So sánh hội chứng và căn bệnh năm 2024

“Anh biết không, tôi nghe các bậc phụ huynh kể về khoảnh khắc khi họ nhìn thấy đứa con mình lần đầu tiên. Họ kể rằng trong họ tràn ngập niềm vui và cảm xúc. Tôi chưa hề được trải nghiệm điều đó.”

Trong ngày cưới của mình, ông cũng không chút cảm xúc.

Ông so sánh ngày đó với một vở kịch.

Trước sân khấu, ông nói, khán giả bị rung động bởi vở kịch. Nhưng ở hậu trường, chúng ta sẽ thấy những kỹ sư tập trung vào việc phân tích mặt kỹ thuật của sự kiện.

Mặc dù nằm ở tâm điểm của buổi lễ, ông cảm thấy bị tách biệt khỏi bầu cảm xúc của những người ở quanh mình.

“Đối với tôi, mọi thứ như thể một khâu sản xuất,” Caleb nói.

Ngay cả khi vợ ông bước vào giáo đường, điều duy nhất mà ông cảm thấy là mặt mình đang đỏ và chân mình nặng trịch. Thế nhưng ông không cảm thấy bất cứ niềm vui hay tình yêu nếu hiểu theo cách thông thường.

Trên thực tế, Caleb nói ông không thể cảm nhận gần như mọi cảm xúc, dù xấu hay tốt.

Hội chứng mất khả năng cảm nhận

Tôi gặp ông thông qua một diễn đàn trên mạng của những người mắc hội chứng “alexithymia” ('mất khả năng cảm nhận', hay 'vô cảm') - một trạng thái ‘mù màu cảm xúc’ khiến bệnh nhân không thể cảm nhận hay biểu đạt hầu hết những cảm xúc thường ngày.

Bệnh này xuất hiện ở khoảng 50% những người bị mắc bệnh tự kỷ, nhưng nhiều người như Caleb lại không hề có dấu hiệu của bệnh tự kỷ.

Việc tìm hiểu nguyên nhân của căn bệnh này có thể giúp chúng ta tìm lời giải cho nhiều căn bệnh nghiêm trọng khác, từ chứng biến ăn, tâm thần phân liệt, các cơn đau kinh niên cho đến các triệu chứng đường ruột.

So sánh hội chứng và căn bệnh năm 2024

Nguồn hình ảnh, Getty

Chụp lại hình ảnh,

Khi bạn khó nhận biết cảm xúc của chính mình thì bạn sẽ cảm thấy hành động của những người khác giống như người ngoài hành tinh vậy

Ở một khía cạnh cá nhân hơn, các câu chuyện từ cộng đồng những người mắc bệnh không có khả năng cảm nhận cũng khiến chúng ta nhìn lại những trải nghiệm mà mình tưởng là đã biết rất rõ.

Làm sao ai đó có thể yêu, nếu họ không thể có được những sự rung động cơ bản nhất?

Lá chắn cảm xúc

Để hiểu rõ hơn về hội chứng này, hãy tưởng tượng rằng cảm xúc giống như một con búp bê Nga nhiều lớp mở dần ra, và những lớp ở ngoài phức tạp hơn các lớp bên trong.

Khi tim chúng ta bị lỡ nhịp lúc nhìn thấy người mình yêu, hoặc cảm giác lộn ruột mỗi khi tức giận, não bộ của chúng ta sau đó gắn giá trị cho những cảm giác đó - bạn biết cảm giác đó là xấu hay tốt, với cường độ ra sao.

Những cảm giác vô hình này sau đó bắt đầu thành hình vào tạo thành cảm xúc.

Cảm xúc có thể mang nhiều sắc thái và có thể pha trộn lẫn nhau, và chúng ta sử dụng ngôn từ để gọi chúng. Chúng ta có thể miêu tả nỗi buồn hay niềm vui của mình, và có thể giải thích vì sao lại cảm thấy như vậy.

Khi hội chứng mất khả năng cảm nhận được phát hiện vào năm 1972, người ta tưởng rằng những người mắc hội chứng này cũng cảm nhận được cảm xúc như tất cả những người khác nhưng người mắcbệnh chỉ không thể diễn tả thành lời.

