Phương pháp dạy học thảo luận nhóm

Năng lực hợp tác được xem là một trong những năng lực quan trọng của con người trong xã hội hiện nay, chính vì vậy, phát triển năng lực hợp tác từ trong trường học đã trở thành một xu thế giáo dục trên thế giới. Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ chính là sự phản ánh thực tiễn của xu thế đó.

Dạy học nhóm còn được gọi bằng những tên khác nhau như: Dạy học hợp tác, Dạy học theo nhóm nhỏ, trong đó học sinh của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ, trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp.

Dạy học nhóm nếu được tổ chức tốt sẽ phát huy được tính tích cực, tính trách nhiệm; phát triển năng lực cộng tác làm việc và năng lực giao tiếp của học sinh.

1. BẢN CHẤT

Phương pháp thảo luận nhóm được sử dụng nhằm giúp cho mọi hs tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho các em có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết các vấn đề có liên quan đến nội dung bài học; tạo cơ hội cho các em được giao lưu, học hỏi lẫn nhau; cùng nhau hợp tác giải quyết những nhiệm vụ chung.

Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ còn được gọi bằng một số tên khác như “Phương pháp thảo luận nhóm” hoặc Phương pháp dạy học hợp tác.

Đây là một Phương pháp dạy học mà “Học sinh được phân chia thành từng nhóm nhỏ riêng biệt, chịu trách nghiệm về một mục tiêu duy nhất, được thực hiện thông qua nhiệm vụ riêng biệt của từng người. Các hoạt động cá nhân riêng biệt được tổ chức lại, liên kết hữu cơ với nhau nhằm thực hiện một mục tiêu chung”.

2. QUY TRÌNH THỰC HIỆN

Phương pháp thảo luận nhóm được sử dụng nhằm giúp cho mọi hs tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho các em có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết các vấn đề có liên quan đến nội dung bài học; tạo cơ hội cho các em được giao lưu, học hỏi lẫn nhau; cùng nhau hợp tác giải quyết những nhiệm vụ chung.

Khi sử dụng Phương pháp dạy học này, lớp học được chia thành những nhóm từ 4 đến 6 người. Tùy mục đích sư phạm và yêu cầu của vấn đề học tập, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hoặc có chủ định, được duy trì ổn định trong cả tiết học hoặc thay đổi theo từng hoạt động, từng phần của tiết học, các nhóm được giao nhiệm vụ giống nhau hoặc mỗi nhóm nhận một nhiệm vụ khác nhau, là các phần trong một chủ đề chung.

Cấu tạo của một hoạt động theo nhóm [trong một phần của tiết học, hoặc một tiết, một buổi] có thể là như sau:

Bước 1. Làm việc chung cả lớp

  • GV giới thiệu chủ đề thảo luận nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức.
  • Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm, quy định thời gian và phân công vị trí làm việc cho các nhóm.
  • Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm [nếu cần].

Bước 2. Làm việc theo nhóm

  • Lập kế hoạch làm việc
  • Thỏa thuận quy tắc làm việc
  • Phân công trong nhóm, từng cá nhân làm việc độc lập.
  • Trao đổi ý kiến, thảo luận trong nhóm.
  • Cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm.

Bước 3. Thảo luận, tổng kết trước toàn lớp

  • Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
  • Các nhóm khác quan sát, lắng nghe, chất vấn, bình luận và bổ sung ý kiến.
  • GV tổng kết và nhận xét, đặt vấn đề cho bài tiếp theo hoặc vấn đề tiếp theo

