Đề thi học kì 2 văn 12 quảng nam 2015-2022

On May 14, 2022 0

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 trường THPT Trần Quang Khải, Hà Nội năm học 2015 – 2016. Đây là tài liệu tham khảo hay do Tip Hay sưu tầm. Với tài liệu này việc ôn tập và củng cố kiến thức để chuẩn chị cho kì thi học kì 1 sắp tới của các bạn học sinh lớp 12 sẽ trở nên thuận tiện hơn. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 trường THPT Nguyễn Trãi, Ninh Thuận năm học 2015 – 2016

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 trường THPT Lê Hồng Phong, Đăk Lăk năm học 2015 – 2016

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 trường THPT Quỳnh Lưu 2, Nghệ An năm học 2015 – 2016

SỞ GD&ĐT HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT TRẦN QUANG KHẢI
ĐỀ THI HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2015 – 2016MÔN: NGỮ VĂN LỚP 12

Thời gian làm bài 120 phút

Câu 1 [2,0 điểm]

Anh chị hãy ghi lại ở mỗi bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng và “Việt Bắc” của Tố Hữu hai câu thơ có chữ “nhớ”. Phân biệt sự khác nhau trong cách thể hiện nỗi “nhớ” của mỗi nhà thơ?

Câu 2 [3,0 điểm]

“Có 3 điều trong cuộc đời mỗi người nếu qua đi sẽ không lấy lại được: Thời gian, lời nói và cơ hội”.

Trình bày suy nghĩ của anh chị về ý kiến trên [bằng một bài văn ngắn với độ dài không quá 600 chữ].

Câu 3 [5,0 điểm]

Phân tích sự giống và khác nhau trong cách thể hiện vẻ đẹp của sông Đà và sông Hương qua hai tác phẩm “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân và “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN NGỮ VĂN LỚP 12

Câu 1 [2,0 điểm]

  • Ghi lại chính xác mỗi bài hai câu thơ có chữ “nhớ” theo yêu cầu của đề bài [1,0 điểm].
  • Phân biệt sự khác nhau [1,0 điểm]
    • “Tây Tiến” của Quang Dũng thể hiện nỗi nhớ về vẻ đẹp của thiên nhiên con người Tây Bắc.
    • “Việt Bắc” của Tố Hữu thể hiện nỗi nhớ nhung bịn rịn kẻ ở, người đi của nhân dân Việt Bắc với người cán bộ cách mạng miền xuôi.

Câu 2 [3,0 điểm]

1. Mở bài [0,5 điểm]: Dẫn dắt để đi đến câu nói.

2. Thân bài:

a] [0,5 điểm]: Thời gian là gì? Là thứ vô hình, có mặt khắp mọi nơi trên trái đất thời gian đối với con người là vàng, hơn đó là sự sống, là cơ hội, tiền, tri thức. => Thời gian quí hơn vàng, đã qua đi không bao giờ trở lại, phải biết quí trọng và tiết kiệm đừng để sau này hối tiếc những năm tháng sống hoài, sống phí.

b] [0,5 điểm]: Lời nói? Là âm thanh ngôn ngữ của con người khi giao tiếp. Lời nói thể hiện tri thức, sự hiểu biết, văn hóa, nhân cách của mỗi con người. => Lời nói vô cùng quan trọng nên cần nói năng thận trọng, đúng mực đạt chuẩn.

c] [0,5 điểm]: Cơ hội? Là hoàn cảnh đem lại điều kiện thuận lợi cho ta niềm vui, hạnh phúc và những thành công đối với cuộc đời mỗi con người cơ hội không có nhiều đến rồi đi rất nhanh, vì vậy phải biết chớp thời cơ, nắm bắt được cơ hội để đạt được mục đích, gặt hái được thành công tốt đẹp.

d] [0,5 điểm] Đối với học sinh thời gian và cơ hội và lời nói là ba điều vô cùng quan trọng:

  • Thời gian là vàng, vì vậy cần cố gắng học tập.
  • Cơ hội cần nắm bắt để dẫn đến thành công
  • Lời nói: Cần phải học ăn, học nói, học gói học mở để hoàn thiện nhân cách, hội nhập và xây dựng cuộc sống, cảm nghĩ về những điều ấy trong cuộc sống riêng của mình.

3. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề [0,5 điểm]

Câu 3 [5,0 điểm]

a] Mở bài [1,0 điểm]: Giới thiệu khái quát về hình tượng hai dòng sông trong tác phẩm “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân và “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

b] Thân bài [3,0 điểm]

  • Giống nhau [1,0 điểm]
    • Đều là những dòng sông đẹp, góp phần tô điểm cho vẻ đẹp của Tổ quốc.
    • Cả hai con sông đều gắn bó với bề dày truyền thống văn hóa, lịch sử, địa lý.
  • Khác nhau [1,0 điểm]
    • Sông Đà: Hai nét tính cách hung bạo và trữ tình được tác giả Nguyễn Tuân đặc tả qua một hệ thống những chi tiết tiêu biểu đặc sắc kết hợp với vốn từ ngữ phong phú, góc cạnh giàu chất điện ảnh khiến người đọc hình dung được vẻ hung bạo và trữ tình thơ mộng của dòng sông.
    • Sông Hương: Hoàng Phủ Ngọc Tường tập trung miêu tả vẻ hoang dại, dữ dằn của thượng nguồn sông Hương chỉ thấp thoáng hiện lên qua một vài chi tiết thuộc phần đầu thiên tùy bút. Còn chủ yếu phần sau sông Hương hiện lên dịu dàng say đắm giữa một không gian chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng hùng vĩ, thơ mộng về chất thơ, chất họa khác hẳn với vẻ hung bạo như “Một thứ kẻ thù số một” của con người trong “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân.
  • So sánh [1,0 điểm]: Nếu Nguyễn Tuân thiên về bút pháp gợi tả khi tái hiện vẻ trữ tình, thơ mộng của sông Đà thì Hoàng Phủ Ngọc Tường lại thiên về bút pháp tả xen lẫn những lời bình luận khi tái hiện vẻ phóng khoáng, trữ tình thơ mộng của sông Hương.

c] Kết bài [1,0 điểm]

  • Nhận xét khái quát về cách thể hiện vẻ đẹp của hai dòng sông.
  • Khẳng định những đóng góp của hai nhà văn đối với nền văn học dân tộc.

Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi

Leave a comment

On Apr 23, 2022 0

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng, Cần Thơ năm học 2015 – 2016 được Tip Hay sưu tầm và đăng tải, nhằm kiểm tra, đánh giá năng lực học tập môn Văn của học sinh lớp 12 cuối học kì I và thời gian để các bạn hoàn thiện bài thi là 45 phút. Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 trường THPT Đoàn Thượng, Hải Dương năm học 2016 – 2017

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm học 2015 – 2016 tỉnh Cần Thơ

Nét mới trong cảm nhận về Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG

ĐỀ CHÍNH THỨC

KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2015 – 2016, Tuần 19

Môn: NGỮ VĂN – Lớp 12

Thời gian làm bài: 120 phút

Đề gồm 2 phần in trên 02 trang

I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN [3.0 điểm]

1. Đọc đoạn sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4.

Yêu Tổ quốc từ những giọt mồ hôi tảo tần. Mồ hôi rơi trên những cánh đồng cho lúa thêm hạt. Mồ hôi rơi trên những công trường cho những ngôi nhà thành hình, thành khối. Mồ hôi rơi trên những con đường nơi rẻo cao Tổ quốc của những thầy cô trong mùa nắng để nuôi ước mơ cho các em thơ. Mồ hôi rơi trên thao trường đầy nắng gió của những người lính để giữ mãi yên bình và màu xanh cho Tổ quốc…

[Nguồn //vietbao.vn ngày 9-5-2014]

Câu 1. [0.25 điểm]

Thao tác lập luận chính được sử dụng trong văn bản trên là gì?