Các nhà khoa học đưa ra giả thiết rằng điều này có thể là do liên lạc giữa hai bán cầu não bị ngắt quãng, khiến tín hiệu giữa các vùng đảm trách cảm xúc, vốn nằm chủ yếu bên bán cầu não bên phải, không thể được truyền đến các vùng đảm trách ngôn ngữ, vốn chủ yếu nằm bên bán cầu não trái.

“Bạn cần sự chuyển tải cảm xúc này để diễn tả tâm trạng mình,” bà Katharina Goerlich-Dobre, từ Đại học RWTH Aachen, nói.

Điều này có thể được nhìn thấy rõ ràng nhất khi các bác sỹ giải phẫu tìm cách chữa chứng động kinh bằng cách cắt những dây thần kinh nối giữa hai bán cầu não.

Điều này giúp giảm các cơn động kinh, nhưng cũng khiến cho bệnh nhân trở nên vô cảm.

Các kết quả quét não mà Gerlich-Dobre đưa ra cũng cho thấy những người mắc hội chứng mất khả năng cảm nhận cũng có những kết nối dày đặc bất thường giữa hai bán cầu não. Điều này có thể gây nhiễu tín hiệu và ngăn chặn những thông điệp cảm xúc, bà nói.

So sánh hội chứng và căn bệnh năm 2024

Nguồn hình ảnh, SPL

Chụp lại hình ảnh,

Khi bác sỹ cắt các phần kết nối giữa hai bán đầu đại não, bệnh nhân trở nên mất cảm xúc và không có khả năng biểu lộ tình cảm

'Tổn thương mạch thần kinh'

Ngày nay, chúng ta biết rằng hội chứng mất khả năng cảm nhận có nhiều loại.

Một số người gặp khó khăn trong việc biểu đạt cảm xúc (như Caleb), có thể thậm chí không cảm nhận được cảm xúc.

Richard Lane từ Đại học Arizona so sánh điều này với những người bị mù do tổn thương vùng vỏ não đảm trách hình ảnh.

Dù có cặp mắt khoẻ mạnh, họ vẫn không thể nhìn thấy hình ảnh.

Cũng giống như vậy, tổn thương đối với mạch thần kinh liên quan đến quy trình xử lý cảm xúc có thể khiến bệnh nhân mất khả năng cảm nhận nỗi buồn, niềm vui hay giận dữ.

“Có thể là khi cảm xúc được kích hoạt, cơ thể bạn thậm chí sẽ có phản ứng, tuy nhiên bạn lại không hề nhận biết được về cảm xúc đó,” ông nói.

Một số nghiên cứu dựa trên kết quả từ máy quét cộng hưởng (fMRI scanning) cho thấy một số loại hội chứng mất nhận cảm mang theo các vấn đề về nhận biết cơ bản hơn.

Bà Goerlich-Dobrecho nhận thấy tình trạng thiếu chất xám ở một số khu vực của vành đai vỏ não trước, vốn đảm trách sự nhận biết của bản thân, có thể ngăn chặn việc biểu đạt cảm xúc.

Trong khi đó, André Aleman, từ Đại học Medical Centre ở Groningen, Hà Lan, thì phát hiện thấy có sự thiếu hụt ở một số khu vực đảm trách chức năng tạo chú ý khi những người mắc hội chứng mất khả năng cảm nhận được cho xem những bức hình gây xúc động, cứ như thể não của họ không ghi nhận được cảm xúc.

“Tôi nghĩ điều này khá phù hợp với giải thiết của Lane,” Aleman nói.

Bản thân Caleb miêu tả rằng có "một sự tách rời về ý thức" khiến các cảm xúc không thể xuất hiện trong tâm trí ông.

Có một lần làm việc tại một sân khấu ở nhà trường, ông đã tốn cả tuần để sản xuất những hiệu ứng âm thanh phù hợp, nhưng không được.

Sếp của ông sau đó đã mất kiên nhẫn và bắt đầu nổi nóng.

“Khi đó tôi cảm thấy một cái gì đó kỳ lạ đang xảy ra với cơ thể mình,” ông nói.

