Quy định về kiểm định chất lượng công trình xây dựng


Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng

Địa chỉ: 37 Lê Đại Hành, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: [024] 39760271 [mở rộng 183]; Fax: [024] 39746596, [024] 3978 4605. Website: www.kiemdinhxaydung.gov.vn

Giấy phép số 08/GP-TTDT, 05-01-2012

Design by Iforce Systems

Kiểm định chất lượng công trình xây dựng là hoạt động kiểm tra, xác định chất lượng của sản phẩm xây dựng, bộ phận công trình, hoặc công trình xây dựng so với yêu cầu của thiết kế và quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật thông qua việc thí nghiệm, kết hợp với xem xét, đánh giá hiện trạng bằng trực quan.

I.Mục tiêu của công tác kiểm định chất lượng công trình xây dựng:

– Kiểm định để thay đổi công năng công trình: Thực tế công trình qua sử dụng theo thời gian chúng ta đôi khi cũng cần thay đổi công năng để phù hợp với nhu cầu sử dụng hiện tại như: Chuyển từ văn phòng thành xưởng sản xuất, nhà ở thành văn phòng, nhà ở – văn phòng thành nhà hàng – khách sạn, Nâng Thêm Tầng, Cải tạo nâng tầng. Khi đó ICCI sẽ kiểm định để trả lời cho Khách hàng câu hỏi : Chuyển công năng [ hoặc nâng tầng ] có được hay không, nếu không được thì cần gia cố ở  vị trí nào để được ?

– Kiểm định để xác định nguyên nhân sự cố công trình: Một số công trình bị sự cố như nứt, nghiêng, lún khi đang xây dựng hoặc khi đang sử dụng . Khi đó ICCI sẽ kiểm định để trà lời cho Khách hàng 02 câu hỏi Vì sao công trình có sự cố như vậy và khắc phục sự cố đó như thế nào ?

– Kiểm định để giải quyết tranh chấp: Khi có sự tranh chấp giữa Chủ đầu tư và Nhà thầu về chất lượng thi công. ICCI sẽ kiểm định để trả lời cho Khách hàng câu hỏi  Nhà thầu đã làm đúng với hợp đồng và tiêu chuẩn hay chưa?.

II. Các trường hợp cần thực hiện công tác kiểm định chất lượng:

  1. Khi công trình xảy ra sự cố hoặc có khiếm khuyết về chất lượng.
  2. Khi có tranh chấp về chất lượng công trình xây dựng.
  3. Kiểm định định kỳ công trình xây dựng trong quá trình sử dụng.
  4. Cải tạo, nâng cấp hoặc kéo dài tuổi thọ công trình xây dựng.
  5. Phúc tra chất lượng công trình xây dựng khi có nghi ngờ về chất lượng.

I. KIỂM ĐỊNH LÀ GÌ :

Kiểm định chất lượng công trình xây dựng [sau đây viết tắt là kiểm định] là hoạt động kiểm tra, xác định chất lượng của sản phẩm xây dựng, bộ phận công trình hoặc công trình xây dựng so với yêu cầu của thiết kế và quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật thông qua việc thí nghiệm kết hợp với việc xem xét, đánh giá hiện trạng bằng trực quan.

II.TẠI SAO PHẢI KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH

Dịch vụ kiểm định chất lượng công trình, xác định giá trị thi công dở dang công trình xây dựng bao gồm các dịch vụ sau:

  1. Kiểm định, kiểm định nâng tầng công trình xây dựng.
  2. Thí nghiệm, kiểm định Vật liệu xây dựng
  3. Thẩm tra thiết kế kết cấu, thẩm tra bản vẽ thiết kế công trình dân dụng, công nghiệp, hạ tầng
  4. Khảo sát địa chất, khảo sát xây dựng
  5. Quan trắc chuyển vị công trình
  6. Giám sát thi công xây dựng
  7. Tư vấn gia cường, tư vấn thiết kế cải tạo, tư vấn thiết kế thi công.
  8. Chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng
  9. Chứng nhận sự an toàn của kết cấu chịu lực
  10. Lập báo cáo kiểm định giá, xác nhận giá trị công trình dang dở
  11. Kiểm định xưởng lắp solar mặt trời trên mái nhà, mái xưởng thép

