Làm thế nào để xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ

Cập nhật: 13/11/2013 | 09:21

Khoa học và công nghệ [KH&CN] là một trong những cơ sở đảm bảo luận cứ khoa học cho việc xây dựng các định hướng chiến lược cũng như chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Vì vậy, trong những năm qua, các cấp ủy, chính quyền và ban ngành trên địa bàn tỉnh đã ngày càng quan tâm, chú trọng hơn tới việc xây dựng tiềm lực cho KH&CN và đạt được nhiều kết quả nhất định.

Ðể tập trung xây dựng tiềm lực cho KH&CN, từ năm 2004 đến nay, tỉnh đã quan tâm ban hành nhiều chính sách thu hút và phát huy đội ngũ trí thức như: Nghị quyết số 152/2004-NQ/HÐND, ngày 12/8/2004 của HÐND tỉnh về hỗ trợ kinh phí cho học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số tại chỗ tỉnh Ðắk Nông từ năm 2004-2009.

Bên cạnh đó, các sở, ban ngành cũng đã triển khai các chủ trương, chính sách và lồng ghép nhiều chương trình, dự án, mục tiêu về vấn đề thu hút, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ trong, ngoài tỉnh, người đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trong các đề án, chương trình hành động của mình.

Trên cơ sở những chính sách thu hút của tỉnh, hàng năm, số lượng đội ngũ trí thức KH&CN của tỉnh cũng đã không ngừng được tăng lên cả về số lượng và chất lượng, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Cụ thể, từ năm 2004 đến nay, toàn tỉnh đã có hơn 500 sinh viên được đi học tập ở các trường trung cấp, cao đẳng và đại học trong cả nước. Riêng trong ngành Giáo dục đã cử trên 100 cán bộ, giáo viên đi học thạc sỹ về quản lý và chuyên ngành…

Ngoài ra, tỉnh cũng đã triển khai 2 dự án tăng cường tiềm lực KH&CN, với tổng kinh phí là gần 21,4 tỷ đồng từ nguồn ngân sách đầu tư phát triển. Trong đó, Dự án “Tăng cường trang thiết bị cho phòng đo lường và thử nghiệm” đã giúp cho công tác quản lý tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng trên địa bàn tỉnh ngày càng được hiệu quả hơn.

Hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo lường và thử nghiệm chất lượng sản phẩm hàng hóa cũng đã được nâng cao. Còn Dự án “Ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học” cũng đã được triển khai xây dựng và từng bước tạo tiền đề cho việc phát triển cũng như ứng dụng mạnh mẽ công nghệ sinh học.

Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh cho nông sản hàng hóa và tăng nhanh tỷ lệ nông lâm sản chế biến cho các cơ sở sản xuất, nhất là trong chế biến hàng hóa xuất khẩu. Ðặc biệt, nhiều ngành chức năng còn chủ động đầu tư một số thiết bị thử nghiệm chuyên ngành trong lĩnh vực công nghệ sinh học, phục vụ cho việc ứng dụng vào thực tiễn sản xuất và đời sống…

Trong thời gian tới, cùng với việc xây dựng chính sách khuyến khích hình thành hệ thống các tổ chức KH&CN, tạo môi trường thu hút nguồn nhân lực ngoài địa phương, tỉnh cũng sẽ tiếp tục tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hiện có và tăng cường cơ sở hạ tầng kỹ thuật, phục vụ hoạt động KH&CN như: xây dựng các trung tâm, trang trại, khu sản xuất thực nghiệm, phòng thí nghiệm…

Về phía ngành KH&CN cũng đang tham mưu cho tỉnh xây dựng các chính sách ưu đãi để thu hút các tổ chức, cá nhân đầu tư trong nghiên cứu, đào tạo, giáo dục. Ðồng thời, ngành tiếp tục triển khai Chương trình hỗ trợ xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2008 tại các cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn tỉnh.

Bảo Anh

Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đã xác định: "Củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia, ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và toàn dân, trong đó Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là nòng cốt. Tăng cường tiềm lực quốc phòng và an ninh; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân vững chắc".

Trong xây dựng nền QPTD, xây dựng thế trận phòng thủ của cả nước, KVPT tỉnh [thành phố], huyện [quận, thị xã] thành thế trận phòng thủ vững chắc, liên hoàn đến tận làng, xã chiến đấu, bảo đảm phát huy sức mạnh tại chỗ, tự lực bảo vệ địa phương mình, góp phần bảo vệ quân khu và cả nước, là vấn đề rất quan trọng.

Xây dựng KVPT vững mạnh về mọi mặt theo kế hoạch chung thống nhất là một nội dung cơ bản trong xây dựng thế trận quốc phòng, an ninh [QPAN]; là sự cụ thể hóa một cách đúng đắn, sáng tạo quan điểm, đường lối quân sự của Đảng về chiến tranh nhân dân trong tình hình mới; nhằm khai thác, phát huy sức mạnh tổng hợp tại chỗ, độc lập, tự lực ngăn ngừa và đối phó hiệu quả với mọi tình huống, âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch; chủ động bảo vệ địa phương và phối hợp với các địa phương, các đơn vị khác bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa cả trong thời bình và thời chiến. Một trong những nội dung quan trọng của xây dựng KVPT là xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ [KHCN].

Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và các nghị quyết của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương, nghị định của Chính phủ về xây dựng KVPT, trong đó có nội dung xây dựng tiềm lực KHCN, những năm qua, các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương đã tập trung mọi nguồn lực, đầu tư phát triển kinh tế, văn hóa-xã hội; KHCN; chú trọng đầu tư cơ sở, vật chất cho nghiên cứu, phát triển KHCN. Bước đầu đã xây dựng được kết cấu hạ tầng KHCN phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương, từng vùng kinh tế. Thực hiện nhiều giải pháp kết hợp các chương trình, dự án phát triển KHCN trên địa bàn với nhiệm vụ xây dựng, hoạt động KVPT của địa phương. Thực hiện tốt việc quy hoạch các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, bảo đảm kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế, văn hóa-xã hội với củng cố QPAN...