So sánh hội chứng và căn bệnh năm 2024

Nguồn hình ảnh, SPL

Chụp lại hình ảnh,

Những người mắc chứng tự kỷ không gặp phải những khó khăn về cảm xúc hay giao tiếp xã hội

“Tôi cảm thấy căng thẳng, tim tôi đập nhanh, nhưng trí óc của tôi thì lại mất tập trung… Và rồi tôi quên hẳn về toàn bộ tình huống đó”, ông nói.

“Lẽ ra cảm xúc càng mạnh thì nó sẽ càng biểu đạt rõ hơn tâm trạng của tôi khi đó. Thế nhưng thực tế là tôi cảm thấy trí não mình sáng suốt hơn và có khả năng phân tích mọi thứ tường tận hơn.”

Hội chứng này mang lại cho Caleb một lợi thế nho nhỏ: Ông có khả năng chịu đựng tốt hơn những lần phẫu thuật vì ông không cảm thấy sợ, buồn hay lo lắng.

“Tôi có thể chịu đựng cơn đau hoặc những trải nghiệm khó chịu khác rất tốt, vì tôi biết rằng mình sẽ không có một ký ức cảm xúc nào gắn liền với nó,” ông nói. "Nhưng điều này cũng có nghĩa là các ký ức tích cực khác cũng bị biến mất."

Hội chứng mất khả năng cảm nhận có vẻ như liên kết trực tiếp với nhiều căn bệnh khác, như chứng biếng ăn hoặc tâm thần phân liệt. Có lẽ bởi cảm xúc thường giúp chúng ta chăm sóc tốt hơn sức khoẻ hình thể lẫn tinh thần.

Việc tìm lời giải cho hội chứng này, vì vậy sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các chứng rối loạn khác.

Mối liên hệ giữa bệnh 'vô cảm' và chứng tự kỷ

Bất chấp những định kiến, Geoffrey Bird từ trường đại học Kings College London cho rằng một nửa những người mắc bệnh tự kỷ hoàn toàn có khả năng nhận biết và phản hồi trước những người khác, và những người gặp các vấn đề về giao tiếp xã hội cũng có thể mắc chứng mất khả năng cảm nhận.

Vì lý do này, ông cho rằng nên phân biệt giữa hai hội chứng rối loạn này một cách rõ ràng.

Hiện nay, những hiểu lầm có thể khiến những người bị tâm thần không nhận được sự giúp đỡ cần thiết.

“Một phụ nữ bị tự kỷ mà tôi làm việc cùng nói với tôi bà muốn làm nghề chăm sóc người khác. Thế nhưng người ta lại nói với bà rằng vì bà không thể đồng cảm nên không thể làm công việc đó,” ông cho biết.

“Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rất nhiều người tự kỷ hoàn toàn không có vấn đề về cảm xúc.”

Những nghiên cứu xa hơn cũng có thể giúp hiểu rõ về mối liên kết với hội chứng ‘rối loạn về thể xác”, như các cơn đau kinh niên hay các hội chứng khó chịu đường ruột, vốn thường thấy ở những người mắc hội chứng mất khả năng cảm nhận.

Lane cho rằng điều này là do một ‘sự đoản mạch’ trong não, do hội chứng mất khả năng cảm nhận gây ra.

Bình thường, những ý thức về cảm xúc có thể giúp làm giảm những cảm giác của cơ thể gắn liền với cảm xúc đó.

“Nếu bạn có thể chủ động xử lý và cho phép cảm xúc này biến đổi, nếu bạn kích hoạt vùng não phía trước, bạn có thể xây dựng một cơ chế có ảnh hưởng từng phần lên các quy trình trong cơ thể,” Lane nói.

Tuy nhiên, nếu không cảm nhận được cảm xúc, khối óc của chúng ta có thể mắc kẹt với các cảm giác từ cơ thể và vì vậy, có nhiều khả năng khuếch đại phản hồi.

Những cảm giác cơ thể có vẻ như chiếm phần lớn những diễn tả của Caleb về các trải nghiệm đầy khó khăn, chẳng hạn như trong thời gian cách ly khỏi gia đình.

“Tôi không nhớ ai lúc đi xa,” ông nói.

“Nhưng cơ thể tôi cảm nhận được áp lực và sự căng thẳng khi tôi ở xa vợ con vài ngày.”