 Mục tiêu của công tác kiểm định chất lượng công trình xây dựng:

– Kiểm định để thay đổi công năng công trình: Thực tế công trình qua sử dụng theo thời gian chúng ta đôi khi cũng cần thay đổi công năng để phù hợp với nhu cầu sử dụng hiện tại như: Chuyển từ văn phòng thành xưởng sản xuất, nhà ở thành văn phòng, nhà ở – văn phòng thành nhà hàng – khách sạn, Nâng Thêm Tầng, Cải tạo nâng tầng. Khi đó sẽ kiểm định để trả lời cho Khách hàng câu hỏi : Chuyển công năng [ hoặc nâng tầng ] có được hay không, nếu không được thì cần gia cố ở  vị trí nào để được ?

– Kiểm định để xác định nguyên nhân sự cố công trình: Một số công trình bị sự cố như nứt, nghiêng, lún khi đang xây dựng hoặc khi đang sử dụng . Khi đó sẽ kiểm định để trà lời cho Khách hàng 02 câu hỏi Vì sao công trình có sự cố như vậy và khắc phục sự cố đó như thế nào ?

– Kiểm định để giải quyết tranh chấp: Khi có sự tranh chấp giữa Chủ đầu tư và Nhà thầu về chất lượng thi công. sẽ kiểm định để trả lời cho Khách hàng câu hỏi  Nhà thầu đã làm đúng với hợp đồng và tiêu chuẩn hay chưa?.

 Các trường hợp thực hiện kiểm định, giám định

  1. Các trường hợp phải thực hiện việc kiểm định:
  2. a] Khi công trình xảy ra sự cố hoặc có khiếm khuyết về chất lượng;
  3. b] Khi có tranh chấp về chất lượng công trình xây dựng;
  4. c] Kiểm định định kỳ công trình xây dựng trong quá trình sử dụng;
  5. d] Cải tạo, nâng cấp hoặc kéo dài tuổi thọ công trình xây dựng;

đ] Phúc tra chất lượng công trình xây dựng khi có nghi ngờ về chất lượng;

  1. e] Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
  2. Các trường hợp thực hiện việc giám định:
  3. a] Khi có quyết định trưng cầu của cơ quan tố tụng hoặc người tiến hành tố tụng [giám định tư pháp xây dựng];
  4. b] Khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng hoặc các cơ quan quản lý nhà nước khác theo quy định của pháp luật [gọi chung là cơ quan quản lý nhà nước].

Quy trình kiểm định chất lượng công trình xây dựng

Thông thường quy trình kiểm định xây dựng sẽ gồm một số bước cơ bản sau

+ Bước 1: Khảo sát sơ bộ công trình

Dựa vào thu thập các tài liệu, phân tích các kết cấu công trình, hạng mục kiểm định và dựa trên xem xét hiện trường để chuẩn đoán chính xác về dự án xây dựng đó. Có bị hỏng hay sai bản vẽ hay không. Cần phải được kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ các chi tiết của công trình.

+ Bước 2: Khảo sát chi tiết

Người kiểm định phải tiến hành kiểm tra chi tiết hiện trạng của kết cấu, cấu trúc bộ phận hạng mục công trình theo các tiêu chuẩn kỹ thuật của ngành.

+ Bước 3: Tiến hành thí nghiệm

Đây là bước rất cần thiết khi kiểm định bất cứ một dự án hay công trình xây dựng nào.

Ở đây là tiến hành thí nghiệm chất liệu vật tư, vật liệu, các thiết bị được lắp đặt ở công trình. Có đúng chuẩn và đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật.  Đo đạc kiểm tra công trình, vị trí kết cấu kiểm định.

+ Bước 4: Kiểm tra hồ sơ

Kiểm tra kỹ lại hồ sơ về thiết kế, bản về của dự án cần kiểm định.

Bước 5: Phân tích số liệu

Kiểm tra, kiểm định các số liệu, khảo sát đo đạc ở các công đoạn trên xem có đúng không, có phải tính toán làm lại thí nghiệm không. Sau đó đánh giá tổng hợp để có thể đưa ra kết quả sau khi kiểm định chất lượng công trình.

