Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại Chiếc lược ngã

Trong văn bản''Tiếng nói văn nghệ'' Nguyễn Đình Thi viết :   '' Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những chất liệu mượn ở thực tại . Nhưng nghệ sĩ không ghi lại những cái đã có rồi mà muốn nói lên một điều mới mẻ. Anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh''

         Em hãy làm sáng to nhân định qua tác phẩm ''Làng'' của Kim Lân và liên hệ đến tác phẩm ''Tức nước vỡ bờ'' của Ngô Tất Tố

Các câu hỏi tương tự

Đọc đoạn văn [trang 43 SGK Ngữ văn 9, tập 2] và trả lời câu hỏi:

Tác phẩm nghệ thuật nào cũng cây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại [1]. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ [2]. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh [3].
[Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ]

1. Đoạn văn trên bàn về vấn đề gì? Chủ đề ấy có quan hệ như thế nào với chủ đề chung của văn bản?

Đọc đoạn văn [trang 43 SGK Ngữ văn 9, tập 2] và trả lời câu hỏi:

Tác phẩm nghệ thuật nào cũng cây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại [1]. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ [2]. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh [3].
[Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ]

3. Mối quan hệ chặt chẽ về nội dung giữa các câu trong đoạn văn được thể hiện bằng những biện pháp nào [chú ý các từ ngữ in đậm]

Đọc đoạn văn [trang 43 SGK Ngữ văn 9, tập 2] và trả lời câu hỏi:

Tác phẩm nghệ thuật nào cũng cây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại [1]. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ [2]. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh [3].
[Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ]

2. Nội dung chính của mỗi câu trong đoạn văn trên là gì? Những nội dung ấy có quan hệ như thế nào với chủ đề của đoạn văn? Nêu nhận xét về trình tự sắp xếp các câu trong đoạn văn.

2] Xác định và gọi tên các phép liên kết có trong các câu sau:

a] [Đoạn văn câu a bài 1]

b] Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh.

                                [Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ]

c] Tôi là còn gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một con gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm”.

                                [Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi]

d] Những người hiền lành thường hay yếu đuối. Muốn các, phải là kẻ mạnh.

e] Một thước núi, một tấc sống của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ? Nếu họ không nghe, còn có thể sai nó sang phương Bắc trình bày rõ điều ngay lẽ gian. Nếu ngươi dám đem một thước núi, mọt tấc đất của Thái tổ làm mồi cho giặc, thì tội phảu tru di!

           [Lời của Vua Lê Thánh Tông, Ngô Sĩ Liên ghi trong Đại Việt sử ký toàn thư]

f] Tối 11-6, khép lại ngày thi đấu cuối cùng của môn bơi, Nguyễn Thị Ánh Viên tiếp tục thi đấu xuất sắc khi giành HCV thứ 8 của “kình ngư” số 1 Việt Nam ở Seagame 28. Đây cũng là một chiếc HCV thứ 9 của thể thao Việt Nam trong ngày”.

                [Theo Đức Anh, Báo BR-VT thứ 6, 12/6/2015]

g] Quê hương của mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi

Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người


CHUYÊN ĐỀ ÔN THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN – MÔN: NGỮ VĂN

I. Một số đề NLVH có gợi ý giải:

Câu 1:

“Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ.”

[Nguyễn Đình Thi, “Tiếng nói của văn nghệ”]

Suy nghĩ về ý kiến trên qua một số tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở.

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

1. Giải thích ý kiến của Nguyễn Đình Thi trong Tiếng nói của văn nghệ”: 

- Giải thích từ ngữ:
+ Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại: đặc trưng riêng của tác phẩm nghệ thuật trong phương thức phản ánh đời sống. Người nghệ sĩ nào khi sáng tác cũng cũng lấy vật liệu mượn ở thực tại - hiện thực khách quan về cuộc sống, con người, xã hội, để xây dựng nên tác phẩm của mình. Có như vậy, tác phẩm của họ mới được công chúng đón nhận, mới đi vào cuộc sống. 
+ Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ: tác phầm không chỉ phản ánh cuộc sống thực tại khách quan [ghi lại cái đã có rồi] mà còn là nơi thể hiện những suy nghĩ chủ quan, hay nói cách khác là tâm tư tình cảm, là tư tưởng của người nghệ sĩ. Đây chính là một điều gì mới mẻ luôn xuất hiện trong sáng tác của họ. 
- Rút ra nội dung nhận định: ý kiến của Nguyễn Đình Thi đề cập đến nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ: tác phẩm nghệ thuật bao giờ cũng phản ánh thực tại và là nơi nhà văn nhắn gửi, thể hiện thế giới tình cảm cũng như tư tưởng, quan điểm nhân sinh của mình. Đây cũng là đặc trưng của các tác phẩm văn chương, tạo nên sức cuốn hút, sự lay động tâm hồn, là Tiếng nói của văn nghệ. 
2. Chứng minh qua một số tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở: 
Chứng minh hai vấn đề chính:
- Tác phẩm văn học phản ánh thực tại đời sống [ghi lại cái đã có rồi]: hiện thực cuộc sống luôn được thể hiện rõ nét [ví dụ: xã hội phong kiến Việt Nam thế kỷ XVIII hiện lên với những mặt trái của nó - xã hội vô nhân đạo với những thế lực tàn ác chà đạp chà đạp con người, số phận bi thảm của người phụ nữ… trong Truyện Kiều của Nguyễn Du; cuộc sống đói nghèo, bị dồn vào bước đường cùng của người nông dân trong Lão Hạc của Nam Cao; không khí sôi nổi, hào hứng trong lao động xây dựng cuộc sống mới trong Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận; cuộc sống chiến đấu gian khổ ác liệt nhưng tràn đầy lạc quan trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật…]
- Tác phẩm văn học là nơi nhà văn nhắn gửi, thể hiện tình cảm cũng như tư tưởng, quan điểm nhân sinh của mình [muốn nói một điều gì mới mẻ]: Truyện Kiều của Nguyễn Du thể hiện rõ nét sự bất bình, căm ghét đối với xã hội phong kiến, thái độ xót thương vô hạn của nhà văn đối với những người phụ nữ; qua Lão Hạc, Nam Cao nói lên niềm yêu mến, cảm phục đối với những người nông dân nghèo khổ mà giữ được phẩm chất tốt đẹp; Làng của Kim Lân chẳng những thể hiện cái nhìn yêu mến, trân trọng mà còn nói lên được sự biến chuyển trong nhận thức và tình cảm của người nông dân trong bổi đầu chống Pháp; Bến quê của Nguyễn Minh Châu gửi gắm suy nghĩ, bài học nhân sinh về cuộc đời của mỗi con người.
3. Đánh giá chung:
- Ý kiến của Nguyễn Đình Thi đề cập đến nội dung có tính chất đặc trưng của tác phẩm văn nghệ nói chung, tác phẩm văn học nói riêng, gợi cho người đọc có phương pháp tiếp cận tác phẩm đúng đắn và sâu sắc. 
- Để có một nội dung sâu sắc, hấp dẫn, nhà văn chẳng những phải có vốn sống phong phú mà còn phải có tài năng nghệ thuật, và quan trọng nhất là tình cảm chân thành, tư tưởng đúng đắn. 

