Cụm từ ta với ta khẳng định tình bạn của nhà thơ

Câu 2 [trang 105 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1]

Bài thơ được lặp ý bằng cách dựng lên một tình huống hoàn toàn không có gì tiếp bạn để rồi kết lại một câu: “Bác đến chơi đây, ta với ta!” nhưng thể hiện được tình bạn đậm đà thắm thiết.

a. Theo nội dung của câu thứ nhất, đúng ra Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi thế nào khi bạn đến nhà.

b. Nhưng qua sáu câu thơ tiếp theo thì hoàn cảnh của Nguyễn Khuyến lại như thế nào? Tác giả có dụng ý gì khi tạo tình huống đặc biệt như vậy?

c. Câu thơ thứ tám và riêng cụm từ "ta với ta" nói lên điều gì? Câu thơ này có vai trò khẳng định điều gì về tình bạn của nhà thơ.

d. Nhận xét chung về tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ.

Soạn cách 1

Khi đọc và tìm hiểu về bài thơ, em hoàn toàn đồng ý với ý kiến là bài thơ dựng lên tình cảnh éo le, nhưng thể hiện được tình cảm thắm thiết, sâu đậm của Nguyễn Khuyến và người bạn của mình.

a. Theo nội dung câu thứ nhất “đã bấy lâu nay, bác tới nhà”

- Thời gian: đã bấy lâu: có nghĩa là trong thời gian đã lâu rồi, bạn của Nguyễn Khuyến không tới chơi

- Đại từ Bác: là từ dùng trong xưng – hô, thể hiện mức độ thân thiết, suồng sã=> có nghĩa là mối quan hệ sâu đậm

=>Vì những lẽ đó, lẽ ra NK phải tiếp đãi bạn bằng bữa ăn đầy đủ, các món ăn ngon, những đồ uống quý,…

b. Tuy nhiên, tác giả khơi ra một hoàn cảnh éo le của Nguyễn Khuyến khi bạn đến chơi:

+ Trẻ thời đi vắng: trẻ con trong nhà đi vắng hết, không có ai để sai vặt

+ Chợ thời xa: Chợ ở xa, không đi mua thức ăn được

+ Ao sâu nước cả, khôn chài cá: ao sâu, có nhiều nước, khó mà bắt được cá

+ Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà: vườn thì rộng, rào thì thưa, làn sao mà vây được gà

+ Cải chửa ra hoa, cà mới nụ: => còn non, chưa ăn được

+ Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa => chưa đến độ ăn được

=> Những câu thơ vừa thể hiện tình huống éo le, kết hợp với nghệ thuật đảo ngữ=> tạo cho câu thơ sự hóm hỉnh, vừa buồn cười mà cũng vừa éo le. => Bạn đến chơi nhà trong lúc NK không có gì để tiếp đãi đàng hoàng cả.

=> Với tình huống được dựng lên thật đặc biệt, qua đó, tác giả muốn thể hiện hoàn cảnh thiếu thốn về vật chất, khổ đủ đường, thiếu đủ đường, cái nào cũng trùng hợp trong hoàn cảnh đặc biệt này. Tuy nhiên, hiểu một cách sâu xa, dungj ý của tác giả là muốn thể hiện những giá trị sâu sắc hơn, đó chính là mọi thứ vật chất đều thiếu thốn thì chỉ còn lại duy nhất là tấm lòng và tình cảm chân thành để tiếp đãi bạn cũ.

c. Câu thơ thứ 8 và cụm từ “ta với ta” là câu thơ đắt nhất của bài thơ, cũng như thể hiện được chủ đề của bài thơ. Không phải là vì sự thiếu thốn về mặt vật chất, maftacs giả muốn khẳng định những điều đáng trân trọng hơn cả đó là tình cảm trân quý giữa Nguyễn Khuyến và người bạn của mình. Cả 2 người đều không màng đến vật chất, sự xa hoa, mà điều họ coi trọng là tình cảm đối với nhau.

d. Tình bạn giữa Nk và người bạn của mình là thứ tình bạn vượt trên cả tình bạn, vượt khỏi những thứ vật chất tầm thường, thực dựng. Tình bạn ấy thân thiết đến mức mà có thể 2 người được gọi như 1 “ta với ta”. Sự thân thiết dó còn được thể hiện ở chỗ sự cảm thông và chia sẻ giữa hai người bạn về hoàn cảnh của nhau? Sự cảm thông sẻ chia giữa 2 người bạn là yếu tố tiên quyết tình bạn của họ được giữ trọn vẹn theo thời gian.

