Nỗi buồn của thầy cô là gì

1. Sáng 15/12, tại điểm trường ở thôn Mỹ Giang, trường Tiểu học Ninh Phước (xã Ninh Phước, thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa), cô giáo N.H bất ngờ dùng dao lao vào tấn công đồng nghiệp khiến người này bị thương ở tay và vai trái. Sự việc diễn ra ngay trong giờ học khiến những học sinh chứng kiến vô cùng sợ hãi. Dĩ nhiên sau đó, cô H. đã bị công an tạm giữ.

Nỗi buồn của thầy cô là gì
Hiện trường cô giáo H. tấn công đồng nghiệp        

Cô giáo ngày ngày đứng trên bục giảng lẽ ra phải là người hiền hòa thân thiện lại ra tay “xử” đồng nghiệp bằng hung khí. Có đứa trẻ nào không ám ảnh với hình ảnh này? Không biết mâu thuẫn giữa cô H. và đồng nghiệp nghiêm trọng đến mức nào để dẫn đến hành động trên, nhưng chắc chắn hình ảnh của cô đã trở nên méo mó trong mắt học trò, dù ít hay nhiều.

Trả lời trên Zingnews, Phòng Giáo dục thị xã Ninh Hòa cho biết cô H. có tiền sử bệnh về thần kinh, đã từng được đưa đi điều trị. Cô vừa về một thời gian ngắn thì xảy ra vụ việc.

Quả thật, nếu họ biết cô H. có bệnh thần kinh nhưng vẫn để cô đứng lớp thì đó là sự tắc trách có hệ thống từ trên xuống dưới. 

2. Cách đây ít hôm, một nữ sinh ở An Giang đã tự tử ngay trong trường để chứng minh mình không sai trước các quyết định xử lý kỷ luật của nhà trường. Chuyện sẽ chẳng đến mức không thể cứu vãn nếu như những người thầy nhận ra lỗi của mình và tìm cách khắc phục.

Nỗi buồn của thầy cô là gì
Cô giáo chủ nhiệm "đăng đàn" sau khi học sinh tự tử

Dư luận phẫn nộ khi đọc được những gì cô giáo chủ nhiệm của nữ sinh này viết trên mạng xã hội, trước hành động dại dột của học trò mình. Cô chủ nhiệm, thay vì xem lại bản thân mình đã làm tròn trách nhiệm của một "người thầy" hay chưa thì lại không ngại buông lời dè bỉu, móc mỉa. Ngay cả khi học trò dùng cái chết để chứng minh mình trong sạch mà cô cũng hả hê được sao? Cô “yêu màu tím” nhưng lại không yêu học trò mình, không giữ được phẩm giá cao quý của một người đứng trên bục giảng.

Nếu chuỗi tình huống sư phạm để dẫn đến quyết định tự sát của nữ sinh trên chỉ là sai lầm về mặt quản lý, chuyên môn nghiệp vụ thì hành động, suy nghĩ cùng lời nói của cô chẳng khác nào “lưỡi dao” xoáy vào nỗi đau của nữ sinh và gia đình. Hành động của cô khiến người ta phải nhìn các nhà giáo bằng ánh mắt nghi ngờ, không thiện cảm.

3. Cô D., giáo viên chủ nhiệm lớp 11 trường THPT Phước Bình (Bình Phước) đã “lỡ tay” trộm tiền của học sinh. Với một người bình thường, lấy trộm đã là hành vi đáng xấu hổ, huống hồ là một cô giáo, và cô lấy trộm của học trò trong lớp cô chủ nhiệm. Trong khoảnh khắc “cầm nhầm” thứ không thuộc về mình, cô có chút áy náy nào không? 

Hình mẫu của người thầy chính là tận tâm với nghề, là thương học trò, ứng xử chuẩn mực. Và chỉ những người thầy chuẩn mực và tận tâm mới có thể "trồng" nên những con người ngay thẳng. Đạo làm thầy vốn không dễ, càng không dành cho tất cả mọi người. Xã hội có hàng trăm nghìn nghề và nghề dạy học là một thiên chức cao quý. 

Học trò chính là tấm gương phản chiếu của người thầy. Mai sau, nếu còn đứng lớp, học trò có làm sai, những người thầy này sẽ làm gì để giáo dục học trò? 

Chúc thầy cô mãi là ngọn hải đăng chỉ đường, dẫn lối, soi sáng cho học sinh, mãi là những người lái đò đưa học trì đến với bến bờ của tri thức. Và cũng mong phụ huynh hãy dành sự thông cảm cho thầy cô giáo thật nhiều.
1,Đang say sưa giảng bài,2 trò nam cứ ngồi thì thầm nói chuyện.Nhắc.Một lúc sau lại tái diễn.Nhắc.Lần thứ 3, chỉ đích danh “ T! sao cứ nói chuyện thế” ?