Câu 2:

Một trong những tình cảm thiêng liêng luôn thường trực trong mỗi con người Việt Nam là tình yêu Tổ quốc. Đặc biệt, tình cảm đó đã được nhiều nhà thơ, nhà văn thể hiện trong tác phẩm của mình. Trong bài thơ “Tình sông núi”, nhà thơ Trần Mai Ninh viết:


CHUYÊN ĐỀ ÔN THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN – MÔN: NGỮ VĂN

Có mối tình nào hơn thế nữa

Nói bằng súng, bằng gươm sáng rền

Có mối tình nào hơn thế nữa

Trộn hoà lao động với giang sơn

Có mối tình nào hơn

Tổ quốc?

Dựa vào ý thơ trên và các bài thơ hiện đại đã được học ở chương trình Ngữ văn lớp 9 - tập 1, em hãy viết một bài văn với nhan đề: Tình yêu Tổ quốc.

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

* Yêu cầu về kĩ năng: Bài làm yêu cầu đảm bảo là một bài văn hoàn chỉnh, kết hợp nghị luận và biểu cảm, đúng chủ đề về tình yêu Tổ quốc trong các bài thơ hiện đại đã được học trong chương trình ngữ văn 9, tập 1.

* Yêu cầu nội dung:

- Vào bài tự nhiên, hấp dẫn, hướng người đọc vào vấn đề mà đề bài yêu cầu, trích dẫn được đoạn thơ của nhà thơ Trần Mai Ninh.

- Nêu được vấn đề mà đề bài yêu cầu: Tình yêu Tổ quốc của con người Việt Nam trong chiến đấu và trong lao động, được thể hiện trong các bài thơ hiện đại ở chương trình Ngữ văn lớp 9 tập 1.

a] Tình yêu Tổ quốc của con người Việt Nam trong chiến đấu:

[Trong các bài: Đồng chí - Chính Hữu, Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật], với các biểu hiện cụ thể:

+ Họ trước hết là những người nông dân mặc áo lính. Khi quê hương bị giày xéo trước gót chân kẻ thù xâm lược, thì bằng tình yêu thiêng liêng với Tổ quốc, họ đã bỏ lại tất cả ở quê nhà để ra đi chiến đấu, quét sạch bóng kẻ thù. [dẫn chứng trong bài thơ Đồng chí]

+ Tình yêu đối với đất nước cùng với lí tưởng cao cả là chiến đấu đánh đuổi kẻ thù xâm lượcđã giúp họ vượt lên mọi khó khăn gian khổ để sống và chiến đấu cho dù trên con đướng đó họ có thể gặp nhiều gian khổ, mất mát, hi sinh với một niềm tin và lạc quan: [dn chứng trong bài thơ Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính]

=> Như vậy, khi Tổ quốc bị kẻ thù xâm lược thì tình yêu Tổ quốc của con người Việt Nam là: Nói bằng súng, bằng gươm sáng rền”.

b] Tình yêu Tổ quốc không chỉ trong chiến đấu mà trong lao động mà tình yêu ấy cũng được thiết tha đối với đất nước thân yêu.

- Đó là thứ tình yêu được thể hiện bằng những công việc, những tình cảm tuy lặng thầm nhưng không kém phần sâu sắc được thể hiện trong các bài thơ: Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận, Bếp lửa - Bằng Việt, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm; Ánh trăng - Nguyễn Duy:

+ Đó là niềm tự hào khi con người Việt Nam đợc làm chủ cả một vùng biển Đông rộng lớn, đợc ra khơi khai thác tài nguyên biển để làm giàu cho Tổ quốc. Vì vậy dù công việc rất vất vả nhng họ vẫn luôn lạc quan, ra khơi trong tiếng hát hào hứng và say mê. [dẫn chứng trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá]

+ Đó là hình ảnh người bà đáng kính tuy không trực tiếp lao động sản xuất nhưng đã hết lòng vì con vi cháu cho các con công tác để phục vụ cho đất nước và cũng là người bà giàu nghị lực, giàu ý chí và niềm tin. [dẫn chứng trong bài thơ Bếp lửa]

+ Đó là người mẹ dân tộc Tà Ôi đã có sự thống nhất giữa tình yêu con và tình yêu Tổ quốc: Công việc của bà tuy vất vả nhưng luôn gắn với dân làng, bộ đội, đất nước, tình cảm, mơ ước của bà không chỉ cho con mà còn gắn với dân làng, bộ đội, đất nước. [dẫn chứng trong bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ]

+ Đó còn là sự giật mình thức tỉnh nối dài hiện tại với quá khứ, để sống đúng với đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” trước ánh trăng - nhân dân đất nước bình dị, độ lượng, bao dung, khi con người được sống trong hoà bình, đã vô tình lãng quên quá khứ. [dẫn chững trong bài Ánh trăng]

=> Như vậy, tình yêu Tổ quốc của con người Việt Nam là mối tình trộn hoà lao động với giang sơn và không có mối tình nào hơn thế.

