Sơ ĐỒ bộ máy nhà nước Việt Nam pháp luật đại cương

Dù đã học xong Luật đại cương, nhưng vẫn khá mù mờ về Bộ máy nhà nước Việt Nam, nên mình lên mạng đọc lại và tổng hợp theo ý hiểu. Có gì sai sót mong mọi người góp ý nhẹ nhàng.

Nhà nước Việt Nam là hệ thống 4 cơ quan1. Cơ quan quyền lực - các cơ quan đại diện [Lập pháp]: gồm Quốc hội ở cấp Trung ương và Hội đồng nhân dân các cấp địa phương do nhân dân trực tiếp bầu ra, thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước.2. Cơ hành chính [Hành pháp]: gồm Chính phủ ở cấp TW và Ủy ban nhân dân các cấp địa phương.3. Cơ quan xét xử [Tư pháp]: gồm Tòa án Nhân dân Tối cao ở cấp TW và Tòa án nhân dân các cấp địa phương.4. Cơ quan kiểm soát [Công tố]: gồm Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao ở cấp TW và Viện kiểm sát nhân các cấp địa phương.

Sơ đồ tổ chức Nhà nước Việt Nam

Chủ tịch nước [hiện tại là ông Trần Đại Quang] là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt Việt Nam trong đối nội và đối ngoại. Chủ tịch nước có thể đề nghị Quốc hội bầu, miễn, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước [hiện tại là bà Đặng Thị Ngọc Thịnh], Thủ tướng, quyết định các chính sách đối nội và đối ngoại của Chính phủ... Chủ tịch nước còn là tổng Tư lệnh lực lượng vũ trang nhân dân với các quyền hạn liên quan tới an ninh và quân đội Việt Nam.1. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân và quyền lực nhất của Nhà nước. Nhiệm vụ chính: 1. Lập hiến, Lập pháp; 2. Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước; 3. Giám sát tối cao hoạt động của Nhà nướcThành phần nhân sự - các đại biểu, do cử tri bầu theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Chủ tịch Quốc hội được các đại biểu QH bầu chọn [hiện tại là bà Nguyễn Thị Kim Ngân].Chủ tích nước do Quốc hội bầu ra trong số đại biểu QH với nhiệm kỳ 5 nămHội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, do nhân dân địa phương bầu ra với nhiệm vụ quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương đó.2. Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của Việt Nam, thực hiện quyền thi hành pháp luật.Thủ tướng [hiện tại là ông Nguyễn Xuân Phúc] là người đứng đầu và lãnh đạo điều hành các hoạt động của Chính phủ. Thủ tướng có các quyền hạn như lãnh đạo việc xây dựng chính sách và tổ chức thi hành pháp luật, đề nghị Quốc hội bổ nhiệm các Bộ và các cơ quan ngang Bộ, lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, bảo đảm tính thống nhất và thông suốt của nền hành chính quốc gia...Phó thủ tướng có nhiệm vụ giúp Thủ tướng làm nhiệm vụ theo sự phân công và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng về nhiệm vụ được phân công.

Ủy ban nhân dân ở cấp địa phương là do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu và là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân đó. Uỷ ban có nhiệm vụ tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là thành viên Chính phủ và là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ với nhiệm vụ:lãnh đạo công tác của bộ, cơ quan ngang bộ; chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực được phân công; tổ chức thi hành và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.Dưới Bộ là các cơ quan chuyên môn cho các ngành nghề thuộc Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh [không phải là cơ quan hành chính Nhà nước] là các Sở như Sở Tư pháp, Sở Tài chính v..v.. Sở có nhiệm vụ hỗ trợ hoạt động và thực hiện chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh về ngành nghề đó tại địa phương.Dưới Sở là các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân cấp huyện [không phải là cơ quan hành chính Nhà nước] là các Phòng như Phòng Giáo dục đào tạo, Phòng y tế...

