De thi Trung học phổ thông quốc gia môn Văn

Sáng 7/7, thí sinh trên toàn quốc bước vào môn thi đầu tiên của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022, môn Ngữ văn. Môn Ngữ văn là môn thi đầu tiên và cũng là môn thi duy nhất theo hình thức tự luận.

Đề thi Văn sẽ gồm 2 phần: Đọc hiểu [3 điểm] và Làm văn [7 điểm]. Trong phần Làm văn, câu Nghị luận Xã hội chiếm 2 điểm, câu Nghị luận văn học chiếm 5 điểm.

Về cấu trúc, tương tự như với các đề thi những năm gần đây, đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn Văn năm 2022 sẽ không có quá nhiều sự thay đổi, nội dung được chia thành 2 phần trọng điểm như sau:

Phần đọc hiểu [3 điểm]: Với kiến thức trong phần đọc hiểu, đề thi sẽ bao gồm một đoạn văn bản được đưa ra cùng với 4 câu hỏi về nội dung trong đoạn văn này. Hầu hết các câu hỏi đều sẽ được sắp xếp theo thứ tự đầy đủ ở các mức độ từ nhận biết cho đến khả năng vận dụng.

Phần làm văn [7 điểm]: Kiến thức ở phần nghị luận xã hội, các bạn học sinh cần phải nắm được các yếu tố cơ bản để đáp ứng việc hoàn thiện một đoạn văn nghị luận hoàn chỉnh.

Môn Ngữ văn là môn thi đầu tiên và cũng là môn thi duy nhất theo hình thức tự luận.

Nội dung thường sẽ hướng đến đó là những tư tưởng đạo lý, hiện tượng xã hội để thông qua đó các bạn có thể nêu ra được nguyên nhân, thực trạng sau đó đưa ra luận điểm rồi kết hợp vớicác dẫn chứng, đốc kết được các giải pháp và từ đó rút kinh nghiệm dành cho bản thân. Bên cạnh đó, khi làm thì đoạn văn của các bạn cũng nên đảm bảo được số lượng chữ được quy định.

Kiến thức phần nghị luận văn học, nội dung mà các bạn cần phải nắm đó là nghệ thuật và ý nghĩa của tác phẩm. Thông thường, người ra đề sẽ yêu cầu cảm nhận về một đoạn trích dẫn lấy từ một tác phẩm bất kỳ. Qua đó, các bạn sẽ lập luận phân tích và đưa ra nhận xét về chính nội dung được đưa ra.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2022 sẽ diễn ra trong hai ngày 7 và 8/7, ngày 9/7 dự phòng.

Thí sinh thực hiện các bài thi: Toán, Ngoại ngữ, Ngữ văn, tổ hợp Khoa học tự nhiên [Vật lý, Hóa học, Sinh học] hoặc Khoa học xã hội [Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân đối với thí sinh học chương trình giáo dục phổ thông hoặc Lịch sử, Địa lý đối với thí sinh học chương trình giáo dục thường xuyên].

Trong đó, môn Ngữ văn sẽ thi theo hình thức tự luận, các môn khác thi theo hình thức trắc nghiệm. Nội dung thi nằm trong chương trình Trung học Phổ thông, chủ yếu là lớp 12.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức công bố Bộ đề thi minh họa thi THPT Quốc gia năm 2022. Nội dung đề thi bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng cơ bản trong chương trình trung học phổ thông bám sát chương trình lớp 12.

...tiếp tục cập nhật...

Sau đây là Đề thi Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT 2022:

Em Lê Trần Huy, học sinh Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội khá vừa sức. Huy là dân chuyên Sinh nhưng thấy đề thi khá vừa sức. Nam sinh nhận định chung đề thi năm bay dễ hơn năm ngoái. Phần nghị luận xã hội theo nam sinh này là khó nhất khi yêu cầu viết về suy nghĩ của mình về việc tiếp bước thế hệ đi trước.

Huy làm hết đề thi, gần hết thời gian, còn khoảng 5 phút để kiểm tra lại bài và dự kiến có thể được khoảng 7 đến 8 điểm.

Trong khi đó, tại TP.HCM, thí sinh Nguyễn Phương Nghi, Trường THPT Nguyễn Thị Diệu cũng cho biết đề thi khá dễ.

“Nội dung đề nằm trong chương trình, em đã ôn tập kỹ. Với đề thi này em nghĩ phải được từ 7 điểm trở lên” - Phương Nghi chia sẻ.

Còn Nguyễn Dương Bình An [điểm thi trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm - Quảng Nam] cho biết: “Đề thi năm nay em thấy hay nhất ở câu hỏi nghị luận xã hội khi bản thân có nhiều ví dụ minh hoạ.  Trách nhiệm của thế hệ học sinh như tụi em phải tiếp bước và phát triển hơn nữa những gì cha ông ta để lại.”, An chia sẻ.