- Khép lại vấn đề một cách hợp lý, tương ứng với phần mở bài, có liên hệ thực tế hoặc nêu cảm nghĩ của bản thân.


CHUYÊN ĐỀ ÔN THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN – MÔN: NGỮ VĂN

Câu 3:

Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài…

[Hoài Thanh, Ý nghĩa văn chương, SGK Ngữ văn 7, Tập 2,

NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, Tr.60]

Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương [Trích “Truyền kỳ mạn lục”] của Nguyễn Dữ và đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích [Trích “Truyện Kiều”] của Nguyễn Du.

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

1.Yêu cầu về kĩ năng:

- HS có kĩ năng làm bài nghị luận văn học tổng hợp, biết kết hợp các phép lập luận như giải thích, phân tích, chứng minh...

- Hiểu đúng và hướng trúng vào vấn đề mà đề bài yêu cầu: giá trị nhân đạo trong tác phẩm văn chương.

- Biết lựa chọn dẫn chứng, phân tích và bình dẫn chứng sao cho làm sáng rõ vấn đề.

- Biết kết hợp với liên hệ, mở rộng để trình bày vấn đề một cách thấu đáo, toàn diện.

- Văn viết có cảm xúc, diễn đạt lưu loát, trôi chảy; biết dùng từ, đặt câu chuẩn xác, gợi cảm.

- Bố cục bài phải hoàn chỉnh, chặt chẽ.

2.Yêu cầu về nội dung kiến thức:

a. Giới thiệu vấn đề nghị luận: 

- Vấn đề trung tâm của văn chương là vấn đề con người và nguồn gốc cốt yếu của văn chương chính là lòng thương người.

- Lòng thương người hay nói rộng ra là giá trị nhân đạo là phẩm chất cốt lõi, là tiêu chuẩn cho một tác phẩm văn học chân chính.

b. Giải thích ý kiến: 

- Hoài Thanh đã đưa ra vấn đề quan trọng, được coi là nguồn gốc cốt yếu của văn chương:lòng thương người mà rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.

+ Văn chương: chỉ các tác phẩm thơ văn. Đối tượng phản ánh của tác phẩm văn chương là con người và vạn vật. Nhà văn sáng tác tác phẩm, một mặt phản ánh hiện thực, mặt khác bày tỏ tình cảm với con người và vạn vật. Tác phẩm là tiếng nói của tâm hồn, cảm xúc  của người sáng tác, được hình thành, nảy nở từ tình cảm của tác giả đối với cuộc sống, con người, quan trọng nhất là tình  thương.

+Tình thương người, thương cả muôn vật, muôn loài: là lòng nhân ái – một tình cảm rộng lớn, cao cả, mang tầm nhân loại. Tình cảm ấy không chỉ là cội nguồn của văn chương mà còn là thước đo giá trị của tác phẩm văn chương chân chính. Đó chính là giá trị nhân đạo, là những ý nghĩa nhân văn sâu sắc mà nhà văn gửi gắm trong tác phẩm.

+ Nói đến giá trị nhân đạo, đến ý nghĩa nhân văn là nói đến vấn đề con người, vấn đề nhân sinh đặt ra trong tác phẩm. Ở đó, con người luôn được đặt ở vị trí hàng đầu, trong mối quan tâm thường trực của các nhà văn.

Ý kiến của Hoài Thanh là một nhận định về giá trị tư tưởng của tác phẩm văn chương, khẳng định nguồn gốc cốt yếu của các tác phẩm văn chương chính là giá trị nhân đạo.

+ Biểu hiện của giá trị nhân đạo trong tác phẩm rất đa dạng song thường tập trung vào những mặt cụ thể sau: lòng thương yêu, sự cảm thông, xót xa trước những hoàn cảnh, những số phận bất hạnh; lên án, tố cáo các thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống của con người; ngợi ca, đề cao những vẻ đẹp, phẩm giá cao quý; trân trọng, nâng niu khát vọng sống, khát vọng tình yêu và hạnh phúc của con người.

- Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ và đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích [Truyện Kiều] của Nguyễn Du là minh chứng rõ nhất cho quan điểm: nguồn gốc cốt yếu của văn chương chính là lòng thương người.

c. Giá trị nhân đạo qua tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương và đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích:

- Tấm lòng yêu thương, đồng cảm, xót xa cho những số phận người phụ nữ tài sắc mà bất hạnh, gặp nhiều bi kịch trong cuộc đời: số phận của Kiểu bị ném vào nhà chứa, rồi giam lỏng trong lầu Ngưng Bích với nỗi cô đơn, buồn tủi, thương thân, xót phận; là tình cảnh oan khiên nghiệt ngã của Vũ Nương, đến mức nàng phải dùng cái chết để chứng tỏ tấm lòng trong trắng, tiết hạnh của mình. 


