Nhà văn hóa của các quốc gia Đông Nam á được hình thành gắn với

Trang chủ

Sách ID

Khóa học miễn phí

Luyện thi ĐGNL và ĐH 2023

Điều kiện hình thành các vương quốc cổ ở Đông Nam Á là gì?

Chi tiết Chuyên mục: Bài 8: Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông Nam Á

- Điều kiện tự nhiên: Đông Nam Á là vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi. Vì vậy từ xa xưa con người đã có mặt tại khu vực này.

- Điều kiện kinh tế: Đầu Công nguyên, cư dân Đông Nam Á đã biết sử dụng đồ sắt. Nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính, nghề thủ công truyền thống phát triển như dệt, làm gốm, đúc đồng, rèn sắt. Việc buôn bán đường biển cũng rất phát đạt, nhiều thành thị - hải cảng đã ra đời. Sự phát triển của các ngành kinh tế là cơ sở cho sự ra đời của hàng loạt các quốc gia cổ ở đây.

- Do sự tác động về mặt kinh tế của thương nhân Ấn Độ và văn hóa Ấn Độ.

Xem tiếp...

Các quốc gia cổ Đông Nam Á được hình thành gắn liền với

A. Sự hình thành những vùng kinh tế quan trọng, và có khả năng cung cấp một lượng lớn lương thực, thực phẩm, các sản phẩm thủ công

B. Sự chinh phục các bộ lạc của tộc người Hán

C. Sự tiếp thu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ và Trung Quốc

D. Sự chia rẽ của các tộc người ở Đông Nam Á

Hướng dẫn

Sự ra đời các vương quốc cổ ở Đông Nam Á gắn liền với các nhân tố:

– Sự phát triển của các ngành kinh tế là cơ sở cho sự ra đời hàng loạt các quốc gia nhỏ ở Đông Nam Á.

– Việc tiếp thu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ và Trung Quốc. Đồng thời, giữa các tiểu quốc với nhau vẫn thường có mối liên hệ, trao đổi văn hóa và sản phẩm trên cơ sở phát triển bản sắc văn hóa riêng của mỗi tiểu quốc, mỗi tộc người.

Đáp án cần chọn là: C

60 điểm

NguyenChiHieu

Các quốc gia cổ Đông Nam Á được hình thành gắn liền với A. Sự hình thành những vùng kinh tế quan trọng, và có khả năng cung cấp một lượng lớn lương thực, thực phẩm, các sản phẩm thủ công B. Sự chinh phục các bộ lạc của tộc người Hán C. Sự tiếp thu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ và Trung Quốc

D. Sự chia rẽ của các tộc người ở Đông Nam Á

Tổng hợp câu trả lời [1]

Đáp án cần chọn là: C. Sự tiếp thu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ và Trung Quốc Sự ra đời các vương quốc cổ ở Đông Nam Á gắn liền với các nhân tố: - Sự phát triển của các ngành kinh tế là cơ sở cho sự ra đời hàng loạt các quốc gia nhỏ ở Đông Nam Á. - Việc tiếp thu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ và Trung Quốc. Đồng thời, giữa các tiểu quốc với nhau vẫn thường có mối liên hệ, trao đổi văn hóa và sản phẩm trên cơ sở phát triển bản sắc văn hóa riêng của mỗi tiểu quốc, mỗi tộc người.