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đã đạt được, công tác xây dựng tiềm lực KHCN trong KVPT của các cấp, các ngành, địa phương còn có mặt hạn chế, thiếu đồng bộ; mức đầu tư cho nghiên cứu phát triển KHCN của một số địa phương còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, tốc độ phát triển, điều kiện kinh tế. Công tác quy hoạch các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng KHCN ở một số địa phương, địa bàn chưa thực hiện tốt việc kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế, văn hóa-xã hội với củng cố QPAN...

Thời gian tới, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc đứng trước nhiều cơ hội, song cũng không ít khó khăn, thách thức. Trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 một mặt tạo ra bước phát triển đột phá trong phát triển vũ khí trang bị kỹ thuật và phương thức tiến hành chiến tranh, mặt khác đặt các nước đang phát triển, các nước có tiềm lực kinh tế, KHCN vừa và nhỏ như Việt Nam trước nhiều thách thức mới. Trên từng khu vực, địa bàn, nhất là địa bàn chiến lược trọng điểm, các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động chống phá ta trên nhiều lĩnh vực, bằng nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, hòng gây mất ổn định chính trị bên trong, tạo cớ can thiệp từ bên ngoài. Tranh chấp biển, đảo còn diễn biến gay gắt, phức tạp hơn. Tình hình đó đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phải tăng cường đoàn kết, thống nhất; đẩy mạnh việc kết hợp phát triển kinh tế, văn hóa-xã hội với củng cố QPAN; trong đó, hết sức coi trọng xây dựng tiềm lực KHCN trong KVPT với nhiều giải pháp đồng bộ. Theo đó, cần đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng thành tựu KHCN, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng và hiệu quả trong từng ngành, từng lĩnh vực của nền kinh tế. Tăng nhanh năng lực KHCN nội sinh đi đôi với tăng cường tiếp thu, làm chủ, ứng dụng thành tựu KHCN tiên tiến của thế giới. Nâng cao chất lượng và tính thương mại của các sản phẩm KHCN; nâng cao ý thức chấp hành và hiệu lực thực thi tốt pháp luật về sở hữu trí tuệ. Nhà nước tập trung đầu tư vào các chương trình, dự án nghiên cứu KHCN quốc gia, phấn đấu đạt trình độ khu vực và thế giới; xây dựng tiềm lực KHCN cho một số lĩnh vực trọng điểm, công nghệ cao.

Đổi mới tổ chức, xây dựng quy chế liên kết giữa KHCN với giáo dục và đào tạo, giữa nghiên cứu và giảng dạy với sản xuất, kinh doanh. Phát triển quan hệ liên kết, đặt hàng giữa các đơn vị sản xuất, kinh doanh, các tổ chức và cá nhân có nhu cầu với các cơ sở nghiên cứu KHCN. Khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp, nhất là các tập đoàn công nghiệp, các tổng công ty lớn triển khai các hoạt động nghiên cứu phát triển KHCN.

Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý KHCN, đặc biệt là cơ chế tài chính, phù hợp với đặc thù sáng tạo và khả năng rủi ro của hoạt động KHCN. Thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KHCN công lập. Thực hiện chính sách trọng dụng nhân tài, thu hút các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành, tổng công trình sư, kỹ sư trưởng, kỹ thuật viên lành nghề và công nhân kỹ thuật có tay nghề cao.

Chú trọng phát triển công nghiệp QPAN, đầu tư thích đáng cho các dự án trọng điểm, bảo đảm tốt trang bị, vũ khí, hậu cần, kỹ thuật cho các đơn vị quân đội và LLVT nhân dân. Tập trung đầu tư, nâng cao chất lượng hoạt động của các khu kinh tế-quốc phòng, quốc phòng-kinh tế, gắn với xây dựng địa bàn chiến lược vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển, đảo. Bổ sung hoàn chỉnh phương án, kế hoạch tác chiến bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt chú trọng các địa bàn chiến lược, hướng chiến lược; xử lý kịp thời hiệu quả các tình huống phức tạp, không để xảy ra bất ngờ về chiến lược.

Đổi mới và đẩy mạnh công tác tổng kết chiến tranh, nghiên cứu phát triển nghệ thuật quân sự; nghiên cứu khoa học, kỹ thuật và công nghệ quân sự phục vụ trực tiếp, hiệu quả cho huấn luyện, SSCĐ và chiến đấu của LLVT trong điều kiện mới.

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về nghiên cứu KHCN; hợp tác công nghiệp quốc phòng, chuyển giao công nghệ; khuyến khích tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư về KHCN, thu hút chuyên gia, đặc biệt là chuyên gia giỏi người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia giảng dạy, nghiên cứu phát triển KHCN tại Việt Nam...

Xây dựng tiềm lực KHCN trong KVPT là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và nền kinh tế quốc dân; được đặt trong tổng thể quy hoạch chung của nền công nghiệp và KHCN quốc gia, dựa trên cơ sở huy động các nguồn tiềm năng sẵn có trong nền kinh tế quốc dân. Xây dựng và phát triển tiềm lực KHCN trong KVPT phải nêu cao ý thức tự lực tự cường, dựa vào nội lực là chính, đồng thời tranh thủ tối đa những thời cơ thuận lợi để chủ động hội nhập, tăng cường hợp tác quốc tế, đặc biệt là với đối tác chiến lược về KHCN quân sự.

VŨ HỒNG KHANH

Video liên quan

Chủ Đề