CHUYÊN ĐỀ ÔN THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN – MÔN: NGỮ VĂN

- Qua bi kịch thân phận của Kiều và Vũ Nương, cả hai nhà văn gián tiếp lên án, tố cáo xã hội phong kiến bất công, tàn bạo đã tước đi quyền sống, chà đạp lên con người. Đó là chiến tranh phi nghĩa, là chế độ nam quyền [Chuyện người con gái Nam Xương], là bọn quan lại tham lam, là lũ buôn thịt bán người dồn đẩy con người vào cảnh ngộ đau thương [Truyện Kiều].

- Khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp, phẩm chất cao quý của người phụ nữ, dù cuộc đời của họ bất hạnh, khổ đau, oan trái, truân chuyên. Đó là lòng chung thủy, sự hiếu hạnh, giàu tình yêu thương, luôn sống vì người khác, nghĩ cho người khác của Kiều và Vũ Nương.

- Trân trọng, đề cao những khát vọng nhân văn của người phụ nữ: khát vọng về tình yêu, hạnh phúc, về một mái ấm gia đình bình dị, sum vầy.

d. Đánh giá về ý kiến của Hoài Thanh: 

- Ý kiến của Hoài Thanh về nguồn gốc, phẩm chất của văn chương là ý kiến đúng đắn, khoa học bởi nó đã nói lên đặc trưng, thuộc tính quan trọng nhất của văn học: Văn học là tiếng nói của tâm hồn, cảm xúc; văn học mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc “Văn học là nhân học” [M. Gorki].

- Tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương [Trích Truyền kỳ mạn lục] của Nguyễn Dữ và đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích [Trích Truyện Kiều] của Nguyễn Du đã thể hiện rõ nét quan niệm văn học của Hoài Thanh. Bởi cả hai đều là những tác phẩm mang giá trị nhân đạo cao cả, hướng tới con người, vì con người.

II. Một số đề Văn nghị luận về tác phẩm văn học:

Câu 1.

Trong bài “Tiếng nói văn nghệ”, Nguyễn Đình Thi có viết:
Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được. Ta sẽ dừng tay trên trang giấy đáng lẽ lật đi, và đọc lại bài thơ. Tất cả tâm hồn chúng ta đọc…”
Em hiểu ý kiến trên như thế nào ?
Hãy chứng tỏ rằng bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu là “Một bài thơ hay” như thế?

Câu 2.

Cảm nhận của em về hình tượng anh bộ đội cụ Hồ trong hai tác phẩm “Đồng chí [Chính Hữu] và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” [Phạm Tiến Duật]
Từ đó, em có suy nghĩ gì về dấu ấn sáng tạo nghệ thuật của mỗi tác giả?

Câu 3.

Nhà thơ Huy Cận đã chỉ ra dụng ý của mình khi viết bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”:
“Bài thơ là cuộc chạy đua giữa con người và thiên nhiên và con người đã chiến thắng. Tôi coi đây là một khúc tráng ca, ca ngợi con người trong lao động với tinh thần làm chủ, với niềm vui”.
Em hãy làm sáng tỏ nhận định đó qua việc phân tích bài thơ.

Câu 4.

Nhận xét về bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt, có ý kiến cho rằng:
“Có thể là bài thơ còn thiếu cái này cái nọ, nhưng phải nhận rằng, “Bếp lửa” là một bài thơ có nguồn cội, chứ không chơi vơi nửa vời…”
[Nguyễn Đức Quyền, “Bếp lửa, Những vẻ đẹp thơ”, dẫn theo “Tư liệu Ngữ văn 9”, NXB Giáo dục, 2006]
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ ý kiến đó.

Câu 5.

Đoạn trích:
“Trong cái im lặng của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa mà chỉ nghe thấy tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước.”
[Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa]
Lời nhận xét trên là của nhân vật nào trong truyện ngắn


CHUYÊN ĐỀ ÔN THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN – MÔN: NGỮ VĂN

“Lặng lẽ Sa Pa”? Hãy phân tích một hoặc nhiều nhân vật trong truyện ngắn để làm sáng tỏ nhận xét đó.

Câu 6.

“Những điều suy nghĩ đúng đắn bao giờ cũng có những vang âm, khơi gợi bao điều suy nghĩ khác trong óc người khác, có sẵn mà chưa rõ hay chưa được đúng.”
[Nguyễn Thành Long, “Lặng lẽ Sa Pa”].
Điều gì trong những suy nghĩ của các nhân vật trong truyện gây được ấn tượng đậm nét cho em? Nêu cảm nghĩ của em về điều đó.

Câu 7.

Trong ca khúc “Để gió cuốn đi”, cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có viết:
“Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi!”
Em hiểu gì về thông điệp ấy? Hãy tìm câu trả lời trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” của nhà văn Nguyễn Thành Long.

Câu 8.

Vẻ đẹp người lao động mới trong hai tác phẩm “Đoàn thuyền đánh cá” [Huy Cận] và “Lặng lẽ Sa Pa” [Nguyễn Thành Long].

Câu 9.

Tình yêu quê hương, đất nước qua hai tác phẩm “Làng”“Lặng lẽ Sa Pa”.

Câu 10.

Chứng kiến lần về phép thăm nhà của ông Sáu, nhân vật “tôi” trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng bày tỏ:
“Trong cuộc đời kháng chiến của tôi, tôi chứng kiến không biết bao nhiêu cuộc chia tay, nhưng chưa bao giờ, tôi bị xúc động như lần ấy.”
[Nguyễn Quang Sáng, “Chiếc lược ngà”, Ngữ văn 9 tập I, NXB Giáo dục 2011].
Bằng hiểu biết về truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng, em hãy làm sáng tỏ lời tâm sự trên của nhân vật “tôi”.

Câu 11.