Bộ và cơ quan ngang Bộ3. Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp, có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. [Chánh án hiện nay là ông Nguyễn Hòa Bình]TAND cấp cao hiện nay có 3 tòa tại Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.4. Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. Viện kiểm sát hoạt động trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội. [Viện trưởng hiện nay là ông Lê Minh Trí].VKSND cấp cao tại Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Tham khảo từ Wiki và Ezlaw

47

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. Bộ máy nhà nước 1- Khái niệm bộ máy nhà nước, cơ quan nhà nước. 2- Nguyên tắc của bộ máy nhà nước. 3- Phân loại cơ quan nhà nước. 4- Bộ máy nhà nước trong lịch sử
  2. 1. Khái niệm bộ máy nhà nước • 1.1 Khái niệm bộ máy nhà nước • 1.2 Khái niệm cơ quan nhà nước
  3. 1.1 Khái niệm bộ máy nhà nước • Khái niệm bộ máy nhà nước: Là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương xuống địa phương được tổ chức theo những nguyên tắc chung, thống nhất tạo thành một cơ chế đồng bộ để thực hiện nhiệm vụ và chức năng của nhà nước • Đặc điểm của bộ máy nhà nước: • Công cụ chuyên chính của giai cấp • Nắm quyền lực kinh tế, chính trị, tư tưởng • Sử dụng pháp luật để quản lý xã hội • Khả năng sử dụng biện pháp cưỡng chế
  4. 1.2 Khái niệm cơ quan nhà nước • Khái niệm cơ quan nhà nước: Những bộä phận cơ bản tạo thành bộ máy nhà nước là tổ chức chính trị có tính độc lập tương đối về tổ chức – cơ cấu bao gồm những cán bộ, viên chức được giao những quyền hạn nhất định để thực hiện nhịệm vụ chức năng của nhà nước. • Đặc điểm của cơ quan nhà nước: – Tổ chức cơ cấu, có tính độc lập – Có nhiệm vụ, chức năng nhất định – Có thẩm quyền nhà nước – Có thành viên là cán bộ công chức
  5. 2- Nguyên tắc của bộ máy nhà nước 2.1 Khái niệm và ý nghĩa nguyên tắc 2.2 Phân loại nguyên tắc 2.3 Mối quan hệ giữa các nguyên tắc
  6. 2.1 Khái niệm và ý nghĩa nguyên tắc • Nguyên tắc: những nguyên lý, tư tưởng chỉ đạo làm cơ sở cho tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. • Ý nghĩa: - Nhận biết được cách thức tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước - So sánh các bộ máy nhà nước với nhau
  7. 2.2 Phân loại nguyên tắc • Nguyên tắc về tổ chức quyền lực nhà nước • Nguyên tắc pháp lý, chính trị... • Nguyên tắc chung, nguyên tắc riêng • Mối quan hệ giữa các nguyên tắc
  8. Nguyên tắc về tổ chức quyền lực nhà nước • Nguyên tắc phân quyền – Hệ thống cơ quan nhà nước hình thành bằng những con đường khác nhau, kìm chế đối trọng lẫn nhau. – Mục đích nhằm hạn chế sự lạm dụng quyền lực • Nguyên tắc tập quyền – Quyền lực tập trung, thống nhất trong một cơ quan – Nhằm đảm bảo quyền lực nhà nước tập trung, thống nhất và hiệu quả quản lý
  9. Nguyên tắc pháp lý, chính trị • Nguyên tắc pháp lý: – Tuân thủ những yêu cầu về pháp lý trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước – Ví dụ: tôn trọng tính tối cao của hiến pháp và pháp luật • Nguyên tắc chính trị: – Đảm bảo những yêu cầu chính trị trong bộ máy nhà nước. – Ví dụ: nguyên tắc về sự lãnh đạo của Đảng