Tái kết nối cảm giác đã mất

Hiện vẫn có nhiều hy vọng rằng các bác sỹ có thể tìm ra nguyên nhân đằng sau hội chứng mất khả năng cảm nhận và ngăn chặn nó hình thành.

Caleb nghĩ rằng bệnh của ông có từ khi sinh ra và có thể là do gene di truyền.

Sự nuôi nấng và tác động tình cảm từ cha mẹ cũng có những ảnh hưởng nhất định, trong khi đối với một số trường hợp thì việc mất hết cảm xúc có thể bắt nguồn từ những tổn thương về tinh thần.

Lane giới thiệu tôi với Patrick Dust, một trong các bệnh nhân của ông.

Dust từng là nạn nhân của bạo lực gia đình do có người bố nghiện rượu, và ông đã từng đối mặt với nguy hiểm về tính mạng.

“Có đêm, bố tôi về nhà và cãi cọ gay gắt với mẹ tôi. Ông nói 'tôi sẽ vác súng ra giết hết các người'... Chúng tôi đã chạy sang nhà hàng xóm và gọi cảnh sát.”

Trong nhiều thập niên sau đó, Dust vẫn thấy khó mà diễn giải và hiểu rõ về cảm xúc của mình, nhất là về tâm trạng sợ hãi và giận dữ mà ông dành cho cha mẹ.

Nhờ một số hướng dẫn ban đầu từ Lane, Dust đã đối mặt với quá khứ của mình và kết nối lại với những cảm xúc lâu nay vẫn tách biệt với ông.

“Tôi đã khám phá ra sự giận dữ khủng khiếp mà mình vẫn mang theo lâu nay nhưng không hề hay biết,” ông nói.

“Đó là một trong những điều quan trọng nhất tôi từng làm trong đời.” Ông cũng vừa hoàn tất viết một cuốn sách về quá trình này.

Caleb cũng đã đến gặp một bác sỹ chuyên khoa để nhờ giúp đỡ về các hiểu biết xã hội.

Nhờ nỗ lực của bản thân, giờ đây ông đã có thể phân tích những cảm giác trong cơ thể tốt hơn và từ đó so sánh chúng với những cảm xúc mà người khác có thể có.

Quá trình này đã giúp ông hiểu hơn về cảm xúc của vợ mình và từ đó, hiểu hơn về các hành động của bà.

Tuy nhiên, không phải ai mắc hội chứng mất khả năng cảm nhận cũng có quyết tâm và lòng kiên nhẫn như ông, và cũng không phải ai trong họ cũng có thể may mắn có người bạn đời sẵn sàng thông cảm.

“Căn bệnh đã đòi hỏi rất nhiều sự thông cảm từ vợ tôi… Bà hiểu rằng nhận thức của tôi về những thứ như tình yêu khá khác,” ông nói.

Nhưng đổi lại, bà cũng có cái lợi là ông rất vững vàng - chồng bà không dễ dàng bị tác động bởi cảm xúc bồng bột và thay vào đó, luôn đưa ra những quyết định có tính chủ đích để chăm sóc bà.

“Điều đó có nghĩa là ngay cả khi chúng tôi trải qua những tình huống khó khăn… thì những điều này cũng không tác động tới mối quan hệ của chúng tôi, bởi vì những mối quan hệ đó không xây dựng trên cảm xúc,” Caleb nói.

Caleb có thể không cảm nhận được hạnh phúc trong ngày cưới hay ngày vợ ông sinh con, nhưng ông đã dành gần như cả cuộc đời để hiểu những cảm giác của mình và những người xung quanh.

Kết quả là ông đã trở thành một trong những người ân cần nhất mà tôi từng có dịp phỏng vấn - người dường như rất hiểu về mình cũng như những giới hạn của bản thân.

Ông cũng muốn nhấn mạnh rằng việc một người mắc hội chứng mất khả năng cảm nhận không có nghĩa là họ trở nên ích kỷ hay xấu bụng.

“Nghe thì có lẽ khó tin, nhưng một người có thể bị cắt đứt khỏi những cảm xúc và sự tưởng tượng, là những điều vốn chiếm vai trò to lớn tạo nên con người,” ông nói.