Những điểm mạnh của người thích lắng nghe là gì năm 2024

Frank Tyger – một nhà báo người Mỹ từng có câu nói rất hay về việc biết lắng nghe là: “Thính giác là một trong năm giác quan của con người, nhưng lắng nghe lại là nghệ thuật.” Đúng vậy, kỹ năng lắng nghe quyết định 90% đến sự thành công trong mọi cuộc giao tiếp, đi kèm với kỹ năng nói. Mặc dù nghe là một phản xạ của con người, nhưng lắng nghe là một kỹ năng, có các mức độ lắng nghe và là cả một nghệ thuật cần phải học tập và rèn luyện mới có thể thành thạo.

Những điểm mạnh của người thích lắng nghe là gì năm 2024
cac-muc-do-lang-nghe

Biết lắng nghe nhưng lắng nghe có hiệu quả hay không lại là một việc khác. Hiểu được tầm quan trọng của vấn đề trên, Jack Zenger – diễn giả và là người đồng sáng lập Zenger Folkman (Hoa Kỳ) đã có những đánh giá sơ bộ về việc ai là người lắng nghe hiệu quả nhất thông qua các kết quả khảo sát và thống kê của ông. Vậy theo bạn, việc lắng nghe hiệu quả có phụ thuộc vào các yếu tố như giới tính, độ tuổi hay nghề nghiệp của bản thân người nghe hay không?

Đầu tiên, bạn hãy thử trả lời những câu hỏi sau nhé:

  1. Giới nào giỏi lắng nghe hơn? Nam giới hay nữ giới?
  2. Trong khoảng giữa từ giữa hai mươi đến sáu mươi tuổi, con người sẽ trở nên giỏi lắng nghe hơn hay không giỏi lắng nghe hơn?
  3. Nếu được xếp hạng về việc người giỏi lắng nghe sống theo các khu vực địa lý khác nhau, bạn sẽ sắp xếp các khu vực sau theo thứ tự như thế nào: châu Á, Canada, châu Âu, Nam Mỹ và Hoa Kỳ.
  4. Trong số các phòng ban sau của một tổ chức, phòng ban nào sẽ có những cá nhân giỏi lắng nghe nhất và phòng ban nào sẽ có những cá nhân lắng nghe kém hiệu quả nhất? Hành chính, Thư ký, Dịch vụ khách hàng, Kỹ thuật, Quản lý cơ sở, Bảo trì, Tài chính kế toán, Tổng Quản lý, Nhân sự, Đào tạo, Công nghệ thông tin, Pháp lý, Sản xuất, Tiếp thị, Vận hành, Phát triển sản phẩm, Quản lý chất lượng, Nghiên cứu và Phát triển, An toàn và Kinh doanh.
  5. Khi được cân nhắc thăng chức lên các vị trí cao hơn trong hệ thống phân cấp của một công ty thì người đó có trở thành một người giỏi lắng nghe hơn không?

Để có được kết quả khách quan thu được cho những câu hỏi trên, Jack Zenger và Joe Folkman đã tạo ra một thang đo về kỹ năng lắng nghe hiệu quả bao gồm các cặp lựa chọn mang tính thay thế như sau:

Trong một cuộc thảo luận một-đối-một, tôi thường…

  • Dành thời gian để hiểu những vấn đề và mối quan tâm của người đối diện. (84.2%)
  • Cung cấp cho người đối diện định hướng và mục đích rõ ràng về bản thân. (15.8%)

Để sử dụng thời gian huấn luyện một cách hiệu quả nhất…

  • Tôi dành thời gian để thấu hiểu một cách triệt để những tâm tư của người khác vậy nên tôi có thể giúp họ có cái nhìn đúng hơn về bản thân mình. (56.4%)
  • Tôi chuyển hóa kinh nghiệm của mình thành những lời khuyên hữu ích giúp mọi người áp dụng để thành công hơn. (43.6%)
    Những điểm mạnh của người thích lắng nghe là gì năm 2024
    Các mức độ lắng nghe