Soạn cách 2

Em tán thành ý kiến trên.

a. Theo nội dung của câu thứ nhất có thể thấy bạn lâu rồi mới tới thăm nhà, lẽ ra Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi bạn với những món ăn thịnh soạn, đủ đầy.

b. Hoàn cảnh đặc biệt trong 6 câu thơ tiếp theo:     

+ Trẻ không có nhà để sai vặt.     

+ Chợ quá xa không thể mua bán.     

+ vườn rộng không bắt được gà để tiếp bạn     

+ Ao sâu không thể bắt cá.     

+ Trong vườn không có cây gì có thể ăn hoặc thu hoạch được.     

+ Miếng trầu là đầu câu chuyện cũng không có để tiếp đãi bạn.

⇒ Dụng ý của tác giả khi tạo ra hoàn cảnh đó là tạo một tình huống éo le thiếu thốn đủ thứ vật chất nhưng lại làm tiền đề cho một thứ tinh thần cao cả được xuất hiện ở câu thơ sau.c. Câu thơ thứ tám và cụm từ ta với ta  cho thấy nhà thơ không có gì tiếp đãi bạn chỉ có tấm lòng dành mến khách, yêu quý đối với bạn. Qua đây ta có thể thấy tình bạn của nhà thơ là tình bạn chân thành, không vụ lợi, không vì những điều xa hoa. Tình cảm ấy vượt lên trên tất cả những thứ vật chất tầm thường.d. Nhận xét về tình bạn trong bài thơ:Đó là tình bạn chân thành, vượt lên trên những giá trị về vật chất. Đằng sau sự thiếu thốn về vật chất đó là một tình bạn gắn bó, tri âm tri kỉ.

1. Bài Bạn đến chơi nhà thuộc thể thơ gì? Vì sao? 

2. 

Bài thơ được lập ý bằng cách dựng lên tình huống hoàn toàn không có gì tiếp bạn để rồi kết lại một câu: “Bác đến chơi đây, ta với ta!” nhưng thể hiện được tình bạn đậm đà, thắm thiết.

Em có tán thành ý kiến trên không? Nếu không, cho biết lí do. Nếu có thì hãy làm rõ bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

 

a] Theo nội dung của câu thứ nhất, đúng ra Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi thế nào khi bạn đến chơi nhà?

b] Nhưng qua sáu câu thơ tiếp theo thì hoàn cảnh của Nguyễn Khuyến lại là thế nào? Tác giả có dụng ý gì khi cố tạo ra một tình huống đặc biệt như thế?

c] Câu thơ thứ tám và riêng cụm từ “ta với ta” nói lên điều gì? Câu thơ này có vai trò khẳng định điều gì về tình bạn của nhà thơ.

d] Nhận xét chung về tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ Bạn đến chơi nhà.

Câu 1: Bài Bạn đến chơi nhà thuộc thể thơ gì? Vì sao? 

 

Bài thơ thuộc thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật : gồm 8 câu, mỗi câu 7 tiếng, gieo vần cuối các câu 1-2-4-6-8, phép đối giữa câu 3-4, 5-6.

 

Câu 2: Bài thơ được lập ý bằng cách dựng lên tình huống hoàn toàn không có gì tiếp bạn để rồi kết lại một câu: “Bác đến chơi đây, ta với ta!” nhưng thể hiện được tình bạn đậm đà, thắm thiết.