An dự đoán điểm thi của mình rơi vào 6,5 điểm. Năm nay An thi vào trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Tuy nhiên, Đỗ Quang Hinh, học sinh Trường THPT Đào Duy Từ [Hà Nội] lại cho rằng, đề Văn năm nay có thể khó hơn năm ngoái một chút.  Hinh làm được hết đề thi và nhận định em có thể là thí sinh viết dài nhất trong phòng thi của mình với 10 trang giấy. Hinh tự tin sẽ đạt 7 điểm trở lên với bài thi này.

'Đề thi quen thuộc, nhưng tốt hơn'

Về đề thi Ngữ Văn thi tốt nghiệp THPT 2022, thạc sĩ  Hồ Tấn Nguyên Minh, Tổ trưởng tổ Ngữ Văn trường THPT chuyên Lương Văn Chánh nhận định: cấu trúc đề thi quen thuộc. Cấu trúc gồm 2 phần: phần đọc hiểu [3 điểm], phần làm văn [7 điểm] với 2 câu: câu nghị luận xã hội [2 điểm] và câu nghị luận văn học [5 điểm]. Đây là cấu trúc ổn định trong những năm gần đây, học sinh đã rất quen thuộc với cấu trúc này nên sẽ không cảm thấy bỡ ngỡ.

Về độ khó và sự phân hóa, đề thi được ra nhẹ nhàng, chủ yếu ở mức độ cơ bản, bám sát chương trình đã được tinh giản của Bộ GD & ĐT. Phần đọc hiểu ra một đoạn thơ trong “Con đường của những vì sao” của Nguyễn Trọng Tạo  và hỏi 4 câu hỏi nhỏ. Hai câu đầu tiên ở mức độ nhận biết, đọc vào thấy ngay câu trả lời, hầu như em nào cũng có thể làm được; câu 3 [mức độ thông hiểu] cũng tương đối nhẹ nhàng; câu 4 [mức độ vận dụng] đòi hỏi học sinh phải suy ngẫm và có óc khái quát thì mới làm bài được. Phần làm văn, câu nghị luận xã hội yêu cầu viết một đoạn văn [khoảng 200 chữ] trình bày suy nghĩ về “trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc tiếp bước các thế hệ đi trước”.

Câu này cũng được ra ở mức độ bình thường, đơn giản, không làm khó học sinh. Câu nghị luận văn học yêu cầu trình bày cảm nhận về một đoạn văn trong “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu đồng thời liên hệ giữa hình ảnh chiếc thuyền trong đoạn trích với hình ảnh chiếc thuyền trong một đoạn khác. Trong hai yêu cầu của câu này, yêu cầu thứ nhất ở mức độ cơ bản, yêu cầu thứ hai ở mức độ cao hơn để phân hóa học sinh. Sự liên hệ giữa hai ý này linh hoạt và có hiệu quả hơn so với đề thi năm trước.  

Về dạng câu hỏi, đề thi tập trung vào những dạng câu hỏi quen thuộc, đã từng được ra nhiều lần trong đề thi của các năm trước, chưa thấy có sự đổi mới, sáng tạo gì đáng kể.

Về nội dung đề thi, theo thầy Minh, phần đọc hiểu cho một đoạn trong “Con đường của những vì sao” của Nguyễn Trọng Tạo.

"Đây là một ngữ liệu tốt, giàu ý nghĩa, đảm bảo tốt cho yêu cầu đọc hiểu. Câu nghị luận xã hội yêu cầu học sinh trình bày suy nghĩ về “trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc tiếp bước các thế hệ đi trước”. Vấn đề cũ, quá quen thuộc nhưng cũng là một vấn đề có ý nghĩa xã hội thiết thực. Câu nghị luận văn học yêu cầu học sinh trình bày cảm nhận về một đoạn văn trong “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu đồng thời liên hệ giữa hình ảnh chiếc thuyền trong đoạn trích với hình ảnh chiếc thuyền trong một đoạn khác. Đây là một tác phẩm được học trong chương trình, các em đã được học, được ôn tập kĩ nên khá nhẹ nhàng cho các em" - thầy Minh nhận định.

Nhìn chung, theo thầy Minh, đề tham khảo của Bộ dành cho kì thi năm nay nhẹ nhàng, quen thuộc, phù hợp với một năm học mà một số địa phương học sinh chủ yếu học online do dịch covid – 19. Theo thầy Minh, đề thi năm nay tốt hơn đề năm trước. Tuy nhiên, vẫn theo lối mòn quen thuộc như các năm, chưa thể hiện được sự đổi mới, sáng tạo gì đáng kể. 