3. ƯU ĐIỂM

  • Hs được học cách cộng thác trên nhiều phương diện
  • Hs được nêu quan điểm của mình, được nghe quan điểm của bạn khác trong nhóm, trong lớp; được trao đổi, bàn luận về các ý kiến khác nhau và đưa ra lời giải tối ưu cho nhiệm vụ được giao cho nhóm. Qua cách học đó, kiến thức của hs sẽ bớt phần chủ quan, phiến diện, làm tăng tính khách quan khoa học, tư duy phê phán của hs được rèn luyện và phát triển.
  • Các thành viên trong nhóm chia sẻ các suy nghĩ, băn khoăn, kinh nghiệm, hiểu biết của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức, thái độ mới và học hỏi lẫn nhau. Kiến thức trở nên sâu sắc, bền vững, dễ nhớ và nhớ nhanh hơn do được giao lưu, học hỏi giữa các thành viên trong nhóm, được tham gia trao đổi, trình bày vấn đề nêu ra. Hs hào hứng khi có sự đóng góp của mình vào thành công chung của cả lớp.
  • Nhờ không khí thảo luận cởi mở nên hs, đặc biệt là những em nhút nhát, trở nên bạo dạn hơn; các em học được trình bày ý kiến của mình, biết lắng nghe có phê phán ý kiến của bạn; từ đó, giúp hs dễ hòa nhập vào cộng đồng nhóm, tạo cho các em sự tự tin, hứng thú trong học tập và sinh hoạt.
  • Vốn hiểu biết và kinh nghiệm xã hội của hs thêm phong phú; kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác của hs được phát triển.

4. HẠN CHẾ

  • Một số hs do nhút nhát hoặc vì một lí do nào đó không tham gia vào hoạt động chung cuả nhóm, nên nếu Giáo viên không phân công hợp lí có thể dẫn đến tình trạng chỉ có một vài hs khá tham gia còn đa số hs khác không hoạt động.
  • ý kiến các nhóm có thể quá phân tán hoặc mâu thuẫn gay gắt với nhau [nhất là đối với các môn Khoa học xã hội].
  • Thời gian có thể bị kéo dài
  • Với những lớp có sĩ số đông hoặc lớp học chật hẹp, bàn ghế khó di chuyển thì khó tổ chức hoạt động nhóm. Khi tranh luận, dễ dẫn tới lớp ồn ào, ảnh hưởng đến các lớp khác.

5. KHI NÀO SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP NÀY

  • Chỉ những hoạt động đòi hỏi sự phối hợp của các cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ nhanh chóng hơn, hiệu quả hơn hoạt động động cá nhân thì mới nên sử dụng phương pháp này.
  • Dạy học nhóm thường được áp dụng để đi sâu, luyện tập, củng cố một chủ đề đã học hoặc cũng có thể tìm hiểu một chủ đề mới.
  • Các câu hỏi kiểm tra dùng cho việc chuẩn bị dạy học nhóm:
    • Chủ đề có hợp với dạy học nhóm không?
    • Các nhóm làm việc với nhiệm vụ giống hay khác nhau?
    • HS đã có đủ kiến thức điều kiện cho công việc nhóm chưa?
    • Cần trình bày nhiệm vụ làm việc nhóm như thế nào?
    • Cần chia nhóm theo tiêu chí nào?
    • Cần tổ chức phòng làm việc, kê bàn ghế như thế nào?

Tham khảo thêm: Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề

Billy NguyễnCẩm nang dạy học

TÓM TẮT:

Mục đích nghiên cứu này nhằm khuyến khích sinh viên tham gia hoạt động và chủ động hơn trong học tập bằng phương pháp thảo luận nhóm là một trong những phương pháp giảng dạy được nhiều giáo viên quan tâm và thực hiện nhằm mở rộng và nâng cao nhận thức vấn đề giữa giảng viên và sinh viên để đáp ứng nhu cầu đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay. Vì vậy, nội dung đề tài nhằm xác định vị trí, vai trò và ý nghĩa của phương pháp thảo luận nhóm trong hoạt động dạy - học. Đồng thời, đề ra các bước cụ thể để tổ chức, tiến hành hoạt động cũng như cách thức kiểm tra, đánh giá hoạt động. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị cho hoạt động thảo luận nhóm trong giảng dạy đại học hiện nay.

Từ khóa: Phương pháp, hiệu quả, thảo luận nhóm, giảng dạy đại học.

Trong thời đại ngày nay, giáo dục được xem là động lực phát triển kinh tế - xã hội và góp phần khẳng định vị thế của một đất nước trên thế giới nói chung đặc biệt là giáo dục đại học. Giáo dục đại học không chỉ thể hiện sự trưởng thành của người học về mức độ tri thức, kỹ năng nghề nghiệp mà còn là cơ hội để phát triển cá nhân và cải tiến chất lượng cuộc sống trong tương lai. Vì thế, giáo dục đại học có tầm quan trọng vô cùng to lớn đối với xã hội.