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Biểu hiện nào không phải của chế độ phong kiến phân quyền ở Tây Âu thời trung đại? A. Mỗi lãnh địa là một đơn vị chính trị độc lập B. Vua không có quyền can thiệp vào lãnh địa của lãnh chúa lớn C. Thực chất vua chỉ là một lãnh chúa lớn D. Vua chỉ là tổng tư lệnh tối cao về quân sự
  • Các giai cấp chính trong xã hội cổ đại phương Đông bao gồm A. Quý tộc, quan lại, nông dân công xã. B. Vua, quý tộc, nô lệ. C. Chủ nô, nông dân tự do, nô lệ. D. Quý tộc, nông dân công xã, nô lệ.
  • Thuật luyện kim ở Việt Nam ra đời nhờ sự phát triển của A. nghề làm gốm. B. nghề nông trồng lúa nước. C. sự phổ biến cuốc đá. D. sự giao lưu với nước ngoài.
  • Thời nhà Minh bỏ các chức Thừa tướng, Thái uý và thay vào đó bằng chức gì? A. Các quan thượng thư phụ trách các bộ B. Tiết độ sứ C. Quan văn, quan võ D. Không thay thế chức nào
  • Sự kiện nào đóng vai trò mở đầu cho quá trình hình thành và phát triển của Vương quốc Mi-an-ma? A. Vương quốc Pa-gan mạnh lên và tiến hành thống nhất lãnh thổ. B. Dòng vua Gia-va mạnh lên, chinh phục được Xu-ma-tơ-ra. C. Sự giúp đỡ của Đại Việt đối với Mi-an-ma. D. Tiềm lực kinh tế mạnh của vương quốc Mi-an-ma.
  • Vai trò quan trọng nhất của lao động trong quá trình hình thành loài người là A. Giúp cho đời sống vật chất và tinh thần của con người ngày càng ổn định và tiến bộ hơn. B. Giúp con người từng bước khám phá, cải tạo thiên nhiên để phục vụ cuộc sống của mình. C. Giúp con người tự cải biến, hoàn thiện mình, tạo nên bước nhảy vọt từ vượn thành người. D. Giúp cho việc hình thành và cố kết mối quan hệ cộng đồng.
  • Đơn vị chính trị, kinh tế cơ bản của chế độ phong kiến ở Tây Âu là A. xưởng thủ công của lãnh chúa. B. thành thị trung đại. C. trang trại của quý tộc. D. lãnh địa phong kiến.
  • Nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ cuộc cách mạng 1905 - 1907 ở Nga là A. Phong trào bãi công, biểu tình của quần chúng cuối năm 1904 B. Công nhân Xanh Pêtécbua biểu tình thỉnh cầu Nga hoàng cải thiện đời sống C. Quân đội và cảnh sát của Nga hoàng gây vụ thảm sát “Ngày chủ nhật đẫm máu” D. Nước Nga thất bại trong cuộc Chiến tranh Nga – Nhật [1904 – 1905]
  • Trong xã hội nguyên thủy, sự công bằng và bình đẳng là “nguyên tắc vàng” nhưng con người không muốn xã hội đó tồn tại vĩnh viễn là do? A. đại đồng trong văn minh. B. đại đồng nhưng mông muội. C. không kích thích con người vươn lên trong cuộc sống. D. không giải phóng được sức lao động của con người.
  • Tại sao nói cách mạng tư sản pháp là cuộc cách mạng điển hình thời cận đại

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 10 hay nhất

xem thêm

Khu vực  Đông Nam Á gồm hai khu vực chính là phần lục địa được gọi là Indo-China [Đông Dương] và phần hải đảo gọi là thế giới Mã Lai. Từ xa xưa, khu vực này được người Trung Quốc gọi là Nam Dương, người Nhật Bản gọi là Nan Yo, người Ấn Độ gọi là Suvarnabhum, là khu vực giữ vai trò biệt trên con đường buôn bán Đông – Tây, nơi gặp gỡ, giao thoa của các nền văn hoá lớn trên thế giới. Tuy vậy, từ trước thế kỷ XIX Đông Nam Á vẫn chưa được nhìn nhận rõ rệt và đầy đủ như một khu vực địa lí - lịch sử - văn hóa - chính trị riêng biệt. Bởi nó đã bị lu mờ giữa hai nền văn minh phát triển rất rực rở là văn minh Trung Hoa và văn minh Ấn Độ.

 Nhưng kể Từ sau Chiến tranh thế giới thứ II, khái niệm Đông Nam Á xuất hiện, chỉ một khu vực riêng biệt nằm ở phía đông nam của châu Á và có tầm quan trọng đặc biệt về địa chính trị trên bản đồ thế giới. Một đặc điểm tiêu biểu và đặc sắc của văn hóa khu vực Đông Nam Á là tính thống nhất trong đa dạng.

