Hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực khi nào năm 2024

Khái niệm về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có lẽ đã không còn quá xa lạ đối với nhiều người. Tuy nhiên, khi bạn chuẩn bị sở hữu cho mình một hợp đồng bảo hiểm, bạn cần tìm hiểu kỹ và đọc rõ các điều khoản của hợp đồng, đặc biệt là thời hạn bảo hiểm. Vậy, khái niệm về thời hạn bảo hiểm là gì? Những lưu ý về thời hạn khi ký hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ?

Thời hạn bảo hiểm là gì?

Thời hạn bảo hiểm và thời hạn đóng phí là hai khái niệm mà khách hàng dễ nhầm lẫn. Luật Kinh doanh bảo hiểm không giới hạn về thời hạn đóng phí, thời hạn bảo hiểm của hợp đồng.

Thời hạn hợp đồng là khoảng thời gian khách hàng được bảo hiểm theo hợp đồng đã ký kết.

Thời hạn đóng phí là khoảng thời gian khách hàng cần đóng phí để được bảo hiểm và tuỳ thuộc vào điều khoản của hợp đồng theo thiết kế sản phẩm. Trong đó, thời hạn đóng phí tối đa có thể bằng với thời hạn của hợp đồng bảo hiểm.

Tại sao cần quan tâm đến thời hạn bảo hiểm?

Khi tham gia sản phẩm bảo hiểm, đa số khách hàng thường chỉ quan tâm tới quyền lợi mà chưa tìm hiểu kỹ những điều khoản, điều kiện được trình bày trong hợp đồng bảo hiểm. Trong khi đó những điều khoản này sẽ quyết định việc người tham gia có được nhận quyền lợi hay không khi sự kiện bảo hiểm xảy ra. Thời hạn bảo hiểm là một trong những yếu tố quan trọng mà khách hàng cần phải quan tâm vì điều đó sẽ tùy thuộc vào thời hạn đóng phí theo nhu cầu và kỳ vọng của mỗi khách hàng và quyết định thời hạn khách hàng được bảo vệ.

Thời hạn bảo hiểm là Thời hạn hợp đồng, là khoảng thời gian khách hàng được bảo hiểm, thông thường là đến khi khách hàng đạt 75 hoặc 100 tuổi, tùy theo quy định của sản phẩm. Thời hạn đóng phí tối đa bằng Thời hạn bảo hiểm.

Thời hạn đóng phí có cố định bằng Thời hạn bảo hiểm không?

Thời hạn đóng phí bắt buộc là 3 hoặc 4 năm đầu tùy theo quy định của sản phẩm, nếu khách hàng không đóng phí đúng hạn, hợp đồng sẽ mất hiệu lực và quyền lợi bảo hiểm sẽ không còn.

Sau thời gian đóng phí bắt buộc, bên mua bảo hiểm có thể đóng linh hoạt tùy theo tình hình chính, nhu cầu tích lũy và bảo vệ của mình. Việc đóng phí thực tế sẽ ảnh hưởng đến giá trị tích lũy (giá trị hoàn lại) của hợp đồng. Nếu khách hàng không đóng phí hoặc rút tiền từ hợp đồng dẫn đến giá trị hoàn lại không đủ để khấu trừ khoản khấu trừ hàng tháng, hợp đồng sẽ mất hiệu lực và quyền lợi bảo hiểm không còn, nghĩa là khách hàng sẽ không còn được bảo vệ.

Thời hạn đóng phí sẽ tuỳ thuộc vào nhu cầu và kỳ vọng của mỗi khách hàng. Thời hạn đóng phí 10 -15 năm thường được nói đến, đó là thời hạn đóng phí thông thường để đạt được giá trị tích lũy tốt nhất.

Hãy liên hệ với đội ngũ Tư vấn Tài chính của Sun Life để được tư vấn chi tiết về các gói sản phẩm bảo hiểm nhân thọ phù hợp cho bản thân và gia đình nhé!

Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng.

Trong đó, hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản. Bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng, giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật.

(Khoản 16 Điều 4 và Điều 18 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022)

2. Các loại hợp đồng bảo hiểm mới nhất năm 2023

Theo khoản 1 Điều 15 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, có 05 loại hợp đồng bảo hiểm, bao gồm:

(1) Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ;

(2) Hợp đồng bảo hiểm sức khỏe;

(3) Hợp đồng bảo hiểm tài sản;

(4) Hợp đồng bảo hiểm thiệt hại;

(5) Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm.

Trong đó, hợp đồng bảo hiểm quy định tại (3), (4), (5) thuộc loại hình bảo hiểm phi nhân thọ.

3. Các nội dung chủ yếu của hợp đồng bảo hiểm

Cụ thể tại khoản 1 Điều 17 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, hợp đồng bảo hiểm phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

- Bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, người thụ hưởng (nếu có), doanh nghiệp bảo hiểm hoặc chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài;

- Đối tượng bảo hiểm;

- Số tiền bảo hiểm hoặc giá trị tài sản được bảo hiểm hoặc giới hạn trách nhiệm bảo hiểm;

- Phạm vi hoặc quyền lợi bảo hiểm; quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm;

- Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và bên mua bảo hiểm;

- Thời hạn bảo hiểm, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm;

- Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm;

- Phương thức bồi thường, trả tiền bảo hiểm;

- Phương thức giải quyết tranh chấp.