Tuy nhiên, trước sự phát triển không ngừng của các thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ, vấn đề đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục trong xu thế hội nhập với nền giáo dục toàn cầu là một thách thức to lớn đối với nền giáo dục đại học Việt Nam  hiện nay. Các trường đại học ở Việt Nam đang từng bước áp dụng những thành tựu khoa học giáo dục tiên tiến trên thế giới vào thực tiễn giáo dục Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục của nước ta để tiến kịp với trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới.

Vì thế, trong “Chiến lược phát triển Giáo dục2001 - 2010” đã vạch ra phương hướng đổi mới giáo dục là “Đổi mới theo phương hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới; đồng thời thích ứng với các nhu cầu nguồn nhân lực cho các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước”[1] với những nội dung đổi mới chính như: đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục, phát triển đội ngũ nhà giáo, đổi mới phương pháp giáo dục, đổi mới quản lý giáo dục,…

Để hưởng ứng chiến lược dạy học tích cực lấy người học làm trung tâm thì việc khuyến khích sinh viên tham gia hoạt động và chủ động hơn trong giờ học bằng phương pháp thảo luận nhóm là một trong những phương pháp giảng dạy được nhiều giáo viên quan tâm và thực hiện, nhằm mở rộng và nâng cao nhận thức vấn đề giữa giảng viên và sinh viên để đáp ứng nhu cầu đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay. Vì vậy, nội dung của đề tài này chủ yếu tập trung ở những phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả của phương pháp thảo luận trong giảng dạy đại học.

2. Nâng cao hiệu quả của phương pháp thảo luận nhóm trong giảng dạy đại học

2.1. Khái niệm phương pháp thảo luận

Thảo luận là hình thức tổ chức cho người học trao đổi, tranh luận các vấn đề học tập, để tự rút ra được các kết luận theo yêu cầu bài học [8].

2.2. Mục đích và ý nghĩa phương pháp thảo luận

  • Mở rộng và nâng cao nhận thức vấn đề.
  • Hình thành quá trình trao đổi kiến thức và tư tưởng chủ động giữa giảng viên và sinh viên.
  • Hình thành thái độ phê phán trong học tập.
  • Hình thành và phát triển năng lực giải thích, bảo vệ ý kiến, lập trường, quan điểm của sinh viên.
  • Học cách thức làm việc chung, chấp nhận ý kiến của nhau và đi đến thống nhất.
  • Kích thích phát triển năng lực nghiên cứu khoa học, đặc biệt là tư duy sáng tạo.

2.3. Các bước tổ chức cho sinh viên tổ chức thảo luận hiệu quả

2.3.1. Chuẩn bị thảo luận

Xác định đối tượng thảo luận: việc phân tích các đặc điểm về người học giúp giảng viên xác định những vấn đề sau [4]:

  • Xác định trình độ, khả năng tư duy của người học.
  • Đặc điểm tâm sinh lý của người học.
  • Lựa chọn phương pháp thảo luận.
  • Lựa chọn nội dung thảo luận.
  • Chia nhóm thảo luận.
  • Thời gian thảo luận.

Xác định mục tiêu thảo luận: giảng viên cần phải xác định mục tiêu rõ ràng vì mục tiêu định hướng cho nội dung chuyên môn và chi phối phương pháp, cách thức tổ chức trong dạy học. Vì thế, xây dựng mục tiêu thảo luận cần căn cứ vào nội dung sau:

  • Nội dung chung của môn học.
  • Trình độ của người học [phù hợp, vừa sức].
  • Bao hàm ba lĩnh vực học tập của sinh viên: kiến thức, kỹ năng, thái độ.