Gợi ý làm bài thi Ngữ văn được VietNamNet cập nhật TẠI ĐÂY

Năm 2022, toàn quốc có hơn 1 triệu thí sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022, trong đó số thí sinh thi để xét tốt nghiệp và tuyển sinh đại học, cao đẳng là 880.101 [87,8%] và số thí sinh chỉ thi chỉ để xét tốt nghiệp là 83.196 [8,3%].

Theo cấu trúc nhiều năm, đề môn Ngữ Văn gồm có 3 phần: Đọc hiểu, Nghị luận xã hội và Nghị luận văn học. 

Năm 2021 có 978,027 thí sinh đợt 1 dự thi môn Văn và có trung bình bài thi là 6.47 điểm, điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 7.0 điểm. Trong số chỉ có 3 bài thi đạt điểm 10 môn Ngữ văn.

Năm 2020, điểm trung bình bài thi Ngữ văn là 6,62 điểm, điểm số có nhiều thí sinh đạt được nhất là 7 điểm. Có 119 thí sinh đạt từ 1 điểm trở xuống, chiếm tỷ lệ 0,01%. Số thí sinh đạt điểm dưới trung bình là 75.779 [chiếm tỷ lệ 9%]. Có 2 thí sinh đạt điểm 10 trong bài thi môn Ngữ văn của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020.

Năm 2019 môn Ngữ văn có điểm trung bình là 5,49. Có 27,84% bài thi có điểm dưới 5. Môn Ngữ văn không có điểm 10 nào và có 1.265 bài thi bị điểm liệt [>>Mời quý phụ huynh và học sinh tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT 2022

Kỳ thi THPT Quốc gia 2021 đang gần đến, hãy cùng nhìn lại bộ đề thi môn Văn trong những năm gần đây nhất nha!

Đề thi môn văn năm 2013: 

Đề thi môn văn năm 2014:

Đề thi môn văn năm 2015:

Đề thi môn văn năm 2016:

Đề thi môn văn năm 2017:

Đề thi môn văn năm 2018:

Đề thi môn văn năm 2019:

Đề thi môn văn năm 2020:

Đề thi môn văn năm 2022:

Đề thi môn văn năm 2021: 

Đóng vai trò là một trong các môn thi chủ chốt của kì thi THPT quốc gia, các đề thi Văn vẫn luôn là đề tài bàn tán sôi nổi qua các mùa thi. Bởi mỗi năm, nội dung lại có những sự đổi mới nhất định cùng các chủ đề đa dạng khác nhau. Cũng vì thế mà các sĩ tử luôn mong muốn cập nhật các đề thi từ các năm để có thể ôn tập được hiệu quả hơn. Hiểu được nhu cầu đó, đã tập hợp các mẫu các năm gần đây cùng những nhận định và đáp án chi tiết từ bộ giáo dục, giúp các bạn có thể dễ dàng xem và luyện tập.

Nào, cùng xem qua đề thi các năm xem có gì thú vị nhé!

Tuyển Chọn Những Bài Văn Đạt Giải Cấp Thành Phố,...

198.000đ 158.400đ -20%

Mua ngay

Theo ghi nhận ý kiến từ nhiều giáo viên và học sinh từ kì thi THPT quốc gia 2015 thì đề thi Văn không quá khó về nội dung kiến thức bởi đề được bám khá sát với nội dung ôn tập Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đưa ra. Thế nhưng đề thi lại được dàn trải khá dài. Để có thể hoàn thành tốt, các bạn học sinh cần phải đọc thật kỹ đề để có thể diễn đạt chính xác. Bên cạnh đó, đề thi cũng tích hợp cách hỏi khó nhằm phân loại học sinh, nếu học sinh không nắm vững kiến thức thì đây có thể là một trở ngại đáng kể nếu đặt mục tiêu với một số điểm cao. Nhiều giáo viên đã đưa ra nhận định đề chỉ gây trở ngại với học sinh khá giỏi, với học sinh trung bình có thể dễ dàng đạt được điểm 5.




Đề thi của năm 2016 được cho rằng tương tự như đề thi của năm 2015. Kiến thức của đề đưa ra được cho là nằm ở mức cơ bản, không gấy khó hay đánh đố học sinh quá nhiều. Nội dung được phân bổ chủ yếu ở chương trình lớp 12. Tuy vậy nhưng các bạn học sinh cũng cần nắm vững các kỹ năng làm bài được học từ lớp 11 để có thể hoàn thành tốt đề thi.