Đại văn hào Andersen có câu nói nổi tiếng: “Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp bằng câu chuyện do chính cuộc sống viết ra”.

Và chúng ta thấy rằng, tác phẩm “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng chính là một câu chuyện cổ tích giữa đời thường, một truyện cổ tích hiện đại.

Qua câu nói của Andersen và hiểu biết về tác phẩm “Chiếc lược ngà”, hãy viết bài văn phân tích và nêu lên suy nghĩ của bản thân về câu chuyện cổ tích từ hiện thực cuộc đời ấy.

Câu 12.

“Lời gửi của văn nghệ là sự sống”.
“Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một áng riêng, […] và chiếu tỏa lên mọi việc chúng ta sống, […] làm cho thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ”.
[Nguyễn Đình Thi, dẫn theo Ngữ văn 9, tập hai, trang 14]
Từ việc tìm hiểu các ý kiến trên, hãy viết về “lời gửi” của một tác phẩm trong chương trình Ngữ văn lớp 8 hoặc lớp 9 đã làm “thay đổi hẳn” cách “nhìn”, cách “nghĩ” của em về con người và cuộc sống.
Câu 13.

“Nghệ thuật giải phóng được cho con người khỏi những biên giới của chính mình, nghệ thuật xây dựng con người, hay nói cho đúng hơn, làm cho con người tự xây dựng được”.
[Nguyễn Đình Thi, “Tiếng nói của văn nghệ” – Theo Ngữ văn 9, tập 2, tr.15]
Từ việc giải thích nhận định, hãy viết về một tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 9 đã giúp em


CHUYÊN ĐỀ ÔN THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN – MÔN: NGỮ VĂN

“xây dựng được” chính mình.
Câu 14.

Trong văn bản “Tiếng nói của văn nghệ” [SGK Ngữ văn 9 - tập hai], Nguyễn Đình Thi viết: “Bắt rễ ở cuộc đời hàng ngày của con người, văn nghệ lại tạo được sự sống cho tâm hồn người”.
Qua hai tác phẩm “Sang thu” của Hữu Thỉnh và “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

III. Một số đề NLXH có gợi ý giải:

Câu 1:

Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh khu rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu hét lớn: “Tôi ghét người”. Từ khu rừng có tiếng vọng lại: “Tôi ghét người”. Cậu hoảng hốt quay về sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu không sao hiểu được từ trong khu rừng lại có người ghét cậu.

Người mẹ nắm tay con, đưa trở lại khu rừng. Bà nói: “Giờ thì con hãy hét thật to: Tôi yêu người”. Lạ lùng thay, cậu vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: “Tôi yêu người”. Lúc đó người mẹ mới giải thích cho con hiểu: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thì gặt bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con”

[Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Trẻ, 2004]

Từ câu chuyện trên, em hãy viết một bài văn nghị luận [có độ dài không quá 500 từ] nói lên suy nghĩ của mình về mối quan hệ giữa “cho”“nhận” trong cuộc sống?

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

A. Yêu cầu chung: 
- Học sinh có kĩ năng xử lí dạng bài nghị luận xã hội về một vấn đề tư tưởng đạo lí thông qua văn bản đã cho. 
- Bài viết thể hiện vốn sống thực tế, các dẫn chứng làm rõ luận điểm cần tiêu biểu, cụ thể, có sức thuyết phục, tránh những dẫn chứng chung chung. 
- Diễn đạt tốt, khuyến khích những bài viết sáng tạo.
B. Yêu cầu cụ thể: 
Học sinh có thể trình bày vấn đề theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
1. Nêu vấn đề nghị luận.
- Học sinh dẫn dắt được vấn đề nghị luận.
- Từ câu chuyện học sinh rút ra ý nghĩa về mối quan hệ giữa “cho” và “nhận” trong cuộc sống.
2. Giải quyết vấn đề:
a. Tóm tắt và rút ra ý nghĩa của câu chuyện:
- Học sinh tóm tắt được câu chuyện.
- Giải thích đúng: “cho” và “nhận”.
- Rút ra ý nghĩa:
=> Câu chuyện đề cập đến mối quan hệ giữa “cho” và “nhận” trong cuộc đời mỗi con người. Khi con người trao tặng cho người khác tình cảm gì thì sẽ nhận lại được tình cảm đó. Đấy là mối quan hệ nhân quả và cũng là quy luật tất yếu của cuộc sống. 
b. Phân tích, chứng minh:
- Biểu hiện mối quan hệ “cho” và “nhận” trong cuộc sống.
+ Quan hệ “cho” và “nhận” trong cuộc sống vô cùng phong phú bao gồm cả vật chất lẫn tinh thần – dẫn chứng.


CHUYÊN ĐỀ ÔN THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN – MÔN: NGỮ VĂN

+ Mối quan hệ “cho” và “nhận” không phải bao giờ cũng ngang bằng trong cuộc sống: có khi ta cho nhiều nhưng nhận lại ít hơn và ngược lại – dẫn chứng.
+ Mối quan hệ giữa “cho” và “nhận” không phải bao giờ cũng là mình cho người đó và nhận của người đó, mà nhiều khi mình nhận ở người mà mình chưa hề cho. Và cái mình nhận có khi là sự bằng lòng với chính mình, là sự hoàn thiện hơn nhân cách làm người của mình trong cuộc sống – dẫn chứng.
- Làm thế nào để thực hiện tốt mối quan hệ giữa “cho” và “nhận” trong cuộc sống?
+ Con người phải biết cho cuộc đời này những gì tốt đẹp nhất: Đó là sự yêu thương, trân trọng, cảm thông giúp đỡ lẫn nhau cả về vật chất lẫn tinh thần – dẫn chứng.
+ Con người cần phải biết “cho” nhiều hơn là “nhận”.
+ Phải biết “cho” mà không hi vọng mình sẽ được đáp đền.
+ Để “cho” nhiều, con người cần phải cố gắng phấn đấu rèn luyện và hoàn thiện mình, làm cho mình giàu có cả về vật chất lẫn tinh thần để có thể yêu thương nhiều hơn cuộc đời này.
c. Bàn bạc:
Bên canh việc “cho” và “nhận” đúng mục đích, đúng hoàn cảnh thì sẽ được mọi người quý trọng tin yêu. Còn:
- “Cho” vì mục đích vụ lợi, vì tham vọng, dục vọng của bản thân.
- “Nhận” không có thái độ, tình cảm biết đền đáp, biết ơn.