4. 11 trường hợp hợp đồng bảo hiểm vô hiệu

Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu trong trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, cụ thể như sau:

(1) Bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm;

(2) Không có đối tượng bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm;

(3) Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm biết sự kiện bảo hiểm đã xảy ra;

(4) Mục đích, nội dung hợp đồng bảo hiểm vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội;

(5) Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm giả tạo;

(6) Bên mua bảo hiểm là người chưa thành niên; người mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

(7) Hợp đồng bảo hiểm được giao kết có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng, trừ trường hợp mục đích giao kết hợp đồng của các bên đã đạt được hoặc các bên có thể khắc phục ngay được sự nhầm lẫn làm cho mục đích của việc giao kết hợp đồng vẫn đạt được;

(8) Hợp đồng bảo hiểm được giao kết do bị lừa dối, trừ trường hợp quy định tại Điều 22 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022;

(9) Hợp đồng bảo hiểm được giao kết do bị đe dọa, cưỡng ép;

(10) Bên mua bảo hiểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình khi giao kết hợp đồng bảo hiểm;

(11) Hợp đồng bảo hiểm không tuân thủ quy định về hình thức quy định tại Điều 18 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022.

5. 04 trường hợp đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm

Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài hoặc bên mua bảo hiểm có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm trong trường hợp sau đây:

(1) Bên mua bảo hiểm không đóng phí bảo hiểm hoặc không đóng đủ phí bảo hiểm theo thời hạn thỏa thuận hoặc sau thời gian gia hạn đóng phí;

(2) Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, bên mua bảo hiểm không chấp nhận yêu cầu về thay đổi mức độ rủi ro được bảo hiểm quy định tại Điều 23 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022;

(3) Người được bảo hiểm không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm quy định tại khoản 3 Điều 55 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022;

(4) Bên mua bảo hiểm không đồng ý chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm quy định tại khoản 4 Điều 92 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022.

(Điều 26 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022)

6. Các nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm

Theo Điều 16 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự và các nguyên tắc sau đây:

- Nguyên tắc trung thực tuyệt đối: các bên tham gia hợp đồng bảo hiểm phải cung cấp thông tin, thực hiện các quyền và nghĩa vụ một cách trung thực nhất, trên cơ sở tin tưởng tuyệt đối lẫn nhau trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm;

- Nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm: bên mua bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm phù hợp với từng loại hợp đồng bảo hiểm theo quy định Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022;

- Nguyên tắc bồi thường: số tiền bồi thường mà người được bảo hiểm nhận được không vượt quá thiệt hại thực tế trong sự kiện bảo hiểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm;

- Nguyên tắc thế quyền: người được bảo hiểm có trách nhiệm chuyển giao cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài quyền yêu cầu người thứ ba có hành vi gây thiệt hại chịu trách nhiệm bồi hoàn trong phạm vi số tiền bồi thường bảo hiểm.

Nguyên tắc này không áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và hợp đồng bảo hiểm sức khỏe;

- Nguyên tắc rủi ro ngẫu nhiên: rủi ro được bảo hiểm phải là những rủi ro bất ngờ, không lường trước được.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Hợp đồng bảo hiểm bị mất hiệu lực khi nào?

Khi tổng khoản tạm ứng và nợ lãi tương ứng lớn hơn giá trị tiền mặt/giá trị tài khoản hợp đồng thì hợp đồng bảo hiểm sẽ bị mất hiệu lực. Trong thời gian hợp đồng mất hiệu lực, không có bất kỳ khoản phí nào phát sinh cũng như không có bất kỳ quyền lợi bảo hiểm nào được chi trả.

Hợp đồng có hiệu lực từ khi nào?

Hợp đồng lao động có hiệu lực kể từ ngày hai bên giao kết, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác. Theo quy định trên thì hợp đồng lao động có hiệu lực kể từ ngày hai bên giao kết.

Hợp đồng bảo hiểm chấm dứt hiệu lực khi nào?

Theo Luật kinh doanh bảo hiểm, người tham gia có thể hủy hợp đồng giữa chừng nếu như 3 trường hợp sau xảy ra: Bên mua bảo hiểm không còn quyền lợi nhận bồi thường từ công ty bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm không đóng phí đầy đủ hoặc không còn khả năng đóng phí định kỳ theo quy định của hợp đồng.

Hợp đồng bảo hiểm bị vô hiệu khi nào?

Thông thường, hợp đồng bảo hiểm vô hiệu trong những trường hợp sau: Khi ký kết hợp đồng, bên mua bảo hiểm thuộc các nhóm đối tượng bao gồm: người chưa thành niên, người không có khả năng nhận thức và làm chủ hình vi của bản thân. Bên mua bảo hiểm không đóng phí bảo hiểm đầy đủ và đúng hạn.