Câu 2. [0.5 điểm]

Xác định biện pháp tu từ chính được sử dụng trong văn bản trên và phân tích ngắn gọn tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Câu 3. [0.25 điểm]

Những từ ngữ: cánh đồng, công trường gợi nghĩ đến đối tượng nào trong cuộc sống?

Câu 4. [0.25 điểm]

Hãy đặt cho văn bản trên một nhan đề thích hợp?

2. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ câu 5 đến câu 8

Hãy sống như đời sống để biết yêu nguồn cội
Hãy sống như đồi núi vươn tới những tầm cao
Hãy sống như biển trào, như biển trào để thấy bờ bến rộng
Hãy sống như ước vọng để thấy đời mênh mông

Và sao không là gió, là mây để thấy trời bao la
Và sao không là phù sa rót mỡ màu cho hoa
Sao không là bài ca của tình yêu đôi lứa
Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư

Và sao không là bão, là giông, là ánh lửa đêm đông
Và sao không là hạt giống xanh đất mẹ bao dung
Sao không là đàn chim gọi bình minh thức giấc
Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư

[Lời bài hát Khát Vọng – Phạm Minh Tuấn]

Câu 5. [0.25 điểm]

Phương thức biểu đạt chủ yếu của văn bản trên là gì?

Câu 6. [0.25 điểm]

Xác định nội dung của văn bản trên.

Câu 7. [0.25 điểm]

Câu “Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư” trong lời bài hát định hướng cho mọi người lối sống như thế nào?

Câu 8. [1.0 điểm]

Viết một đoạn văn ngắn [từ 5 đến 7 câu] trình bày cảm nhận của anh/ chị về lời bài hát trong văn bản trên.

II. LÀM VĂN [7.0 điểm]

Trong đoạn trích Đất Nước [trích trường ca Mặt đường khát vọng] của Nguyễn Khoa Điềm có đoạn:

“…Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước
Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất Nước vẹn tròn, to lớn
Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang Đất Nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời…”

[Sách giáo khoa Ngữ Văn 12 – tập 1, trang 117, nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, năm 2011]

Phân tích đoạn thơ trên. Từ đó, anh/chị hãy trình bày suy nghĩ về trách nhiệm của bản thân đối với đất nước.

Đáp án đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12

Phần I: Đọc hiểu [3.0 điểm]

1. Trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

Câu 1. [0.25đ]

Thao tác lập luận chính được sử dụng trong văn bản trên là thao tác phân tích.

Câu 2. [0.5đ]

Biện pháp tu từ chính được sử dụng trong văn bản trên là điệp [lặp] cú pháp [0.25đ]

Biện pháp điệp [lặp] cú pháp có tác dụng nhấn mạnh những vất vả nhọc nhằn và sự hi sinh thầm lặng của người dân lao động.

Qua đó, bộc lộ sự trân trọng, tin yêu với những con người lao động và tình yêu Tổ quốc của nhà thơ. [0.25đ]

Câu 3. [0.25đ]

Những từ ngữ: cánh đồng, công trường gợi nghĩ đến người nông dân, công nhân trong cuộc sống.

Câu 4. [0.25đ]

Đặt nhan đề cho văn bản: Yêu Tổ quốc, những giọt mồ hôi thầm lặng, những hi sinh thầm lặng ….

2. Trả lời các câu hỏi từ câu 5 đến câu 8:

Câu 5 .[0.25đ]

Phương thức biểu đạt chủ yếu của văn bản trên là biểu cảm.

Câu 6. [0.25đ]

Văn bản trên thể hiện khát vọng về cách sống có ích, sống tốt đẹp – khát vọng hóa thân để cống hiến và dựng xây cuộc đời.

Câu 7. [0.25đ]

Câu “Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư” trong lời bài hát định hướng cho mọi người lối sống có ích như mặt trời đối với vạn vật trên trái đất.

Câu 8. [0.75đ]

Học sinh viết đoạn văn trình bày được cảm nhận của mình về lời bài hát trong văn bản trên.