=> Thì chúng ta cần phê phán
3. Kết thúc vấn đề.
- Khẳng định vấn đề đã nghị luận.
- Rút ra bài học cho bản thân về nhận thức và hành động.

Câu 2:

Hãy nghe một viên sỏi kể về nguồn gốc của mình:

“Tôi vốn là một tảng đá khổng lồ trên núi cao, trải qua bao năm tháng dài đăng đẳng bị mặt trời nung đốt, người tôi đầy vết nứt. Tôi vỡ ra và lăn xuống núi, mưa bão và nước lũ cuốn tôi vào sông suối. Do liên tục bị va đập, lăn lộn, tôi bị thương đầy mình. Nhưng rồi chính những dòng nước lại làm lành những vết thương của tôi. Và tôi trở thành một hòn sỏi láng mịn như bây giờ”.

[Nguồn Internet]

a] Đặt nhan đề thích hợp cho mẩu chuyện.

b] Suy nghĩ của em về ý nghĩa của câu chuyện trên.

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

a. HS đặt nhan đề cho mẫu chuyện: Yêu cầu toát lên được chủ đề của mẫu chuyện [ví dụ: “Cuộc sống là những va đập”, “Gian nan rèn luyện mới thành công”…

b. HS viết bài văn ngắn: Gợi ý:

- Ý 1: Cuộc sống không bao giờ chỉ mang lại nổi đau, cũng chẳng bao giờ chỉ mang đến niềm hạnh phúc. Nếu biết vượt qua gian khổ, thử thách là đã biết tự làm hoàn thiện chân dung mình…

Sẵn sàng đối đầu, chấp nhận và chiến thắng hoàn cảnh…

- Ý 2:  Chính những chông gai mới tạo nên những hình hài đẹp và ấn tượng. Sự va đập, lăn lộn làm hòn sỏi đầy mình thương tích; nhưng cũng chính hoàn cảnh ấy đã làm cho hòn sỏi láng mịn như bây giờ…

Cuộc hành trình của hòn sỏi đầy đớn đau nhưng cũng tràn đầy lạc quan trước những biến cố, thử thách…

- Ý 3: Tự hoàn thiện bản thân con người trước hoàn cảnh: Hãy sống tự tin, đem những yêu thương trong cuộc sống để xoa dịu và làm lành những vết thương… Đó là điều có ý nghĩa nhất trong cuộc đời này…

- Bố cục chặt chẽ, ý rõ ràng.


CHUYÊN ĐỀ ÔN THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN – MÔN: NGỮ VĂN

- Kỹ năng diễn đạt tốt, không [hoặc ít] sai phạm lỗi chính tả, dùng từ và diễn đạt.

Câu 3:

Nhà văn Nguyễn Khải cho rằng: Để sống được hàng ngày tất nhiên phải nhờ vào những “giá trị tức thời”. Nhưng sống cho có phẩm hạnh, có cốt cách nhất định phải dựa vào những “giá trị bền vững”. 
Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

1. Giải thích:
- Giá trị tức thời: là những giá trị vật chất và tinh thần chưa trải qua thử thách, sàng lọc của thời gian, mới có ý nghĩa trong thời điểm hiện tại, thoả mãn những nhu cầu cuộc sống sinh hoạt hàng ngày như: cơm, áo, gạo, tiền, vui chơi, giải trí, các mối quan hệ… Đây là những giá trị rất cần thiết vì thiếu nó con người không thể tồn tại.
- Giá trị bền vững: Chỉ những giá trị tinh thần đã trải qua thử thách, sàng lọc của thời gian, có ý nghĩa lâu bền, trở thành nền tảng văn hoá, đạo lí của dân tộc và nhân loại như: tinh thần yêu nước, lòng nhân ái, tình cảm tri ân, sự ngay thẳng trong sạch, thẩm mỹ tinh tế,… Đây là những giá trị quan trọng giúp con người sống có phẩm hạnh, cốt cách.
- Mối quan hệ giữa hai giá trị: Vừa đối lập vừa thống nhất. Con người cần có những giá trị tức thời để duy trì cuộc sống, cũng rất cần những giá trị bền vững để sống có ý nghĩa.
2. Bàn luận:
- Muốn tồn tại con người cần phải tạo ra và nhờ vào những giá trị tức thời [dẫn chứng]. Tuy nhiên nếu quá coi trọng những giá trị đó, con người sẽ bị chi phối bởi lối sống thực dụng, coi trọng vật chất, chỉ nhìn thấy những lợi ích trước mắt [dẫn chứng].
- Để cuộc sống thật sự có ý nghĩa, con người nhất định phải vươn tới những giá trị tinh thần tốt đẹp [dẫn chứng]. Tuy nhiên, cốt cách, phẩm giá con người không thể có tức thời trong ngày một ngày hai, mà đó là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, bồi đắp lâu dài về tâm hồn, trí tuệ, hành động… Đó cũng là cách để con người có một cuộc sống bền vững, không chỉ giới hạn trong thời gian đời người mà còn trong sự ghi nhận lâu dài của cộng đồng [dẫn chứng].
- Những giá trị tức thời, nếu có ý nghĩa tích cực, được xã hội đón nhận, gìn giữ, lưu truyền sẽ trở thành những giá trị bền vững [dẫn chứng]. Trong khi đó, có những giá trị đã được hình thành từ lâu, qua thực tiễn không còn phù hợp, trở nên lạc hậu, lỗi thời sẽ bị đào thải [dẫn chứng]. Cứ thế, các giá trị được sàng lọc, chuyển hoá, làm cho cuộc sống con người ngày càng tốt đẹp hơn.
3. Bài học:
- Nhận thức được vai trò, ý nghĩa của mỗi giá trị.
- Hình thành kĩ năng sống, biết tiếp nhận hợp lí trước các giá trị của cuộc sống.
- Phải có bản lĩnh để sống có phẩm giá, cốt cách dựa theo nền tảng những giá trị bền vững về văn hóa, đạo lí… của dân tộc và nhân loại.