Xác định nội dung thảo luận: là yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo buổi thảo luận đạt hiệu quả là việc lựa chọn chủ đề hay nội dung. Bất cứ nội dung nào giảng viên cũng nên thiết kế cho hữu ích và  phù hợp với đối tượng thảo luận. Vì vậy, khi chọn nội dung thảo luận giảng viên cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Nội dung gợi ra sự tranh luận, mang tính thời sự.
  • Bám sát mục tiêu bài giảng, chuyên ngành và mục tiêu đào tạo.
  • Phù hợp với sinh viên.
  • Rõ ràng, ngắn gọn.

Xác định thời gian thảo luận: để xác định thời gian thảo luận hợp lý với người học giảng viên cần phân bố thời gian hợp lý căn cứ vào nội dung thảo luận , đối tượng học và mục tiêu thảo luận. Ngoài ra, khi phân bố thời gian thảo luận giảng viên cần cân nhắc thời lượng vừa đủ cho:

  • Thời gian đặt những câu hỏi
  • Thời gian tìm hiểu và thống nhất ý kiến.
  • Thời gian thuyết trình.
  • Thời gian thông tin phản hồi.
  • Thời gian tổng kết và thống nhất thông tin.

Xác định phương pháp thảo luận: là một yếu tố rất quan trọng bảo đảm cho chất lượng và sự thành công của quá trình thảo luận. Nếu giảng viên sử dụng phương pháp thảo luận tốt phù hợp với nội dung và mục tiêu thảo luận sẽ góp phần củng cố, định hướng và phát triển tư duy người học trong ba lĩnh vực: kiến thức, kỹ năng [thực hành và ứng dụng], thái độ và tinh thần  trách nhiệm trong việc học tập và hướng nghiệp. Do đó, khi lựa chọn phương pháp thảo luận giảng viên cần căn cứ vào:

  • Đối tượng người học [đặc điểm tâm sinh lý, kiến thức, kinh nghiệm học tập].
  • Nội dung thảo luận.
  • Mục tiêu chuyên ngành học.
  • Tính khoa học và thực tiễn của vấn đề.
  • Kinh nghiệm giảng viên.
  • Môi trường, phương tiện học tập và giảng dạy.
  • Tạo điều kiện hoạt động tối đa cho người học.
  • Tạo cơ hội tương tác thông tin, phản hồi, củng cố và điều chỉnh.
2.3.2.  Các bước tiến hành thảo luận

Tạo bầu không khí thuận lợi

            Theo nhiều nghiên cứu khoa học nhận định môi trường học tập có thể ảnh hưởng đến tâm tư, tình cảm, thái độ và hành vi, động cơ học tập của sinh viên. Vì vậy, khi tiến hành thảo luận giảng viên cần chủ động tạo bầu không khí thoải mái như [3]:

  • Trao đổi công bằng và dân chủ giữa các nhóm viên.
  • Bình đẳng chấp nhận ý kiến lẫn nhau giữa các nhóm viên
  • Nhóm viên có hứng thú, thu nhận nhiều thông tin.
  • Tuân thủ thời gian thảo luận theo quy định.
  • Kết hợp với một số nguyên tắc vui [bài hát khởi đầu, điểm cộng và quà tặng cho nhóm được đánh giá tốt nhất,…].
  • Tạo không khí chia sẻ thông tin và cạnh tranh lành mạnh.

Kỹ năng phân chia và làm việc nhóm

Việc phân chia và làm việc nhóm thảo luận chủ yếu dựa trên nội dung bài học và đối tượng người học. Có nhiều kỹ thuật phân nhóm thảo luận:

  • Nhóm 2-3 sinh viên ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận - gọi là nhóm nhỏ.
  • Kết hợp các nhóm lại thành nhóm lớn 7 - 10 người [lớp đông] gọi là nhóm lớn.
  • Cho một nhóm thảo luận, nhóm còn lại quan sát lắng nghe và phản hồi gọi là nhóm “bể cá”.
  • Chia sinh viên bằng số vấn đề thảo luận trong nội dung bài học, và thảo luận theo thứ tự của nhóm tương ứng với thứ tự vấn đề thảo luận, sau đó giảng viên mời cả lớp thảo luận chung và tổng kết gọi là nhóm “luân phiên”.
  • Yêu cầu mỗi nhóm bầu chọn người lãnh đạo nhóm: nhóm trưởng, nhóm phó, trợ lý nhóm đáp ứng các tiêu chuẩn: kiến thức tốt, đạo đức và tư cách tốt [khiêm tốn và được kính trọng], có năng lực tổ chức.