Học sinh gừ mặt,dằn giọng : em có nói chuyện đâu? Em chỉ cười thôi đấy chứ?


Nóng mặt :


-anh không nói chuyện thì anh lấy lí do nào để cười,anh còn cãi à?


Tưởng là em sẽ thôi, ai ngờ,em quát to hơn: cô bắt được em nói chuyện thì hãy nói nhé?.......


Bực quá, bước xuống văn phòng trút với giáo viên chủ nhiệm,ai ngờ,thấy chị T đồng nghiệp mắt hãy còn ươn ướt, uất ức kể lại chuyện của mình,cũng vừa mới xảy ra cách đây ít phút : nó ngồi dưới cứ nói cười,không nghe giảng, mình bảo 3 đứa chuyển lên bàn 1 để ngồi.Yên vị được tiết 1,vào tiết 2, nó lại chuyển xuống dưới.Mình gọi : anh chuyển lên bàn 1 cho tôi-rất nhẹ nhàng.Vậy mà nó lừ mắt,lẩm bẩm : “Đ..t mẹ mày chứ”.Mà hôm nay là ngày 17.11.Bọn nó còn đang rục rịch nói những lời có cánh để chúc mừng mình nhân ngày nhà giáo.Một món quà trị giá 200 ngàn,cứ cho là chia ra mỗi đứa 5000đ.Chúng nó góp 5 ngàn và tự cho mình cái quyền được xúc phạm cô giáo của chúng nó như thế sao?


Sẽ không cay đắng,không rơi nước mắt, không buồn đến thế này nếu như hôm nay không phải là ngày 17.11 và nếu như đây là chuyện nghe ngóng ở đâu đó chứ không phải là chuyện xảy ra với bản thân, và đồng nghiệp.


2,Nhớ là cách đây không lâu,đọc được ở đâu đó bài viết về 1 trường mầm non gì đó sai phạm trong thu tiền học phí, phụ phí.Thấy nhiều vô cùng comment sỉ vả của phụ huynh.Mà không có lấy 1 cmt tỏ ý thông cảm với đời sống cực khổ của các cô giáo mầm non ở nông thôn.Nhà nước không “nuôi” các cô nổi, thì thu mỗi tháng mỗi con 1 vài ngàn để giúp các cô đỡ khổ hơn, vậy chả lẽ cũng không đươc?


3,Anh bạn nhắn tin chúc mừng,hỏi,nhận được nhiều quà của học sinh không,nhân tiện kêu ca luôn, “anh vừa “đi” cô giáo của thằng nhóc nhà anh,thời bây giờ thương mại hóa, cái gì cũng tính bằng tiền, em có tin được là đầu năm mỗi con đóng 2 triệu cơ sở vật chất và mua laptop cho cô”?


Chuyện đó chắc đúng, và chuyện ở đâu đó vẫn có những thầy cô tìm mọi cách “ đì khéo” để phụ huynh đến nhà chắc cũng đúng.


Nhưng, đâu có phải tất cả giáo viên trên cái đất nước này đều thế?


Trường mình cách thành phố thủ phủ của tỉnh 5km. ngày 8.3, 20.10. 20.11 ,tết v..v.. mỗi lớp đếm trên đầu ngón tay được khoảng 2 phụ huynh nhớ đến.Con học cô đen 2 năm rôi mà vẫn không biết cô chủ nhiệm tên là gì,Ngày nhà giáo VN được coi là dịp quan trọng nhất để tặng quà thầy cô,mỗi cô nhận được của 1 lớp món quà tương đương 200 ngàn đồng.Hiếm lúc có phụ huynh gọi điện chúc mừng,nên nếu có là đến trường khoe ầm lên “ họ cũng có lòng nghĩ đến mình”


Vậy mà hầu hết vẫn vắt kiệt cả tinh túy tri thức mà mình biết để mà truyền cho “ bọn nó”.Vẫn hết lòng chăm lo,vẫn sẵn sàng giúp đỡ bất cứ khi nào….Có đòi hỏi gì đâu, và thực sự có cần gì đâu……..


Vậy đó, vậy mà vẫn còn “ sướng” hơn gấp nhiều lần các cô cấp 2,mầm non ở những huyện xa của tỉnh.


……………………………


Thế mà, học sinh,và 1 vài phụ huynh nữa,cho mình cái quyền coi thường các thầy cô giáo,để rồi đôi khi ngồi trộn lẫn đâu đó nơi công cộng,cay đắng nghe thấy họ bảo nhau, những ngày này các cô kiếm bộn, ôi dào, cứ có tiền là xong hêt,ôi dào, giáo gì chúng nó, giáo “giở” thì có….


Thật sao buồn quá, nghĩ đến “đời” giáo viên,đứng trên lớp,hết sức mình sống chuẩn mực theo nghề,để mà đôi lúc bị chính học sinh của mình sỉ nhục.


Hẫng hụt…