IV. Một số đề tự luyện:

A. ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC:

Câu 1: Trong bài “Tiếng nói của văn nghệ”, Nguyễn Đình Thi có viết:

Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được. Ta sẽ dừng tay trên trang giấy đáng lẽ lật đi, và đọc lại bài thơ. Tất cả tâm hồn chúng ta đọc…

Em có suy nghĩ gì về ý kiến trên. Từ đó, hãy trình bày cảm nhận về “một bài thơ theo em là hay” trong chương trình Ngữ văn lớp 9, phần Văn học Việt Nam.

Câu 2:

                                            “Thơ, trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật”

                                                                                                                      [V.Bêlinxki]

Bằng các bài thơ đã được học và đọc thêm, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

Câu 3: Cảm nhận của em về vẻ đẹp hai đoạn thơ sau:


CHUYÊN ĐỀ ÔN THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN – MÔN: NGỮ VĂN

                                                            Dù ở gần con,
                                                            Dù ở xa con,
                                                            Lên rừng xuống bể,
                                                            Cò sẽ tìm con,
                                                            Cò mãi yêu con.
                                                            Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
                                                            Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con…

                                                                                        [Con cò- Chế Lan Viên, Ngữ văn 9, Tập hai]

                                                            Chân phải bước tới cha
                                                            Chân trái bước tới mẹ
                                                            Một bước chạm tiếng nói
                                                            Hai bước tới tiếng cười
                                                            Người đồng mình yêu lắm con ơi
                                                            Đan lờ cài nan hoa
                                                            Vách nhà ken câu hát…

                                                                                       [Nói với con- Y Phương, Ngữ văn 9, Tập hai]

Câu 4: Em có suy nghĩ gì về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm qua bài thơ “Bếp lửa” [Bằng Việt] và “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” [Nguyễn Khoa Điềm].

Câu 5: Sự khám phá và thể hiện vẻ đẹp tình cảm gia đình tình cha con qua hai tác phẩm:“Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng và “Nói với con” của Y Phương.

Câu 6: Sự khám phá và thể hiện vẻ đẹp tình cảm gia đình qua bài thơ Con cò [Chế Lan Viên], Bếp lửa [Bằng Việt], Nói với con [Y Phương].

Câu 7: Vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong lao động và chiến đấu được thể hiện trong các truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”  “Những ngôi sao xa xôi”.

Câu 9: Nói về vai trò của người nghệ sĩ, nhà văn Mac-xen Prut-xơ có viết:

Thế giới được tạo lập không phải một lần mà mỗi lần người nghệ sĩ độc đáo xuất hiện thì lại một lần thế giới được tạo lập.

Có người cho rằng ý kiến trên đúng với nhà thơ Nguyễn Duy qua trường hợp bài thơ “Ánh trăng”. Hãy trình bày ý kiến của em.

Câu 10: Cảm nhận của em về tình người trong những năm chiến tranh qua hai tác phẩm“Chiếc lược ngà”  “Những ngôi sao xa xôi”.

Câu 11: Cảm nhận của em về vẻ đẹp của hai đoạn trích thơ sau:

                                                                Dù ở gần con,
                                                                Dù ở xa con,
                                                                Lên rừng xuống bể,
                                                                Cò sẽ tìm con,
                                                                Cò mãi yêu con.
                                                                Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
                                                                Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con…

                                                                                                       [Con cò, Chế Lan Viên]

                                                                Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên

                                                                Còn những bí và bầu thì lớn xuống

                                                                Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
                                                                Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi


CHUYÊN ĐỀ ÔN THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN – MÔN: NGỮ VĂN

                                                                Và chúng tôi, một thứ quả trên đời
                                                                Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái
                                                                Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
                                                                Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.

                                                                                               [Mẹ và quả, Nguyễn Khoa Điềm]

Câu 12:

Trước Cách mạng tháng Tám, nhà thơ Huy Cận có viết khổ thơ:

                                                                Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu

                                                                Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều

                                                                Nắng xuống, sầu lên sâu chót vót

                                                                Sông dài, trời rộng,bến cô liêu

                                                                                                        [Tràng giang]

Sau cách mạng, ông viết:

                                                                Câu hát căng buồm với gió khơi

                                                                Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời

                                                                Mặt trời đội biển nhô màu mới

                                                                Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.

                                                                                                       [Đoàn thuyền đánh cá]

Cảm nhận của em về hai đoạn thơ trên?

Câu 13: Ân tình với quá khứ qua hai tác phẩm “Bếp lửa”  “Ánh trăng”.

Câu 14: Trong bài thơ “Ca ngợi người phụ nữ Việt Nam” [1966], Huy Cận viết:

“Chị em tôi tỏa nắng vàng lịch sử

Nắng cho đời nên cũng nắng cho thơ”.