Mặc dù trong văn hóa của các nước Đông Nam Á ngày nay có những điểm tiếp thu từ văn hóa Trung Hoa, Ấn Độ song các nhà nghiên cứu lịch sử khẳng định rằng trước khi tiếp xúc với các văn hóa khác, cư dân Đông Nam Á đã có một nền văn hóa bản địa khá phát triển với những đặc trưng của khu vực.

Nông nghiệp - nền tảng văn hóa Đông Nam Á

Văn hóa nông nghiệp là một trong những yếu tố gốc của văn hóa Đông Nam Á. Do Sinh sống trong khu vực bị chi phối bởi hệ thống khí hậu nhiệt đới, gió mùa, các cư dân Đông Nam Á đã  sáng tạo nên những nền văn hoá tộc người và địa phương đa dạng, phong phú trên cơ tầng chung của văn hoá nông nghiệp. Người dân khu vực sống chủ yếu bằng lúa gạo với 02 hình thức canh tác: ruộng nước và nương rẫy, người dân thuần dưỡng trâu bò lấy sức kéo, chế tạo công cụ lao động và xây dựng hệ thống thủy lợi. Do làm nông nghiệp nên cư dân tập trung sinh sống tại các khu vực có nguồn nước, tạo nên đặc điểm quần cư thành những làng xóm. Giá trị gia đình, tinh thần kính trọng người già được đề cao, tổ tiên được coi trọng; truyền thống cộng đồng làng/bản bền chặt.

 Nông nghiệp buổi sơ khai phụ thuộc vào tự nhiên nên quan điểm vạn vật hữu linh và tín ngưỡng thờ các vị thần tự nhiên là tính ngưỡng phổ biến trong khu vực. Lễ hội thường xuyên được tổ chức vào thời điểm đầu mùa vụ mới hoặc sau các vụ thu hoạch trước hết để tế lễ thần linh phù hộ cho các mùa vụ bội thu, sau đó là để người dân vui chơi sau những ngày lao động vất vả. Đây là khu vực đa dạng các hình thức trình diễn dân gian như rối bóng, rối nước; âm nhạc truyền thống và các loại nhạc cụ rất gần gũi với thiên nhiên; văn hóa ẩm thực đa dạng và độc đáo.

Nền văn hóa uyển chuyển, thích nghi với những thay đổi

Tìm hiểu văn hóa của các nước Đông Nam Á sẽ thấy nhiều nét tương đồng với văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc, ví dụ như ảnh hưởng của Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo, đạo Hindu,… Những ảnh hưởng này được thể hiện trong cả hệ tư tưởng, lối sinh hoạt, các phong tục thờ cúng, kiến trúc và diễn xướng dân gian,… Ngoài ra khu vực Đông Nam Á còn chịu tác động mạnh từ văn hóa Ả rập, văn hóa Âu, Mỹ.

Mặc dù khu vực đã có nền tảng văn hóa vững chắc song vẫn chịu nhiều ảnh hưởng của các nền văn hóa khác là do đây là khu vực có vị trí gần với các quốc gia có nền văn hóa lớn, thuận lợi giao thương, lịch sử các nước trải qua nhiều giai đoạn bị xâm chiếm, đô hộ bởi các cường quốc. Tiến trình tiếp biến văn hóa diễn ra một cách chủ động [thông qua hoạt động trao đổi, buôn bán, học hỏi của cư dân Đông Nam Á với cư dân các nền văn hóa khác] và bị động [qua quá trình bị đô hộ].

Quá trình tiếp biến xảy ra mạnh mẽ song nền văn hóa các nước Đông Nam Á có sự tiếp thu chọn lọc, kết hợp hài hòa giữa văn hóa bản địa và văn hóa du nhập, tạo nên những bản sắc riêng. Do đó chúng ta dễ dàng nhận thấy sự khác biệt giữa Phật giáo ở Thái Lan, Myanmar, Lào với Phật giáo Ấn Độ; Nho giáo của Việt Nam khác với Nho giáo của Trung Quốc,…Nhờ sự giao lưu này, văn hóa Đông Nam Á đã đạt được những thành tựu mới mẻ trong quá trình phát triển của mình.