  10. Nguyên tắc chung, nguyên tắc riêng • Nguyên tắc chung: – Nguyên lý, tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt quá trình tổ chức và hoạt động của toàn bộ bộ máy nhà nước. – Ví dụ: nguyên tắc dân chủ… • Nguyên tắc riêng: – Thể hiện những nguyên lý, tư tưởng trong những loại cơ quan riêng – Ví dụ: Nguyên tắc xét xử độc lập của tòa án
  11. Mối quan hệ giữa các nguyên tắc • Các nguyên tắc có mối liên hệ thống nhất • Các nguyên tắc có tính hệ thống, thứ bậc • Các nguyên tắc cụ thể hoá và bổ sung cho nhau
  12. 3- Phân loại cơ quan nhà nước 3.1 Theo chức năng pháp lý 3.2 Theo sự phân chia khu vực lãnh thổ 3.3 Theo trình tự thành lập
  13. 3.1 Theo chức năng pháp lý • Cơ quan lập pháp: – Là cơ quan đại diện cho toàn dân – Thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của của nhân dân • Cơ quan hành pháp: – Thi hành pháp luật của cơ quan đại diện – Thực hiện sự quản lý, điều hành • Cơ quan tư pháp: – Đóng vai trò bảo vệ pháp luật – Xét xử và giải quyết tranh chấp
  14. 3.2 Theo sự phân chia hành chính • Cơ quan nhà nước trung ương – Thẩm quyền bao trùm toàn bộ lãnh thổ – Quản lý thống nhất • Cơ quan nhà nước địa phương – Thẩm quyền trong phạm vi cấp hành chính – Quản lý theo đặc thù của địa phương
  15. 3.3 Theo trình tự thành lập • Cơ quan dân cử – Được thành lập bởi bầu cử toàn dân hay khu vực – Mang tính chất là cơ quan quyền lực • Cơ quan nhà nước không qua do dân cử – Được hình thành bằng bổ nhiệm hoặc bầu – Chịu trách nhiệm trước cơ quan dân cử
  16. 4. Bộ máy nhà nước trong lịch sử 4.1 Nhà nước chiếm hữu nô lệ 4.2 Nhà nước phong kiến 4.3 Nhà nước tư sản 4.4 Nhà nước XHCN
  17. 4.1 Nhà nước chiếm hữu nô lệ • Là công cụ trấn áp giai cấp nô lệ • Trình độ tổ chức sơ khai và đơn giản • Bộ máy mang tính chất quân sự • Bộ máy nhà nước chịu ảnh hưởng của tôn giáo
  18. 4.2 Nhà nước phong kiến • Là công cụ trấn áp giai cấp nông dân • Kế thừa bộ máy nhà nước chiếm nô • Bộ máy mang tính chất quân sự • Bộ máy nhà nước chịu ảnh hưởng của tôn giáo • Bộ máy nhà nước thuộc sở hữu nhà vua
  19. 4.3 Nhà nước tư sản • Là công cụ bảo vệ lợi ích giai cấp tư sản • Được tổ chức theo những nguyên tắc tiến bộ • Trình độ tổ chức khoa học và phát triển • Có tính hình thức, hạn chế sự tham gia của dân • Hình thành các cơ quan đại diện • Các toà án đã có sự độc lập nhất định
  20. 4.4 Nhà nước xã hội chủ nghĩa • Hình thành bốn hệ thống cơ quan • Mối quan hệ giữa các cơ quan là hợp tác • Đảm bảo sự tham gia rộng rãi của nhân dân • Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng cộâng sản

Page 2

YOMEDIA

Bài 7 Bộ máy nhà nước thuộc Bài giảng Pháp luật đại cương nêu khái niệm bộ máy nhà nước, cơ quan nhà nước, nguyên tắc của bộ máy nhà nước, phân loại cơ quan nhà nước, bộ máy nhà nước trong lịch sử.

27-03-2014 884 54

Download

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Video liên quan

Chủ Đề