Kỹ năng đặt câu hỏi

Những cuộc thảo luận đạt được hiệu quả cao là dựa vào các câu hỏi có tư duy. Giảng viên đặt cần câu hỏi để gợi ý và kiểm tra nhận thức, bổ sung kiến thức  của học viên, ngược lại giảng viên cũng khuyến khích  học viên đặt câu hỏi để nghiên cứu, tìm hiểu và đi đến khái quát vấn đề thảo luận.

Các câu hỏi thường được thiết kế theo trình tự hợp lý từ thấp đến cao, từ cơ bản đến gợi mở kích thích sự sáng tạo và nghiên cứu của học viên. Các câu hỏi thường đi từ mức độ: biết - hiểu - vận dụng và theo các tiêu chí sau:

  • Phải có trọng tâm.
  • Liên quan đến nội dung thảo luận.
  • Diễn đạt ngắn gọn.
  • Phải huy động kiến thức và kinh nghiệm sinh viên va giảng viên đa tích lũy.
  • Kích thích tư duy sáng tạo.

Kỹ năng thuyết trình

      Là một kỹ năng mềm quan trọng trong cuộc sống và đặc biệt đóng vai trò rất quan trọng trong phương pháp thảo luận bởi nó góp phần làm nên sự thành công của nội dung thảo luận. Vì vậy, khi học viên thuyết trình giảng viên cần chú ý bảo đảm các nguyên tắc sau:

  • Nội dung thuyết trình phải rõ ràng và nhất quán.
  • Các lập luận được liên kết với nhau.
  • Cập nhật được thông tin hữu ích.
  • Nội dung súc tích, thuyết phục.
  • Xác định các vấn đề cần khắc phục và cải tiến.
  • Tạo lập được mối quan hệ với người nghe.
  • Tự tin và có thể  kiểm soát quá trình thuyết trình.
  • Nhận được thông tin phản hồi từ phía người nghe.
  • Đáp ứng kỳ vọng của người nghe.

Kỹ năng lắng nghe  

Lắng nghe là một kỹ năng cần thiết và quan trọng trong thảo luận. Lắng nghe tâp trung khi thảo luận giúp người học có những lợi thế sau:

  • Xác định các ý chính được thảo luận.
  • Chủ động xử lý thông tin trong khi nghe.
  • Phản hồi có cơ sở khoa học.
  • Học cách tôn trọng bản thân mình và người khác.
  • Học cách đánh giá và cập nhật nhanh thông tin.

Kỹ năng phản biện

Phản biện được hiểu là xem xét, đánh giá, bàn bạc trao đổi vấn đề ở nhiều phương diện. Trong phương pháp thảo luận phản biện có tác dụng xây dựng và hoàn thiện nội dung thảo luận hơn thông qua những phát hiện, hạn chế và thiếu sót. Vì vậy, giảng viên cần lưu ý hướng dẫn kỹ năng phản biện cho người học dựa trên những nguyên tắc sau:

  • Ghi lại các ý quan trọng [hoặc ghi bảng đối lập ý]

  • Khi phản biện phải có luận chứng theo phương pháp A.R.E được thể hiện như sau:

Assertion - khẳng định về vấn đề được trình bày

Reasoning - sử dụng lý lẽ để giải thích cho vấn đề muốn tranh luận

Evidence - đưa ra chứng cứ, trình bày ví dụ về những lý lẽ đã nêu

  • Thực hiện phản biện theo mô hình 4 bước sau:

“Bạn /các bạn nói rằng…” Nhắc lại vấn đề cần tranh luận

“Nhưng tôi/ chúng tôi không đồng ý…” Bác bỏ ý kiến không đồng tình, có thể dựa vào chính lý do đã đưa ra

 “Bởi vì…” Nêu lý do của quan điểm đối ngược

            “Vì vậy…” Tổng kết lại.