Từ nội dung những câu thơ trên, dựa vào một số tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 9, hãy chứng minh rằng, nhân vật nữ trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975 có những vẻ đẹp mới – vẻ đẹp “tỏa nắng vàng lịch sử”.

Câu 15:

Có ý kiến cho rằng: “Truyện Những ngôi sao xa xôi [Lê Minh Khuê] luôn tồn tại đan xen hai không gian tưởng chừng đối lập. Đó là không gian ác liệt nơi chiến trường ở một trọng điểm của tuyến đường Trường Sơn và một không gian Hà Nội rất bình yên.”

Viết bài văn nêu suy nghĩ của em về ý kiến trên.

Câu 16:

Một trong những điều người đọc cảm nhận được qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng là đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh.

Hãy làm rõ những cảm nhận của em về tình cảm đó.

Câu 17:

Tô Hoài có nhận xét như sau về truyện ngắn của Nguyễn Thành Long:

“Mỗi truyện ngắn của Nguyễn Thành Long tương tự một trang đời, một mảng, một nét của cuộc sống chắt ra. Ta thường gặp ở Nguyễn Thành Long những nhận xét nho nhỏ như nhắc khẽ người đọc.”

Theo em nhận xét đó có đúng với truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” không? Hãy phân tích truyện ngắn để làm rõ ý kiến của em.

Câu 18:

Nhận xét về truyện “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, có ý kiến cho rằng:

“Tác phẩm như một bài thơ về vẻ đẹp trong cách sống và suy nghĩ của con người lao động bình thường mà cao cả, những mẫu người của một giai đoạn lịch sử có nhiều gian khổ và hi sinh nhưng cũng thật trong sáng, đẹp đẽ. Từ hình ảnh những con người ấy gợi lên cho ta những suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống, của lao động tự giác, về con người và về nghệ thuật.”

Bằng hiểu biết của bản thân về truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”, em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên.

Câu 19:


CHUYÊN ĐỀ ÔN THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN – MÔN: NGỮ VĂN

Truyện ngắn “Làng” của Kim Lân gợi cho em những suy nghĩ gì về những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp.

Câu 20:

Về bài thơ “Đồng chí” [Chính Hữu], có nhận xét cho rằng: “Bài thơ, nhìn một cách tổng quát có vẻ đẹp của một loài hoa đồng nội. Ấy thế mà vẫn tốt tươi, càng ngắm nhìn càng đẹp, một vẻ đẹp khiêm nhường, giản dị.”

[Theo “Bình giảng văn 9”, Vũ Dương Qũy-Lê Bảo]

Bằng hiểu biết về bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu, hãy viết bài văn để làm rõ nhận xét trên.

Câu 21:

Có người cho rằng: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật là một khúc tráng ca trong bản giao hưởng anh hùng về người lính trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước.” Em hãy viết bài văn nghị luận để làm làm rõ nhận định trên.

Câu 22:

Tại sao nói Huy Cận thực sự là “nhà thơ lớn, là con người của đời sống” [J. Rê-nát]? Qua bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”, hãy giải thích nhận xét trên.

Câu 23:

Theo nhà thơ Huy Cận, bài thơ Đoàn thuyền đánh cá đã mô tả “cuộc chạy đua giữa con người và thiên nhiên và con người đã chiến thắng” [Trích: Nhà văn nói về tác phẩm].

Hãy dựa vào nội dung của bài thơ để viết một bài văn làm rõ ý kiến đó.

Câu 24:

Qua bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận, hãy chứng minh nhận xét của nhà nghiên cứu Trần Khánh Thành: “Hồn thơ Huy Cận vừa hướng tới những khoảng rộng xa của vũ trụ vừa da diết gắn bó với cuộc đời gần gũi thân thương.” 

Câu 25:

Hiện lên trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt là hình tượng bà - người nhóm lửa, người giữ lửa, người truyền lửa. Em hiểu như thế nào về ý kiến trên. Viết bài văn phân tích hình ảnh người bà trong tác phẩm, qua đó nêu lên những suy nghĩ của em.

Câu 26:

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, trong bài thơ Việt Bắc, cố thi sĩ Tố Hữu đã tha thiết tâm sự:

Mình về thành thị xa xôi

Nhà cao, còn thấy núi đồi nữa chăng?

Phố đông, còn nhớ bản làng

Sáng đèn còn nhớ mảnh trăng giữa rừng? …

Từ những lời nhắn gửi trong bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu viết năm 1954, khi miền Bắc được giải phóng, các chiến sĩ của ta từ Việt Bắc trở về xuôi; em có suy nghĩ gì về lời nhắn gửi của nhà thơ Nguyễn Duy qua bài thơ “Ánh trăng”.

Câu 27:

Trong bài thơ “Một khúc ca”, Tố Hữu viết:

Nếu là con chim, chiếc lá

Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh

Lẽ nào vay mà không trả

Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình.

Em hiểu đoạn thơ trên như thế nào? Hãy phân tích ba khổ thơ cuối bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải để thấy điểm gặp gỡ trong tư tưởng của hai nhà thơ.

Câu 28:

Cánh cò cõng nắng qua sông

Chở luôn nước mắt cay nồng của cha.

[Nhuận Hạnh]

Trên cơ sở những cảm nhận của bản thân về ý nghĩa hai dòng thơ trên, em hãy viết bài văn nghị luận [về một hoặc vài tác phẩm văn học mà em đã được học trong chương trình Ngữ văn 9 có viết về hình ảnh người cha] với nhan đề: “Cha – điểm tựa của cuộc đời con”.

Câu 39:

Video liên quan

Chủ Đề