Đúng như nhận định đưa ra, đề thi văn THPT quốc gia 2016 đảm bảo có sự phân hoá tốt để đáp ứng mục tiêu dùng kết quả xét tốt nghiệp và đại học. Các câu hỏi khó được phân bổ ở câu số 3 và 7 của phần đọc hiểu mà câu số 2 ở phần làm văn. Phần nghị luận xã hội yêu cầu học sinh đưa ra được quan điểm riêng của mình mới có thể làm tốt. Trước khi công bố kết quả, phổ điểm của đề thi nằm ở mức 6,7 điểm sẽ chiếm phần lớn. Ngoài ra, các bạn học sinh có học lực khá giỏi cũng có thể chạm đến mức điểm 8,9.

Có thể nói, từ năm 2017 thì đề thi Văn THPT quốc gia đã có sự thay đổi khá lớn từ thời gian thi đến cấu trúc của đề thi. Bởi thời gian thi đã được rút ngắn từ 180 phút xuống còn 120 phút. Các phần câu hỏi của đề thi cũng được cắt giảm cho tương thích với thời gian làm bài của thí sinh.





Theo khảo sát từ nhiều thí sinh 2017 thì các bạn nhận định đề thi khá dễ thở và các bạn làm bài khá nhanh. Đề thi chỉ có duy nhất một câu hỏi đòi hỏi sự tư duy ở phần đọc hiểu. Vấn đề “thấu cảm” được tích hợp vào đề thi phần nào nói lên vấn nạn thực tế trong xã hội, các gợi ý từ phần đọc hiểu đã giúp các bạn học sinh có thể hiểu được phần nào nội dung để triển khai bài viết.

Kỳ thi 2018 được nhớ đến là kỳ thi với rất nhiều tranh cãi. Vì đề thi ở các môn khác và môn Văn đề tương đối dài và có độ khó khá cao. Độ phân hoá của đề được nâng lên khá rõ. Theo nhiều giáo viên, đề thi khá hay tuy nhiên học sinh trung bình không nắm vững kỹ năng sẽ rất khó đạt được điểm như ý.



Đề thi không chỉ tập trung vào lớp 12 mà còn phẩn bổ ở lớp 11 với bài “Hai Đứa Trẻ” của Thạch Lam. Ở một khía cạnh khác, nhiều giáo viên và học sinh lại cho rằng đề thi có vẻ quá sức với các sĩ tử với 120 phút làm bài.

Sau tranh cãi về đề thi năm 2018, đề thi 2019 được đánh giá là khá thành công, mang đến sự thoải mái nhất định cho thí sinh. Mức độ phân hoá của đề được phân bổ ở phần nghị luận văn học. Về cấu trúc thì đề thi gần như không thay đổi. Phần đọc hiểu được đưa ra bám sát với đề thi mẫu.



Ở phần đọc hiểu còn được tích hợp câu hỏi mở, giúp học sinh nếu được suy nghĩ, quan điểm riêng nhằm nâng cao khả năng tư duy. Phần làm văn đánh mạnh vào ý chí con người, vấn đề được cho rằng khá thiết thực cho các bạn học sinh thoài mái trình bày nhận định riêng của chính mình.

Theo khảo sát từ các nhận định đưa ra thì đề thi Ngữ Văn 2020 thoạt nhìn không quá khó nhưng lại có sự phân hoá tương đối cao, đòi hỏi các bạn học sinh phải có chiều sâu. Phần nghị luận xã hội được cho là khá dễ đoán với bối cảnh dịch bệnh Covid 19 cùng hình ảnh xã hội đồng lòng chống dịch qua chủ đề cống hiến.



Tuy vậy, độ khó của đề thi lại khá vừa phải, nhiều học sinh có học lực trung bình nếu đọc kĩ đề có thể dễ dàng kiếm được điểm trên trung bình. Bên cạnh đó, phần nghị luận văn học mang đến sự bất ngờ lớn cho các thí sinh học tủ khi giữ tâm lý đoán đề sẽ không ra thơ như năm trước đó.

Phần đọc hiểu của đề Ngữ Văn 2021 được đánh giá là tương đối dễ, nội dung làm ở mức cơ bản chiếm phần lớn. Nhìn tổng thể, đề thi đảm bảo được hình thức cũng như nội dung Bộ Giáo Dục đưa ra. Ở phần vận dụng cao, yêu cầu học sinh phải rút ra được bài học về lẽ sống, đây được xem là câu hỏi mở mức vận dụng cao.



Tuy đề thi nhẹ nhàng nhưng vẫn không quên đi yếu tố phân loại học sinh. Câu hỏi số 4 được đưa ra đòi hỏi học sinh phải kết hợp với các tình huống và vấn đề trong xã hội để trả lời.

Thực Chiến Đề Thi THPT Quốc Gia Môn Văn -...

179.000đ 170.000đ -5%

Mua ngay

Video liên quan

Chủ Đề