Bước 6: Làm báo cáo kiểm định xây dựng

Nêu rõ mục đích của kiểm định dự án công trình xây dựng, đánh giá chất lượng, kết cấu của công trình, nếu có gì hư hỏng, không đúng thì đưa ra kiến nghị xử lý.

Có nên thuê dịch vụ kiểm định công trình xây dựng không?

Việc thuê dịch vụ kiểm định xây dựng là điều cần thiết nếu bạn không am hiểu về chuyên ngành xây dựng. Tuy nhiên để lựa chọn được cho mình một đơn vị uy tín không phải là điều đơn giản.

Hiểu được nỗi lo lắng này chúng tôi mang đến cho khách hàng sự an tâm và chất lượng nhất về dịch vụ.

Trong quy trình  chúng tôi cũng sẽ kiểm định chất lượng công trình xây dựng cho bạn

 Hãy liên hệ với chúng tôi khi bạn cần hỗ trợ qua số hotline : 0981068131 

Điều 148. Quy định chung về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng

1. Cá nhân tham gia hoạt động xây dựng phải có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với công việc đảm nhận do các cơ sở đào tạo hợp pháp cấp.

2. Nhà thầu là tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam phải tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và được cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng cấp giấy phép hoạt động.

3. Những chức danh, cá nhân hành nghề hoạt động xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định của Luật này bao gồm giám đốc quản lý dự án đầu tư xây dựng; chủ nhiệm, chủ trì lập thiết kế quy hoạch xây dựng; chủ nhiệm khảo sát xây dựng; chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng; tư vấn giám sát thi công xây dựng; chủ trì lập, thẩm tra và quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Chứng chỉ hành nghề được phân thành hạng I, hạng II và hạng III.

4. Tổ chức tham gia hoạt động xây dựng phải có chứng chỉ năng lực theo quy định của Luật này bao gồm tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng; khảo sát xây dựng; lập thiết kế quy hoạch xây dựng; thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng; thi công xây dựng công trình; tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình. Chứng chỉ năng lực của tổ chức được phân thành hạng I, hạng II và hạng III. Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hạng I; Sở Xây dựng, tổ chức xã hội - nghề nghiệp có đủ điều kiện theo quy định của Chính phủ cấp chứng chỉ năng lực các hạng còn lại.

4a. Tổ chức, cá nhân hành nghề kiến trúc thực hiện theo quy định của pháp luật về kiến trúc.

5. Chính phủ quy định chi tiết về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng; quy định về chương trình, nội dung, hình thức tổ chức sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề; quy định về cấp, cấp lại, chuyển đổi, thu hồi chứng chỉ hành nghề; quy định về điều kiện, thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp, thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng đối với nhà thầu là tổ chức, cá nhân nước ngoài.

Điều 155. Điều kiện của tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình, kiểm định xây dựng

1. Có đủ điều kiện năng lực phù hợp với công việc giám sát thi công xây dựng công trình, kiểm định xây dựng.

2. Cá nhân tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình, kiểm định xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp với công việc thực hiện.

[Luật xây dựng 2014]

Điều 50. Điều kiện hành nghề kiểm định xây dựng

1. Cá nhân đảm nhận chức danh chủ trì kiểm định chất lượng, xác định nguyên nhân hư hỏng, thời hạn sử dụng của bộ phận công trình, công trình xây dựng; chủ trì kiểm định để xác định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng như sau:

a] Hạng I: Đã có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I hoặc đã làm chủ trì kiểm định xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp I hoặc 02 công trình từ cấp II cùng loại trở lên.

b] Hạng II: Đã có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng II hoặc đã làm chủ trì kiểm định xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp II hoặc 02 công trình từ cấp III cùng loại trở lên.

c] Hạng III: Đã có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng III hoặc đã tham gia kiểm định xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp III trở lên hoặc 02 công trình từ cấp IV cùng loại trở lên.