Phần II: Tự luận [7.0 điểm]

1. Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

2. Yêu cầu cụ thể

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận [1.0 điểm]

  • Điểm 1.0: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề hoặc liên hệ, mở rộng.
  • Điểm 0.5: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu như trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.
  • Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận [1,5 điểm]

  • Điểm 1.5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: những lời nhắn nhủ tâm tình của tác giả về sự gắn bó và trách nhiệm của mỗi người với đất nước từ đó nêu lên trách nhiệm của bản thân với đất nước.
  • Điểm 0.75: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ phân tích đoạn thơ.
  • Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.

c. Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm , biết kết hợp giữa nêu luận điểm và phân tích luận điểm ….[3.5 điểm].

Điểm 3.5: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:

  • Giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm, nội dung đoạn trích.
  • Phân tích đoạn thơ theo các ý sau:
    • Đất nước hóa thân và kết tinh trong cuộc sống của mỗi người [câu 1,2] Sự sống mỗi cá nhân không phải chỉ riêng của mỗi cá nhân mà còn là của đất nước bởi mỗi cuộc đời đều được thừa hưởng những di sản văn hoá tinh thần và vật chất của dân tộc, của nhân dân.
    • Mối quan hệ gắn bó sâu sắc giữa mỗi người với đất nước [câu 3,4,5,6] động từ “cầm tay” + các tính từ “hài hòa, nồng thắm”, “vẹn tròn, to lớn” đi liền nhau + kiểu câu cấu tạo theo hai cặp đối xứng về ngôn từ [“Khi /Khi; Đất Nước / Đất Nước] đất nước là sự thống nhất hài hòa giữa tình yêu đôi lứa với tình yêu Tổ quốc, giữa cá nhân với cộng đồng.
    • Niềm tin mãnh liệt vào tương lai tươi sáng của đất nước [câu 7,8,9].
    • Trách nhiệm của cá nhân với đất nước [câu 10,11,12] giọng văn trữ tình kết hợp với chính luận + câu cầu khiến, + điệp ngữ “phải biết” + các động từ “gắn bó, san sẻ, hóa thân” … đã cụ thể hoá trách nhiệm đối với đất nước lời kêu gọi trách nhiệm mang tính chính luận nhưng không mang tính chất giáo huấn mà rất trữ tình, tha thiết như lời tự dặn mình – dặn người của nhà thơ.
  • Nhận xét, đánh giá: đây là một trong những đọan thơ hay trong “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm. Qua đọan thơ, nhà thơ đã giúp cho chúng ta hiểu hơn về sự gắn bó giữa mỗi người với đất nước. Từ đó, ý thức hơn về trách nhiệm của mỗi người với đất nước. Đồng thời, đoạn thơ cũng giúp ta hình dung được sức truyền cảm lớn từ sự hòa quyện của chất chính luận và chất trữ tình, suy tưởng và cảm xúc trong thơ của Nguyễn Khoa Điềm.
  • Phát biểu suy nghĩ về trách nhiệm đối với đất nước [Học sinh có thể đưa ra những ý kiến riêng, trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần chân thành, thiết thực, hợp lí, chặt chẽ và thuyết phục].
  • Tổng hợp ý, đánh giá ý nghĩa của vấn đề, liên hệ, mở rộng.

Điểm 2,0: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm còn chưa đầy đủ hoặc liên kết chưa thật chặt chẽ.

Điểm 1.5: Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.

Điểm 1.0: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.

Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.

d. Sáng tạo [0.5 điểm]

  • Điểm 0.5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo [viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm]; thể hiện được quan điểm và thái độ riêng khi phân tích đoạn thơ và phát biểu suy nghĩ về trách nhiệm đối với đất nước.
  • Điểm 0.25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được những suy nghĩ riêng khi phân tích đoạn thơ và phát biểu suy nghĩ về trách nhiệm đối với đất nước.
  • Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ chưa thích hợp.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu [0.5 điểm]

  • Điểm 0.5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
  • Điểm 0.25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
  • Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

Xem thêm nhiều bài hơn tại : Đề Thi

Leave a comment

Video liên quan

Chủ Đề