 

Em có tán thành ý kiến trên không? Nếu không, cho biết lí do. Nếu có thì hãy làm rõ bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

 

a] Theo nội dung của câu thứ nhất, đúng ra Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi thế nào khi bạn đến chơi nhà?

b] Nhưng qua sáu câu thơ tiếp theo thì hoàn cảnh của Nguyễn Khuyến lại là thế nào? Tác giả có dụng ý gì khi cố tạo ra một tình huống đặc biệt như thế?

c] Câu thơ thứ tám và riêng cụm từ “ta với ta” nói lên điều gì? Câu thơ này có vai trò khẳng định điều gì về tình bạn của nhà thơ.

d] Nhận xét chung về tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ Bạn đến chơi nhà.

 

 Trả lời:


a] Ý của câu 1 là  đã rất lâu rồi, bác mới đến chơi ở nhà tôi. Như vậy, đây là vị khách quý cần phải thiết đãi với những món ngon của lạ cho xứng đáng chuyến thăm viếng ít có khả năng xảy ra này.

b] Sáu câu tiếp cho thấy hoàn cảnh “có sẵn mọi thứ nhưng hóa ra lại không có thứ gì”. Vật chất không có, chỉ có cái tình cái nghĩa để tiếp bạn. Tình huống vừa đùa vui vừa tôn được cái quan trọng nhất – tình nghĩa.

c] Câu thơ cuối và riêng cụm từ “ta với ta” là giá trị tư tưởng của bài thơ, nó khẳng định tình bạn chân thực, tri âm tri kỉ không quan trọng vật chất, lễ nghĩa.

d] Tình bạn của Nguyễn Khuyến ở đây giản dị và cao quý. Nó bất chấp mọi điều kiện vật chất tối thiểu: Phải hiểu nhau và thông cảm cho nhau rất mực mới có tiếng cười xòa ấy.
 

 Luyện tập

 

Câu 1:

a*] Ngôn ngữ ở bài Bạn đến chơi nhà có gì khác với ngôn ngữ ở đoạn thơ Sau phút chia li đã học?

b] So sánh cụm từ “ta với ta” trong bài Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến với cụm từ “ta với ta” trong bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan.

 

a] Ngôn ngữ ở bài Bạn đến chơi nhà gắn với cuộc sống thôn quê mang tính chất thuần Việt, đạt tới trình độ trong sáng, giản dị, nhuần nhuyễn. Ở đoạn trích Chinh phụ ngâm chúng ta cần phải đọc cả chú thích mới hiểu  rõ hơn. Đây là thứ ngôn ngữ bác học.

  Tuy nhiên cả hai bài ngôn ngữ đã đạt tới độ kết tinh, có giá trị nghệ thu

b]  Từ ta trong cụm từ ta với ta trong bài Qua Đèo Ngang là chỉ một người đó chính là Bà Huyện Thanh Quan, còn cụm từ ta với ta trong bài Bạn đến chơi nhà từ ta chỉ tôi và bạn tuy nhiên cả hai đang nhập lại làm một để tri âm, tri kỉ trong tình bạn.
 

"Bác đến chơi đây, ta với ta"

Câu kết là sự “bùng nổ” ý và tình. Tiếp bạn chẳng cần có mâm cao cỗ đầy, sơn hào hải vị mà chỉ cần có một tấm lòng.

Lần thứ hai chữ bác xuất hiện, bác không quản ngại đường xá xa xôi đến thăm bạn thì thật đáng quý. Tình bạn là trên hết, không gì mua được. Mong tiếp bạn bằng những thứ thật sang, thật bất ngờ nhưng rồi chỉ có ta với ta. Họ hiểu nhau, họ tuy hai nhưng là một, cái đồng điệu ấy chính là sự xem thường vật chất, trọng tình cảm, trọng tình bằng hữu.

Tôi và bác chỉ cần gặp nhau để trò chuyện tâm sự là đã đủ. Tình cảm của họ bộc lộ một cách trọn vẹn, tràn đầy và lắng đọng.

 Ta với ta trong bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan là sự bắt gặp đối diện với chính mình, chính tâm trạng cô đơn u hoài của nữ sĩ. Còn ta với ta trong bài thơ này là sự bắt gặp của hai tâm hồn, hai con người.

Video liên quan

Chủ Đề