Những đánh giá trên được Jack Zenger và Joe Folkman khảo sát trên 4,306 người gồm các kết quả thu được từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau. Tỉ lệ phần trăm thể hiện sau mỗi câu trả lời chính là tỉ lệ người đã chọn tuyên bố đó. Trong các ví dụ trên, câu trả lời đầu tiên thường biểu thị phản ứng của người lắng nghe hiệu quả. Sau khi thực hiện những đánh giá này, một đánh giá bao quát 360 độ cũng được thực hiện bao gồm các hạng mục giúp đo lường kỹ năng lắng nghe hiệu quả dựa trên cảm nhận từ các quản lý, đồng nghiệp, người báo cáo trực tiếp và những người khác có liên hệ với 4,306 người đã trả lời khảo sát bên trên khảo sát.

Nghiên cứu trên đã cho thấy mối tương quan thống kê giữ việc cảm nhận chủ quan về khả năng lắng nghe của bản thân và khả năng lắng nghe do người khác đánh giá (dựa trên kết quả đánh giá 360). Với hệ số tương quan r = 0.371 và p = 0.036, các nhà nghiên cứu xác nhận rằng những nhận thức giả định của bản thân về khả năng lắng nghe tốt có giá trị tương đương với khả năng lắng nghe thực sự của một người. Và thang đo trên cũng chính là yếu tố cung cấp các dấu hiệu cho thấy ai là người thích lắng nghe hơn.

Với số điểm 5,13 trên thang đo dao động từ -8 đến +8, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, phần lớn người trong các doanh nghiệp ngày nay đều là những người lắng nghe khá tốt. Tuy nhiên, vẫn có sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm khác nhau được nêu rõ qua các phân mục sau đây:

1. Khả năng lắng nghe hiệu quả theo giới tính

Khi nghiên cứu và so sánh kỹ năng lắng nghe ở cả nam giới và nữ giới, kết quả cho thấy rằng phái đẹp chính là những người “nhỉnh” hơn về việc biết lắng nghe và thấu hiểu. Ngoài kết quả được thể hiện ở biểu đồ, một điều khá thú vị khác được phát hiện trong quá trình khảo sát là nữ giới cũng chính là những người thể hiện sở thích lắng nghe mạnh mẽ hơn đáng kể so với nam giới.

Những điểm mạnh của người thích lắng nghe là gì năm 2024

2. Khả năng lắng nghe hiệu quả theo độ tuổi

Nghiên cứu cho thấy rằng khi con người già đi, họ trở nên thích thú với việc lắng nghe và khả năng lắng nghe cũng tốt hơn. Ở phân mục này cũng không ngoại lệ, phụ nữ ở hầu hết mọi lứa tuổi đều là những người giỏi lắng nghe hơn.

Những điểm mạnh của người thích lắng nghe là gì năm 2024

3. Khả năng lắng nghe hiệu quả theo phân vùng địa lý

Những điểm mạnh của người thích lắng nghe là gì năm 2024

Kết quả cho thấy, khu vực Bắc Mỹ sở hữu những người thích và biết lắng nghe (5,48). Trong khi đó khu vực Nam Mỹ lại có số điểm thấp nhất trong các vùng được khảo sát thống kê (4,76).

4. Khả năng lắng nghe hiệu quả theo phòng ban chức năng

Những điểm mạnh của người thích lắng nghe là gì năm 2024

Những kết quả thông kê trên giúp chung ta có cái nhìn chung về khả năng lắng nghe theo khục vực địa lý, độ tuổi, giới tính, ngành nghề… Tuy nhiên, khả năng lắng nghe là có thể cải thiện và phụ thuộc nhiều vào thái độ và sự luyên tập của mỗi người. Hãy cố gắng trở thành một người biết lắng nghe để có thể thấu hiểu, cảm thông, chia sẽ với người khác để từ đó nhận lại sự tin tưởng, uy tín và yêu mến từ mọi người. Lắng nghe cũng chính là cách để nâng cao giá trị bản thân trong mọi cuộc giao tiếp.