2. Phạm vi hoạt động:

a] Hạng I: Được làm chủ trì kiểm định xây dựng tất cả các công trình cùng loại.

b] Hạng II: Được làm chủ trì kiểm định xây dựng công trình từ cấp II trở xuống cùng loại.

c] Hạng III: Được làm chủ trì kiểm định xây dựng công trình cấp III, cấp IV cùng loại.

Điều 66. Điều kiện năng lực của tổ chức giám sát thi công xây dựng

1. Tổ chức tham gia hoạt động giám sát thi công xây dựng phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng năng lực như sau:

a] Hạng I:

- Cá nhân đảm nhận chức danh giám sát trưởng có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng I, giám sát viên có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng phù hợp với loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;

- Đã giám sát thi công xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp I hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên cùng loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.

b] Hạng II:

- Cá nhân đảm nhận chức danh giám sát trưởng có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng từ hạng II trở lên, giám sát viên có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng phù hợp với loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;

- Đã giám sát thi công xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp II hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên cùng loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.

c] Hạng III: Cá nhân đảm nhận chức danh giám sát trưởng có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng từ hạng III trở lên, giám sát viên có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng phù hợp với loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.

2. Phạm vi hoạt động:

a] Hạng I: Được giám sát thi công xây dựng các công trình cùng loại được ghi trong chứng chỉ năng lực;

b] Hạng II: Được giám sát thi công xây dựng các công trình từ cấp II trở xuống cùng loại được ghi trong chứng chỉ năng lực;

c] Hạng III: Được giám sát thi công xây dựng các công trình từ cấp III trở xuống cùng loại được ghi trong chứng chỉ năng lực.

Điều 66a. Điều kiện năng lực của tổ chức kiểm định xây dựng

1. Tổ chức tham gia hoạt động kiểm định chất lượng, xác định nguyên nhân hư hỏng, thời hạn sử dụng của bộ phận công trình, công trình xây dựng, kiểm định để xác định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng năng lực như sau:

a] Hạng I:

- Cá nhân đảm nhận chủ trì thực hiện kiểm định xây dựng phải đáp ứng điều kiện hành nghề kiểm định xây dựng hạng I phù hợp;

- Cá nhân tham gia thực hiện kiểm định xây dựng phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công tác kiểm định xây dựng;

- Đã thực hiện kiểm định xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp I hoặc 02 công trình từ cấp II cùng loại trở lên.

b] Hạng II:

- Cá nhân chủ trì thực hiện kiểm định xây dựng phải đáp ứng điều kiện hành nghề kiểm định xây dựng từ hạng II trở lên phù hợp;

- Cá nhân tham gia thực hiện kiểm định xây dựng phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công tác kiểm định xây dựng;

- Đã thực hiện kiểm định xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp II hoặc 02 công trình từ cấp III cùng loại trở lên.

c] Hạng III:

- Cá nhân chủ trì thực hiện kiểm định xây dựng phải đáp ứng điều kiện hành nghề kiểm định xây dựng hạng III phù hợp;

- Cá nhân tham gia thực hiện kiểm định xây dựng phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công tác kiểm định xây dựng.

2. Phạm vi hoạt động:

a] Hạng I: Được thực hiện kiểm định xây dựng các công trình cùng loại;

b] Hạng II: Được thực hiện kiểm định xây dựng các công trình từ cấp II trở xuống cùng loại;

c] Hạng III: Được thực hiện kiểm định xây dựng các công trình từ cấp III trở xuống cùng loại.

3. Tổ chức tham gia hoạt động kiểm định chất lượng vật liệu xây dựng, cấu kiện xây dựng, sản phẩm xây dựng phải đáp ứng các điều kiện sau:

a] Phải sử dụng phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng với các phép thử được cơ quan có thẩm quyền công nhận phù hợp với nội dung thực hiện kiểm định;

b] Cá nhân thực hiện kiểm định có chuyên môn phù hợp với công tác kiểm định xây dựng.

[Nghị định 59/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 100/2018/NĐ-CP]

15/09/2018

- Luật Xây dựng 2014

- Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng

- Nghị định 100/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng

Video liên quan

Chủ Đề