răng khôn khi có dấu hiệu mọc lệch, mọc ngang là việc hết sức cần thiết. Bởi, khi mọc lệch, răng có thể xâm lấn, đâm sang răng kế cận, gây nhiễm trùng và sưng đau dữ dội. Ngoài ra, răng khôn không đảm nhiệm nhiều chức năng ăn nhai cũng như thẩm mỹ nên Cô Chú, Anh Chị hoàn toàn có thể yên tâm khi Bác sĩ chỉ định nhổ bỏ răng.

Răng khôn mọc trong bao lâu và mọc răng khôn đau trong bao lâu còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, cấu tạo xương hàm và vị trí răng mọc. Ngoài ra, quá trình mọc răng khôn khá phức tạp, rất dễ mọc lệch nếu khoảng trống trên cung hàm quá nhỏ. Vì vậy, Cô Chú, Anh Chị cần thường xuyên theo dõi tình trạng nhú mọc của răng để có hướng điều trị và xử lý các cơn đau kịp thời.

>>Xem thêm: Cấy ghép Implant là gì? Những lưu ý khi cấy ghép Implant

Video liên quan

Chủ Đề