Kỹ năng tổ chức, điều khiển  

Để duy trì một buổi thảo luận thường đòi hỏi kỹ năng tổ chức, điều khiển kịp thời của giảng viên trong những tình huống phát sinh để làm rõ những vấn đề quan trọng. Thỉnh thoảng giáo viên cắt ngang để hỏi sinh viên.

Minh họa: “Được rồi, xem chúng ta đã đi đến đâu của vấn đề rồi?”; “Hãy quay lại mục tiêu của chúng ta”; “Từ đầu đến giờ chúng ta đã nói những gì ?”, “Bạn nào có thể tóm tắt 3 ý chính đã được bàn từ đầu đến giờ ?” Sử dụng bảng viết trợ giúp cũng như yêu cầu sinh viên [nên chọn người nổi bật đặc biệt - đó là cách để kìm hãm sự tham gia của họ] theo dõi và ghi lại nội dung thảo luận.

Giảng viên nên tóm tắt trọng tâm vào cuối buổi thảo luận. Sinh viên sẽ cảm thấy thích thú hơn với buổi học có giá trị. Thậm chí nếu buổi thảo luận bị lạc hướng, với sự trợ giúp ghi chú của sinh viên, giảng viên tổng hợp những điều sinh viên đã được học là phương tiện để đưa lớp quay lại bài học

Giảng viên cần bố trí và quản lý thời gian một cách linh động cho các phần mô tả, phân tích, đánh giá tùy vào nội dung, mục tiêu bài học và trình độ của sinh viên.

2.3.3. Kết thúc thảo luận

Kỹ năng đánh giá

Đánh giá có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với học viên, giảng viên. Việc đánh giá có hệ thống và thường xuyên trong thảo luận giúp cung cấp kịp thời những thông tin "liên hệ ngược" giúp người học và người dạy điều chỉnh hoạt động nhận thức và giảng dạy. Đồng thời, cũng giúp học sinh năng cao năng lực nhận thức vấn đề, phát triển tư duy sáng tạo, linh hoạt, có tinh thần trách nhiệm trong hoạt động học tập, nâng cao ý thức tự giác, khắc phục tính tự mãn [5]

Để hoạt động đánh giá tích cực và khách quan trong khi sử dụng phương pháp chủ động giảng viên thường sử dụng phiếu bình luận khi kết thúc thảo luận nhằm khuyến khích mỗi sinh viên tham gia trực tiếp vào buổi thảo luận và hạn chế việc kém tập trung khi các nhóm trình bày ý tưởng.

Giảng viên nên thiết kế mẫu phiếu đánh giá thảo luận cho sinh viên ghi câu hỏi và nội dung bình luận, ý kiến khẳng định và phủ định với nội dung câu hỏi trên và yêu cầu các nhóm đánh giá chéo lẫn nhau.

Giảng viên yêu cầu mỗi sinh viên tự thiết kế thẻ ghi nội dung bình luận câu hỏi mà sinh viên cảm thấy hứng thú và đưa thẻ để phát biểu. Giảng viên nên quy định số lần phát biểu mỗi thành viên tối đa 3 lần/1 giờ thảo luận. Nếu sinh viên còn muốn tham gia hơn 3 lần phải chờ luân phiên để tham gia trực tiếp hay có thể tham gia gián tiếp bằng thẻ ghi nội dung bình luận nhằm khuyến khích các thành viên tham gia thảo luận đều có thái độ chủ động, tích cực trong bầu không khí dân chủ, công bằng như nhau.

Nếu sinh viên có ý kiến sau phần trình bày của cá nhân hoặc nhóm thì có hình thức khen thưởng thích hợp cho những thành viên tích cực tham gia. Giảng viên có thể dựa vào kết quả đánh dấu trên thẻ của mỗi sinh viên để cộng điểm quá trình khuyến khích theo số lần tham gia và chất lượng ý kiến, câu hỏi,… Vì hình thức thảo luận được thể hiện dưới hình thức trò chơi nên sinh viên sẽ cảm thấy hứng thú và tích cực tham gia hơn. Ngoài ra, do thời gian có hạn, cũng như hạn chế các ý kiến không đi thẳng vào trọng tâm vấn đề thảo luận, cách này còn giúp sinh viên có sự cân nhắc, suy nghĩ cẩn thận trước phát biểu để không lãng phí số lần phát biểu của mình. Phương pháp này khuyến khích sinh viên chú ý lắng nghe, tích cực suy nghĩ và phát biểu.