Một khu vực văn hóa thống nhất trong đa dạng

Từ nền tảng văn hóa và sự tiếp biến văn hóa đã tạo nên tính thống nhất trong đa dạng của văn hóa khu vực.

Tính thống nhất của văn hóa khu vực Đông Nam Á trước hết được thể hiện ở chủ thể của văn hóa Đông Nam Á. Đông Nam Á là một trong những cái nôi của loài người, đây là địa bàn hình thành của đại chủng phương Nam [Australoid] với nước da ngăm đen, tóc quăn dợn sóng, nhỏ, thấp. Từ đặc điểm chủng tộc tạo nên sự thống nhất cao độ của khu vực văn hóa Đông Nam Á.

Dù tín ngưỡng bản địa Đông Nam Á hết sức đa dạng nhưng vẫn thuộc về ba loại chính: Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng thờ cúng người đã mất. Cái chung đó xuất phát từ thuyết vạn vật hữu linh, tức thuyết mọi vật đều có hồn.

Các quốc gia Đông Nam Á hiện tồn tại hàng chục, hàng trăm ngôn ngữ khác nhau. Như ở Indonesia có đến 200 ngôn ngữ dân tộc cùng tồn tại; ở Philippin củng có tới 80 ngôn ngữ dân tộc...Tuy nhiên, các ngôn ngữ này thuộc về một trong số 4 ngữ hệ: Nam Á, Nam Đảo, Thái, Hán – Tạng. Và xa hơn nữa, chúng đều bắt nguồn từ một nguồn gốc chung là ngôn ngữ Đông Nam Á tiền sử. Về chữ viết, từ đầu công nguyên, dân tộc Đông Nam Á đã vay mượn chữ Hán [như ở Việt Nam] và chữ Pali – Sanskrit [ở các nước khác] để xây dựng chữ viết riêng cho dân tộc mình. Từ thế kỷ XIII, các quốc gia Nam Đảo Malaysia, Indonesia chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của chữ viết Ả Rập. Từ thế kỷ XVI, do ảnh hưởng của phương Tây, chữ viết của các quốc gia Đông Nam Á được chuyển đổi theo hướng La tinh hóa [chữ viết Brunei, Malaysia, Indonesia, Philippin và Việt Nam] được sử dụng ngày nay.

Về phong tục tập quán: Cũng như chữ viết, khu vực Đông Nam Á có hàng trăm dân tộc khác nhau, nên phong tục, tập quán đa dạng, đặc sắc. Tuy nhiên, những phong tục lại có nét gần gũi, tương đồng nhau, có sự quy tụ, giao thoa trên nền tảng văn hóa bản địa Đông Nam Á. Đó là điểm tương đồng trong trang phục truyền thống [váy, khố, vòng đeo tai, vòng đeo cổ]; mô hình bữa ăn [thức ăn chính là cơm, rau, cá và hoa quả]; tục ăn hỏi trước khi tổ chức đám cưới linh đình; nghi lễ đám tang [chôn vật dụng theo người chết]; tục nhuộm răng, ăn trầu; trò chơi dân gian [thả diều, thi chọi gà, bơi thuyền…]. Trong cách ăn ở, ngôi nhà chung của các dân tộc Đông Nam Á là nhà sàn “cao cẳng” thích hợp với mọi địa hình của khu vực và phù hợp với khí hậu nóng ẩm của khu vực Đông Nam Á.

 Đông Nam Á có một bản sắc văn hóa riêng, thường xuyên tiếp nhận có chọn lọc những tinh hoa văn hóa khác để làm phong phú văn hóa khu vực. Cùng với sự phát triển kinh tế của khu vực, những giá trị văn hóa truyền thống tiến bộ của các nước Đông Nam Á càng được chú trọng, phát huy, trở thành một động lực quan trọng cho sự phát triển của mỗi quốc gia và của các khu vực.

                                                                              Hồng Nhung

Video liên quan

Chủ Đề