3. Một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phương pháp thảo luận nhóm trong giảng dạy đại học

Phương pháp dạy học là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Để nâng cao hiệu quả phương pháp dạy học, đòi hỏi người thầy không chỉ có bản lĩnh, tri thức khoa học vững vàng mà còn phải tự mình vượt qua những thói quen cũ.

Để nâng cao hiệu quả của phương pháp thảo luận nhóm trong giảng dạy đại học đòi hỏi người thầy phải làm quen với những phương tiện dạy học hiện đại, sử dụng đa dạng các phương tiện kiểm tra đánh giá mới, tiếp cận về yêu cầu giáo dục hiện đại “lấy người học làm trung tâm” với những đòi hỏi mới nhằm bồi dưỡng giáo dục và phát huy kiến thức, kỹ năng, thái độ cho người học theo chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam hiện nay thông qua việc lựa chọn phương pháp giảng dạy khuyến khích người học chủ động tham gia vào quá trình đào tạo [6].

Vì thế, việc vận dụng sáng tạo những phương pháp dạy học đặc biệt là phương pháp thảo luận  giúp học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập là một vấn đề rất cấp thiết. Bởi, khi người thầy vận dụng phương pháp một cách phù hợp, sáng tạo và linh hoạt mới góp phần khắc phục những biểu hiện còn hạn chế trong nền giáo dục hiện nay; đồng thời góp phần quan trọng trong việc  nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo để hòa nhập vào nền giáo dục quốc tế trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và tiếp cận phương pháp giáo dục mới theo quan điểm giáo dục hiện đại. Do đó, việc nâng cao hiệu quả của phương pháp thảo luận nhóm trong giảng dạy đại học không mang tính phong trào hay hình thức mà là một định hướng đúng đắn, góp phần vào chiến lược phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục ở nước ta.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Bộ Giáo dục và Đào tạo [2001], Chiến lược phát triển Giáo dục 2001 - 2010 [ban hành kèm theo Quyết định số 201/2001/QĐ-TTg ngày 28/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ].
  2. Đặng Vũ Hoạt [2013], Lý luận học đại học, NXB Trường Đại học Sư phạm.
  3. Nguyễn Thị Minh Phượng, Phạm Thị Thúy [2011], Cẩm nang phương pháp sư phạm, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.
  4. Lê Vinh Quốc [2011], Chuyên đề đổi mới dạy học theo khoa học giáo dục hiện đại, NXB Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.
  5. Nguyễn Thành Nhân [2014], Đánh giá kết quả học tập môn học theo định hướng phát triển năng lực sinh viên, NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
  6. Phạm Thành Nghị [2000], Quản lý chất lượng giáo dục đại học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
  7. Bùi Văn Trực, Phạm Thế Hưng [2014], Phương pháp giảng dạy kỹ năng sống, NXB Văn hóa - Thông tin.
  8. Phan Thị Hồng Vinh [2010], Phương pháp dạy học, NXB Trường Đại học Sư phạm.

IMPROVING THE EFFICIENCY OF THE GROUP DISCUSSION METHOD

IN TEACHING AT UNIVERSITIES

Master. NGUYEN HOAI NHAN

Master. DUONG XUAN VUONG

Faculty of Economics and Business Admistration

Dong Nai Technology University 

ABSTRACT:

This paper aims to encourage students to be more proactive in learning through participating group dicussion activities. The group dicussion is a popular teaching method used by many teachers to foster awareness between teachers and students. Hence, teachers can meet the current requirements of education innovation and quality improvement. This paper is to determine the position, the role and the meaning of group discussion method in teaching - learning activities. In addition, this paper point out specific steps to organize, observe and evaluate group dicussion activities. Based on this paper’s findings, some solutions and recommendations are proposed to improve the efficiency of group dicussion methood in teaching at universities.

Keywords: Method, efficiency, group discussion, university teaching.

Video liên quan

Chủ Đề